TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 67-73<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG, ĐỘ MẶN LÊN SỰ SINH<br />
TRƯỞNG CỦA ISOCHRYSIS GALBANA PARKER VÀ THÀNH PHẦN, HÀM<br />
LƯỢNG AXIT BÉO CỦA NÓ<br />
Lê Thị Hương, Võ Hành<br />
Đại học Vinh<br />
<br />
Tóm tắt. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn lên sự sinh trưởng<br />
của Isochrysis galbana Parker 1949 và phân tích, xác định thành phần, hàm lượng các axít<br />
béo của tảo cho thấy, trong ba môi trường nhân nuôi: môi trường F2, môi trường Walner và<br />
môi trường TT3 thì môi trường F2 tảo I. galbana phát triển tốt nhất. Ở 3 độ mặn nghiên<br />
cứu (25‰, 30‰ và 35‰) thì tảo phát triển tốt nhất ở độ mặn 30‰, tuy nhiên nếu nuôi tảo<br />
ở quy mô sản xuất đại trà thì theo chúng tôi, nên tiến hành nuôi ở độ mặn 25‰. Về thành<br />
phần và hàm lượng axit béo, hàm lượng lipit tổng số chiếm 6.71% trọng lượng tươi và có<br />
10 axit béo đã được xác định – chiếm 75,06% tổng hàm lượng axit béo, trong đó axít béo<br />
bão hòa chiếm 30,75% còn axít béo chưa bão hòa – 44,31%.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Isochrysis galbana Parker là loài tảo đơn bào, có kích thước từ 4 – 5m thuộc<br />
ngành Haptophyta. Hiện nay, I. galbana đang được sử dụng rộng rãi để làm thức ăn cho<br />
ấu trùng nuôi thủy sản do nó không độc, sinh trưởng nhanh, tế bào có kích thước nhỏ<br />
phù hợp cho sự tiêu hóa. Mặt khác, tế bào tảo có hàm lượng các axit béo không bão hòa<br />
đa nối đôi (PUFAs) cao [1]. Tuy nhiên, sự sinh trưởng, hàm lượng và thành phần các<br />
axit béo của tảo ở các giai đoạn phát triển có sự khác nhau đáng kể [2], và có thể thay<br />
đổi tuỳ thuộc vào điều kiện nuôi trồng như: chế độ dinh dưỡng, nhiệt độ, độ mặn, độ<br />
pH, photoperiod, cường độ ánh sáng và chất lượng ánh sáng [3], [4]. Ở Việt Nam, hiện<br />
chỉ có một số ít công trình nghiên cứu về Isochyris [5], [7].<br />
Trong số các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển, đến thành<br />
phần và hàm lượng các axit béo của tảo thì môi trường dinh dưỡng, độ mặn là hai nhân<br />
tố quan trọng nhất. Vì vậy, việc nghiên cứu để lựa chọn môi trường nuôi và độ mặn phù<br />
hợp cho I. galbana là điều rất cần thiết. Bài báo nhằm giới thiệu kết quả nghiên cứu<br />
bước đầu của chúng tôi về vấn đề này.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu<br />
Tảo Isochrysis galbana được Phòng công nghệ tảo của Viện Công nghệ sinh học<br />
67<br />
<br />
68<br />
<br />
Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn lên sự sinh trưởng…<br />
<br />
thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cung cấp.<br />
Các thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm Thực vật, phòng Nuôi cấy<br />
mô tế bào, phòng Sinh lí thực vật – Khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh.<br />
2.2. Chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm<br />
Nguồn nước được lấy ở biển (tại Cửa Hội). Nước biển sau khi mang về được lọc<br />
qua bông. Sau đó được khử trùng trong nồi hấp ở nhiệt độ 115oC trong thời gian 20<br />
phút .<br />
Các dụng cụ như cốc đốt, pipet, xiranh, bông gòn, dây sục khí, môi trường nuôi<br />
(trừ vitamin) đều được khử trùng bằng nồi hấp trùng trong thời gian 20 phút, nhiệt độ<br />
