Ảnh hưởng của hình ảnh, tác động và giá trị thương hiệu đến sự hài lòng thương hiệu bánh kẹo truyền thống
lượt xem 2
download
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định và đo lường sự ảnh hưởng của yếu tố hình ảnh thương hiệu, tác động thương hiệu và giá trị thương hiệu đến sự hài lòng thương hiệu của người tiêu dùng đối với sản phẩm bánh kẹo truyền thống. Phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng thông qua việc thu thập và xử lý bộ số liệu từ 450 người tiêu dùng có thường xuyên sử dụng sản phẩm bánh kẹo truyền thống ít nhất 3 lần/tháng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng của hình ảnh, tác động và giá trị thương hiệu đến sự hài lòng thương hiệu bánh kẹo truyền thống
- ẢNH HƢỞNG CỦA HÌNH ẢNH, TÁC ĐỘNG VÀ GIÁ TRỊ THƢƠNG HIỆU ĐẾN SỰ HÀI ÒNG THƢƠNG HIỆU BÁNH KẸO TRUYỀN THỐNG PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh Trường Đại học Thương mại ThS. Đặng Hồng V ng Trường Đại học uy Nhơn TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định và đo lường sự ảnh hưởng của yếu tố hình ảnh thương hiệu, tác động thương hiệu và giá trị thương hiệu đến sự hài lòng thương hiệu của người tiêu dùng đối với sản phẩm bánh kẹo truyền thống. Phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng thông qua việc thu thập và xử lý bộ số liệu từ 450 người tiêu dùng có thường xuyên sử dụng sản phẩm bánh kẹo truyền thống ít nhất 3 lần/tháng. Số liệu được thu thập, xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 20 và AMOS 20. Mô hình cấu trúc SEM được thiết lập với kết quả của nghiên cứu là phù hợp thực tế thị trường, cho thấy các yếu tố đều ảnh hưởng đến sự hài lòng thương hiệu, trong đó yếu tố giá trị thương hiệu ảnh hưởng tích cực và đáng kể nhất đến sự hài lòng thương hiệu của người tiêu dùng. Dựa trên những phát hiện, hàm ý quản trị và những hạn chế của nghiên cứu được đưa ra và thảo luận. Từ khóa: thương hiệu, giá trị thương hiệu, sự hài lòng thương hiệu, bánh kẹo truyền thống. ABSTRACT The objective of the study is to identify and measure the influence of brand image factors, brand impact and brand value on brand satisfaction of consumers on traditional confectionery products. Qualitative research methods and quantitative research methods are used through the collection and processing of data from 450 consumers who regularly use traditional confectionery products at least 3 times/month. The data are collected, processed and analyzed using SPSS 20 and AMOS 20. The SEM structural model set up with the results of the research is consistent with the market reality, showing that all factors influence brand satisfaction, in which the brand value factor positively and significantly affects the brand satisfaction of consumers. Based on the findings, governance implications, and limitations of the study presented and discussed. Keywords: brand, brand value,brand satisfaction, traditional confectionery. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2019, tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đạt mức cao là 7,02%. Đây là năm thứ hai liên tiếp tốc độ tăng trưởng GDP trên 7%, đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế phát triển hàng đầu trong khu vực và trên thế giới. GDP danh nghĩa bình quân đầu người đạt xấp xỉ 2.600 USD (GSO, 2019). Hơn nữa, Việt Nam trở thành một thị trường rộng lớn để thu hút nhiều đầu tư kinh doanh khác nhau với dân số xếp hạng 14 trên thế giới (khoảng 95 triệu); dự báo Việt Nam sẽ nằm trong số 20 thị trường hàng đầu thế giới vào năm 2050 (GSO, 2019; PwCVietnam và VCCI, 2019). Ngoài ra, sức mua của người tiêu dùng tại Việt Nam sẽ tăng nhanh, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống. Đối với ngành thực phẩm và đồ uống, doanh thu từ mảng bánh kẹo, trong 475
