
Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến năng suất và chất lượng giống chè trung du (Camellia sinensis var. Macrophylla) khi chế biến chè xanh chất lượng cao
lượt xem 1
download

Nghiên cứu nhằm xác định được kỹ thuật hái thích hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè xanh chất lượng cao. Nghiên cứu được thực hiện trên giống chè Trung Du (Camellia sinensis var. macrophylla) tại thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên với 3 công thức hái chè (công thức 1: hái búp 1 tôm, công thức 2: Hái búp 1 tôm 1 lá; công thức 3: Hái búp 1 tôm 2 lá) được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn, nhắc lại 3 lần.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến năng suất và chất lượng giống chè trung du (Camellia sinensis var. Macrophylla) khi chế biến chè xanh chất lượng cao
- TNU Journal of Science and Technology 230(05): 93 - 100 EFFECTS OF HARVESTING TECHNIQUES ON THE PRODUCTIVITY AND QUALITY OF Camellia sinensis var. macrophylla IN A HIGH-QUALITY TEA PROCESSING Le Sy Loi1*, Nguyen Van Binh1, Nguyen Viet Hung2, Nguyen The Hung1, Nguyen Thi Mai Thao1, Pham Thi Thu Huyen1, Pham Quoc Toan1, Ha Thi Hoa1, Ha Duy Truong1, Nguyen Thi Lan1 1TNU - University of Agriculture and Forestry, 2Vietnam Academy for Ethnic Minorities ARTICLE INFO ABSTRACT Received: 07/11/2024 This study aims to determine the appropriate picking method to improve productivity, quality and economic efficiency in the production of high Revised: 03/01/2025 quality green tea. The study was carried out in Song Cau town, Dong Hy Published: 06/01/2025 district, Thai Nguyen province with 03 treatments, representing 03 harvesting techniques for collecting the buds of Camellia sinensis var. macrophylla. Treatment 01 (CT1) was the technique collecting buds with KEYWORDS 01 shoot. Treatment 02 (CT2) was collecting buds with 01 shoot and 01 leaf. Treatment 03 (CT3) was the buds with 01 shoot and 02 leaves. All Camellia sinensis var. treatments were designed ramdomly in triplicate. The results indicated that macrophylla in every harvesting season (Spring, Summer, and Autumn-Winter seasons), the bud density of CT1 was superior, followed by CT2 and CT3, Quality respectively. Whereas, CT2 had the highest weight of buds and Harvesting technique productivity, followed by CT2 and CT1, respectively. The highest net Productivity profit was observed in the Autumn-Winter harvesting season, followed by the Spring season and the Summer season. The Spring and the Autumn- Harvesting time Winter seasons with the 01-shoot harvesting technique resulted in 86,439,200 VND/ha/harvest and 150,884,400 VND/ha/harvest, respectively. The Summer season with the 01-shoot-01-leaf technique resulted in 62,877,200 VND/ha/harvest. ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ THUẬT HÁI ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG GIỐNG CHÈ TRUNG DU (Camellia sinensis var. macrophylla) KHI CHẾ BIẾN CHÈ XANH CHẤT LƯỢNG CAO Lê Sỹ Lợi1*, Nguyễn Văn Bình1, Nguyễn Viết Hưng2, Nguyễn Thế Hùng1, Nguyễn Thị Mai Thảo1, Phạm Thị Thu Huyền1, Phạm Quốc Toán1, Hà Thị Hòa1, Hà Duy Trường1, Nguyễn Thị Lân1 1Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên, 2Học viện Dân tộc THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Ngày nhận bài: 07/11/2024 Nghiên cứu nhằm xác định được kỹ thuật hái thích hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè xanh chất Ngày hoàn thiện: 03/01/2025 lượng cao. Nghiên cứu được thực hiện trên giống chè Trung Du (Camellia Ngày đăng: 06/01/2025 sinensis var. macrophylla) tại thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên với 3 công thức hái chè (công thức 1: hái búp 1 tôm, công thức 2: Hái búp 1 tôm 1 lá; công thức 3: Hái búp 1 tôm 2 lá) được bố trí TỪ KHÓA theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn, nhắc lại 3 lần. Kết quả cho thấy: Ở cả 3 vụ (vụ Xuân, vụ Hè và vụ Thu Đông), mật độ búp của công thức hái Chè Trung Du búp 1 tôm cao nhất, thứ 2 là hái búp 1 tôm 1 lá và thấp nhất là hái búp 1 Chất lượng tôm 2 lá. Khối lượng búp và năng suất của công thức hái búp 1 tôm 2 lá cao nhất, thứ 2 là hái búp 1 tôm 1 lá và thấp nhất là hái búp 1 tôm. Lãi Kỹ thuật hái thuần cao nhất ở vụ Thu Đông, thứ 2 là vụ Xuân và thấp nhất là vụ Hè. Vụ Năng suất Xuân và vụ Thu Đông công thức hái búp 1 tôm cho lãi thuần cao nhất, đạt Thời vụ hái chè tương ứng là 86.439.200 đ/ha/lứa và 150.884.400 đ/ha/lứa. Vụ Hè, công thức hái búp 1 tôm 1 lá cho lãi thuần cao nhất là 62.877.200 đ/ha/lứa. DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.11494 * Corresponding author. Email: lesyloi@tuaf.edu.vn http://jst.tnu.edu.vn 93 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 230(05): 93 - 100 1. Đặt vấn đề Nhiều nghiên cứu cho rằng: Chất lượng sản phẩm chè chủ yếu quyết định ở 2 phương diện, thứ nhất là chất lượng lá tươi, thứ hai là kỹ thuật chế biến [1]. Chất lượng lá tươi là nhân tố bên trong và kỹ thuật chế biến chè là nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng chè. Để chế biến chè chất lượng cao, không chỉ có kỹ thuật chế biến chè tốt mà còn phải có nguồn nguyên liệu búp chè có chất lượng cao. Vì vậy, hái chè không chỉ là một hoạt động thu hoạch sản phẩm đơn thuần mà còn là một trong những biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng chè [2]. Kỹ thuật hái chè phụ thuộc vào mục tiêu sản phẩm và giống chè [3]. Trên thế giới, do xu hướng sản xuất chè xanh là chủ đạo vì vậy yêu cầu hái sớm, hái non, giữ búp tươi là yếu tố tăng chất lượng. Búp càng non khi chế biến cho sản phẩn chất lượng cao [4]. Ở Trung Quốc, khi búp chè có 3 – 4 lá chiếm trên 90% thì tiến hành hái búp 1 tôm 1 lá non để chế biến chè xanh cao cấp, phần còn lại (lá 2, 3, 4) được phân ra từng loại để chế biến riêng [5]. Nghiên cứu ở Ấn Độ cho biết, chu kỳ hái ngắn cho sản lượng cao, chu kỳ thích hợp từ 7 – 10 ngày, dài nhất không quá 14 ngày [6]. Ở Việt Nam, đối với giống chè PH10, hái búp gồm 1 tôm 3 lá khi cành chè có 1 tôm 6 lá cho chất lượng chè Ô long, điểm thử nếm (16,4 điểm) và hiệu quả kinh tế cao nhất [7]. Đối với giống chè Kim Tuyên, hái búp 1 tôm 3 lá và búp 1 tôm 4 lá cho năng suất tăng 29,99% và 41,17% so với công thức hái búp 1 tôm 2 lá. Hái 1 tôm 2 lá có chất lượng chè xanh dạng Sencha tốt nhất và điểm thử nếm cảm quan đạt cao nhất (16,97 điểm) [8]. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu kỹ thuật hái chè đối với giống chè Trung Du nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè xanh chất lượng cao tại Thái Nguyên. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên giống chè Trung Du (búp xanh) 30 năm tuổi tại thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, gồm 3 công thức thí nghiệm (công thức 1: hái búp 1 tôm, công thức 2: Hái búp 1 tôm 1 lá; công thức 3: Hái búp 1 tôm 2 lá) được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), nhắc lại 3 lần. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 300 m2, mỗi công thức 1.000 m2 (kể cả dải bảo vệ) tổng diện tích 3.000 m2. Thời gian thực hiện: vụ Xuân, vụ Hè và vụ Thu Đông năm 2023. Các chỉ tiêu nghiên cứu: Yếu tố cấu thành năng suất (mật độ búp, khối lượng búp và năng suất búp tươi; chất lượng chè (thành phần sinh hóa chính, thử nếm cảm quan); hiệu quả kinh tế. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế đối với giống chè Trung Du, vụ Xuân 2023 3.1.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống chè Trung Du, vụ Xuân 2023 Mỗi giống chè có khối lượng búp, thời gian bật mầm và thời gian sinh trưởng búp khác nhau. Vì vậy, việc xác định đúng kỹ thuật hái chè là một trong những yếu tố chính làm tăng năng suất và chất lượng búp chè (Bảng 1). - Mật độ búp: Vụ Xuân thu hoạch được 2 lứa. Lứa 1 có mật độ búp dao động từ 201,6 – 246,4 búp/m2. Công thức hái búp 1 tôm có mật độ búp cao nhất là 246,4 búp/m2, cao hơn các công thức khác từ 26,7 – 44,8 búp/m2. Công thức hái 1 tôm 2 lá có mật độ búp thấp nhất là 201,6 búp/m2, thấp hơn các công thức còn lại từ 18,1 – 44,8 búp/m2 (P
- TNU Journal of Science and Technology 230(05): 93 - 100 Bảng 1. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống chè Trung Du, vụ Xuân 2023 Khối lượng búp Năng suất Sản Mật độ búp (búp/m2) Loại búp (g/100 búp) (tấn/ha) lượng Lứa 1 Lứa 2 TB Lứa 1 Lứa 2 TB Lứa 1 Lứa 2 (tấn/ha) 1 tôm 246,4a 288,0a 267,2 7,5c 7,7c 7,6 0,176c 0,207c 0,383 1 tôm 1 lá 219,7b 268,8a 244,3 24,9b 25,2b 25,0 0,487b 0,610b 1,098 c b a a a 1 tôm 2 lá 201,6 246,4 224,0 59,9 60,4 60,2 1,064 1,315a 2,379 P
- TNU Journal of Science and Technology 230(05): 93 - 100 Kết quả thử nếm cho thấy, ngoại hình của búp 1 tôm đẹp nhất (5 điểm), tiếp đến là búp 1 tôm 1 lá (4,8 điểm) và búp 1 tôm 2 lá có ngoại hình đạt 4,6 điểm. Màu nước, hương, vị biến động không nhiều, đạt từ 4,4 – 4,5 điểm. Tổng điểm đạt từ 18 – 18,4 điểm. Búp 1 tôm và 1 tôm 1 lá xếp loại tốt, búp 1 tôm 2 lá xếp loại khá. 3.1.3. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến hiệu quả kinh tế của giống chè Trung Du, vụ Xuân 2023 Bảng 3. Sơ bộ hạch toán kinh tế của các công thức thí nghiệm, vụ Xuân 2023 ĐVT: 1000 đ/ha Lãi thuần Loại búp Tổng thu Tổng chi Cả vụ 1 lứa 1 tôm 229.600,0 56.721,6 172.878,4 86.439,2 1 tôm 1 lá 219.550,0 61.997,7 157.552,3 78.776,2 1 tôm 2 lá 166.553,3 62.561,0 103.992,3 51.996,2 (Giá chè xanh sao từ búp 1 tôm: 3.000.000 đ/kg; búp 1 tôm 1 lá non: 1.000.000 đ/kg; búp 1 tôm 2 lá: 350.000 đ/kg) Mặc dù năng suất của công thức hái búp 1 tôm thấp nhất nhưng giá bán cao nên tổng thu đạt cao nhất là 229.600.000 đ/ha/vụ, tiếp theo là công thức hái 1 tôm 1 lá có tổng thu đạt 219.550.000 đ/ha/vụ, công thức hái 1 tôm 2 lá có tổng thu thấp nhất là 166.553.300 đ/ha/vụ. Chi phí về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tưới