TAP CHI KHOA HOC, Đai hoc Huê, Sô 46, 2008<br />
̣ ́ ̣ ̣ ̣ ́ ́<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ CHUỒNG NUÔI ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU <br />
SINH LÝ Ở LỢN YORKSHIRE VÀ CON LAI F1 (MC X Y) NUÔI THỊT<br />
Lê Văn Phước , Lê Đức Ngoan<br />
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế <br />
Nguyễn Kim Đường <br />
Đại học Vinh <br />
TÓM TẮT<br />
Thí nghiệm được tiến hành trên giống thuần Yorkshire và con lai với lợn Móng Cái nhằm <br />
đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến một số chỉ tiêu sinh lý của chúng. Kết quả <br />
nghiên cứu cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa nhiệt độ không khí và tần số hô hấp ở cả 2 <br />
loại lợn (R2>0,8). Tuy nhiên, sự tăng tần số hô hấp của lợn thuần nhanh hơn lợn lai F 1 (MC x Y); <br />
tần số hô hấp tăng mạnh khi nhiệt độ không khí >300C (đối với lợn F1 (MC x Y), trong khi đối với <br />
lợn Yorkshire >270C. Khi tăng nhiệt độ không khí thì làm giảm nhịp tim (R2 = 0,610,78). Nhịp tim <br />
giảm khi nhiệt độ không khí >300C (đối với lợn F1 (MC x Y), và > 270C (đối với lợn Yorkshire). <br />
Thân nhiệt của 2 nhóm lợn ở 2 giai đoạn sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ chuồng nuôi thay <br />
đổi từ 18380C khá ổn định 0,079 (lợn F1 (MC x Y) và 0,0880C (lợn Yorkshire) khi nhiệt độ không <br />
khí tăng 10C.<br />
Từ khóa: Nhiệt độ, Móng Cái, Yorkshire, hô hấp, nhịp tim, thân nhiệt <br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong thực tế chăn nuôi, kiểu hình của cá thể, của giống và mối quan hệ P = G + <br />
E (P: kiểu hình; G: kiểu gene; E: môi trường) là vấn đề luôn được đặt ra. Mỗi kiểu <br />
gene trong những điều kiện ngoại cảnh sẽ cho ra một kiểu hình nhất định. Nói cách <br />
khác, kiểu hình là kết quả của mối tương tác giữa kiểu gene và điều kiện ngoại cảnh. <br />
Trong các điều kiện ngoại cảnh thì các yếu tố môi trường, đặc biệt là nhiệt độ <br />
và độ ẩm không khí là hai yếu tố thường xuyên tác động lên con vật. Đã có nhiều công <br />
trình nghiên cứu về mối quan hệ này như Straub và cs (1976), Colin và cs (2002), Trần <br />
Thị Dân và cs (2004), Huynh và cs (2005).<br />
Nhiều nghiên cứu cho rằng lợn nhập nội, trong đó có Yorskhire, mẫn cảm hơn <br />
với sự thay đổi môi trường (Straub và cs, 1976). Tuy lợn Yorkshire được nhập vào <br />
Việt Nam rất lâu và đã sử dụng để lai tạo với lợn nội, trong đó có Móng Cái, cho con <br />
lai F1 làm sản phẩm thịt, nhưng các nghiên cứu về lĩnh vực này còn quá ít. Chỉ có một <br />
số công bố gần đây của Trần Thị Dân và Huỳnh Thị Thanh Thủy (2004), Lê Văn <br />
Phước và cs (2004, 2005)... <br />
Để góp phần tư liệu hóa và giúp người chăn nuôi hoàn thiện hơn quy trình nuôi <br />
các nhóm lợn nói trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ảnh hưởng của nhiệt độ <br />
chuồng nuôi đến một số chỉ tiêu sinh lý ở lợn Yorkshire và con lai F1 (MC x Y) nuôi <br />
thịt”. <br />