- đó có bánh kẹo truyền thống sẽ lên tới 1.355 triệu USD vào năm 2020, và mức tiêu thụ bình quân đầu người dự kiến sẽ ở mức 2,3 kg vào năm 2020 (Statista, 2019). Bánh kẹo truyền thống là sản phẩm được chế biến từ nhiều nguyên vật liệu là sản phẩm của ngành thực phẩm như: đường kính, đường glucose, bơ, sữa, trứng, đậu phộng, và các hương liệu phụ gia khác. Trong hoạt động sản xuất bánh kẹo truyền thống thường mang tính thủ công; ít có sự phân cấp trong chất lượng của sản phẩm; thời gian sản xuất ngắn; đặc điểm sản xuất phải gắn liền với vùng nguyên liệu; hoạt động sản xuất sản phẩm mang tính thời vụ; sản xuất đòi hỏi phải sử dụng nguồn lao động trực tiếp. Đây là những đặc điểm khác với đặc điểm hoạt động sản xuất bánh kẹo theo dây chuyền hiện đại. Acker (2010), cho rằng thương hiệu chính là sự khác biệt giữa các sản phẩm. Đây là yếu tố làm gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Seetharaman và cộng sự (2001), nhận định giá trị thị trường của thương hiệu là kết quả của việc đầu tư vào các hoạt động thương hiệu. Sự chấp nhận thương hiệu của người tiêu dùng luôn được các thương nhân và nhà sản xuất quan tâm chú trọng. Tạo dựng mối quan hệ giữa người tiêu dùng với thương hiệu là rất quan trọng để xây dựng mối quan hệ lâu dài với người tiêu dùng thông qua sự hài lòng dẫn đến sự trung thành của họ đối với sản phẩm mang thương hiệu của nhà sản xuất. Hiện tại, sự đánh giá và mức độ hài lòng đối với sản phẩm và thương hiệu của người tiêu dùng tại Việt Nam đã có những chuyển biến rõ rệt. Người tiêu dùng ngày càng có nhiều thông tin về sản phẩm, về tổ chức, về doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng ngày càng tăng cao, trong đó các sản phẩm bánh kẹo truyền thống cũng không ngoại lệ. Hơn nữa, mức độ cạnh tranh khốc liệt, tác động của các chương trình quảng cáo, khuyến mại, giảm giá... làm cho các doanh nghiệp ngày càng khó duy trì sự khác biệt so với các đối thủ. Vì vậy, vấn đề đặt ra, trong bối cảnh hiện tại, các cơ sở sản xuất kinh doanh là phải làm gì để gia tăng sự hài lòng dẫn đến sự trung thành của người tiêu dùng đối với sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp mình? Mục tiêu của nghiên cứu là xác định mối quan hệ và đo lường mức độ tác động của 4 yếu tố hình ảnh thương hiệu, tác động thương hiệu, giá trị thương hiệu và sự hài lòng thương hiệu của người tiêu dùng đối với sản phẩm bánh kẹo truyền thống. Theo bố cục, nghiên cứu tổng hợp cơ sở lý thuyết của các yếu tố được quan sát từ thương hiệu, đề xuất giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Tiếp đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng thu thập và xử lý số liệu. Cuối cùng, dựa trên kết luận của nghiên cứu, đề xuất hàm ý quản trị nhằm gia tăng sự hài lòng thương hiệu của người tiêu dùng đối với sản phẩm bánh kẹo truyền thống, góp phần cho sự phát triển bền vững thương hiệu bánh kẹo truyền thống. Bên cạnh đó, những hạn chế và định hướng đối với các nghiên cứu trong tương lai cũng được đưa ra và thảo luận. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Hình ảnh th ng hiệu (Brand image) Keller (1998) cho rằng, hình ảnh thương hiệu có thể được định nghĩa là một hiện tượng nhận thức mang tính chủ quan, được phản ánh thông qua cảm xúc của người mua đối với các sản phẩm, dựa trên ký ức của họ, hình ảnh thương hiệu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cải thiện khả năng cạnh tranh thương hiệu trên thị trường. Bian và Moutinho (2011) cho rằng, hình ảnh thương hiệu đề cập đến sự liên kết thương hiệu và tác động thương hiệu thông qua ký ức của người tiêu dùng. Đồng quan điểm, Aghekyan và cộng sự (2012) cho rằng, hình ảnh thương hiệu đóng một vai trò quan trọng trong ý định mua hàng. Sản phẩm có hình ảnh thương hiệu và có các thuộc tính cao, sẽ làm tăng sự hài lòng và người tiêu dùng và hình thành thái độ thuận lợi và tích cực hơn. Sweeney và Swait (2008) cho rằng, hình ảnh 476
