![](images/graphics/blank.gif)
Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn quan hệ xã hội tới dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên Việt Nam
lượt xem 6
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Nghiên cứu này áp dụng mô hình hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) nhằm kiểm định mối quan hệ giữa vốn quan hệ xã hội và dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên Việt Nam. Với dữ liệu được thu thập từ 1.738 sinh viên tại các trường Đại học tại Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính để đánh giá tác động của vốn quan hệ xã hội tới các biến trong mô hình hành vi có kế hoạch.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn quan hệ xã hội tới dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên Việt Nam
- NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN QUAN HỆ XÃ HỘI TỚI DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM Dương Công Doanh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Email: doanhdc@neu.edu.vn Lê Thị Loan Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Email: leloan.neu@gmail.com Mã bài báo: JED-778 Ngày nhận: 10/07/2022 Ngày nhận bản sửa: 17/09/2022 Ngày duyệt đăng: 09/12/2022 Tóm tắt: Nghiên cứu này áp dụng mô hình hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) nhằm kiểm định mối quan hệ giữa vốn quan hệ xã hội và dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên Việt Nam. Với dữ liệu được thu thập từ 1.738 sinh viên tại các trường Đại học tại Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính để đánh giá tác động của vốn quan hệ xã hội tới các biến trong mô hình hành vi có kế hoạch. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng vốn quan hệ xã hội có ảnh hưởng gián tiếp và tích cự tới dự định khởi sự kinh doanh thông qua cảm nhận khả năng kiểm soát. Tuy nhiên, không có bằng chứng chứng tỏ có mối quan hệ trực tiếp giữa vốn quan hệ xã hội và dự định khởi sự kinh doanh. Từ khóa: Dự định khởi sự kinh doanh, vốn quan hệ xã hội, sinh viên Việt Nam. Mã JEL: L26. Impact of social capital on entrepreneurial intention among Vietnamese students Abstract: Ajzen’s (1991) Theory of Planned Behavior is employed in this study to investigate the relationship between social capital and entrepreneurial intention among Vietnamese students. By collecting data from 1,738 students at universities in Vietnam, the structural equation modeling is used to examine the effect of social capital on entrepreneurial intention. The results reveal that social capital has indirect effects on entrepreneurial intention through perceived behavioral control. However, the direct effect of social capital on entrepreneurial intention is not significant. Keywords: Entrepreneurial intention, social capital, Vietnamese students. JEL Code: L26. 1. Đặt vấn đề Khởi sự kinh doanh là một phạm trù khá phức tạp và liên quan tới nhiều hoạt động bao gồm nhận biết cơ hội kinh doanh, đánh giá cơ hội kinh doanh, động cơ, tìm kiếm và phân bổ các nguồn lực, việc chấp nhận rủi ro trong kinh doanh, sáng tạo và giải quyết vấn đề và các hoạt động quản trị doanh nghiệp (Duong, 2022; Shane & Venkataraman, 2000). Hiểu lý do tại sao và làm thế nào các cá nhân tìm kiếm hoặc thực hiện các hành vi kinh doanh có thể thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp một cách hiệu quả và hiệu quả hơn. Vì vậy, các nghiên cứu về yếu tố hình ảnh hưởng tới dự định khởi sự kinh doanh nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia về giáo dục. Turker & Selcul (2009) cho rằng nhiều các nghiên cứu gần đây chỉ tập trung đánh giá vài nhân tố “bên trong” (internal factors), ví dụ như đặc tính cá nhân (Antoncic & Prodan, 2008); động lực cá nhân (Camelo- Số 306 tháng 12/2022 81
- Ordaz & cộng sự, 2016); và nền tảng cá nhân (Bird & Bush, 2002)... hơn là đi tìm hiểu vai trò của các nhân tố bối cảnh (external factors) trong việc hình thành dự định khởi sự kinh doanh. Vai trò của các yếu tố môi trường đối với việc hình thành dự định và hành vi khởi sự kinh doanh đã được nhấn mạnh trong nhiều nghiên cứu trước đây (Liñán & Chen, 2009). Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng các đặc tính cá nhân (personality characteristics) và nền tảng cá nhân (personal background) của mỗi người đều được nuôi dưỡng bởi các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài (Turker & Selcuk, 2009). Mỗi cá nhân đều chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố môi trường trong quá trình hình thành nhận thức và tư duy (Nguyen & cộng sự, 2018). Tuy nhiên, cơ chế cụ thể mà các nhân tố thuộc môi trường này tác động tới quá trình nhận thức và tư duy là như thế nào thì chưa được các nhà nghiên cứu trả lời rõ ràng. Ví dụ, chúng ta biết rất ít về liệu các yếu tố môi trường có thúc đẩy quá trình phát triển khả năng khởi sự hay không và cơ chế thúc đẩy quá trình đó là như thế nào? (Nguyen & cộng sự, 2018). Chính vì vậy, để khỏa lấp khoảng trống nghiên cứu và trả lời câu hỏi trên, nghiên cứu này ứng dụng mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) nhằm khám phá tác động của nhân tố môi trường là vốn quan hệ xã hội tới dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên Việt Nam. Để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng bao gồm một số công cụ thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để đánh giá ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp của vốn quan hệ xã hội tới dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên thông qua các biến trong mô hình hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991). 2. Cở sở lý luận và giả thuyết nghiên cứu 2.1. Lý thuyết hành vi có kế hoạch và dự định khởi sự kinh doanh Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of planned behavior - TPB) là lý thuyết mở rộng từ lý thuyết hành động hợp lý (Theory of reasoned action - TRA) của Fishbein & Ajzen (1975). Giả định cơ bản của lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) chính là dự định thực hiện hành vi là tiền đề của bất kỳ hành vi có kế hoạch nào. Lý thuyết này cũng cho rằng dự định thực hiện hành vi chịu ảnh hưởng bởi 03 nhân tố: i) thái độ đối với hành vi (Attitude toward the behavior - ATB); ii) chuẩn chủ quan (Subjective norms - SN) và iii) Cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi (Perceived behavioral control - PBC). Trong lĩnh vực khởi sự kinh doanh, dự định khởi sự kinh doanh được định nghĩa là dự định tạo lập một doanh nghiệp mới của một cá nhân (hoặc một nhóm người) trong một thời điểm nhất định trong tương lai (Thompson, 2009). Gupta & Bhawe (2007) định nghĩa dự định khởi sự kinh doanh là một quá trình định hướng việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch tạo lập doanh nghiệp đó. Dự định khởi sự kinh doanh của một người xuất phát từ việc họ nhận ra cơ hội kinh doanh, tận dụng các nguồn lực có sẵn để tạo lập doanh nghiệp của riêng mình trong một bối cảnh môi trường kinh doanh cụ thể (Kuckertz & Wagner, 2010). Chính vì vậy, dự định khởi sự kinh doanh được xem như việc lập kế hoạch ban đầu, đóng vai trò nền tảng giúp một cá nhân có thể tạo lập một doanh nghiệp mới trong tương lai. Đã có nhiều cứu thực nghiệm về khởi sự kinh doanh đã chứng minh có mối quan hệ giữa 3 biến trong lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) với dự định khởi sự kinh doanh (Kolvereid, 1996). ‘Thái độ đối với hành vi’ phản ánh cảm nhận/đánh giá tích cực hay tiêu cực của một người về thực hiện một hành vi cụ thể (Maresch & cộng sự, 2016). Vì vậy, đánh giá/cảm nhận của họ càng tích cực đối với kết quả của việc khởi sự kinh doanh thì ‘thái độ đối với khởi sự kinh doanh’ càng cao, và dẫn tới dự định khởi sự kinh doanh của họ cũng càng cao (Van Gelderen & cộng sự, 2008). ‘Chuẩn chủ quan’ liên quan tới cảm nhận của một cá nhân về ý kiến của những người quan trọng đối với họ (gia đình, bạn bè, thầy/cô) đối với việc có nên thực hiện một hành vi cụ thể hay không (Ajzen, 1991). Ý kiến của những người xung quanh về việc một người tiến hành khởi sự kinh doanh càng tích cực thì tức là họ nhận được sự động viên, thúc đẩy từ những người thân thiết nhất, qua đó có thể dẫn tới dự định khởi sự kinh doanh của họ càng cao (Maresch & cộng sự, 2016). Ngoài ra, ‘cảm nhận khả năng kiểm soát’ phản ánh cảm nhận của một cá nhân về mức độ khó hay dễ đối với việc thực hiện một hành vi cụ thể (Ajzen, 1991). Khi một cá nhân cảm nhận về việc tiến hành khởi sự kinh doanh là không khó đối với khả năng của họ thì có thể họ sẽ có dự định khởi sự kinh doanh là cao hơn. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho rằng ba tiền tố trong lý thuyết hành vi có kế hoạch không độc lập, mà có mối quan hệ tương quan với nhau (Ajzen & Fishbein, 2005). Một số nghiên cứu cho thấy chuẩn chủ quan và cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc dự đoán thái Số 306 tháng 12/2022 82