II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Vật liệu nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được tiến hành trên 9 lợn thuần Yorkshire và 9 lợn lai F 1 (MC x Y) <br />
nuôi thịt 75 ngày tuổi với khối lượng tương ứng là 20kg/con và 30 kg/con. Lợn đực <br />
được thiến và lợn cái không bị hoạn. <br />
Thí nghiệm kéo dài 90 ngày, tương ứng với 2 giai đoạn sinh trưởng (sau cai sữa và <br />
vỗ béo). Trước khi đưa vào thí nghiệm tất cả lợn đã được tiêm phòng các bệnh phổ <br />
biến như phó thương hàn, dịch tả, tụ huyết trùng và được tẩy giun sán.<br />
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu<br />
Nhịp thở và nhịp tim của lợn thí nghiệm được xác định bằng ống nghe vào buổi <br />
sáng, và thân nhiệt được đo ở hậu môn bằng nhiệt kế cùng lúc với xác định nhịp tim.<br />
Nghiên cứu được triển khai ở trại Trung tâm Nghiên cứu Vật nuôi Thủy An <br />
thuộc khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông Lâm Huế từ năm 20032005.<br />
Tất cả số liệu được xử lý trên phần mềm MINITAB version 13.2 (2000). Số liệu <br />
trình bày là giá trị bình quân gia quyền. <br />
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đến tần số hô hấp của lợn <br />
* Lợn F1 (MC x Y) sau cai sữa (2040kg) : Số liệu (đồ thị 3.1) cho thấy, t ương quan <br />
giữa nhiệt độ không khí và tần số hô hấp là chặt chẽ (R2 = 0,82). Mức độ tăng tần số hô <br />
hấp của lợn khi nhiệt độ không khí tăng 10C trong khoảng 18200C là 1 nhịp/phút; 20<br />
250C là 2 nhịp/phút; 25300C là 3,5 nhịp/phút; 30350C là 5 nhịp/phút và 36380C là 6 <br />
nhịp/phút. Trong khoảng nhiệt độ 300C) thì tần số hô hấp của lợn thực sự tăng nhanh (đồ thị 3.3).<br />
Khi nhiệt độ không khí tăng thêm 10C: trong khoảng 18200C thì tần số hô hấp <br />
tăng 1 nhịp/phút; 20250C tăng 2 nhịp/phút; 25300C tăng 4 nhịp/phút; 30350C tăng 6 <br />
nhịp/phút và 35380C tăng 7 nhịp/phút. <br />
Như vậy, khi nhiệt độ không khí tăng từ 18 lên đến 38 0C, tần số hô hấp của lợn <br />
Yorkshire tăng khoảng 4,6 lần, tương tự lợn F 1 (MC x Y) 4090kg. Có tương quan rất <br />
chặt chẽ giữa biến thiên của nhiệt độ không khí và tần số hô hấp của lợn Yorkshire <br />
3050kg (R2 = 0,8841).<br />
* Lợn Yorkshire giai đoạn vỗ béo (50100kg): Khi nhiệt độ không khí từ 180C lên <br />
đến 380C tần số hô hấp của loại lợn này tăng khoảng 4,5 lần (đồ thị 3.4). Tương quan <br />
giữa tần số hô hấp của lợn và nhiệt độ không khí rất chặt chẽ (R2 = 0,911). Kết quả <br />
này cũng phù hợp với đặc điểm sinh lý của động vật có khối lượng lớn yêu cầu nhiệt <br />
độ thích hợp thấp hơn so với động vật có khối lượng nhỏ. <br />
Cứ tăng 10C trong khoảng 18200C tần số hô hấp chỉ tăng 0,3 nhịp/phút; 20<br />
250C tăng 2 nhịp/phút, 25300C tăng đến 5 nhịp/phút; 30350C tăng 7,5 nhịp/phút và 35<br />
380C tăng 9,5 nhịp/phút. Nhiệt độ không khí >250C thì tần số hô hấp lợn Yorkshire 50<br />
100 kg đã bắt đầu tăng mạnh. Trong 4 nhóm lợn nghiên cứu thì đây là nhóm lợn có <br />