- thương hiệu đóng vai trò là công cụ đầu tiên để tiến hành hoạt động marketing, hình thành các tác động thương hiệu. Đồng quan điểm, Islam và Rahman (2016) đã chứng minh rằng hình ảnh thương hiệu ảnh hưởng tích cực đến giá trị thương hiệu. Chao và cộng sự (2015), nghĩ rằng hình ảnh thương hiệu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng của người tiêu dùng. 2.2. Tác động th ng hiệu (Brand impact) Matzler và cộng sự (2008) cho rằng, tác động thương hiệu được coi là một phạm trù nhất định của sự kết hợp giữa người tiêu dùng với thương hiệu. Tác động thương hiệu đề cập đến một phản ứng tâm lý gợi lên những cảm xúc nhất định bên trong người tiêu dùng. Chaudhuri và Holbrook (2001) xác định, tác động thương hiệu khẳng định tiềm năng của một thương hiệu để gây ra các phản ứng cảm xúc tích cực của người tiêu dùng khi sử dụng thương hiệu đó. Các tác giả này nhận định rằng tác động là một phản ứng tích cực, nhưng tác động cũng có thể là một phản ứng tiêu cực dẫn đến việc người tiêu dùng không chấp nhận một thương hiệu cụ thể. Tác động tích cực sẽ gây ấn tượng và cảm giác tốt cho thương hiệu đó, giúp cải thiện giá trị của thương hiệu đó; tác động tiêu cực gây ra sự không hài lòng và làm giảm giá trị của thương hiệu đó. Đồng quan điểm, Puška và cộng sự (2018) cho rằng bằng cách tăng cường tác động thương hiệu, các doanh nghiệp có thể cải thiện giá trị của chính họ, cũng như chính giá trị thương hiệu. Bahadir và cộng sự (2008) nhận định các công ty cần phải đầu tư vào việc tăng cường tác động thương hiệu đến người tiêu dùng và từ đó làm tăng giá trị thương hiệu. Mishra và cộng sự (2016), khẳng định rằng các tác động thương hiệu tích cực có ảnh hưởng đến sự hài lòng của người tiêu dùng, trong khi các tác động tiêu cực dẫn đến sự không hài lòng. 2.3. Giá trị th ng hiệu (Brand value) Kotler và Keller (2012), thương hiệu đóng góp vào khả năng cạnh tranh bền vững của các doanh nghiệp và giá trị thương hiệu là cơ sở cho những gì các nhà sản xuất thu hồi được từ quá trình trao đổi. Melo và Galan (2011), giá trị thương hiệu được định nghĩa là thước đo sức mạnh tài chính, khả năng tạo ra nhu cầu và tiềm năng tạo ra doanh thu của một doanh nghiệp. Leroi và cộng sự (2014), có hai cách tiếp cận trong việc xác định giá trị thương hiệu: cách tiếp cận một chiều và cách tiếp cận đa chiều. Giovanis và Athanasopoulou (2017), giải thích thêm, cách tiếp cận đầu tiên là cách tiếp cận đơn giản hóa sự hiểu biết về giá trị thương hiệu và quan sát giá trị thương hiệu như một sự thỏa hiệp giữa chất lượng và giá cả, lợi ích mà người tiêu dùng sẽ nhận được từ sản phẩm với một mức giá nhất định. Cronin và cộng sự (2000) đã chứng minh rằng có một mối quan hệ quan trọng tồn tại giữa giá trị thương hiệu và sự hài lòng thương hiệu. Gounaris và Stathakopoulos (2004) cũng nêu rõ, nếu giá trị thương hiệu nhận được sự cảm nhận cao, thì sự hài lòng của người tiêu dùng cũng trở nên cao. 2.4. Sự hài lòng th ng hiệu (Brand satisfaction) Moliner và cộng sự (2015), khẳng định làm cho người tiêu dùng hài lòng đã trở thành một trong những ưu tiên quan trọng nhất trong quản trị marketing. Puška và cộng sự (2015) cho rằng, sự hài lòng là sự đánh giá thông qua sự trải nghiệm về một sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng đã có với sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Sự hài lòng thương hiệu có tầm quan trọng sống còn đối với việc giữ gìn giá trị thương hiệu và đề cập đến việc giữ chân người mua hàng. Nếu sản phẩm đáp ứng mong đợi của người mua, họ sẽ hài lòng. Nếu sản phẩm đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng, họ sẽ hài lòng với thương hiệu và do đó, chính thương hiệu này đang được củng cố. Sự hài lòng của thương hiệu là mối quan hệ tích cực đối với thương hiệu dẫn đến việc người mua lựa chọn thương hiệu đó. 477