115oC.<br />
2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và độ mặn lên sự<br />
sinh trưởng của tảo I.galbana<br />
- Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng: Đánh giá sự sinh trưởng của tảo I.<br />
galbana trong 3 môi trường khác nhau: môi trường F2, môi trường Walner và môi<br />
trường TT3, mỗi công thức lặp lại 3 lần. Điều kiện nuôi: mật độ tế bào nuôi: 3.5 x106<br />
(tb/ml), độ mặn 30‰, nhiệt độ phòng, chế độ sáng/ tối: 10/12 h, cường độ ánh sáng:<br />
3000lux, chế độ sục khí: 24/24h.<br />
- Ảnh hưởng của độ mặn lên sự sinh trưởng của tảo: Thí nghiệm được tiến hành<br />
ở 3 độ mặn: 25‰, 30‰ và 35‰, mỗi công thức lặp lại 3 lần. Điều kiện thí nghiệm: môi<br />
trường dinh dưỡng: môi trường F2, mật độ nuôi 3.5 x 106 (tb/ml), nhiệt độ: theo nhiệt độ<br />
phòng, chế độ sáng/ tối: 10/12h, cường độ ánh sáng: 3000lux; chế độ sục khí: 24/24 h.<br />
2.4. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp xác định mật độ tế bào của tảo<br />
Thu và đếm tế bào: Ở mỗi bình tảo nhân nuôi lấy 3 mẫu phụ (tổng cộng có 9<br />
mẫu phụ cho mỗi công thức). Cứ sau một ngày tiến hành lấy mẫu và đếm mật độ tế bào.<br />
Lượng mẫu tảo được lấy là 10ml/ lần. Mật độ tế bào tảo được xác định bằng buồng đếm<br />
hồng cầu Goriarev và bằng phương pháp so màu quang phổ.<br />
- Phương pháp xác định hàm lượng lipit tổng số: Theo phương pháp của Bligh<br />
và Dyer (1959).<br />
- Thành phần axít béo được xác định bằng phương pháp Sắc kí khí (GC), thực<br />
hiện tại Viện Hóa học các Hợp chất Thiên nhiên – Viện Khoa học và Công nghệ Việt<br />
Nam theo tiêu chuẩn ISO/FDIS 5590:1998 của Cộng hòa Liên Bang Đức với sự giúp đỡ<br />
của TS. Đoàn Lan Phương.<br />
<br />
LÊ THỊ HƯƠNG, VÕ HÀNH<br />
<br />
69<br />
<br />
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
3.1. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sự sinh trưởng của I.<br />
galbana<br />
Hiện nay trên thế giới có nhiều môi trường dinh dưỡng được sử dụng để nuôi<br />
trồng tảo. Tuy nhiên, việc lựa chọn môi trường nuôi tối ưu nhằm đạt được sinh khối cao,<br />
chất lượng tốt và giá thành rẻ nhất là vấn đề mà mọi người đều hướng tới. Sự sinh<br />
trưởng của I.galbana trong 3 môi trường được thể hiện ở bảng 1.<br />
Bảng 1. Ảnh hưởng của các môi trường dinh dưỡng lên sự sinh trưởng của tảo I. galbana<br />
<br />
Môi trường<br />
<br />
Môi trường F2<br />
<br />
Môi trường Walner<br />
<br />
Môi trường TT3<br />
<br />
Mật độ (x 106 tb/ml)<br />
<br />
Ngày<br />
0<br />
<br />
3,50<br />
<br />
3,50<br />
<br />
3,50<br />
<br />
1<br />
<br />
6,05<br />
<br />
5,45<br />
<br />
4,05<br />
<br />
2<br />
<br />
10,25<br />
<br />
8,75<br />
<br />
6,15<br />
<br />
3<br />
<br />
15,45<br />
<br />
14,45<br />
<br />
9,25<br />
<br />
4<br />
<br />
19,75<br />
<br />
17,65<br />
<br />
12,25<br />
<br />
5<br />
<br />
25,00<br />
<br />
23,75<br />
<br />
17,5<br />
<br />
6<br />
<br />
20,35<br />
<br />
20,00<br />
<br />
11,85<br />
<br />
7<br />
<br />
14,00<br />
<br />
13,75<br />
<br />
7,25<br />
<br />
8<br />
<br />
6,75<br />
<br />
4,85<br />
<br />
3,45<br />
<br />
9<br />
<br />
2,50<br />
<br />
1,95<br />
<br />