phản ứng mạnh nhất với nhiệt độ không khí cao.<br />
Nhìn chung, khi nhiệt độ không khí thấp <br />
270C, nhịp tim lợn F1 4090 kg tăng chậm lại. Có tương quan tương đối chặt giữa nhiệt độ <br />
không khí và nhịp tim của lợn (R2 = 0,6952).<br />
* Đối với lợn Yorkshire sau cai sữa (3050kg): Khi tăng nhiệt độ không khí thêm <br />
1 C, trong khoảng 18200C nhịp tim của lợn tăng 3,5 nhịp/phút, 20300C tăng 3 <br />
0<br />
<br />
nhịp/phút, 30380C chỉ tăng 2 nhịp/phút. Trong khoảng nhiệt độ không khí > 270C, nhịp <br />
tim có tăng nhưng tăng chậm.<br />
Như vậy, khi nhiệt độ không khí tăng từ 18 lên đến 380C nhịp tim của lợn <br />
Yorkshire tăng (R2 = 0,707) gấp 2 lần, thấp hơn nhiều so với mức tăng tần số hô hấp. <br />
<br />
120<br />
120<br />
100<br />
100<br />
80<br />
80<br />
NhÞp tim (lÇn/phót)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
60<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NhÞp tim (lÇn/phót)<br />
60<br />
40 Y(30-50) = -0,057x2 + 5,907x - 25,057 40<br />
R2 = 0,707 Y(50-100) = -0,0625x2 + 5,8789x - 25,911<br />
20<br />
20 R2 = 0,6159<br />
0<br />
0<br />
18 20 22 24 26 28 30 32 34 36 38 18 20 22 24 26 28 30 32 34 36 38<br />
0<br />
NhiÖt ®é kh«ng khÝ( C) 0<br />
NhiÖt ®é kh«ng khÝ( C)<br />
<br />
Đồ thị 3.7: Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí Đồ thị 3.8: Ảnh hưởng của nhiệt độ không <br />
khí <br />
đến nhịp tim ở lợn Yorkshire 3050kg đến nhịp tim ở lợn Yorkshire 50 100kg<br />
* Lợn Yorkshire giai đoạn vỗ béo (50100kg): Khi tăng nhiệt độ không khí <br />
thêm 1 C, trong khoảng 18200C nhịp tim của lợn tăng 3,5 nhịp/phút, 2050C tăng 3 <br />
0<br />
<br />
nhịp/phút, 30380C chỉ tăng chưa đến 2 nhịp/phút. Trong khoảng nhiệt độ không khí <br />
khảo sát (18380C) thì nhịp tim lợn Yorkshire 50100 kg chỉ tăng 1,8 lần. Kết quả cho <br />
thấy khi nhiệt độ không khí >250C nhịp tim tăng chậm.<br />
3.3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đến thân nhiệt của lợn<br />
<br />
40,5 <br />
40,5<br />
Y(F1) = 0,0037x2 - 0,1283x + 39,5 2<br />
Y(Y) = 0,0051x 0,1973x + 40,181<br />
40,0 2 2<br />
R = 0,7411 40,0 R = 0,8361<br />
0 C)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
39,5<br />
C)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
39,5<br />
0<br />
Thán nhiãût(<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
39,0<br />
39,0<br />
Thán nhiãût(<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
38,5<br />
38,5<br />
38,0<br />
38,0<br />
37,5<br />
37,5<br />
18 20 22 24 26 28 30 32 34 36 38 18 20 22 24 26 28 30 32 34 36 38<br />
Nhiãûtâäükhäng khê(0C) Nhiãûtâäükhäng khê(0C)<br />
Đồ thị 3.9: Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí Đồ thị 3.10: Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí <br />
đến thân nhiệt ở lợn F1 (MC x Y) đến thân nhiệt ở lợn Yorkshire <br />
Trong tất cả các chỉ tiêu sinh lý của động vật đẳng nhiệt nói chung và lợn nói <br />
riêng thì thân nhiệt là một trong những chỉ tiêu khá ổn định.<br />