- độ đối với khởi sự kinh doanh (Dao & cộng sự, 2021; Tsai & cộng sự, 2016). Thật vậy, việc trở thành một doanh nhân hay không là một quyết định quan trọng vì nó ảnh hưởng tới sự nghiệp sau này, vì vậy các cá nhân thường tham khảo ý kiến của những người quan trọng xung quanh. Khi những người xung quanh cho rằng khởi sự kinh doanh là một hướng đi đúng sẽ giúp xây dựng niềm tin cho các cá nhân rằng kết quả của việc khởi sự kinh doanh là tích cực, vì vậy thái độ đối với hành vi khởi sự kinh doanh của họ sẽ là tích cực. Điều này đặc biệt đúng đối với những người chưa có định hướng, thiếu kinh nghiệm và sự tự tin vào quyết định lựa chọn nghề nghiệp của mình (Misoska & cộng sự, 2016). Bên cạnh đó, để khởi sự kinh doanh thành công, một người cần có kỹ năng, năng lực, sự tự tin và các nguồn lực cần thiết để đối phó với những bất ổn và kiểm soát các hoạt động kinh doanh. Một người có cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi cao sẽ có đánh giá tích cực hơn về kết quả thực hiện hành vi khởi sự kinh doanh (tức là thực hiện thành công hành động kinh doanh). Một người tin rằng hành động kinh doanh sẽ thành công (tức là kết quả tích cực) sẽ có thái độ thuận lợi trong việc thực hiện hành động kinh doanh. Nói cách khác, khi các kết quả của hành vi khởi sự kinh doanh được đánh giá là tích cực hoặc đáng mong đợi, người đó sẽ có một thái độ thuận lợi đối với hành vi khởi sự kinh doanh. Từ những lập luận trên, giả thuyết sau đây được đưa ra: H1: Thái độ hướng tới khởi sự kinh doanh có ảnh hưởng tích cực tới dự định khởi sự kinh doanh. H2: Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực tới dự định khởi sự kinh doanh. H3: Cảm nhận khả năng kiểm soát có ảnh hưởng tích cực tới dự định khởi sự kinh doanh. H4: Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực tới thái độ hướng tới khởi sự kinh doanh. H5: Cảm nhận khả năng kiểm soát có ảnh hưởng tích cực tới thái độ hướng tới khởi sự kinh doanh. 2.2. Vai trò của vốn quan hệ xã hội Bởi khởi sự kinh doanh không chỉ là hiện tượng về mặt kinh tế mà nó còn là một hiện tượng về mặt xã hội, nên khía cạnh xã hội cũng luôn được chú ý trong các nghiên cứu về khởi sự kinh doanh. Hầu hết thông qua các thuật ngữ như vốn quan hệ xã hội, mối quan hệ xã hội, hay vốn con người (Vuković & cộng sự, 2017). Tuy nhiên, thuật ngữ vốn quan hệ xã hội được các nhà nghiên cứu định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Liñán & Santos (2007, 446) định nghĩa “vốn quan hệ xã hội được hình thành từ các mối quan hệ, hoặc chính thức hoặc không chính thức, của người này với người khác nhằm đạt được một mục đích mong muốn nhất định”. Davidsson & Honig (2003) cho rằng vốn quan hệ xã hội chính là sự giúp đỡ và ủng hộ của người thân trong gia đình và bạn bè thân thiết đối với việc khởi sự kinh doanh của một cá nhân. Nhưng nó cũng phản ảnh các giá trị gắn với các mối quan hệ xã hội dù xét ở góc độ mỗi cá nhân hay góc độ tổ chức (Adler & Kwon, 2002). Vốn quan hệ xã hội bao gồm sự giúp đỡ/ủng hộ cả trên thực tế và cả tiềm năng từ các mối quan hệ xã hội liên quan tới thực hiện hành vi cụ thể (Nahapiet & Ghoshal, 1998). Ngoài ra, vốn quan hệ xã hội có thể giúp doanh nhân dễ dàng tiếp cận thông tin, giảm chi phí giao dịch nhờ sự hợp tác. Qua đó cũng giúp họ thuật tiện trong việc ra quyết định kinh doanh (Duong, 2022). Vốn quan hệ xã hội không chỉ giúp các doanh nhân tăng kiến thức và sự giúp đỡ hữu hình, mà nó còn giúp các cá nhân có thêm thông tin, sự hợp tác, lòng tin, các mối quan hệ xã hội và cả sự giúp đỡ/ủng hộ vô hình khác (Adler & Kwon, 2002). Khi xét tới phạm vi hẹp hơn, vốn quan hệ xã hội của một người có thể là sự giúp đỡ từ những thành viên trong gia đình hay như bạn bè, đồng nghiệp thân thiết (Kuratko & Mathews, 2004). Chính vì vậy, khi một người nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ và hợp tác từ những người thân thiết trong gia đình có thể họ có thái độ đối với khởi sự kinh doanh tích cực hơn. Ngược lại, khi một người thiếu sự ủng hộ, giúp đỡ từ gia đình và bạn bè có thể thái độ đối với khởi sự kinh doanh không được tích cực. Ngoài ra, vốn quan hệ xã hội là một yếu tố quan trọng giúp một người có thể nhận biết và nắm bắt được cơ hội kinh doanh. Việc đánh giá và sử dụng nguồn lực này là cần thiết trong việc thực hiện khởi sự kinh doanh bởi chính sự giúp đỡ, hỗ trợ và hợp tác từ những người thân thiết có thể giúp một cá nhân đánh giá được khả năng thành công khi tiến hành khởi sự kinh doanh (Davidsson & Honig, 2003). Chính vì vậy, việc sử dụng được nguồn lực đó (vốn quan hệ xã hội) có thể làm tăng cảm nhận khả năng kiểm soát của một cá nhân (Vuković & cộng sự, 2017). Linan & Santos (2007) cũng đã chứng minh rằng vốn quan hệ xã hội có ảnh hưởng tích cực tới cảm nhận mong muốn khởi sự kinh doanh và cảm nhận khả năng khởi sự kinh doanh. Hơn nữa, Liñán & Santos (2007) đã chỉ ra rằng có mối quan hệ tương quan chặt chẽ giữa vốn quan hệ xã Số 306 tháng 12/2022 83
- hội và dự định khởi sự kinh doanh. Vốn quan hệ xã hội có thể đóng góp vào việc hình thành các tài sản vô hình của doanh nhân như các mối quan hệ hợp tác, kết nối và niềm tin giữa các thành viên trong hệ thống mối quan hệ xã hội (Adler & Kwon, 2002). Bên cạnh đó, vốn quan hệ xã hội phản ánh sự giúp đỡ, ủng hộ từ gia đình và bạn bè và nhân tố này có thể đóng vai trò then chốt trong việc hình thành mong muốn khởi sự kinh doanh hơn so với các nhân tố bên ngoài khác (Baughn & cộng sự, 2006). Sự ảnh hưởng của vốn quan hệ xã hội tới dự định khởi sự kinh doanh đã được đánh giá trong khá nhiều nghiên cứu trước đây (Liñán & Santos, 2007; Schlaegel & Koenig, 2014). Shane & Venkataraman (2000) nhấn mạnh rằng vốn quan hệ xã hội được xem như nhân tố quan trọng trong tìm kiếm cơ hội khởi sự kinh doanh, và thúc đẩy lựa chọn công việc khởi sự thay vì tìm kiếm công việc ổn định khác (Vuković & cộng sự, 2017). Từ những lập luận trên, các giả thuyết sau được đưa ra: H6: Vốn quan hệ xã hội có ảnh hưởng tích cực tới thái độ hướng tới khởi sự kinh doanh H7: Vốn quan hệ xã hội có ảnh hưởng tích cực tới cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi H8: Vốn quan hệ xã hội có ảnh hưởng tích cực tới dự định khởi sự kinh doanh Hình 1: Mô hình đề xuất Chuẩn chủ quan Vốn quan hệ xã Thái độ hướng tới khởi Dự định khởi sự hội sự kinh doanh kinh doanh Cảm nhận khả năng kiểm soát Nguồn: Tác giả đề xuất. 3. Phương pháp nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Thang đo 3.1. Thang đo đo lường các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đều được kế thừa từ các nghiên cứu trước Các thang đo và có thang đochỉnh chocác nhân tố trong mô hình nghiên cứu đều được nhân tố từ các đo bằng thang đo Likert Các sự điều đo lường phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Toàn bộ 5 kế thừa được nghiên cứu trước và có với thang điểm đánh giá từ 1 đến 5, với 1 là “rất không đồng ý” và 5 là “rất đồng ý”. sự điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Toàn bộ 5 nhân tố được đo bằng thang đo Likert với thang Cụ thể, thang đo dự định khởi sự kinh doanh bao gồm 6 biến quan sát được kế thừa từ Liñán & Chen điểm đánh giá từ 1 đến 5, với 1 là “rất không đồng ý” và 5 là “rất đồng ý”. (2009) và Krueger & cộng sự (2000). Thang đo đo lường nhân tố thái độ hướng tới hành vi khởi sự kinh doanh (5 thang quan sát), chuẩnsự kinh doanhbiến quan6 biến quan sát được kếnăng kiểm soát hành vi (6 biến Cụ thể, biến đo dự định khởi chủ quan (3 bao gồm sát) và cảm nhận khả thừa từ Liñán & Chen (2009) quanKrueger & kế thừa từ Liñán Thang đo(2009). Thang đo đo lường vốn quan hệ xã hội đượckinh gồm 6 biến và sát) được cộng sự (2000). & Chen đo lường nhân tố thái độ hướng tới hành vi khởi sự bao doanh (5 quan sát được kế thừa từ Dadvisson & Honig (2003) và Baughn & cộng sự (2006). vi (6 biến quan sát) biến quan sát), chuẩn chủ quan (3 biến quan sát) và cảm nhận khả năng kiểm soát hành được Thu thập số liệu Chen (2009). Thang đo đo lường vốn quan hệ xã hội được bao gồm 6 biến quan sát 3.2. kế thừa từ Liñán & được kế thừa từ Dadvisson & Honig (2003) tiếp tới sinh viên trên(2006). 14 trường Đại học cả ở 3 miền của Hơn 2500 phiếu điều tra được phát trực và Baughn & cộng sự lớp tại Việt Nam thập số liệu năm 2022 đến tháng 05 năm 2022. Tuy nhiên, tác giả chỉ thu thập được 1738 phiếu 3.2. Thu từ tháng 04 điều tra được trả lời đầy đủ và đủ điều kiện để phân tích. Hơn 2500 phiếu điều tra được phát trực tiếp tới sinh viên trên lớp tại 14 trường Đại học cả ở 3 miền của Việt Số 306 tháng 04 năm 2022 đến tháng 05 năm 2022. Tuy nhiên, tác giả chỉ thu thập được 1738 phiếu điều tra Nam từ tháng 12/2022 84 được trả lời đầy đủ và đủ điều kiện để phân tích. Bảng 1 cho thấy rằng phần lớn số sinh viên trả lời phiếu điều tra trong độ tuổi từ 20 đến 24 (chiếm 64,4%).