1,00<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
12,36<br />
<br />
11,41<br />
<br />
7,63<br />
<br />
Từ bảng 1 cho thấy, trong 3 môi trường đã được sử dụng thì môi trường F2 và<br />
môi trường Walner là tốt nhất đối với tảo I. galbana. Tối ưu là môi trường F2, mật độ<br />
tảo đạt cực đại sau 5 ngày nuôi trồng là 25 triệu tb/ml. Môi trường TT3 tảo phát triển<br />
kém nhất. Điều đáng lưu ý là ở cả 3 môi trường trên, tảo đều đạt giá trị cực đại sau 5<br />
ngày nuôi trồng, từ ngày thứ 6 trở đi, tảo tàn lụi dần. Do vậy, để thu được sinh khối<br />
nhiều nhất thì nên tiến hành nhân nuôi tảo ở môi trường F2 và thu hoạch chúng sau 5<br />
ngày nuôi trồng.<br />
3.2. Ảnh hưởng của độ mặn lên sự sinh trưởng và phát triển của I. galbana<br />
Mật độ tế bào của I. galbana nuôi cấy ở các nồng độ muối khác nhau sau 9 ngày<br />
nuôi cấy được thể hiện ở bảng 2.<br />
<br />
Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn lên sự sinh trưởng…<br />
<br />
70<br />
<br />
Bảng 2. Sự sinh trưởng của I. galbana ở các độ mặn khác nhau<br />
<br />
Độ mặn<br />
<br />
25‰<br />
<br />
30‰<br />
<br />
35‰<br />
<br />
Mật độ (x 106 tb/ml)<br />
<br />
Ngày<br />
0<br />
<br />
3,50<br />
<br />
3,50<br />
<br />
3,50<br />
<br />
1<br />
<br />
5,15<br />
<br />
5,75<br />
<br />
4,75<br />
<br />
2<br />
<br />
8,78<br />
<br />
9,56<br />
<br />
7,25<br />
<br />
3<br />
<br />
14,98<br />
<br />
15,28<br />
<br />
11,76<br />
<br />
4<br />
<br />
18,25<br />
<br />
18,88<br />
<br />
15,98<br />
<br />
5<br />
<br />
22,00<br />
<br />
23,85<br />
<br />
19,55<br />
<br />
6<br />
<br />
18,75<br />
<br />
19,35<br />
<br />
15,45<br />
<br />
7<br />
<br />
10,55<br />
<br />
12,00<br />
<br />
10,15<br />
<br />
8<br />
<br />
5,75<br />
<br />
6,15<br />
<br />
4,75<br />
<br />
9<br />
<br />
2,00<br />
<br />
1,95<br />
<br />
1,45<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
10,97<br />
<br />
11,63<br />
<br />
9,46<br />
<br />
Kết quả ở bảng 2 cho thấy, tảo I. galbana có khả năng sinh trưởng ở cả 3 độ mặn<br />
là 25‰, 30‰ và 35‰. Sự sinh trưởng của chúng ít biến động ở khoảng độ mặn trên.<br />
Tuy nhiên, tảo phát triển tối ưu ở độ mặn 30‰, ở độ mặn này tảo cho mật độ nuôi lớn<br />
nhất sau 5 ngày nuôi cấy, đạt 23,85 triệu tb/ml (trung bình đạt 11,63 triệu tb/ml). Ở độ<br />
mặn 25‰, sự sinh trưởng của tảo cũng đạt mật độ cực đại sau 5 ngày nuôi cấy (22,00<br />
triệu tb/ml, trung bình là 10,97 triệu tb/ml). Đây là một đặc điểm rất thuận lợi khi nuôi<br />
cấy đại trà, vì ở độ mặn này tương đương độ mặn của nước biển vào mùa hè, do đó tiết<br />
kiệm được lượng muối cần bổ sung vào môi trường, không những thế nó còn giảm được<br />
sự ăn mòn hệ thống nuôi so với ở các nồng độ muối cao hơn. Với độ mặn 35‰ mức độ<br />
sinh trưởng của tảo chậm nhất, mật độ cực đại đạt 19,55 triệu tb/ml, trung bình là 9,46<br />
triệu tế bào/ml.<br />
Như vậy, mặc dù độ mặn 30‰ là điều kiện tối ưu cho sự sinh trưởng của I.<br />
galbana nhưng theo chúng tôi, nếu nuôi trồng đại trà ở quy mô lớn thì nên nuôi ở độ<br />
mặn 25‰ vì như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất mà mức độ sinh trưởng của tảo<br />
vẫn cao.<br />
3.3. Thành phần, hàm lượng lipit và axit béo của I. galbana<br />