* Lợn F1 (MC x Y): Trong khoảng nhiệt độ không khí 18200C thân nhiệt của lợn <br />
F1 (MC x Y) ổn định ở mức 38,40C; nhiệt độ không khí từ 20250C thì thân nhiệt của <br />
lợn dao động trong khoảng từ 38,438,60C (thân nhiệt tăng khoảng 0,040C khi nhiệt độ <br />
không khí tăng 10C); nhiệt độ không khí từ 25300C thì thân nhiệt của lợn tăng khoảng <br />
0,070C khi nhiệt độ không khí tăng 10C. Khoảng nhiệt độ không khí 30350C thì thân <br />
nhiệt của lợn tăng từ 38,9939,540C (tức là tăng khoảng 0,110C khi nhiệt độ không khí <br />
tăng 10C) và khi nhiệt độ không khí tăng từ 35380C trong khảo sát, thân nhiệt của lợn <br />
tăng khoảng 0,140C khi nhiệt độ không khí tăng 10C. <br />
Như vậy, khi nhiệt độ không khí tăng từ 18 0C cho đến 380C, thì cứ tăng nhiệt <br />
độ không khí lên 10C, thân nhiệt của lợn F1 (MC x Y) tăng khoảng 0,0790C. Mức độ <br />
tăng thân nhiệt của lợn F1 (MC x Y) thực sự mạnh khi nhiệt độ không khí >300C.<br />
Kết quả này cũng khá phù hợp với nhận xét của Quinou và Noblet (1999), <br />
Colin và cs (2002) là đối với lợn thịt >22kg tốc độ tăng thân nhiệt khoảng 0,08 0C/10C <br />
(ở nhiệt độ không khí dao động từ 25330C). Cũng như kết quả nghiên cứu của Huynh, <br />
T.T.T. và cs (2005) là thân nhiệt của lợn tăng thực sự khi nhiệt độ không khí >26,10C.<br />
* Lợn Yorkshire: Trong khoảng nhiệt độ môi trường nghiên cứu, mối quan hệ <br />
giữa nhiệt độ môi trường và thân nhiệt khá chặt chẽ (R2 = 0,8361). Trong khoảng <br />
nhiệt độ môi trường 18200C thân nhiệt của lợn ổn định ở mức 38,280C; nhiệt độ <br />
không khí từ 20250C thì thân nhiệt của lợn dao động trong khoảng từ 38,2838,440C <br />
(thân nhiệt tăng khoảng 0,030C khi nhiệt độ không khí tăng 10C); nhiệt độ không khí từ <br />
25300C thì thân nhiệt của lợn tăng khoảng 0,08 0C khi nhiệt độ không khí tăng 10C. <br />
Khoảng nhiệt độ không khí 30350C thì thân nhiệt của lợn tăng từ 38,8539,520C (tức <br />
là tăng khoảng 0,130C khi nhiệt độ không khí tăng 10C) và khi nhiệt độ không khí tăng <br />
từ 35380C trong khảo sát, thân nhiệt của lợn tăng khoảng 0,18 0C khi nhiệt độ không <br />
khí tăng 10C. <br />
Trong khoảng nhiệt độ không khí khảo sát từ 180C 380C, thì cứ tăng nhiệt độ <br />
không khí lên 10C, thân nhiệt của lợn Yorkshire tăng khoảng 0,0880C. Mức độ tăng <br />
thân nhiệt của lợn này thực sự mạnh khi nhiệt độ không khí >270C<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
Giữa nhiệt độ không khí và tần số hô hấp ở cả 2 loại lợn có tương quan chặt <br />
chẽ (R >0,8). Tần số hô hấp tăng mạnh khi nhiệt độ không khí > 300C (lợn F1 (MC x Y) <br />
2<br />
<br />
sau cai sữa), >270C (lợn F1 (MC x Y) vỗ béo và lợn Yorkshire sau cai sữa); >250C (lợn <br />
Yorkshire vỗ béo).<br />
Tương quan giữa nhiệt độ không khí và nhịp tim ở các loại lợn là tương đối <br />
chặt chẽ (R2 = 0,610,78). Mức độ tăng nhịp tim giảm khi nhiệt độ không khí >300C <br />
(lợn F1 (MC x Y) sau cai sữa), > 27 0C (lợn F1 (MC x Y) vỗ béo và lợn Yorkshire sau cai <br />
sữa), > 250C (lợn Yorkshire vỗ béo).<br />
Trong khoảng nhiệt độ không khí khảo sát, thân nhiệt của lợn khá ổn định, chỉ <br />
tăng 0,0790C đối với lợn F1 (MC x Y) và 0,0880C khi nhiệt độ không khí tăng 10C.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Trần Thị Dân và Huỳnh Thị Thanh Thủy. Thay đổi sinh lý, tăng trưởng và hành vi <br />
của lợn thịt với hai kiểu làm mát, Tạp chí Chăn nuôi, 1 [59], (2004) 710.<br />
2. Colin, A., MariaJoao Vaz and Jean Le Dividich. Effects of high temperature on <br />
body temperature and hormonal adjustments in piglets, Nutrition Development, 42, <br />
(2002) 4553.<br />
3. Huynh, T. T. T., Aarnink, A. J. A. and Verstegen, M. W. A. Reactions of pigs to a <br />
hot environment, In: Proceedings of the Seventh International Symposium (Beijing, <br />
China). WWW.asabe.org. (2005) <br />
4. Marple, D. N., Jones, D. J., Alliston, C. W., Forrest, J. C. Physiological and <br />
endocrinological changes in response to terminal heat stress in swine, Journal of <br />
Animal Science, 39, (1974) 7982.<br />
5. Qiuniou, N., Noblet, J. Influence of high temperature on performance of <br />
multiparous lactating sow, Journal of Animal Science, 77 (1999) 21242134.<br />
6. Straub, G., Weniger, J. H., Tawfik, E. S., Steinhau, D. The effect of high <br />
environmental temperature on fattening performance and growth of boars, <br />
Liverstock Production Science, 33, (1976) 6574.<br />
<br />
THE EFFECTS OF AIR TEMPERATURE ON SOME PHYSIOLOGYCAL <br />
PARAMETERS IN PURE YORKSHIRE AND F1 (MC X Y) <br />
GROWING AND FINISHING PIGS<br />
Le Van Phuoc, Le Duc Ngoan <br />
College of Agriculture and Forestry, Hue Universiry <br />
Nguyen Kim Duong<br />
Vinh University<br />
SUMMARY<br />
Nine Yorkshire and 9 crossbred F1 (MC x Y) at 75 days of age were physiologically <br />
investigated. The results of the study show that, there is a close correlation between the air <br />
temperature and the respiration rhythm and heart rhythm of two pig genotype (R 2>0.60.8). The <br />
respiration rhythm of pigs strongly increases when the air temperatureis higher than 300C <br />
(growing F1 (MC x Y), higher than 270C (finishing F1 (MC x Y) and growing Yorkshire) and higher <br />
than 250C (finishing Yorkshire). The speed of heart rhythm quickly increased when the air <br />
temperature was upto 300C (growing F1 (MC x Y), higher than 270C (finishing F1 (MC x Y) and <br />
growing Yorkshire), higher than 250C (finishing Yorkshire), and slowly increased below those <br />
temperatue points. The body temperature of both pure breed and crossbred pigs was not effected by <br />
the temperatue of 18360C. Hhowever, it was increased about 0.079 (F 1 (MC x Y) and 0,0880C <br />
(Yorkshire) when the air temperature increased by 10C.<br />
Key words: Temperature, Mongcai, Yorkshire, respiratory rate, heart rhythm, body <br />
temperature.<br />