- Bảng 1 cho thấy rằng phần lớn số sinh viên trả lời phiếu điều tra trong độ tuổi từ 20 đến 24 (chiếm 64,4%). Theo kết quả khảo sát thì tỷ lệ giữa nam và nữ sinh viên trả lời tương đối cân bằng, nam chiếm 47,6% trong khi nữ chiếm 52,4%. Tuy nhiên, số sinh viên theo học ngành kinh tế và quản trị kinh doanh chiếm tới 56,1%. Ngoài ra, 32,2% số sinh viên trả lời điều tra đang là sinh viên năm cuối Đại học, tiếp theo là sinh viên năm 2 và năm 3, chiếm lần lượt là 29,2% và 24,2%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng 47,1% số sinh viên trả lời rằng họ vừa đi học vừa đi làm công việc bán thời gian, 30,0% sinh viên chỉ đi học, 17,3% số sinh viên đang học và tìm việc làm trong khi chỉ 5,6% là đang học và tự kinh doanh riêng. Bảng 1: Kết quả thống kê mô tả cho các biến nhân khẩu học Biến nhân khẩu học Tần số (%) 1. Tuổi Từ 18 đến 19 tuổi 692 39,8 Từ 20 đến 24 tuổi 946 64,4 Trên 24 tuổi 100 5,8 2. Giới tính Nam 827 47,6 Nữ 911 52,4 3. Ngành học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh 975 56,1 Ngành kỹ thuật và các ngành khác 763 43,9 4. Năm học Năm thứ nhất đại học 251 14,4 Năm thứ hai đại học 507 29,2 Năm thứ ba đại học 420 24,2 Năm thứ tư hoặc năm cuối đại học 560 32,2 5. Công việc/Học tập tham Chỉ đi học 522 30,0 gia gần đây Đang học và làm công việc bán thời gian 818 47,1 Đang học và tự kinh doanh riêng 97 5,6 Đang học và tìm việc 301 17,3 Ghi chú: N=1738. độ tương thích của mô hình với dữ liệu thị trường như GFI, CFI, TLI và RMSEA, kết quả cho thấy giá mức Nguồn: Tính toán từ số liệu điềutrong của tác giả. nghị. Cụ thể CFI = 0,922 > 0,9, GFI = 0,908 > 0,9, TLI = 0,909 các giá trị này đều nằm tra ngưỡng khuyến > 0,9, RMSEA = 0,067 < 0,08 (Hu & Bentler, 1998). Do vậy, có thể kết luận rằng mô hình nghiên cứu phù 3.3. Phươnghợp với dữ liệu thị trường. liệu pháp phân tích số Trong nghiên cứu này, tác giả (AVE), độ tin cậy hình cấu trúc trị hội tụ, tính phân biệt và phương sai riêng Ngoài ra, phương sai trích sử dụng mô tổng hợp (CR), giá tuyến giá trị (SEM) nhằm kiểm định mô hình 3.3. Phương pháp phân tích số liệu tra để khẳng định độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các cấu trúc lớn nhất (MSV) đều được kiểm nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Ngoài ra, trước khi kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết Trong nghiên (Hair & cộng sự, giả sử dụng mô hình cấu và giá trị phân biệt củabiến caokiểm Ngoài ra, phân tích cứu này, định Như được chỉ ra trong Bảng 3, tuyến tính tất cả các nhằm hơn 0,80. qua 2010). CR cho nghiên cứu, táctất cả các giátác AVEđộ tin cậy, tính hội tụtrúctínhgiá trị cao(SEM) (Ertz & cộng sự,định mô hình nghiênhệ giả kiểm trị đều nằm trong ngưỡng chấp nhận với hơn 0,4 thang đo thông Hơn 2016). cứu và các giảnữa, giávà MSV của tất cả các biến khẳng địnhkiểm định mô hình nghiên cứu2010). Dogiả các thuyết nghiên tích nhân tố đều thấp hơn gá(CFA).của chúng (Hair & cộng sự, và các đó, thuyết nghiên số Cronbach’s alpha trị phân cứu. Ngoài ra, trước khi trị AVE cứu, tácquả nghiên đều đảm bảo đượcluận hội và độ tintínhcủa thang đo. của thang đo thông qua phân tích hệ số 4. Kết giả kiểm đo cứu và thảo độ phân biệt tụ và cậy phân biệt thang định độ tin cậy, tính Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khẳng định (CFA). 4.1. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha Hình 2: Kết quả phân tích CFA (chuẩn hoá) 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Kết quả phân tích CFA (chuẩn hoá) Hình 2: 4.1. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha Bảng 2 thể hiện giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và giá trị Skewness, Kurtosis của tất cả các biến. Có thể thấy rằng giá trị Skewness của tất cả các mục đều nhỏ hơn 3 và giá trị Kurtosis của tất cả các mục không lớn hơn 8; do đó, tất cả các thang đo và chỉ báo đều đảm bảo phân phối chuẩn (Kline, 2005). Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cũng được trình bày trong Bảng 2. Kết quả kiểm định lần đầu cho thấy một số biến quan sát (item) có hệ số Conbach’s Alpha cao hơn biến tổng, như EI1 (0,904 > 0,883), EI2 (0,918 > 0,904), ATB1 (0,830 > 0,795), và PBC6 (0,817 > 0,815). Vì vậy, tác giả loại 4 biến quan sát này khỏi thang đo. Sau khi loại những biến quan sát này, kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy toàn bộ 5 nhân tố trong mô hình đều đạt giá trị Cronbach’s Alpha cao hơn 0,8 và tất cả các chỉ báo đều có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) lớn hơn 0,3. Do đó, toàn bộ các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy (Hair & cộng sự, 2010). 4.2. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) Sau khi thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha, tác giả thực hiện phân tích nhân tố khẳng định (CFA) nhằm kiểm định mức độ phù hợp của mô hình thang đo với dữ liệu thu thập được (còn được gọi là dữ liệu thị trường). Kết quả phân tích CFA cho thấy mô hình có 199 bậc tự do với giá trị thống kê Chi-bình phương là 1752,374 Số 306 tháng 12/2022 85 (p = 0,000
- Bảng 2: Thống kê mô tả các biến và kết quả Cronbach’s alpha Ký hiệu Biến quan sát/nội dung Mean S.D Skewness Kurtosis Cronbach’s Alpha Dự định khởi sự kinh doanh (EI) EI3 Tôi sẽ cố gắng và nỗ lực hết mình để thành lập và phát triển công ty riêng 3,4482 1,02638 -0,251 -0,468 0,918 EI4 Dự định của tôi là một ngày nào đó có thể thành lập được công ty riêng 3,6030 1,02251 -0,454 -0,316 EI5 Tôi quyết tâm thành lập một công ty riêng trong tương lai 3,3786 1,03059 -0,130 -0,458 EI6 Tôi thực sự nghiêm túc trong việc thành lập công ty riêng 3,4120 1,06199 -0,224 -0,497 Thái độ hướng tới hành vi khởi sự (ATB) Số 306 tháng 12/2022 ATB2 Tôi thực sự bị lôi cuốn với sự nghiệp doanh nhân 3,3205 0,92881 -0,103 -0,215 0,830 ATB3 Nếu có cơ hội và nguồn lực, tôi mong muốn sở hữu một công ty của riêng mình 3,9643 0,89834 -0,822 0,559 ATB4 Trở thành một doanh nhân thực sự khiến tôi hạnh phúc 3,4540 0,94245 -0,160 -0,180 ATB5 Giữa nhiều lựa chọn sự nghiệp, tôi chọn trở thành một doanh nhân 3,2629 0,97133 -0,040 -0,320 Chuẩn chủ quan (SN) SN1 Tôi tin rằng gia đình tôi sẽ ủng hộ việc tôi khởi sự kinh doanh 3,6876 0,95595 -0,521 -0,006 0,847 SN2 Tôi tin rằng bạn bè thân thiết của tôi sẽ ủng hộ việc tôi khởi sự kinh doanh 3,7290 0,86888 -0,570 0,442 SN3 Tôi tin rằng những người quan trọng khác của tôi sẽ ủng hộ việc tôi khởi sự kinh doanh 3,6761 0,88440 -0,445 0,133 Cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi (PBC) PBC1 Thành lập và duy trì hoạt động của công ty là điều dễ dàng đối với tôi 2,4770 0,85963 0,406 0,133 0,817 PBC2 Tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để thành lập công ty 2,3763 0,86241 0,639 0,436 PBC3 Tôi có thể kiểm soát quá trình thành lập công ty 2,6277 0,87245 0,272 -0,256 PBC4 Tôi hiểu các quy trình cần thiết để thành lập công ty 2,6220 0,91323 0,309 -0,271 86 PBC5 Tôi đã lên kế hoạch phát triển dự án khởi sự kinh doanh của mình 2,5282 0,95829 0,476 -0,180 Vốn quan hệ xã hội SC1 Gia đình tôi ủng hộ ý tưởng thành lập công ty riêng của tôi 3,3136 0,96218 -0,172 -0,178 0,830 SC2 Nếu tôi thành lập công ty riêng, gia đình sẽ hộ trợ để tôi đạt được thành công 3,4091 0,98056 -0,385 -0,220 SC3 Nếu thành lập công ty riêng, một số thành viên trong gia đình sẽ hỗ trợ và làm việc cùng tôi 3,2520 0,95784 -0,242 -0,330 SC4 Bạn bè mong muốn tôi thành lập công ty 3,1180 0,86538 0,021 0,201 SC5 Nếu tôi thành lập công ty, bạn bè sẽ hỗ trợ tôi đạt tới thành công 3,2503 0,86048 -0,271 0,123 SC6 Nếu tôi thành lập công ty, một vài người bạn sẽ hợp tác và làm việc cùng tôi 3,5040 0,85725 -0,427 0,218 Ghi chú: N = 1738. Nguồn: Tính toán của tác giả. cộng sự, 2010). chuẩn (Kline, 2005). tố khẳng định (CFA) của mô hình thang đo định mức độ phù hợp định (CFA) nhằm kiểm phân tích nhân tố khẳng Alpha, tác giả thực hiện kiểm định Cronbach’s Sau khi thực hiện 4.2. Phân tích nhân bảo độ tin cậy (Hair & bộ các thang đo đều đảm lớn hơn 0,3. Do đó, toàn Cronbach’s Alpha cho 0,795), và PBC6 (0,817 (item-total correlation) số tương quan biến tổng các chỉ báo đều có hệ cao hơn 0,8 và tất cả giá trị Cronbach’s Alpha trong mô hình đều đạt thấy toàn bộ 5 nhân tố này, kết quả kiểm định loại những biến quan sát khỏi thang đo. Sau khi loại 4 biến quan sát này > 0,815). Vì vậy, tác giả 0,904), ATB1 (0,830 > > 0,883), EI2 (0,918 > tổng, như EI1 (0,904 Alpha cao hơn biến có hệ số Conbach’s số biến quan sát (item) định lần đầu cho thấy một Bảng 2. Kết quả kiểm được trình bày trong Cronbach’s Alpha cũng Kết quả kiểm định đều đảm bảo phân phối các thang đo và chỉ báo lớn hơn 8; do đó, tất cả tất cả các mục không 3 và giá trị Kurtosis của cả các mục đều nhỏ hơn giá trị Skewness của tất biến. Có thể thấy rằng và giá trị Skewness, Kurtosis của tất cả các trung bình, độ lệch chuẩn Bảng 2 thể hiện giá trị