- Từ cơ sở lý thuyết trên, các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu được đề xuất (Hình 1): - H1: Hình ảnh thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Tác động thương hiệu. - H2: Hình ảnh thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Giá trị thương hiệu. - H3: Hình ảnh thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Hài lòng thương hiệu. - H4: Tác động thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Giá trị thương hiệu. - H5: Tác động thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Hài lòng thương hiệu. - H6: Giá trị thương hiệu có ảnh hưởng tích cực (+) đến Hài lòng thương hiệu. Hình 1: Mô hình nghiên cứu Ngu n: Tác giả đề xuất (2019) 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn 10 chuyên gia và thảo luận nhóm bao gồm 20 khách hàng thường xuyên tiêu dùng sản phẩm bánh kẹo truyền thống, tiếp đó tác giả tiến hành phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ gồm 50 mẫu và nghiên cứu định lượng chính thức. Kết quả sau khi nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ đồng ý với mô hình gồm 6 giả thuyết nghiên cứu có 4 yếu tố với 19 biến quan sát. Nghiên cứu định lượng sử dụng thang đo Likert 5 điểm với: (1) hoàn toàn không đồng ý, (2) không đồng ý, (3) trung lập, (4) đồng ý và (5) hoàn toàn đồng ý. Đối với yếu tố Hình ảnh thương hiệu (IM ) có 6 thang đo, trong đó, 3 thang đo IM 1, IM 2, IM 3 liên quan đến hương vị, giá trị dinh dưỡng và thời hạn sử dụng được tự phát triển theo gợi ý của các chuyên gia và người tiêu dùng trong nghiên cứu định tính và 3 thang đo IM 4, IM 5, IM 6 có được từ các nghiên cứu của Matzler và cộng sự (2008), Cho và Fiore (2015). Để đo lường yếu tố Tác động thương hiệu (IMP), 3 thang đo IMP1, IMP2, IMP3 đã được thông qua từ các nghiên cứu của Chaudhuri và Holbrook (2001); Mishra và cộng sự (2016), thang đo IMP4 liên quan đến niềm tự hào của việc sử dụng thương hiệu được các chuyên gia và người tiêu dùng trong nghiên cứu định tính khuyến nghị. Đối với yếu tố Giá trị thương hiệu (V L), 5 thang đo có được từ các nghiên cứu của Giovanis và thanasopoulou (2017); Nyadzayo và Khajehzadeh (2016). Để đo lường yếu tố Hài lòng thương hiệu (S T), 5 thang đo được thông qua từ các nghiên cứu của Kuikka và Laukkanen (2012); Nyffenegger và cộng sự (2015). 478
- Bảng 1: Nguồn thang đo bi n thành phần Yếu tố Thang o/ iến Nguồn 3 bi n Tác giả đề xuất và nghiên cứu đ nh tính Hình ảnh thương hiệu (IMA) 3 bi n Matzler và c ng s (2008), Cho và Fiore (2015) 3 bi n Chaudhuri và Holbrook (2001); Mishra và c ng s (2016) Tác đ ng thương hiệu (IMP) 1 bi n Tác giả đề xuất và nghiên cứu đ nh tính Giá tr thương hiệu (VAL) 4 bi n Giovanis và Athanasopoulou (2017); Nyadzayo và Khajehzadeh (2016) Hài òng thương hiệu (SAT) 5 bi n Kuikka và Laukkanen (2012); Nyffenegger và c ng s (2015) Ngu n: Tác giả tổng hợp (2020) 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Nghiên cứu định lượng chính thức thực hiện khảo sát trực tiếp bằng cách phát phiếu bảng câu hỏi đến 450 người tiêu dùng trên địa bàn các tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Khánh Hòa có thường xuyên mua hoặc sử dụng sản phẩm bánh kẹo truyền thống ít nhất 3 lần/tháng, thời gian khảo sát từ tháng 11/2019 đến tháng 01/2020. Tổng số bảng câu hỏi khảo sát được thu thập đáp ứng đầy đủ thông tin và yêu cầu của nghiên cứu là 304 phiếu câu hỏi. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20 và MOS 20 để phân tích và xử lý số liệu. Bảng 2: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu STT Thông tin Số lƣợng (phiếu) Tỷ lệ (%) - Nữ 191 62,8 1 Giới tính - Nam 113 37,2 - Từ 18-25 tuổi 79 26,0 - Từ 26-30 tuổi 114 37,5 2 Đ tu i - Từ 31-40 tuổi 79 26,0 - Trên 41 tuổi 32 10,5 - Dưới 5 triệu đồng 99 32,6 - Từ 5-10 triệu đồng 119 39,1 3 Thu nhập hàng tháng - Từ 10-15 triệu đồng 57 18,8 - Từ 15-20 triệu đồng 25 8,2 - Trên 20 triệu đồng 4 1,3 - Kẹo cu đơ (Hà Tĩnh) 35 11,5 - Kẹo mè xửng (Huế) 65 21,4 - Bánh dừa nướng (Quảng Nam) 32 10,5 4 Sản ph m mua - Kẹo gương (Quảng Ngãi) 40 13,2 - Kẹo dừa Tam Quan (Bình Định) 70 23,0 - Bánh tráng xoài (Nha Trang) 40 13,2 - Sản phẩm khác 22 7,2 - Từ 3-4 lần/tháng 212 69,7 5 T n suất mua - Từ 5-6 lần/tháng 58 19,1 - 7 lần/tháng trở lên 34 11,2 - Chợ/Tạp hóa 149 49,0 - Siêu thị 59 19,4 6 Đ a đi m mua - Tại nơi đi du lịch 50 16,5 - Cửa hàng đặc sản 46 15.1 Ngu n: Tác giả phân tích và tổng hợp (2020) 479
- 4.2. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha Những biến có tương quan biến tổng (Item Total Corelation) nhỏ hơn 0.5 được xem là biến rác và bị loại ra khỏi mô hình, thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach‟s lpha lớn hơn 0.7 (Hair và cộng sự, 2014). Kết quả phân tích Cronbach‟s lpha lần 1 loại bỏ biến IMA6 do có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.5. Kết quả xử lý dữ liệu Cronbach‟s lpha lần 2 cho thấy, tất cả các biến quan sát đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.5 và hệ số Cronbach's lpha đều lớn hơn 0.7. Hệ số Cronbach's Alpha của các yếu tố Hình ảnh thương hiệu (0.857), Tác động thương hiệu (0.805); Giá trị thương hiệu (0.823) và Hài lòng thương hiệu (0.861) (Bảng 3). Bảng 3: K t quả phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha Cronbach’s Thang o/ Tƣơng quan Cronbach’s Yếu tố Alpha nếu lo i Biến biến tổng Alpha biến IMA1 0.638 0.837 IMA2 0.690 0.823 Hình ảnh thương hiệu (IMA) IMA3 0.695 0.822 0.857 IMA4 0.635 0.838 IMA5 0.712 0.818 IMP1 0.626 0.753 IMP2 0.606 0.762 Tác đ ng thương hiệu (IMP) 0.805 IMP3 0.601 0.765 IMP4 0.646 0.743 VAL1 0.611 0.794 VAL2 0.665 0.768 Giá tr thương hiệu (VAL) 0.823 VAL3 0.648 0.776 VAL4 0.664 0.769 SAT1 0.628 0.847 SAT2 0.708 0.825 H i òng thương hiệu (SAT) SAT3 0.680 0.832 0.861 SAT4 0.755 0.814 SAT5 0.636 0.843 Ngu n: Tác giả phân tích và tổng hợp (2020) 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA Kết quả cho thấy (Bảng 4): kiểm định KMO và Bartlett‟s trong phân tích factor ta được: Hệ số KMO = 0.843 > 0.5 cho thấy dữ liệu phù hợp cho phân tích nhân tố khám phá. Bartlett‟s Test có ý nghĩa thống kê (Sig. = 0.000 < 0.05) nên các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Phương sai trích bằng 65,001 thể hiện rằng sự biến thiên của các yếu tố được phân tích có thể giải thích được 65,001% sự biến thiên của dữ liệu khảo sát ban đầu. Hệ số Eigenvalues của yếu tố thứ 4 bằng 1,690 > 1, thể hiện sự hội tụ của phép phân tích dừng ở yếu tố thứ 4. Hệ số tải yếu tố của mỗi biến quan sát thể hiện các yếu tố đều lớn hơn 0.5, cho thấy rằng các biến quan sát đều thể hiện được có được sự ảnh hưởng ở mức quan trọng với các yếu tố mà các biến này biểu diễn. 480
- Bảng 4: K t quả phân tích nhân tố khám phá EFA Yếu tố Biến quan sát 1 2 3 4 IMA1 0.704 IMA2 0.760 IMA3 0.762 IMA4 0.671 IMA5 0.806 IMP1 0.702 IMP2 0.741 IMP3 0.652 IMP4 0.729 VAL1 0.618 VAL2 0.827 VAL3 0.697 VAL4 0.779 SAT1 0.661 SAT2 0.809 SAT3 0.720 SAT4 0.868 SAT5 0.649 Eigenvalue 5.481 2.361 2.231 1.690 Phƣơng sai (%) 30.099 13.118 12.395 9.390 Tổng phƣơng sai % 30.099 43.216 55.611 65.001 KMO .843 Chi-Square 2379.281 Kiểm ịnh Bartlett Df 153 Sig. .000 Ngu n: Tác giả phân tích và tổng hợp (2020) 4.4. Kiểm định giả thuy t nghiên cứu Hình 2: Mô hình cấu trúc tuy n tính SEM Ngu n: Tác giả phân tích và tổng hợp (2020) 481