Sau khi lựa chọn được các điều kiện nuôi cấy tối ưu (môi trường F2, độ mặn<br />
30‰), chúng tôi đã tiến hành nuôi trồng tảo ở điều kiện tối ưu và phân tích thành phần và<br />
hàm lượng các axit béo của tảo trong điều kiện đó. Kết quả phân tích được trình bày ở bảng<br />
3.<br />
<br />
LÊ THỊ HƯƠNG, VÕ HÀNH<br />
<br />
71<br />
<br />
Bảng 3. Kết quả phân tích thành phần và hàm lượng axit béo của I. galbana<br />
<br />
Tên khoa học<br />
<br />
Hàm<br />
lượng %<br />
<br />
STT<br />
<br />
Axit béo<br />
<br />
1<br />
<br />
14:0<br />
<br />
Tetradecanoic acid<br />
<br />
Myristic acid<br />
<br />
16,73<br />
<br />
2<br />
<br />
16:0<br />
<br />
Hexandecanoic acid<br />
<br />
Palmitic acid<br />
<br />
8,71<br />
<br />
3<br />
<br />
16:1n-7<br />
<br />
9-Hexadecenoic acid<br />
<br />
Palmitoleic acid<br />
<br />
10,04<br />
<br />
4<br />
<br />
18:1n-9<br />
<br />
Cis 9 – Octadecenoic acid<br />
<br />
Oleic acid<br />
<br />
6,19<br />
<br />
5<br />
<br />
18:2n-6-t<br />
<br />
9,12 - Octadecadienoic acid<br />
<br />
Linoleic acid<br />
<br />
11,98<br />
<br />
6<br />
<br />
18:2n-6-c<br />
<br />
9,12 - Octadecadienoic acid<br />
<br />
Linoleic acid<br />
<br />
2,41<br />
<br />
7<br />
<br />
18:3n-6<br />
<br />
6,9,12 - Octadecatrienoic acid<br />
<br />
Linolelic acid<br />
<br />
11,43<br />
<br />
8<br />
<br />
19:0<br />
<br />
9<br />
10<br />
<br />
Tên thường<br />
<br />
Nonadecanoic acid<br />
<br />
5,30<br />
<br />
22:4n-6<br />
<br />
7,10,13,16 - Docosatetraenoic acid<br />
<br />
1,07<br />
<br />
20:1n-9<br />
<br />
11 - Eicosenoic acid<br />
<br />
1,19<br />
<br />
Các loại khác chưa xác dịnh được<br />
<br />
24,95<br />
<br />
Tổng axit béo bão hòa<br />
<br />
30,74<br />
<br />
Tổng axit béo không bão hòa<br />
<br />
44,31<br />
<br />
Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng lipit tổng số của chủng I. galbana chiếm<br />
6,71% trọng lượng tươi. Thành phần axit béo của I. galbana tương đối đơn giản, chỉ<br />
chứa 10 loại axit béo khác nhau. Các axit béo có mạch cabon từ 14C đến 22C, trong số<br />
đó thì các axit có số C là 14C, 16C, 18C là những axit béo nhiều nhất với hàm lượng<br />
tương ứng lần lượt là 16,73%; 18,75% và 32,01%. Nếu so sánh với kết quả phân tích<br />
của Ching Piao và Liang – Ping Lin [8] thì kết quả này khác nhiều cả về thành phần và<br />
hàm lượng của các axit béo. Theo chúng tôi nguyên nhân là do các thí nghiệm được tiến<br />
hành ở chế độ dinh dưỡng khác nhau và điều kiện môi trường nuôi trồng cũng khác<br />
nhau. Điều này hoàn toàn phù hợp với các thông báo trước về ảnh hưởng của chế độ<br />
dinh dưỡng, nhiệt độ, độ mặn, độ pH, photoperiod, ánh sáng cường độ và chất lượng<br />
ánh sáng lên sự tích lũy, hàm lượng, thành phần các axit béo của tế bào tảo [7].<br />
Trong thành phần axit béo thì hàm lượng axit béo không bão hòa chiếm hàm<br />
lượng tương đối lớn, chiếm trên 40% tổng axit béo. Kết quả này cũng phù hợp với một<br />
số nghiên cứu trước đây về giá trị dinh dưỡng của I. galbana [7], [8]. Với hàm lượng<br />
axit béo không bão hòa cao như vậy cho thấy tảo I. galbana có giá trị dinh dưỡng cao<br />
và là nguồn thức ăn tốt cho ấu trùng hai mảnh vỏ.<br />
<br />