- Bảng 3: Độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo CR AVE MSV MaxR(H) SN EI PBC SC ATB SN 0,851 0,656 0,413 0,856 0,810 EI 0,919 0,740 0,508 0,929 0,385 0,860 PBC 0,824 0,487 0,203 0,842 0,236 0,450 0,698 SC 0,830 0,451 0,413 0,836 0,643 0,396 0,440 0,671 ATB 0,833 0,556 0,508 0,840 0,505 0,713 0,408 0,454 0,745 Hình 3: Kết quả phân tích mô hình SEM (chuẩn hoá) Hình 3: Kết quả phân tích mô hình SEM (chuẩn hoá) Ghi chú: N = 1738 Ghi chú: N = 1738 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả. Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả. Bảng 4: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (chuẩn hóa) Bảng 4: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (chuẩn hóa) Giả thuyết Giả thuyết Ước lượng Ước lượng S.E S.E C.R C.R P-value P-value Kết luận Kết luận H1 H1 ATB ATB EI EI 0,621 0,621 0,040 0,040 20,385 20,385 *** *** Ủng hộ Ủng hộ H2 H2 SN SN EI EI 0,009 0,009 0,041 0,041 0,291 0,291 0,771 0,771 Không ủng hộ Không ủng hộ H3 H3 PBC PBC EI EI 0,182 0,182 0,036 0,036 7,194 7,194 *** *** Ủng hộ Ủng hộ H4 H4 SN SN ATB ATB 0,380 0,380 0,036 0,036 10,434 10,434 *** *** Ủng hộ Ủng hộ H5 H5 PBC PBC ATB ATB 0,276 0,276 0,032 0,032 9,457 9,457 *** *** Ủng hộ Ủng hộ H6 H6 SC SC ATB ATB 0,088 0,088 0,050 0,050 2,283 2,283 0,022 0,022 Ủng hộ Ủng hộ H7 H7 SC SC PBC PBC 0,432 0,432 0,037 0,037 14,198 14,198 *** *** Ủng hộ Ủng hộ H8 H8 SC SC EI EI 0,028 0,028 0,054 0,054 0,864 0,864 0,387 0,387 Không ủng hộ Không ủng hộ Ghi chú: N = 1738. Ghi chú: N = 1738. Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả. Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả. Số 306 tháng 12/2022 87
- với dữ liệu thu thập được (còn được gọi là dữ liệu thị trường). Kết quả phân tích CFA cho thấy mô hình có 199 bậc tự do với giá trị thống kê Chi-bình phương là 1752,374 (p = 0,000 0,9, GFI = 0,908 > 0,9, TLI = 0,909 > 0,9, RMSEA = 0,067 < 0,08 (Hu & Bentler, 1998). Do vậy, có thể kết luận rằng mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thị trường. Ngoài ra, phương sai trích (AVE), độ tin cậy tổng hợp (CR), giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và phương sai riêng lớn nhất (MSV) đều được kiểm tra để khẳng định độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các cấu trúc (Hair & cộng sự, 2010). Như được chỉ ra trong Bảng 3, giá trị CR cho tất cả các biến cao hơn 0,80. Ngoài ra, tất cả các giá trị AVE đều nằm trong ngưỡng chấp nhận với giá trị cao hơn 0,4 (Ertz & cộng sự, 2016). Hơn nữa, giá trị MSV của tất cả các biến đều thấp hơn gá trị AVE của chúng (Hair & cộng sự, 2010). Do đó, các thang đo đều đảm bảo được độ phân biệt và độ tin cậy của thang đo. 4.3. Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết bằng mô hình SEM Tiếp theo, mô hình cấu trúc tuyến tính được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu và ước lượng các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu. Tương tự như mô hình đo lường, mô hình cấu trúc tuyến tính phù hợp đầy đủ với dữ liệu quan sát vì các chỉ số phù hợp được thể hiện trong mức đề xuất. Cụ thể như sau: GFI = 0,908; CFI = 0,922; TLI = 0,910; NFI = 0,913 và RMSEA = 0,067 (Hu & Bentler, 1998). Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm (các biến) được trình bày trong Bảng 4 (Trọng số chưa chuẩn hóa). Kết quả kiểm định cho thấy rằng có 02 mối quan hệ không có ý nghĩa thống kê bởi mức ý nghĩa P-value > 0,05 bao gồm mối quan hệ giữa chuẩn chủ quan, vốn quan hệ xã hội và dự định khởi sự kinh doanh. Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính cho thấy dự định khởi sự kinh doanh bị tác động mạnh nhất bởi thái độ đối với hành vi khởi sự kinh doanh (βchuẩn hoá= 0,621; p < 0,01), tiếp theo là cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi (βchuẩn hoá = 0,182; p < 0,01). Tuy nhiên, không có bằng chứng thống kê cho thấy chuẩn chủ quan có tác động trực tiếp tới dự định khởi sự kinh doanh (p > 0,05). Ngoài ra, kết quả kiểm định cũng cho thấy thái độ đối với khởi sự kinh doanh cũng bị ảnh hưởng trực tiếp và tích cực bởi chuẩn chủ quan (βchuẩn hoá= 0,380; p < 0,01) và cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi (βchuẩn hoá= 0,276; p < 0,01). Xét về vai trò của vốn quan hệ xã hội, kết quả kiểm định cho thấy vốn quan hệ sẽ hội có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực tới thái độ đối với khởi sự kinh doanh (βchuẩn hoá = 0,088; p = 0,022 < 0,05) và cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi (βchuẩn hoá = 0,432; p < 0,01). Tuy nhiên, không có bằng chứng thống kê cho thấy vốn quan hệ xã hội có tác động trực tiếp tới dự định khởi sự kinh doanh (p > 0,05). Ngoài ra, phương pháp bootstrapping (mẫu 5000 và khoảng tin cậy 95%) được sử dụng để kiểm định mối quan hệ trung gian (Cheng & Lau, 2008). Kết quả cho dự định khởi sự kinh doanh bị ảnh hưởng gián tiếp Bảng 5: Kết quả kiểm định mối quan hệ trung gian Mối quan hệ trung gian Ước lượng chưa Cận dưới Cận trên Ước lượng chuẩn hoá chuẩn hoá SC --> PBC --> ATB 0,156 0,123 0,196 0,119*** SC --> ATB --> EI 0,093 0,012 0,168 0,054 SC --> PBC --> EI 0,134 0,097 0,176 0,079*** SN --> ATB --> EI 0,307 0,249 0,380 0,236*** PBC --> ATB --> EI 0,241 0,194 0,295 0,171*** Ghi chú: N = 1738, *** p < 0,001. Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả. Số 306 tháng 12/2022 88
- bởi chuẩn chủ quan (β = 0,236; p < 0,001) và cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi (β = 0,171; p < 0,001) thông qua tăng cường thái độ hướng tới khởi sự kinh doanh. Bên cạnh đó, vốn quan hệ xã hội cũng có ảnh hưởng gián tiếp tới thái độ hướng tới khởi sự kinh doanh (β = 0,119; p < 0,001) và dự định khởi sự kinh doanh thông qua cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi (β = 0,079; p < 0,001). 5. Kết luận Mục tiêu chính của nghiên cứu này là khám phá tác động của yếu tố môi trường, cụ thể là vốn quan hệ xã hội, đối với dự định khởi sự kinh doanh thông qua mô hình TPB. Kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu cho thấy vốn quan hệ xã hội không có tác động trực tiếp thúc đẩy dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học Việt Nam. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Liñán & Santos (2007). Mặc dù vậy, kết quả kiểm định cũng cho thấy vốn quan hệ xã hội có ảnh hưởng trực tiếp tới cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi, và ảnh hưởng gián tiếp tới dự định khởi sự thông qua nâng cao cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi của sinh viên. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp về mặt thực tiễn, khi sinh viên nhận được sự giúp đỡ từ phía gia đình và bạn bè (sự giúp đỡ có thể bằng hiện vật như nguồn vốn, mặt bằng kinh doanh hay phi hiện vật như thông tin khách hàng, cơ hội kinh doanh...), khả năng kiểm soát hành vi khởi sự kinh doanh của họ sẽ cao hơn, và qua đó thúc đẩy dự định khởi sự kinh doanh của họ và xa hơn nữa chính là quyết định khởi sự kinh doanh. Ngoài ra, kết quả kiểm định cũng cho thấy dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học Việt Nam bị ảnh hưởng tích cực bởi thái độ đối với hành vi khởi sự kinh doanh và cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi. Như vậy, kết quả nghiên cứu một lần nữa chứng minh rằng lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) một lần nữa được áp dụng hiệu quả trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng tương đồng với các nghiên cứu trước đây cho thấy thái độ đối với khởi sự kinh doanh (Kolvereid, 1996; Dao & cộng sự, 2021) cảm nhận khả năng kiểm soát (Liñán & Chen, 2009) có ảnh hưởng mạnh tới dự định khởi sự kinh doanh. Cũng tương đồng với rất nhiều nghiên cứu trước đây (Liñán & cộng sự, 2013; Maes & cộng sự, 2014; Tsai & cộng sự, 2016), chuẩn chủ quan - nhân tố gây tranh cãi nhất trong số ba tiền tố