- Kết quả cho thấy (Bảng 5): mô hình có giá trị Chi-square = 207.520; df = 128; CMIN/df = 1.671 với giá trị p = 0.000, các chỉ số GFI = 0.934; TLI = 0.958; CFI = 0.965; RMSEA = 0.045. Bên cạnh đó, các hệ số hồi quy beta đã chuẩn hóa của mô hình đều có giá trị dương với mức ý nghĩa thống kê p-value < 0,05. Điều này chứng minh rằng kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đều được chấp nhận, với các hệ số tương quan beta đã chuẩn hóa tương ứng là giả thuyết H1: 0.309; giả thuyết H2: 0.240; giả thuyết H3: 0.237; giả thuyết H4: 0.148; giả thuyết H5: 0.177; giả thuyết H6: 0.408. Bảng 5: K t quả kiểm định các giả thuy t nghiên cứu Mối quan hệ Hệ số tƣơng quan Sai lệch chuẩn Giá trị tới h n P Giả thuyết IMA --> IMP 0.309 0.085 3.648 0.000 H1: chấp nhận IMA ---> VAL 0.240 0.069 3.454 0.000 H2: chấp nhận IMP ---> VAL 0.148 0.057 2.583 0.010 H4: chấp nhận IMA ---> SAT 0.237 0.083 2.875 0.004 H3: chấp nhận VAL ---> SAT 0.408 0.096 4.271 0.000 H6: chấp nhận IMP ---> SAT 0.177 0.069 2.555 0.011 H5: chấp nhận Ngu n: Tác giả phân tích và tổng hợp (2020) 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ Mục đích của nghiên cứu này là xác định và đo lường sự ảnh hưởng các yếu tố hình ảnh thương hiệu, tác động thương hiệu và giá trị thương hiệu đến sự hài lòng thương hiệu của người tiêu dùng đối với sản phẩm bánh kẹo truyền thống. Kết quả cho thấy giá trị thương hiệu có mức độ ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng thương hiệu của người tiêu dùng hơn hai yếu tố còn lại là hình ảnh thương hiệu và tác động thương hiệu. Tuy vậy, hai yếu tố hình ảnh thương hiệu và tác động thương hiệu cũng có sự ảnh hưởng tương đối lớn đến sự hài lòng của người tiêu dùng, bên cạnh sự tác động đến giá trị thương hiệu góp phần gia tăng sự hài lòng thương hiệu của người tiêu dùng đối với sản phẩm bánh kẹo truyền thống. Dựa trên kết quả trên, hàm ý quản trị được đưa ra đối với nhà sản xuất nhằm gia tăng sự hài lòng thương hiệu của người tiêu dùng đối với sản phẩm bánh kẹo truyền thống, góp phần cho sự phát triển bền vững thương hiệu là: - Thứ nhất, để gia tăng giá trị thương hiệu đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất cần tiến hành định giá bán phù hợp đối với sự đồng nhất của cam kết chất lượng sản phẩm sản xuất và kinh doanh trên thị trường, luôn tạo cho người tiêu dùng sự hài lòng đối với giá trị thật sự có được khi mua và sử dụng sản phẩm. Bên cạnh đó, chính sách định giá, và chính sách giá bán cũng rất quan trọng, góp phần gia tăng giá trị thương hiệu của sản phẩm không chỉ đối với khách hàng mà còn đối với hệ thống phân phối của đơn vị. - Thứ hai, để làm tăng sự hài lòng thương hiệu của người tiêu dùng thông qua yếu tố hình ảnh thương hiệu và tác động thương hiệu của sản phẩm bánh kẹo truyền thống, nhà sản xuất cần tăng cường hơn nữa công tác đầu tư và phát triển sản phẩm chất lượng, nỗ lực đa dạng hóa chủng loại và hương vị; đầu tư xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp; tăng cường quảng bá và phát triển thương hiệu. Ngoài ra, nhà sản xuất bánh kẹo truyền thống cần phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn như ISO 9000 hoặc ISO 22000. - Thứ ba, đặc biệt, nhà sản xuất nên tận dụng tối đa sự độc đáo của đặc tính của các loại bánh kẹo truyền thống là hoàn toàn tự nhiên với các thành phần có nguồn gốc từ Việt Nam, quảng bá 482
- thường xuyên hơn nữa trong các cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam ở các tỉnh, địa phương để tuyên truyền và kích thích lòng yêu nước. Các nghiên cứu trong tương lai dự kiến sẽ sử dụng mô hình này vào một số sản phẩm khác với bộ dữ liệu được thu thập và xử lý nhiều hơn, nâng cao độ tin cậy. Đồng thời, nghiên cứu trong tương lai có thể mở rộng mô hình nhiều yếu tố có mối quan hệ khác nhằm xác định và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến sự hài lòng của người tiêu dùng, trong đó có xét đến sự ảnh hưởng của các biến số độc lập như độ tuổi, giới tính, mức thu nhập đến sự hài lòng của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, không gian nghiên cứu khác nhau cũng sẽ là hướng nghiên cứu mới, bởi vì đặc điểm từng thị trường sẽ khác nhau trong bối cảnh nghiên cứu khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aaker David.A (2010), Buliding Strong Brands, London and New York: Routledge. 