nước của các công thức giống nhau, nhưng do công hái và chi phí ga sao chè khác nhau nên tổng chi của công thức hái búp 1 tôm thấp nhất là 56.721.600 đ/ha/vụ, công thức hái 1 tôm 2 lá có tổng chi cao nhất là 62.561.000 đ/ha/vụ. Lãi thuần của các công thức dao động từ 103.992.300 – 172.878.400 đ/ha/vụ. Công thức hái búp 1 tôm có lãi thuần cao nhất là 172.878.400 đ/ha/vụ, cao hơn các công thức khác từ 15.326.100 – 68.886.100 đ/ha/vụ. Công thức hái 1 tôm 1 lá có lãi thuần đạt 157.552.300 đ/ha/vụ. Công thức hái 1 tôm 2 lá có lãi thuần thấp nhất là 103.992.300 đ/ha/vụ. 3.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế giống chè Trung Du, vụ Hè 2023 3.2.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống chè Trung Du, vụ Hè 2023 Vụ hè thu hoạch được 3 lứa hái/vụ, trong đó lứa 2 có mật độ búp cao nhất, tiếp theo là lứa 3 và lứa 1 có mật độ búp thấp nhất. Khối lượng búp 1 tôm đạt cao nhất ở lứa 2, còn búp 1 tôm 1 lá và 1 tôm 2 lá đạt cao nhất ở lứa 3. Bảng 4. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống chè Trung Du, vụ Hè 2023 Mật độ búp (búp/m2) Khối lượng búp (g/100 búp) Năng suất (tấn/ha) Sản Loại búp Lứa Lứa Lứa Lứa Lứa Lứa Lứa Lứa lượng TB Lứa 3 TB 1 2 3 1 2 1 2 3 (tấn/ha) 1 tôm 388,3a 466,1a 432,0a 428,8 7,8c 8,1c 7,8c 7,9 0,280c 0,355c 0,314c 0,949 1 tôm 1 lá 334,9b 420,3b 391,5b 382,2 25,3b 25,7b 26,7b 25,9 0,751b 0,947b 0,940b 2,638 c b c a a a 1 tôm 2 lá 298,7 389,3 360,5 349,5 61,1 61,6 63,9 62,2 1,698a 2,186a 2,091a 5,975 P
- TNU Journal of Science and Technology 230(05): 93 - 100 thức hái búp 1 tôm có khối lượng búp thấp hơn các công thức khác từ 18,0 – 54,3 g/100 búp. Công thức hái búp 1 tôm 2 lá có khối lượng búp cao hơn các công thức còn lại từ 36,2 – 54,3 g/100 búp. Năng suất thực thu đạt từ 0,280 – 1,698 tấn/ha (lứa 1); 0,355 – 2,186 tấn/ha (lứa 2) và 0,314 – 2,091 tấn/ha (lứa 3). Sản lượng của vụ Hè đạt từ 0,949 – 5,975 tấn/ha, trong đó công thức hái búp 1 tôm có sản lượng thấp nhất là 0,949 tấn/ha/vụ, thấp hơn các công thức khác từ 1,690 – 5,026 tấn/ha. Công thức hái 1 tôm 1 lá có sản lượng đứng thứ 2 là 2,638 tấn/ha. Công thức hái búp 1 tôm 2 lá có sản lượng cao nhất là 5,975 tấn/ha. 3.2.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến chất lượng giống chè Trung Du, vụ Hè 2023 Hàm lượng một số chất chính như tanin, chất hòa tan, axitamin và cafein trong các loại búp chè ở vụ Hè cao hơn vụ Xuân. Nghiên cứu của Đỗ Văn Ngọc và Trịnh Văn Loan (2008) [4] cho kết quả là hàm lượng tanin và chất hòa tan trong búp chè 1 tôm 2 lá ở các vùng như Tây Bắc, Việt Bắc, Trung du bắc bộ và Tây Nguyên ở giữa vụ cao hơn đầu vụ và cuối vụ. Bảng 5. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến một số thành phần sinh hóa búp và điểm thử nếm cảm quan sản phẩn chè xanh của giống chè Trung Du, vụ Hè 2023 Hàm lượng… (%KLCK) Điểm thử nếm cảm quan sản phẩm chè xanh Loại búp Chất Axit Ngoại Màu Tổng Xếp Tanin Cafein Hương Vị hòa tan amin hình nước điểm hạng 1 tôm 33,49 43,82 2,18 3,90 4,7 4,4 4,5 4,3 17,9 Khá 1 tôm 1 lá 34,53 45,09 2,25 4,08 4,7 4,3 4,5 4,3 17,8 Khá 1 tôm 2 lá 32,28 42,76 2,06 3,71 4,5 4,2 4,5 4,2 17,4 Khá Hàm lượng tanin trong các loại búp chè dao động từ 32,28 – 34,53% khối lượng chất khô, trong đó búp 1 tôm 1 lá có hàm lượng tanin cao nhất là 34,53%, cao hơn các loại búp khác từ 1,04 – 2,25%. Công thức hái búp 1 tôm có hàm lượng tanin đứng thứ 2 là 33,49% và công thức hái búp 1 tôm 2 lá có hàm lượng tanin thấp nhất là 32,28%. Hàm lượng chất hòa tan dao động từ 42,76 – 45,09% khối lượng chất khô, trong đó búp 1 tôm 1 lá có hàm lượng chất hòa tan cao nhất 45,09%, cao hơn các loại búp khác từ 1,27 – 2,33%. Công thức hái búp 1 tôm có hàm lượng chất hòa tan đứng thứ 2 là 43,82% và công thức hái búp 1 tôm 2 lá có hàm lượng chất hòa tan thấp nhất là 42,76%. Hàm lượng axitamin dao động từ 2,06 – 2,25% khối lượng chất khô, trong đó búp 1 tôm 1 lá có hàm lượng axitamin cao nhất 2,25%, cao hơn các loại búp khác từ 0,07 – 0,19%. Công thức hái búp 1 tôm có hàm lượng axitamin đứng thứ 2 là 2,18% và công thức hái búp 1 tôm 2 lá có hàm lượng axitamin thấp nhất là 2,06%. Hàm lượng cafein dao động từ 3,71 – 4,08% khối lượng chất khô, trong đó búp 1 tôm 1 lá có hàm lượng cafein cao nhất 4,08%, cao hơn các loại búp khác từ 0,18 – 0,37%. Công thức hái búp 1 tôm có hàm lượng cafein đứng thứ 2 là 3,9% và công thức hái búp 1 tôm 2 lá có hàm lượng cafein thấp nhất là 3,71%. Kết quả thử nếm cảm quan sản phẩm chè xanh chế biến từ các loại búp chè trong thí nghiệm biến động không nhiều. Điểm ngoại hình đạt từ 4,5 – 4,7 điểm, trong đó búp 1 tôm và búp 1 tôm 1 lá có điểm ngoại hình bằng nhau là 4,7 điểm, búp 1 tôm 2 lá có điểm ngoại hình là 4,5 điểm. Màu nước của búp 1 tôm đẹp nhất là 4,4 điểm, thứ 2 là búp 1 tôm 1 lá (4,3 điểm) và cuối cùng là búp 1 tôm 2 lá (4,2 điểm). Hương của các loại búp đều được chấm 4,5 điểm và vị từ 4,2 – 4,3 điểm. Tổng điểm đạt từ 17,4 – 17,9 điểm (xếp loại khá). 3.2.3. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến hiệu quả kinh tế giống chè Trung Du, vụ Hè 2023 Chè vụ Hè thu được 3 lứa/năm, năng suất khá cao nhưng do giá bán thấp nên tổng thu chỉ được từ 284.600.000 – 316.580.000 đ/ha/vụ. Công thức hái 1 tôm 1 lá có tổng thu cao nhất là 316.580.000 đ/ha/vụ, tiếp theo là công thức hái búp 1 tôm 2 lá (298.750.000 đ/ha/vụ), công thức hái búp 1 tôm có tổng thu thấp nhất là 284.600.000 đ/ha/vụ. http://jst.tnu.edu.vn 97 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 230(05): 93 - 100 Bảng 6. Sơ bộ hạch toán kinh tế của các công thức thí nghiệm, vụ Hè 2023 ĐVT: 1000 đ/ha Lãi thuần Loại búp Tổng thu Tổng chi Cả vụ 1 lứa 1 tôm 284.600,0 117.803,2 166.796,8 55.598,9 1 tôm 1 lá 316.580,0 127.948,4 188.631,6 62.877,2 1 tôm 2 lá 298.750,0 133.540,5 165.209,5 55.069,8 (Giá chè xanh sao từ búp 1 tôm: 1.500.000 đ/kg, búp 1 tôm 1 lá non: 600.000 đ/kg, búp 1 tôm 2 lá: 250.000 đ/kg) Tổng chi của các công thức thí nghiệm dao động từ 117.803.200 – 133.540.500 đ/ha/vụ. Công thức hái búp 1 tôm có tổng chi thấp nhất là 117.803.200 đ/ha/vụ. Công thức hái búp 1 tôm 2 lá có tổng chi cao nhất là 133.540.500 đ/ha/vụ. Lãi thuần dao động từ 165.209.500 – 188.631.610 đ/ha/vụ. Công thức hái búp 1 tôm 2 lá có lãi thuần thấp nhất là 165.209.500 đ/ha/vụ, thấp hơn các công thức còn lại từ 1.587.300 – 21.834.800 đ/ha/vụ. Công thức hái búp 1 tôm 1 lá có lãi thuần cao nhất là 188.631.610 đ/ha/vụ, cao hơn các công thức khác từ 21.834.800 – 23.422.100 đ/ha/vụ. Như vậy ở vụ hè nên hái búp 1 tôm 1 lá để chế biến chè xanh chất lượng cao. 3.3. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế giống Trung Du, vụ Thu Đông 2023 3.3.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống chè Trung Du, vụ Thu Đông 2023 Bảng 7. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống chè Trung Du, vụ Thu Đông 2023 Mật độ búp (búp/m2) Khối lượng búp (g/100 búp) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng Loại búp Lứa 1 Lứa 2 TB Lứa 1 Lứa 2 TB Lứa 1 Lứa 2 (tấn/ha) 1 tôm 401,1a 343,5a 372,3 7,7c 7,5c 7,6 0,288c 0,243c 0,531 1 tôm 1 lá 360,5b 307,2b 333,9 25,0b 24,7b 24,8 0,809b 0,675b 1,484 1 tôm 2 lá 329,6c 274,1c 301,9 60,4a 59,2a 59,8 1,770a 1,473a 3,242 P
- TNU Journal of Science and Technology 230(05): 93 - 100 Bảng 8. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến một số thành phần sinh hóa búp và điểm thử nếm cảm quan sản phẩn chè xanh của giống chè Trung Du, vụ Thu đông 2023 Hàm lượng… (%KLCK) Điểm thử nếm cảm quan sản phẩm chè xanh Loại búp Chất Axit Ngoại Màu Tổng Xếp Tanin Cafein Hương Vị hòa tan amin hình nước điểm hạng 1 tôm 32,62 43,29 2,15 3,76 5,0 4,5 4,5 4,4 18,4 Tốt 1 tôm 1 lá 33,47 43,64 2,18 3,81 4,9 4,5 4,5 4,5 18,4 Tốt 1 tôm 2 lá 31,54 41,85 2,04 3,48 4,5 4,4 4,5 4,5 18,0 Khá Hàm lượng chất hòa tan dao động từ 41,85 – 43,64% khối lượng chất khô, trong đó công thức hái 1 tôm 1 lá có hàm lượng chất hòa tan cao nhất là 43,64%. Công thức hái búp 1 tôm có hàm lượng chất hòa tan đạt 43,29% khối lượng chất khô. Công thức hái 1 tôm 2 lá có hàm lượng chất hòa tan thấp nhất là 41,85%. Hàm lượng axit amin dao động từ 2,04 – 2,18% khối lượng chất khô, trong đó công thức hái 1 tôm 1 lá có hàm lượng axit amin cao nhất là 2,18% khối lượng chất khô. Công thức hái búp 1 tôm có hàm lượng axit amin đạt 2,15%. Công thức hái 1 tôm 2 lá có hàm lượng axit amin thấp nhất là 2,04%. Hàm lượng cafein dao động từ 3,48 – 3,81% khối lượng chất khô, trong đó công thức hái 1 tôm 1 lá có hàm lượng cafein cao nhất là 3,81%. Công thức hái búp 1 tôm có hàm lượng cafein đạt 3,76% khối lượng chất khô. Công thức hái 1 tôm 2 lá có hàm lượng cafein thấp nhất là 3,48%. Kết quả thử nếm cảm quan ở bảng 8 cho thấy, chỉ có ngoại hình biến động khá nhiều giữa các loại búp, trong đó búp 1 tôm và 1 tôm 1 lá có ngoại hình rất đẹp, đạt tương ứng là 5 điểm và 4,9 điểm, búp 1 tôm 2 lá có ngoại hình đạt 4,5 điểm. Màu nước, hương và vị được chấm từ 4,4 – 4,5 điểm. Tổng số điểm đạt từ 18 – 18,4 điểm, trong đó chè sao từ loại búp 1 tôm và búp 1 tôm 1 lá đạt 18,4 điểm (loại tốt), búp 1 tôm 2 lá được đánh giá loại khá. 3.3.3. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến hiệu quả kinh tế giống chè Trung du, vụ Thu Đông 2023 Bảng 9. Sơ bộ hạch toán kinh tế của các công thức thí nghiệm, vụ Thu Đông 2023 ĐVT: 1000 đ/ha Lãi thuần Loại búp Tổng thu Tổng chi Cả vụ 1 lứa 1 tôm 371.408,3 69.639,6 301.768,7 150.884,4 1 tôm 1 lá 356.080,0 75.601,3 280.478,7 140.239,4 1 tôm 2 lá 259.386,7 76.800,5 182.586,2 91.293,1 (Giá chè xanh sao từ búp 1 tôm: 3.500.000 đ/kg, búp 1 tôm 1 lá non: 1.200.000 đ/kg, búp 1 tôm 2 lá: 400.000 đ/kg) Mặc dù năng suất ở vụ Thu Đông thấp hơn vụ Hè nhưng giá bán cao hơn nên tổng thu đạt từ 259.386.700 – 371.408.300 đ/ha/vụ. Công thức hái búp 1 tôm có tổng thu cao nhất là 371.408.300 đ/ha/vụ. Công thức hái 1 tôm 1 lá có tổng thu đứng thứ 2 là 356.080.000 đ/ha/vụ. Công thức hái 1 tôm 2 lá có tổng thu thấp nhất là 259.386.700 đ/ha/vụ, thấp hơn công thức khác từ 96.693.300 – 112.021.700 đ/ha/vụ. Tổng chi dao động từ 69.639.600 – 76.800.500 đ/ha/vụ. Công thức hái búp 1 tôm có tổng chi thấp nhất, búp 1 tôm 2 lá có tổng chi cao nhất. Lãi thuần dao động từ 182.586.200 – 301.768.700 đ/ha/vụ. Công thức hái búp 1 tôm có lãi thuần cao nhất là 301.768.700 đ/ha/vụ. Công thức hái búp 1 tôm 2 lá có lãi thuần thấp nhất là 182.586.200 đ/ha/vụ, thấp hơn các công thức còn lại từ 97.892.600 – 119.182.600 đ/ha/vụ. 3.4. So sánh lựa chọn phương pháp hái cho từng mùa vụ Để lựa chọn phương pháp hái chè cho từng mùa vụ, năng suất và lãi thuần được tính trung bình cho 1 lứa, kết quả thể hiện qua bảng 10. http://jst.tnu.edu.vn 99 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 230(05): 93 - 100 Bảng 10. Năng suất và lãi thuần của giống chè Trung Du ở từng mùa vụ Năng suất (tấn/ha/lứa) Lãi thuần (đ/ha/lứa) Loại búp Vụ Xuân Vụ Hè Vụ Thu Đông Vụ Xuân Vụ Hè Vụ Thu Đông 1 tôm 0,191 0,316 0,265 86.439,2 55.598,9 150.884,4 1 tôm 1 lá 0,549 0,879 0,742 78.776,2 62.877,2 140.239,4 1 tôm 2 lá 1,190 1,992 1,621 51.996,2 55.069,8 91.293,1 Năng suất búp tươi của giống chè Trung Du đạt cao nhất ở vụ Hè, thứ 2 là vụ Thu Đông và thấp nhất là vụ Xuân. Ở tất cả các vụ, công thức hái búp 1 tôm cho năng suất thấp nhất, tiếp theo là công thức hái búp 1 tôm 1 lá và cao nhất là công thức hái búp 1 tôm 2 lá. Lãi thuần của tất cả các công thức cao nhất ở vụ Thu Đông, thứ 2 là vụ Xuân và thấp nhất là vụ Hè. Trong đó vụ Xuân và vụ Thu Đông công thức hái búp 1 tôm để sản xuất chè đinh cho lãi thuần cao nhất, đạt tương ứng là 86.439.200 đ/ha/lứa và 150.884.400 đ/ha/lứa. Công thức hái búp 1 tôm 1 lá cho lãi thuần cao thứ 2, đạt tương ứng là 78.776.200 đ/ha/lứa và 140.239.400 đ/ha/lứa. Công thức hái búp 1 tôm 2 lá cho lãi thuần thấp nhất là 51.996.200 đ/ha/lứa và 91.293.100 đ/ha/lứa. Đối với vụ Hè: Công thức hái búp 1 tôm 1 lá cho lãi thuần cao nhất là 62.877.200 đ/ha/lứa, đứng thứ 2 là công thức hái búp 1 tôm (lãi thuần đạt 55.598.900 đ/ha/lứa) và thấp nhất là công thức hái búp 1 tôm 2 lá (lãi thuần đạt 55.069.800 đ/ha/lứa). Như vậy vụ Xuân và vụ Thu Đông nên chọn công thức hái búp 1 tôm để sản xuất chè đinh và búp 1 tôm 1 lá để sản xuất chè tôm nõn. Vụ hè nên hái búp 1 tôm 1 lá để sản xuất chè tôm nõn. 4. Kết luận Mật độ búp ở cả 3 vụ của công thức hái búp 1 tôm cao nhất, thứ 2 là công thức hái búp 1 tôm 1 lá và thấp nhất là công thức hái búp 1 tôm 2 lá. Khối lượng búp và năng suất ở cả 3 vụ của công thức hái búp 1 tôm thấp nhất, thứ 2 là công thức hái búp 1 tôm 1 lá và cao nhất là công thức hái búp 1 tôm 2 lá. Lãi thuần của tất cả các công thức cao nhất ở vụ Thu Đông, thứ 2 là vụ Xuân và thấp nhất là vụ Hè. Trong đó vụ Xuân và vụ Thu Đông, công thức hái búp 1 tôm cho lãi thuần cao nhất, đạt tương ứng là 86.439.200 đ/ha/lứa và 150.884.400 đ/ha/lứa; vụ Hè, công thức hái búp 1 tôm 1 lá cho lãi thuần cao nhất là 62.877.200 đ/ha/lứa. Vụ Xuân và vụ Thu Đông nên chọn công thức hái búp 1 tôm để sản xuất chè đinh và búp 1 tôm 1 lá để sản xuất chè tôm nõn. Vụ hè nên hái búp 1 tôm 1 lá để sản xuất chè tôm nõn. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1] N. Q. Do and T. K. Le, Camellia sinensis textbook, Agricultural Publishing House, Hanoi, 2000. [2] Z. Lingkun and L. Zhufang, Tea picking is the key to making good tea. Yunnan Agricultural Science and Technology (in chinese), 2008. [3] C. Jian, W. Lili, and C. Lin, “Research on the relationship between the prodution process and quality of olong tea: Tieguanyin and Huangyu,” J. Tea Science and Technology, vol. 4, 2012, doi: 10.1016/j.foodchem.2018.01.019. [4] V. N. Do and V. L. Trinh, Bio-chemical transformations during tea processing and storage. Agricultural Publishing House, Hanoi, 2008. [5] Tea Research and Extension Station, “Plantation of Taiwanese tea to promote tea economic development,” Journal of Guangxi’s Tea Industry, no. 206, 2006. [6] D. Dumur and S. N. Naidu, “The effect of plucking round length on green leaf production in tea,” Technical Bulletin, Ministry of Agriculture, Fisheries and National Resources, Mauritius, vol. 5, pp. 11-19, 1985. [7] X. H. Tran, V. N. Do, and V. T. Dang, “A study on the harvesting technique for PH10 Camellia sinensis to manufacture raw materials for Oolong tea processing in Phu Tho,” Vienam Journal of Agriculture and Rural development, vol. 8, pp. 42-45, 2015. [8] V. T. Dang, T. P. Nguyen, M. H. Nguyen, N. B. Nguyen, and X. H. Tran, “A study on the effects of harvesting techniques on the production of raw materials for Sencha green tea processing based on Kim Tuyen Camellia sinensis in Phu Tho,” Vietnam Journal of Agriculture and Rural development, vol. 1, pp. 56-59, 2018. http://jst.tnu.edu.vn 100 Email: jst@tnu.edu.vn

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
MƯA TRÁI MÙA VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
6 p |
198 |
30
-
Kỹ thuật chăm sóc cây thanh long
16 p |
136 |
21
-
Ảnh hưởng của chế độ sấy tầng sôi ủ ở nhiệt độ cao đến hiện tượng nứt gãy và chất lượng gạo
11 p |
167 |
20
-
Hướng dẫn kỹ thuật trồng mộc nhĩ
2 p |
130 |
15
-
Kỹ Thuật Điều Khiển Xoài Ra Hoa Nghịch Mùa
13 p |
148 |
14
-
Ảnh hưởng của việc lai cận huyết lên sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng Pacific White Shrimp, Penaeus (Litopenaeus) vannamei ở giai đoạn giống và nuôi thịt
2 p |
109 |
14
-
Hướng dẫn kỹ thuật trồng ngô ngọt
3 p |
131 |
12
-
Tác hại của việc thu hái quả xanh cà phê ở Lâm Đồng và biện pháp khắc phục
3 p |
130 |
11
-
Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học lên sự nảy mầm của bào tử nấm
4 p |
146 |
10
-
Kỹ thuật làm bầu ngô vụ đông
4 p |
111 |
9
-
Hướng dẫn chăm sóc cây thanh long
13 p |
99 |
9
-
Ảnh hưởng của rơm rạ đến lúa hè thu
3 p |
121 |
9
-
Các kỹ thuật trồng cây mây nếp K38
8 p |
117 |
7
-
Nhiệt độ của nước và sự ảnh hưởng của nó đối với cá rồng
4 p |
73 |
4
-
GIF1: Gene ảnh hưởng đến năng suất lúa
3 p |
76 |
3
-
Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến sản lượng thủy sản thu hoạch từ phương pháp nuôi quảng canh tại khu vực Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
14 p |
7 |
2
-
Ảnh hưởng của nhiệt độ và ammonia lên chất lượng ấu trùng cá hồng Mỹ (Sciaenops ocellatus) trong điều kiện biến đổi khí hậu
7 p |
1 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