trong lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) - không có ảnh hưởng trực tiếp tới dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên. Tuy nhiên, chuẩn chủ quan lại ảnh hưởng gián tiếp tới dự định khởi sự kinh doanh thông qua thái độ đối với khởi sự kinh doanh. Như vậy, kết quả nghiên cứu đã chứng minh trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi của Việt Nam thì chuẩn chủ quan (ý kiến những người xung quanh) hầu như không ảnh hưởng trực tiếp tới dự định khởi sự kinh doanh của họ mà lại ảnh hưởng thông qua thúc đẩy thái độ đối với khởi sự kinh doanh. Ajzen (1987) cũng cho rằng chuẩn chủ quan thường ít tác động tới dự định thực hiện hành vi ở những chủ thể có cảm nhận khả năng kiểm soát cao hay những người có tích cách độc lập cao. Xét về mặt thực tiễn thì kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp bởi những cá nhân (nhóm người) có dự định khởi sự kinh doanh cao thì thường là những người (nhóm người) có tính độc lập cao và ít chịu sự chi phối của ý kiến những người xung quanh. Những phát hiện của nghiên cứu này giúp các nhà hoạch định chính sách cải thiện hệ sinh thái khởi nghiệp - bao gồm hỗ trợ về quy định và quy phạm - nhằm thúc đẩy các hoạt động mạo hiểm kinh doanh trong giới trẻ, đặc biệt là sinh viên đại học. Hơn nữa, các trường đại học và học viện nên thiết kế các khóa học khởi nghiệp và các chương trình thực hành sẽ hỗ trợ sinh viên có được kiến thức và kỹ năng, vốn quan hệ xã hội cần thiết để có thể thành lập doanh nghiệp của chính mình sau khi tốt nghiệp. Với một kế hoạch hỗ trợ hiệu quả, giáo dục đại học có thể nâng cao thái độ của sinh viên đối với tinh thần kinh doanh, kiểm soát hành vi nhận thức, vốn quan hệ xã hội và sau đó thúc đẩy ý định kinh doanh, thậm chí cả hành vi khởi nghiệp trong tương lai của họ. Tài liệu tham khảo: Adler, P. & Kwon, S. (2002), ‘Social capital: prospects of a new concept’, Academy of Management Review, 27(1), 17-40. Ajzen, I. (1987), ‘Attitudes, traits and actions: Dispositional prediction of behavior in personality and social psychology’, Advances in Experimental Social Psychology, 20, 1-63. Ajzen, I. (1991), ‘The theory of planned behavior’, Organizational Behavior and Human Số 306 tháng 12/2022 89
- Decision Processes, 50(2), 179-211. Ajzen, I. & Fishbein, M. (2005), ‘The influence of attitudes on behavior’, in The handbook of attitudes, Albarracín, D., Johnson, B.T. & Zanna, M.P. (Eds.), Lawrence Erlbaum Associates Publishers, 173-221. Antoncic, B. & Prodan, I. (2008), ‘Alliances, technological entrepreneurship and firm performance: Testing a model on manufacturing firms’, Technovation, 28(5), 257-265. Baughn, C.C., Cao, J.S.R., Le, L.T.M., Lim, V.A. & Neupert, K.E. (2006), ‘Normative, social and cognitive predictors of entrepreneurial interest in China, Vietnam and the Philippines’, Journal of Development Entrepreneurship, 11(1), 57-77. Bird, B. & Brush, C.G. (2002), ‘A gender perspective on organizational creation’, Entrepreneurship Theory and Practice, 26(3), 41-65. Camelo-Ordaz, C., Dianez-Gonzalez, J.D. & Ruiz-Navarro, J. (2016), ‘The influence of gender on entrepreneurial intention. The mediating role of perceptual factors’, Business Research Quarterly, 19, 261-277. Cheng, Y.M. & Lau, C.K. (2008), Slope Stability Analysis and Stabilization, Great Britain: Antony Rowe, Chippenham, Wilts. Dao, T.K., Bui, A.T., Doan, T.T.T., Dao, N.T., Le, H.H. and Le, T.T.H. (2021), ‘Impact of academic majors on entrepreneurial intentions of Vietnamese students. An extension of the theory of planned behavior’, Heliyon, 7, p.e06381. Davidsson, P. & Honig, B. (2003), ‘The role of social and human capital among nascent entrepreneurs’, Journal of Business Venturing, 18, 301-331. Duong, C.D. (2022), ‘Entrepreneurial fear of failure and the attitude-intention-behavior gap in entrepreneurship: A moderated mediation model’, The International Journal of Management Education, 1-15. Ertz, M., Karakas, F. & Sarigöllü, E. (2016), ‘Exploring pro-environmental behaviors of consumers: An analysis of contextual factors, attitude, and behaviors’, Journal of Business Research, 69(10), 3971-3980. Fishbein, M. & Ajzen, I. (1975), Belief, attitude, intention and behavior: An introduction to theory and research, Reading, MA: Addison-Wesley. Gupta, V.K. & Bhawe, N.M. (2007), ‘The influence of proactive personality and stereotype threat on women’s entrepreneurial intentions’, Journal of Leadership & Organizational Studies, 13(4), 73-85. Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., Anderson, R.E. & Tatham, R.L. (2010), Multivariate Data Analysis, 7th edition, Pearson Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey. Hu, L. & Bentler, P.M. (1998), ‘Fit indices in covariance structure modeling: Sensitivity to under parameterized model misspecification’, Psychological Methods, 3(4), 424-453. Kline, R.B. (2005), Principles and practices of structural equation modeling, 2nd edition, New York, NY: Guilford Press. Kolvereid, L. (1996), ‘Prediction of employment status choice intentions’, Entrepreneurship Theory and Practice, 21(1), 47-57. Krueger, N.F., Reilly, M.D. & Carsrud, A.L. (2000), ‘Competing models of entrepreneurial intentions’, Journal of Business Venturing, 15(5), 411-432. Kuckertz, A. & Wagner, M. (2010), ‘The influence of sustainability orientation on entrepreneurial intentions - Investigating the role of business experience’, Journal of Business Venturing, 25, 524-539. Kuratko, D. & Mathews, R.D. (2004), ‘Community web: an internet firm’s fight to survive’, Entrepreneurship Theory and Practice, 28(3), 265-290. Liñán, F. & Chen, Y.W. (2009), ‘Development and cross-cultural application of a specific instrument to measure entrepreneurial intentions’, Entrepreneurship Theory and Practice, 33(3), 593-617. Liñán, F. & Santos, F.J. (2007), ‘Does social capital affect entrepreneurial intentions?’, International Advances in Economic Research, 13(4), 443- 453. Liñán, F., Nabi, G. & Krueger, N. (2013), ‘British and Spanish entrepreneurial intentions: A comparative study’, Số 306 tháng 12/2022 90
- Revista de Economía Mundial, 33, 73-103. Maes, J., Leroy, H. & Sels, L. (2014), ‘Gender differences in entrepreneurial intentions: A TPB multi-group analysis at factor and indicator level’, European Management Journal, 32, 784-794. Maresch, D., Harms, R., Kailer, N. & Wimmer-Wurm, B. (2016), ‘The impact of entrepreneurship education on entrepreneurial intention of students in science and engineering versus business studies university programs’, Technological Forecasting & Social Change, 104, 172-179. Misoska, A.T., Dimitrove, M. & Mrsik, J. (2016), ‘Drivers of entrepreneurial intentions among business students in Macedonia’, Economic Research, 29(1), 1062-1074. Nahapiet, J. & Ghoshal, S. (1998), ‘Social capital, intellectual capital, and the organizational advantage’, Academy of Management Review, 23(2), 242-266. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2011), Nghiên cứu Khoa học Marketing, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội. Nguyen, V.T., Nguyen, L.T. & Nguyen, H.H. (2018), ‘Fostering academic entrepreneurship: A qualitative study of invention commercialization in Vietnam’, Journal of Developmental Entrepreneurship, 23(4), 1-23. Schlaegel, C. & Koenig, M. (2014), ‘Determinants of entrepreneurial intent: A meta-analytic test and integration of competing models’, Entrepreneurship Theory and Practice, 38(2), 291-332. Shane, S. & Venkataraman. S. (2000), ‘The promise of entrepreneurship as a field of research’, Academy of Management Review, 25(1), 217-226. Thompson, E.R. (2009), ‘Individual entrepreneurial intent: construct clarification and development of an internationally reliable metric’, Entrepreneurship Theory & Practice, 33(3), 669-694. Tsai, K., Chang, H. & Peng, C. (2016), ‘Extending the link between entrepreneurial self-efficacy and intention: A moderated mediation model’, International Entrepreneurship and Management Journal, 12(2), 445- 463. Turker, D. & Selcuk, S.S. (2009), ‘Which factors affect the entrepreneurial intention of university students?’, Journal of European Industrial Training, 33(2), 142-159. Van Gelderen, M., Brand, M., van Praag, M., Bodewes, W., Poutsma, E. & Van Gils, A. (2008), ‘Explaining entrepreneurial intentions by means of the theory of planned behaviour’, Career Development International, 13, 538-559. Vuković, K., Kedmenec, I., Postolov, K., Jovanovski, K. & Korent, D. (2017), ‘The role of bonding and bridging cognitive social capital in shaping entrepreneurial intention in transition economies’, Management, 22(1), 1-33. Số 306 tháng 12/2022 91
- TỔNG MỤC LỤC NĂM 2022 295, tháng 01/2022 Số Mục lục Số 295, tháng 01/2022 Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2021 và khuyến nghị chính sách năm 2022 Tô Trung Thành 2 Chính sách tài khóa nhằm đưa nền kinh tế vượt qua đại dịch COVID-19 Hoàng Xuân Quế 14 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam nhìn từ chỉ tiêu tỷ lệ lao động nông nghiệp Trần Thị Vân Hoa 21 Dòng tiền và kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Tiếp cận theo phương pháp BAYES Đỗ Thị Vân Trang, Phan Thùy Dương, Đinh Hồng Linh 32 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử Việt Nam Vũ Thị Thanh Huyền, Trần Việt Thảo 40 Nghiên cứu mối quan hệ giữa xử lý khiếu nại, sự hài lòng, niềm tin và lòng trung thành của khách hàng cá nhân trong ngành ngân hàng Ngô Đức Chiến 51 Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng Việt Nam Lê Trung Thành, Đoàn Xuân Hậu 63 Nhận thức đạo đức, tách rời đạo đức và ý định tiêu dùng sản phẩm vi phạm bản quyền: Tác động điều tiết của khuynh hướng đạo đức Nguyễn Hữu Khôi,Số 296, tháng 02/2022 Lê Nhật Hạnh 73 Mục lục của chất lượng dịch vụ giáo dục đến sự hài lòng của sinh viên các trường đại học Tác động công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh tại Việt Nam Nguyễn Hoàng Việt, Vũ Tuấn Dương 83 Số 296, tháng 02/2022 Tác động của thể chế đến nghèo đa chiều ở Việt Nam Ngô Quốc Dũng 2 Mối quan hệ phụ thuộc giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường chứng khoán Mỹ: Tiếp cận bằng mô hình COPULA-GJR-GARCH Lê Văn Thứ, Trần Ái Kết 10 Hiệu quả sử dụng chi tiêu công cho hệ thống y tế giai đoạn 2011-2018: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á Hoàng Long, Mai Lê Thúy Vân 23 Tác động của đổi mới sáng tạo đến doanh số và kim ngạch xuất khẩu Nguyễn Minh Ngọc 32 Đòn bẩy tài chính và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam khi có điều tiết bởi quy mô doanh nghiệp Lê Hoàng Vinh, Phạm Thu Phương 43 Ảnh hưởng của sự bất an trong công việc và thu 1 nhập giảm đến ý định rời bỏ công việc của Số 295 tháng 01/2022 Số 306 thángngành du lịch trong bối cảnh covid-1992 nhân viên 12/2022 Lục Mạnh Hiển, Nguyễn Quang Vĩnh 52 Các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ đối với hình ảnh tổng thể điểm đến và ý định tiếp tục
- Nguyễn Minh Ngọc 32 Đòn bẩy tài chính và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam khi có điều tiết bởi quy mô doanh nghiệp Lê Hoàng Vinh, Phạm Thu Phương 43 Ảnh hưởng của sự bất an trong công việc và thu nhập giảm đến ý định rời bỏ công việc của nhân viên ngành du lịch trong bối cảnh covid-19 Lục Mạnh Hiển, Nguyễn Quang Vĩnh 52 Các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ đối với hình ảnh tổng thể điểm đến và ý định tiếp tục thăm viếng của du khách nội địa trong bối cảnh dịch bệnh covid-19: Nghiên cứu cho trường hợp tỉnh Bình Định Trần Thanh Phong, Phan Trọng Nghĩa 64 Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp: Xu hướng trên thế giới và bài học cho Việt Nam Bùi Văn Dũng 74 Tác động của phát triển công nghệ và cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin Nguyễn Văn Chiến 84 Tác động của so sánh xã hội đến lòng tự trọng, sự đố kị và hành vi mua sắm bốc 297, tháng 3/2022 Số đồng của khách hàng trên các trang mạng xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh Mục lục Trần Văn Đạt 95 Số 297, tháng 03/2022 Toàn cầu hoá tài chính, toàn cầu hoá thương mại và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Nguyễn Thị Cẩm Vân 2 Nhu cầu chăm sóc dài hạn của người cao tuổi ở Việt Nam: Bằng chứng từ khảo sát quốc gia Phí Mạnh Phong, Phí Mạnh Hồng 13 Vai trò của kiểm soát nội bộ đến hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp tư nhân nhỏ Số 296 tháng 2/2022 và vừa tại Việt Nam 1 Lê Quốc Hội, Đỗ Vũ Phương Anh, Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Thanh Hằng 22 Tác động của chuỗi cung ứng du lịch đến chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp lữ hành và sự hài lòng của khách du lịch: Bằng chứng từ đánh giá của khách du lịch nội địa ở Việt Nam Nguyễn Hải Quang, Lê Thi Hà My, Lê Hữu Đại 31 Tác động của đại dịch COVID-19 đến cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán HỒ CHÍ MINH Huỳnh Thị Cẩm Hà 41 Thực trạng hiệu quả khai thác công nghệ của các doanh nghiệp thuộc một số ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Đặng Thu Hương, Trần Lan Hương 51 Ảnh hưởng của các công nghệ kỹ thuật số đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam Nguyễn Thị Bích Loan, Chử Bá Quyết 62 Lựa chọn mô hình sản xuất của hộ trồng lúa trong điều kiện xâm nhập mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long Phan Đình Khôi, Huỳnh Việt Khải, Võ Thành Danh, Ngô Thị Thanh Trúc, Nguyễn Thị Huyền Mỹ 74 Ảnh hưởng của thực tiễn đánh giá đến kết quả thực hiện công việc của giáo viên tại các 93 Số 306 tháng 12/2022 sở Việt Nam: Vai trò điều tiết của sự tham gia của giáo viên trường trung học cơ Phạm Thị Bích Ngọc, Nguyễn Nam Hải 83 Nghiên cứu đề xuất phương án thúc đẩy ý định mua sắm sản phẩm thời trang nội địa Việt
- Lựa chọn mô hình sản xuất của hộ trồng lúa trong điều kiện xâm nhập mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long Phan Đình Khôi, Huỳnh Việt Khải, Võ Thành Danh, Ngô Thị Thanh Trúc, Nguyễn Thị Huyền Mỹ 74 Ảnh hưởng của thực tiễn đánh giá đến kết quả thực hiện công việc của giáo viên tại các trường trung học cơ sở Việt Nam: Vai trò điều tiết của sự tham gia của giáo viên Phạm Thị Bích Ngọc, Nguyễn Nam Hải 83 Nghiên cứu đề xuất phương án thúc đẩy ý định mua sắm sản phẩm thời trang nội địa Việt Nam trên nền tảng thương mại xã hội trên địa bàn Hà Nội Số 298, tháng 4/2022 Trịnh Hoài Sơn, Lê Hoa Chi, Trần Đức Trường, Lưu Ngọc Hiền, Ngô Thùy Nhung 93 Mục lục Số 298, tháng 04/2022 Vai trò của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam: Bằng Số 297 tháng 3/2022 quy phân vị mảng chứng mới từ hồi 1 Trần Quang Tuyến, Vũ Văn Hưởng 2 Hệ thống làm việc hiệu suất cao, cam kết với tổ chức và hành vi công dân tổ chức tại các công ty đa quốc gia hoạt động ở Việt Nam Vũ Thị Hương Giang, Nguyễn Tuấn Dương, Lê Thái Phong, Dương Thị Hoài Nhung 11 Tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn thực tế hướng về cấu trúc vốn mục tiêu theo ngành công nghiệp của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Phan Trần Minh Hưng, Mai Thị Thùy Trang 20 Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện tại các doanh nghiệp kinh doanh khí hóa lỏng Việt Nam Trương Đức Thao, Vũ Đào Tùng Phương, Nguyễn Anh Tuấn 30 Ảnh hưởng của động cơ, cơ hội và năng lực xử lý thông tin trên mạng xã hội đối với dự định lựa chọn khách sạn xanh tại thành phố Đà Nẵng Lê Văn Huy, Trương Công Thiện, Đỗ Thùy Như, Lê Quốc Hội, Phan Thị Phú Quyến, Phạm Tấn Nhật, Phan Hoàng Long 41 Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Lê Quang Hiếu 51 Đánh giá của người dân thành phố Cần Thơ về giá trị kinh tế của việc bảo tồn hệ sinh thái rừng U Minh Huỳnh Việt Khải, Nguyễn Phi Vân, Phan Đình Khôi 61 Phân tích hiệu suất sử dụng năng lực sản xuất trong nuôi trồng thủy sản: Trường hợp các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Khánh Hòa Lê Kim Long, Võ Hoàn Hải, Phạm Thị Thanh Bình 70 Di cư lao động có đóng góp đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình? Trường hợp của đồng bằng Sông Cửu Long Huỳnh Trường Huy, Lê Thị Chúc Mai,Nguyễn Phú Son 78 Số 306 tháng 12/2022 94