2. Aghekyan-Simonian, M., Forsythe, S., Kwon, W. S. & Chattaraman, V.(2012), The role of product brand image and online store image on perceivedrisks and online purchase intentions for apparel, Journal of Retailing andConsumer Services, 19 (3), pp:325-331. 3. Bahadir, S. C., Bharadwaj, S. G. & Srivastava, R. K. (2008), Financial Value of Brands in Mergers and Acquisitions: Is Value in the Eye of theBeholder?, Journal of Marketing, 72 (6), pp:49-64. 4. Bian, X., Moutinho, L. (2011), The role of brand image, product involvement, and knowledge in explaining consumer purchase behaviour of counterfeits: direct and indirect effects, European Journal of Marketing 45(1/2), pp:191-216. 5. Chao, R-F., Wu, T-C., Yen, W-T. (2015), The Influence of Service Quality, Brand Image, and Consumer Satisfaction on Consumer Loyalty for Private Karaoke Roomsin Taiwan, Te Journal of Global Business Management11(1), pp:59-67. 6. Chaudhuri, A. & Holbrook, M. B. (2001), The chain of effects from brand trust and brand affect to brand performance: the role of brand loyalty, Journal of Marketing, 65 (2), pp:81-93. 7. Cho, E. & Fiore, A.M. (2015), Conceptualization of a holistic brand image measure for fashion- related brands, Journal of Consumer Marketing, 32 (4), pp:255-265. 8. Cronin, J. J., Brady, M. K. & Hult, G. T. M. (2000), Assessing the Effects of Quality, Value and Customer Satisfaction on Consumer Behavioral Intentions in Service Environment, Journal of Retailing, 76 (2), 193-218. Giovanis, A. & Athanasopoulou, P. (2017), Gen Y-ers‟ brand loyaltydrivers in emerging devices, Marketing Intelligence & Planning, 35 (6), pp:805-821. 9. Gounaris, S. & Stathakopoulos, V. (2004), Antecedents and consequences of brand loyalty: An empirical study, Journal of Brand Management, 11, 4; pp. 283. 10. GSO. (2019), Press release on socio-economic situation in the fourth quarter and in the year of 2019. 11. Islam, Ul. J. and Rahman, Z. (2016), Examining the effects of brand love and brand image on consumer engagement: An empirical study of fashion apparel brands, Journal of Global Fashion Marketing7(1), pp:45-59. 483
- 12. Keller, K. L. (1998), Strategic brand management: Building, measuringand managing brand equity, New York: Prentice Hall. 13. Kotler, P. & Keller, K. L. (2012), Marketing Management, 14th ed.Pearson Prentice Hall: Upper Saddle River, NJ. 14. Kuikka, A. & Laukkanen, T. (2012), Brand loyalty and the role of hedonic value, Journal of Product & Brand Management, 21 (7), pp:529-537. 15. Leroi-Werelds, S., Streukens, S., Brady, M.K. & Swinnen, G. (2014), Assessing the value of commonly used methods for measuring customer value: amulti-setting empirical study, Journal of the Academy of Marketing Science, 42(4), pp:430-451. 16. Matzler, K., Grabner-Kräuter, S. & Bidmon, S. (2008), Risk aversion and brand loyalty: the mediating role of brand trust and brand affect, Journal of Product & Brand Management, 17(3), pp:154-162. 17. Melo, T. & Galan, J. I. (2011), Effects of corporate social responsibility on brand value, Journal of Brand Management, 18 (6), 423-437. 18. Moliner-Velázquez, B., Ruiz-Molina, M-E. & Fayos-Gardó, T. (2015), Satisfaction with service recovery: moderating effect of age in word-of-mouth, Journalof Consumer Marketing, 32 (6), pp:470-484. 19. Mishra Kumar, M., Kesharwani, A. & Das, D. (2016), The relationship between risk aversion, brand trust, brand affect and loyalty: evidence from the FMCG industry, Journal of Indian Business Research, 8 (2), pp:78-97. 