- Số 299, tháng 5/2022 Mục lục Số 299, tháng 05/2022 Mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán các nước và Việt Nam Nguyễn Phan Trúc Phương, Hồ Thị Lam, Võ Xuân Vinh 2 Chính phủ điện tử có phải là động lực để thúc đẩy mật độ khởi nghiệp của một quốc gia? Bằng chứng thực nghiệm tại Châu Âu Lê Thanh Hà, Phạm Thị Ngọc Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hằng, Hoàng Đăng Khánh, Lê Lan Phương, Hoàng Văn Hợp 14 Tác động của đại dịch covid-19 và giải pháp phục hồi các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Hà Văn Sự, Tạ Việt Anh 23 Toàn cầu hóa, phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế, ô nhiễm môi trường và tiêu thụ năng lượng tái tạo ở Việt Nam Nguyễn Thị Cẩm Vân 34 Giáo dục liêm chính, nhận thức liêm chính và đưa hối lộ ở thanh niên Việt Nam Lê Quang Cảnh 44 Ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán tới giá cổ phiếu của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản ở Việt Nam Đoàn Thanh Nga 54 Quản trị công ty và sai sót báo cáo tài chính Nguyễn Trọng Hiếu, Nguyễn Công Phương, Nguyễn Mạnh Cường 63 Mối quan hệ giữa tính khả dụng của trang web với thái độ và ý định mua của người tiêu dùng: Vai trò trung gian của sự hài lòng Nguyễn Đình Toàn 73 Kết hợp đa phương pháp trong nghiên cứu tác động của truyền thông xã hội đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thành Phố Hồ Chí Minh Phạm Thị Minh Lý, Phùng Minh Tuấn, Nguyễn Trung Tín 83 Số 300, tháng 6/2022 Vai trò của chuyển đổi số tới nâng cao chất lượng quản trị công tại Việt Nam Mục lục Vũ Văn Hưởng, Lê Văn Đạo, Đồng Mạnh Cường 93 Số 300, tháng 06/2022 Đô la hóa với tăng trưởng kinh tế và bất ổn kinh tế vĩ mô: Bằng chứng tại các quốc gia mới nổi châu Á 1 Nguyễn Thị Mỹ Linh 2 Số 299 tháng 5/2022 Ảnh hưởng của bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Huỳnh Thị Diệu Linh 13 Mối quan hệ đồng tích hợp giữa các lãi suất trên thị trường trái phiếu Việt Nam Nguyễn Thanh Hà, Bùi Huy Tùng 22 Số 306 tháng 12/2022 95 Tác động của tỷ giá hối đoái tới lượng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam Trần Việt Dũng, Đoàn Ngọc Thắng, Nguyễn Thị Kim Trúc 32 Tác động của giáo dục đến thu nhập tại Việt Nam giai đoạn 2014-2020: Kết quả từ mô hình
- nổi châu Á Nguyễn Thị Mỹ Linh 2 Ảnh hưởng của bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Huỳnh Thị Diệu Linh 13 Mối quan hệ đồng tích hợp giữa các lãi suất trên thị trường trái phiếu Việt Nam Nguyễn Thanh Hà, Bùi Huy Tùng 22 Tác động của tỷ giá hối đoái tới lượng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam Trần Việt Dũng, Đoàn Ngọc Thắng, Nguyễn Thị Kim Trúc 32 Tác động của giáo dục đến thu nhập tại Việt Nam giai đoạn 2014-2020: Kết quả từ mô hình hồi quy cộng tính tổng quát gam Trịnh Thị Hường, Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Thị Thanh Loan, Phan Văn Đức Nhật, Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Ngô Hoàng Long 42 Vai trò của quy chuẩn trong việc giải thích hành vi tiết kiệm điện của cá nhân tại môi trường làm việc Nguyễn Thị Nga 54 Các yếu tố tác động vào giác quan và sự hài lòng của thực khách với các nhà hàng chay: Nghiên cứu tại Hà Nội Phạm Thị Huyền, Mai Thị Hải Linh 64 Ảnh hưởng của nắm giữ tiền mặt đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam – cách tiếp cận mô hình động Phan Trần Minh Hưng 74 Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua căn hộ chung cư của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh: Vai trò trung gian của thái độ đối với hành vi Phạm Đình Hân, Võ Thanh Hải 85 Số 301, tháng 7/2022 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của thanh niên nông thôn Việt Nam Mục lục Trần Nho Quyết, Tong Guang Ji , Trần Quang Yên, Nguyễn Thị Thanh Hiền 96 Số 301, tháng 07/2022 Ảnh hưởng của phân cấp tài khóa lên sự hội tụ thu nhập tại Việt Nam Lê Thị Thu Diềm, Nguyễn Thị Thúy Loan 2 Nhận diện kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam Lê Hoàng Vinh, Phạm Lê Quang 15 Số 300 tháng 6/2022 1 Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Đỗ Vũ Phương Anh, Hà Diệu Linh, Đỗ Minh Đức, Tô Thế Nguyên 25 Tác động của quá trình chuyển đổi số đến sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở các nước Châu Âu Phạm Văn Minh 33 Nghiên cứu sự ảnh hưởng của cấu trúc tài chính và rủi ro tài chính tới hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nguyễn Thị Nguyệt Dung, Hà Thành Công 45 Quốc tế hóa và hoạt động đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam Quách Dương Tử, Trần Thy Linh Giang,Nguyễn Thị Đoan Trang 54 Tác động của nhận thức về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến hành vi thông qua sự cam Số 306 tháng 12/2022 viên tổ chức y tế tại Việt 96 kết tổ chức của nhân Nam Ngô Liêm Phước Trọng, Trần Thị Ngọc Lan 64 Tác động của mức độ bùng phát dịch bệnh COVID-19 đến việc nắm giữ tiền mặt của các
- các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nguyễn Thị Nguyệt Dung, Hà Thành Công 45 Quốc tế hóa và hoạt động đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam Quách Dương Tử, Trần Thy Linh Giang,Nguyễn Thị Đoan Trang 54 Tác động của nhận thức về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến hành vi thông qua sự cam kết tổ chức của nhân viên tổ chức y tế tại Việt Nam Ngô Liêm Phước Trọng, Trần Thị Ngọc Lan 64 Tác động của mức độ bùng phát dịch bệnh COVID-19 đến việc nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam Nguyễn Hoàng Minh, Lê Quang Minh 75 Quản trị tri thức của sinh viên trong các trường đại học trong bối cảnh kinh tế số Số 302, tháng 8/2022 Đỗ Anh Đức, Lê Anh Đức 83 Mục lục Phát triển tổ chức kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Nam Định Nguyễn Phượng Lê, Nguyễn Thanh Phong 93 Số 302, tháng 08/2022 Ứng dụng mô hình dữ liệu tần suất hỗn hợp dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam Lê Mai Trang, Hoàng Anh Tuấn, Đinh Thị Hà, Nguyễn Thị Hiên, Trần Kim Anh 2 Mối quan hệ giữa tỷ lệ an toàn vốn và các biến số kinh tế vĩ mô Đào Thị Thanh Bình, Trương Mỹ Linh 13 Tác động phi tuyến của chất lượng thể chế đến ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển Châu Á 1 Lê Hồng Ngọc, Hồ Thị Lam 23 Số 301 tháng 7/2022 Đánh giá ảnh hưởng của hành vi thực hiện các tiêu chuẩn môi trường tới khả năng sống sót của các doanh nghiệp Việt Nam Lê Thanh Hà, Nguyễn Thị Đào, Hoàng Văn Ngọc 32 Tác động của chính sách đến tạo việc làm tại chỗ bền vững cho lao động nông thôn tại thành phố Hà Nội Doãn Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Vân Anh, Hoàng Thanh Tùng 43 Lượng hóa gánh nặng kinh tế của bệnh tật do môi trường sản xuất thay đổi: Trường hợp nghiên cứu ở tỉnh Thừa Thiên Huế áp dụng phương pháp chi phí bệnh tật (COI) Trần Huỳnh Bảo Châu, Nguyễn Đức Kiên Nguyễn Hoàng Diễm My, Bùi Dũng Thể, Đặng Thị Anh Thư 53 Sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trên phương diện khuôn khổ khái niệm Phạm Hoài Hương 62 Giá trị cảm nhận của khách du lịch đối với chương trình du lịch sinh thái: Trường hợp nghiên cứu tại công ty lữ hành quốc tế Huetourist Hồ Thị Hương Lan 70 Ý định rời bỏ tổ chức của cán bộ công chức tại ủy ban nhân dân cấp quận – Bằng chứng thực nghiệm tại thủ đô Hà Nội Nguyễn Danh Nam, Uông Thị Ngọc Lan 79 Tác động trực tiếp của tín dụng công nghệ đến bất bình đẳng thu nhập Phạm Thị Thanh Xuân, Nguyễn Đức Trung 88 Số 306 tháng 12/2022 97
- Số 303, tháng 9/2022 Mục lục Số 303, tháng 09/2022 Tác động trực tiếp của tín dụng công nghệ đến bất bình đẳng thu nhập Phạm Thị Thanh Xuân, Nguyễn Đức Trung 2 Ảnh hưởng của COVID-19 đến lao động phi chính thức và bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam Hoàng Thị Huệ, Nguyễn Quang Huy, Phạm Thị Thục Hiền, Nguyễn Thị Thu Huyền,Phạm Ngọc Anh 13 Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và nắm giữ tiền mặt: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam Nguyễn Vân Hà, Lê Tuấn Thành, Vũ Hương Giang, Trần Minh Thu, Nguyễn Thị Yến 24 Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định gây ra rủi ro đạo đức của người lao động tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Đỗ Hoài Linh, Khúc Thế Anh 34 Đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách giáo dục đối với thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn Việt Nam Vũ Văn Hùng, Hồ Kim Hương 45 Nghiên cứu ý định tiếp tục sử dụng mạng xã hội zalo: Từ góc nhìn lý thuyết mạng lưới xã hội và lý thuyết vốn xã hội Phùng Thanh Bình, Bùi Thị Kim Duyên 55 Cân bằng cuộc sống công việc và sự thực hiện công việc của nhân viên trong các doanh nghiệp Việt Nam: Vai trò trung gian của hạnh phúc nhân viên Phạm Thị Bích Ngọc, Lý Thu Hằng 67 Tác động của phong cách lãnh đạo đến độc lực làm việc: Nghiên cứu định lượng tại các cơ quan phát thanh và truyền hình Nguyễn Việt Long, Nguyễn Nam Tuấn 78 Giải pháp thúc đẩy đào tạo cử nhân kế toán đáp ứng yêu cầu xã hội: Tiếp cận từ góc nhìn của doanh nghiệp Phí Thị Diễm Hồng, Phan Lê Trang 88 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của người khuyết tật: Nghiên cứu thực nghiệm tại miền Bắc Việt Nam Số 304, tháng 10/2022 Phùng Minh Thu Thủy, Hoàng Như Quỳnh, Mục lục Trần Lưu Phương Hảo, Trần Lệ Hằng 98 Số 304, tháng 10/2022 Bitcoin và thị trường chứng khoán các nước ASEAN-6: tiếp cận bằng mô hình hồi quy phân vị Số 303 tháng 9/2022 1 Lại Minh Khôi, Ngô Thái Hưng 2 Phản ứng của thị trường chứng khoán trước biện pháp của Chính phủ ứng phó với dịch Covid-19: trường hợp của Việt Nam Chu Thị Thanh Trang, Phạm Thị Thanh Xuân, Nguyễn Đức Trung 15 Xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp niêm yết ngành thủy sản và xây dựng dựa trên phương pháp cấu trúc Số 306 tháng 12/2022 98 Đào Thị Thanh Bình, Đinh Thị Hương, Trần Mạnh Dũng 26 Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam: Những bước đi ban đầu và giải pháp
- Lại Minh Khôi, Ngô Thái Hưng 2 Phản ứng của thị trường chứng khoán trước biện pháp của Chính phủ ứng phó với dịch Covid-19: trường hợp của Việt Nam Chu Thị Thanh Trang, Phạm Thị Thanh Xuân, Nguyễn Đức Trung 15 Xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp niêm yết ngành thủy sản và xây dựng dựa trên phương pháp cấu trúc Đào Thị Thanh Bình, Đinh Thị Hương, Trần Mạnh Dũng 26 Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam: Những bước đi ban đầu và giải pháp Hồ Quế Hậu 39 Tác động của cấu trúc vốn và chất lượng thể chế cấp tỉnh đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam Bùi Hà Phương, Lê Hồng Thái 48 Ảnh hưởng của sự đa dạng đến kết quả đổi mới: Vai trò trung gian của hành vi đổi mới công việc Nguyễn Kim Nam 59 Ảnh hưởng của năng lực tổ chức chuyên trách và điều kiện kinh tế xã hội địa lý tới lựa chọn thực hiện các biện pháp phòng chống lũ lụt tại miền núi phía Bắc và miền Trung, Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng, Phạm Tiến Duy, Nguyễn Thị Thanh, Lường Thị Dương, Võ Thị Huế 67 Vai trò của chất lượng cảm nhận điểm đến đối với sự hài lòng và ý định quay lại của khách du lịch: Nghiên cứu thực nghiệm ở Tây Nguyên Nguyễn Hải Quang 77 Ảnh hưởng của chỉ số mức độ phát triển công nghệ thông tin và truyền thông đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại Việt Nam Số 305, tháng 11/2022 Nguyễn Hữu Mạnh, Vương Thị Hương Giang 89 Mục lục Số 305, tháng 11/2022 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ở Việt Nam Đỗ Vũ Phương Anh 2 Tín dụng công nghệ tài chính và mở rộng tiếp cận tín dụng: Vai trò của mức độ e ngại sự không chắc chắn Nguyễn Thị Diễm Kiều, Nguyễn Khắc Quốc Bảo 10 Tác động của phong cách lãnh đạo đến hoạt động đổi mới sáng tạo: Bằng chứng từ các Số 304 tháng 10/2022 nhỏ của Việt Nam doanh nghiệp vừa và 1 Bùi Quang Tuyến 20 Ảnh hưởng của quyền lực giám đốc điều hành đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Ngô Mỹ Trân, Lê Tấn Nghiêm, Ngô Trung Hiếu 29 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ngân hàng số Vietcombank Nguyễn Minh Phương, Đinh Văn Thuấn 38 Phương thức làm việc tại nhà và kết quả công việc của nhân viên kinh doanh trong bối cảnh COVID-19 Nguyễn Thị Phương Linh 51 Tác động của UKVFTA đến xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường vương quốc Anh Ngô Thị Tuyết Mai, Đỗ Thị Trang 62 Tác động của việc tuân thủ chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đến rủi ro của các Số 306 tháng 12/2022 Việt Nam ngân hàng thương mại 99 Phạm Thị Hoàng Anh, Nguyễn Thị Lý 72 Chính sách dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực trợ giúp xã hội tại cộng đồng với người
- Nguyễn Thị Phương Linh 51 Tác động của UKVFTA đến xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường vương quốc Anh Ngô Thị Tuyết Mai, Đỗ Thị Trang 62 Tác động của việc tuân thủ chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam Phạm Thị Hoàng Anh, Nguyễn Thị Lý 72 Chính sách dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực trợ giúp xã hội tại cộng đồng với người khuyết tật ở Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện Lê Thị Anh Vân, Đoàn Hữu Minh 81 Nghiên cứu tác động tư tưởng đệ tử quy của lãnh đạo và văn hóa Đệ Tử Quy của tổ chức đến sự hài lòng và gắn kết của nhân viên trong tổ chức Nguyễn Hồng Quân, Nguyễn Lê Ngọc Hà, Hoàng Linh Chi, 12/2022 Số 306, tháng Phan Thị Thanh Hậu, Đặng Thị Phương Hoa, Ngô Mỹ Bình Phương 90 Mục lục Số 306, tháng 12/2022 Nợ công và tăng trưởng kinh tế: Vai trò của thể chế Hồ Thủy Tiên 2 Ứng dụng kinh tế lượng không gian đánh giá tác động lan tỏa xuất khẩu tới năng suất nhân tố tổng hợp các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo Việt Nam Số 305 tháng 11/2022 1 Nguyễn Ánh Tuyết, Phùng Mai Lan 12 Tác động của hỗ trợ của chính phủ đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam: Vai trò trung gian của môi trường kinh doanh Nguyễn Minh Thành, Vũ Thị Thúy Nga 23 Tác động của dân trí tài chính đến quản lý chi tiêu của sinh viên Việt Nam Khúc Thế Anh, Bùi Kiên Trung, Nguyễn Minh Phương 31 Tác động của tỷ lệ chi phí hoạt động tới hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư cổ phiếu dạng mở trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nguyễn Hồng Nga, Nguyễn Thị Thu Trang 41 Tác động của mối quan hệ giữa người lãnh đạo và nhân viên đến kết quả công việc của nhân viên môi giới bất động sản tại Việt Nam Trần Thị Hồng Liên, Cao Thị Giang 51 Tiêu dùng bền vững trong bối cảnh covid-19: Nghiên cứu thực nghiệm với lý thuyết hành vi có kế hoạch Nguyễn Thị Phương Linh 61 Ảnh hưởng của marketing xanh đến kết quả tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam Nguyễn Thị Xuân Hồng 72 Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn quan hệ xã hội tới dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên Việt Nam Dương Công Doanh, Lê Thị Loan 82 Số 306 tháng 12/2022 100 Tạp chí Phát hành qua mạng lưới bưu điện Việt Nam
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Bình Định
9 p |
23 |
9
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực chế biến, chế tạo tại Việt Nam
16 p |
13 |
9
-
“Ưu tiên tốc độ” trong tăng trưởng: Nên chăng?
3 p |
81 |
7
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Một nghiên cứu khám phá
18 p |
22 |
6
-
Vai trò của quá trình chính thức hóa đối với kết quả đổi mới sáng tạo sản phẩm của doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ tại Việt Nam
12 p |
24 |
6
-
Ảnh hưởng của đặc điểm sử dụng truyền thông xã hội đối với truyền miệng điện tử và tài sản thương hiệu của các trường đại học Việt Nam
21 p |
46 |
5
-
Ảnh hưởng của tỷ suất sinh lời đến mức độ công bố thông tin khí thải carbon của doanh nghiệp
7 p |
8 |
3
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp FDI đối với chất lượng dịch vụ khu công nghiệp tại Việt Nam
8 p |
12 |
3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của thanh niên trên địa bàn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
12 p |
16 |
3
-
Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng tới cam kết tổ chức của nhân viên: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp vật liệu xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam bộ
9 p |
28 |
3
-
Ảnh hưởng của lãnh đạo nữ đến rủi ro công ty: Nghiên cứu tại Việt Nam
6 p |
18 |
3
-
Độ phân mảnh của thị trường vốn tự có và các nhân tố ảnh hưởng: Nghiên cứu thực nghiệm tại một số quốc gia đang phát triển tại Châu Á
14 p |
29 |
2
-
Các nhân tố tài chính ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp: Tổng quan từ một số nghiên cứu
8 p |
61 |
2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn HOSE
12 p |
5 |
2
-
Nghiên cứu ảnh hưởng nhóm nhân tố nội tại đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp Việt Nam
7 p |
7 |
1
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc vốn của các công ty vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
7 p |
33 |
1
-
Thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp trong bối cảnh hội nhập: Nghiên cứu tại tỉnh Thái Nguyên
7 p |
21 |
1
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cường độ năng lượng của các doanh nghiệp công nghiệp tại thành phố Đà Nẵng
10 p |
3 |
1
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)