20. Nyadzayo M. W. & Khajehzadeh, S. (2016), The antecedents of customer loyalty: A moderated mediation model of customer relationship management quality and brand image, Journal of Retailing and Consumer Services, 30, pp. 262-270. 21. Nyffenegger, B., Krohmer, H., Hoyer, W.D. and Malaer, L., (2015), Service brand relationship quality: hot or cold?, Journal of Service Research, 18(1), pp:90-106. 22. Puška, ., Šadić, S. & Beganović, I. . (2015), Utjecaj percipiranekvalitete na zadovoljstvo i lojalnost klijenata banaka, Ekonomska misao i praksa, 11 (1), 261-281. 23. Puška, ., Berbić, .S, Stojanović, I., (2018), The Impact Of Chocolate Brand Image, Satisfaction, And Value On Brand Loyalty, Original Scientific Paper, Godina VIII (I), pp:37-54. 24. PwCVietnam & VCCI, (2019), Doing Business in Vietnam: A reference guide for entering the Vietnam market. Hanoi, Vietnam: PwC Vietnam. 25. Seetharaman, A., Nadzir, Z.A.B.M., Gunalan, S. (2001), A conceptual study on brand valuation, Journal of Product & Brand Management10(4). 26. Statista (2019), Food Report 2018 - Confectionery. 27. Sweeney, J., Swait, J. (2008), The effects of brand credibility on consumer loyalty, Journal of Retailing and Consumer Services 15(3), pp:179-193. 484
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tác động của hình ảnh nước xuất xứ đến chất lượng cảm nhận và tính cách thương hiệu
19 p | 125 | 11
-
Ảnh hưởng của quảng cáo trực tuyến đến quyết định mua hàng trực tuyến của sinh viên HUTECH
7 p | 46 | 8
-
Các yếu tố tác động tới kỳ vọng về hiệu quả và sự hài lòng của người dùng sách điện tử: Nghiên cứu điển hình tại Hà Nội
16 p | 18 | 7
-
Ảnh hưởng của hình ảnh thương hiệu, giá cả hợp lý, chất lượng dịch vụ đến lòng trung thành khách hàng trong ngành thức ăn nhanh: Vai trò trung gian của sự hài lòng
19 p | 22 | 7
-
Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của môi trường tại điểm bán đến hành vi mua hàng ngẫu hứng của khách hàng tại siêu thị CoopMart thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
11 p | 101 | 7
-
Ảnh hưởng của truyền miệng đến hình ảnh và danh tiếng thương hiệu trường đại học tại Việt Nam
12 p | 115 | 7
-
Ảnh hưởng của xu hướng tiếp thị thời kỳ công nghệ đến quyền lực đám đông
5 p | 38 | 5
-
Những yếu tố tác động đến thái độ đối với người có tầm ảnh hưởng của sinh viên thành phố Hà Nội
14 p | 17 | 5
-
Ảnh hưởng của các nhóm yếu tố tương tác xã hội đến hành vi mua hàng ngẫu hứng trên các nền tảng trực tuyến của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh
15 p | 12 | 5
-
Ảnh hưởng của phân cấp tài khóa lên sự hội tụ thu nhập tại Việt Nam
13 p | 7 | 3
-
Ảnh hưởng của hình ảnh, tác động và sự hài lòng thương hiệu đến sự trung thành thương hiệu: Nghiên cứu trường hợp thương hiệu bánh kẹo truyền thống
11 p | 44 | 3
-
Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến ý định nghỉ việc của nhân viên gen Z: Vai trò trung gian của quản trị nhân lực xanh
12 p | 14 | 3
-
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo chuyên quyền đến hiệu suất bản thân và sự hài lòng trong công việc của nhân viên
14 p | 6 | 1
-
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của người dẫn dắt dư luận đến hình ảnh thương hiệu mỹ phẩm: Trường hợp sinh viên tại thành phố Đà Nẵng
9 p | 2 | 1
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của quảng cáo lên ý định mua sắm của sinh viên tại trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
11 p | 1 | 1
-
Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Việt Nam
6 p | 1 | 0
-
Ảnh hưởng của niềm tin tôn giáo đến mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
6 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn