intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ và biochar đến hàm lượng lân hữu dụng trong đất canh tác rau màu

Chia sẻ: VieEinstein2711 VieEinstein2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

73
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ Bio-Pro và Biochar sản xuất từ vỏ trấu đến sự thay đổi hàm lượng lân hữu dụng trong Bio-Pro đất chuyên canh rau màu tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ và biochar đến hàm lượng lân hữu dụng trong đất canh tác rau màu

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018<br /> <br /> Present situation of King mandarin technical cultivation<br /> in Tam Binh district, Vinh Long province<br /> Nguyen Ngoc Thanh, Tat Anh Thu,<br /> Vo Thi Van Anh, Nguyen Van Loi, Vo Thi Guong<br /> Abstract<br /> With the aim of providing essentially based information needed for effective management of citrus root rot disease,<br /> an over-all investigation in King mandarin orchards in Tam Binh district, Vinh Long province, where citrus has<br /> been traditionally cultivated was carried out. The result showed that 88% of famers used unknown grafted trees<br /> without cerfitication; 62% of the orchards cultivated with excessive density as recommended; 83% of citrus orchards<br /> not applied organic fertilizer. In addition, 40% of the orchards was fertilized with very high quantity of nitrogen<br /> and phosphorus (about 3 times higher than recommended) whereas more than 75% of farmers used potassium at<br /> low doses compared to citrus requirement. The above mentioned issues resulted in increasing root rot disease and<br /> significantly reducing the yield of orchards (2 - 6 times lower than the well managed ones).<br /> Keywords: Citrus nobilis, root rot, fruit yield, organic fertilizer<br /> Ngày nhận bài: 14/2/2018 Người phản biện: GS. TS. Vũ Mạnh Hải<br /> Ngày phản biện: 18/2/2018 Ngày duyệt đăng: 13/3/2018<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN HỮU CƠ VÀ BIOCHAR<br /> ĐẾN HÀM LƯỢNG LÂN HỮU DỤNG TRONG ĐẤT CANH TÁC RAU MÀU<br /> Tất Anh Thư1, Đoàn Huỳnh Như1 và Huỳnh Mạch Trà My1<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ Bio-Pro và Biochar sản xuất từ<br /> vỏ trấu đến sự thay đổi hàm lượng lân hữu dụng trong Bio-Pro đất chuyên canh rau màu tại huyện Bình Tân, tỉnh<br /> Vĩnh Long. Thí nghiệm được bố trí theo hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 03 nghiệm thức với 3 lặp lại cho mỗi nghiệm<br /> thức. Các nghiệm thức được bố trí như sau: (1) Đối chứng (100% đất), (2) Đất + phân hữu cơ Bio-Pro, (3) Đất +<br /> Biochar vỏ trấu. Các chỉ tiêu theo dõi gồm pH, EC, lân tổng số, lân hòa tan và lân hữu dụng trong đất tại các thời<br /> điểm 7 ngày, 14, 21 và 28 ngày sau khi ủ mẫu. Kết quả thí nghiệm cho thấy bón phân hữu cơ Bio pro và biochar làm<br /> từ vỏ trấu đã giúp thay đổi giá trị pH đất, EC đất, lân dễ hòa tan trong môi trường nước, lân dễ tiêu và lân tổng số<br /> trong đất rõ rệt so với đối chứng. Phân hữu cơ và Biochar vỏ trấu giúp gia tăng nguồn lân hữu dụng và lân tổng số<br /> trong đất cao hơn so đối chứng. Hiệu quả cải thiện giá trị pH đất, EC và dinh dưỡng lân trong đất của phân hữu cơ<br /> hữu cơ Bio-Pro tốt hơn so với Biochar vỏ trấu.<br /> Từ khóa: Biochar, lân dễ hòa tan trong nước, lân hữu dụng, lân tổng số, phân hữu cơ<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ lại hiệu quả kinh tế. Kết quả điều tra ngẫu nhiên 30<br /> Lân là yếu tố giới hạn đến năng suất của nhiều nông hộ trồng đậu bắp tại Hợp tác xã Thành Lợi,<br /> loại cây trồng, nhất là rau màu do đó để tăng năng huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long của Lâm Quang<br /> suất nông dân thường bón lân với liều lượng cao Thường (2012) cho thấy 90% các nông hộ canh<br /> mà không chú ý đến đặc tính đất. Theo Smithson tác đậu bắp không cung cấp phân bón hữu cơ cho<br /> (1999), độ hữu dụng của lân bị chi phối bởi chất hữu đất mà chỉ sử dụng phân vô cơ. Việc lạm dụng quá<br /> cơ, pH, các cation trao đổi, độ hòa tan của Al, Fe nhiều phân bón vô cơ dẫn đến hàm lượng chất hữu<br /> và Ca, khi đất có pH< 6 sự thiếu hụt lân xảy ra trên cơ trong đất giảm, hàm lượng dưỡng chất trong đất<br /> hầu hết các loại cây trồng. Để gia tăng năng suất, thấp. Tận dụng các phụ phẩm trong sản xuất nông<br /> một lượng lớn vôi và phân lân vô cơ như lân nung nghiệp làm nguồn cung cấp dinh dưỡng cho đất<br /> chảy, supe lân (SP), điamôn photphat (DAP) được sử đang là hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp<br /> dụng, tuy nhiên không thành công do không mang bền vững, trong đó có than sinh học (biochar). Phân<br /> 1<br /> Bộ môn Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ<br /> <br /> 44<br /> Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018<br /> <br /> hữu cơ và biochar có chứa hàm lượng carbon rất cao, phân hữu cơ và biochar lên sự thay đổi hàm lượng<br /> giúp cải thiện nhiều tính chất đất, giúp gia tăng hoạt ân trong đất được thực hiện.<br /> động vi sinh vật đất, gia tăng hàm lượng đạm hữu<br /> dụng trong đất, lân hữu dụng trong đất. Nghiên cứu II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> của Kurnia Dewi Sasmitaa và cộng tác viên (2017) 2.1. Vật liệu nghiên cứu<br /> cho thấy hàm lượng lân hữu dụng trong đất gia tăng<br /> Mẫu đất dùng trong thí nghiệm được thu từ đất<br /> đáng kể khi cung cấp phân bón hữu cơ và biochar<br /> ruộng chuyên canh màu (chủ yếu cây đậu bắp xanh<br /> cho đất do phân bón hữu cơ, biochar giúp gia tăng<br /> Nhật) của hợp tác xã trồng rau tại huyện Bình Tân,<br /> pH đất, tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong<br /> Vĩnh Long, thuộc nhóm đất phù sa không bồi có<br /> đất như N, P, K, Ca, Mg…, hoạt động vi sinh vật đất<br /> gia tăng dẫn đến gia tăng tiến trình khoáng hóa dinh tầng gley (Eutri - Gleyic - Fluvisol), đất có tầng sét<br /> dưỡng. Mặc dù các nghiên cứu của Ohno và cộng cao bên dưới, khô ngập luân phiên với độ bão hòa<br /> tác viên (2007, 2010) đã cung cấp một vài thông tin base > 50 theo phân loại của FAO-UNESCO-WRB<br /> về hấp thu và cố định lân khi sử dụng phân hữu cơ. (1998) dựa theo bản đồ đất Đồng bằng sông Cửu<br /> Theo Warnock và cộng tác viên (2007), biochar có Long được chuyển đổi bởi Võ Quang Minh (2006).<br /> ảnh hưởng đến cộng đồng vi sinh hòa tan lân trong, Nguồn phân hữu cơ dùng trong thí nghiệm<br /> đây có thể là nguyên nhân giúp cây trồng có khả là phân hữu cơ Bio-Pro được ủ từ bã bùn mía và<br /> năng hấp thu được nguồn lân hữu dụng trong đất Biochar được sản xuất từ vỏ trấu (nhiệt phân tại<br /> được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khả năng cung cấp lân điều kiện nhiệt độ 550 - 600°C trong vòng 10 - 15<br /> của phân hữu cơ và biochar cho đất hiện nay vẫn còn phút). Thành phần dinh dưỡng có trong phân hữu<br /> rất ít thông tin và chưa được quan tâm nghiên cứu cơ vi sinh Bio-Pro và Biochar vỏ trấu được thể hiện<br /> nhiều. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của ở bảng 1.<br /> <br /> Bảng 1. Thành phần dinh dưỡng có trong phân hữu cơ Bio-Pro và Biochar vỏ trấu<br /> STT Chỉ tiêu đánh giá Đơn vị Phân hữu cơ Bio-Pro Biochar vỏ trấu<br /> 1 pH (H2O) (1 : 2,5) - 7,21 9,92 ± 0,04<br /> 2 EC mS/cm - 0,74 ±0,01<br /> 3 Chất hữu cơ %C 36,7 49,4 ±0,44<br /> 4 Đạm tổng số %N 2,0 0,42 ±0,05<br /> 5 Lân tổng số %P2O5 4,8 0,41 ±0,05<br /> 6 Kali tổng số %K2O 0,8 -<br /> 7 CEC Cmol(+)/kg -<br /> 34,9 ±0,06<br /> 8 Trichoderma spp. CFU/g ˟ 10<br /> 6<br /> -<br /> <br /> 2.2. Phương pháp nghiên cứu Trước khi thực hiện thí nghiệm, khả năng giữ<br /> nước tối đa của đất được xác định theo phương<br /> 2.2.1. Bố trí thí nghiệm<br /> pháp của Anderson (1982) để ước tính lượng nước<br /> Mẫu đất dùng trong thí nghiệm được thu thập cần bổ sung vào đất sao cho đất đạt độ ẩm 60% -<br /> tại vùng chuyên canh rau màu ở độ sâu 0 - 20 cm tại tương đương lực giữ nước dao động trong khoảng<br /> 5 điểm khác nhau theo hình Zig Zag, sau đó được _ 0,01 MPa (Coyne, 1999). Cân chính xác 100 đất<br /> trộn đều thành một mẫu lớn (khoảng 20 kg) và được khô cho vào ống kim loại hình trụ (ống Ring) có<br /> mang về phòng thí nghiệm để phơi trong điều kiện đường kính 5 cm, chiều cao 5 cm (thể tích Ring là<br /> phòng thí nghiệm và xử lý bằng cách nghiền qua rây 98,125 cm3), một đầu đã được bịt kín bằng vải lưới<br /> 2 ˟ 2 mm. Sau đó, một lượng nhỏ mẫu (khoảng 2 kg) có đường kính mắc lưới nhỏ hơn 45 μm, nhằm<br /> được thu thập để xác định một số chỉ tiêu đất trước ngăn không cho đất di chuyển ra khỏi ống. Ngâm<br /> khi bố trí thí nghiệm về đặc tính hóa và lý học đất ống ring vào trong khay có chứa nước, nước ngập ½<br /> như: pHH2O, EC, CEC, chất hữu cơ, P tổng số, đạm ống (ring), để qua đêm (12 h) cho đến khi đất được<br /> tổng số, dung trọng đất và thành phần sa cấu đất. bão hòa nước. Lấy ống ra và cho vào hệ thống hộp<br /> <br /> 45<br /> Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018<br /> <br /> cát khoảng 3 giờ nhằm loại bỏ các phân tử nước tự (tuần 4), ngoài các chỉ tiêu phân tích như các tuần 1,<br /> do trong đất và trên ống chứa mẫu. Cân khối lượng 2 và 3, lân tổng số được phân tích. Mẫu được phân<br /> đất đã bão hòa nước. Sấy đất ở nhiệt độ 1050C đến tích ngay tại thời điểm thu mẫu và sau đó qui đổi về<br /> khi khối lượng không thay đổi. Cân lại khối lượng khối lượng đất khô.<br /> đất sau khi sấy. Sai biệt giữa khối lượng đất trước<br /> 2.2.2. Phương pháp phân tích<br /> và sau khi sấy tương đương với lượng nước tối đa<br /> đất có khả năng giữ được (lượng nước bão hòa). Ẩm Các chỉ tiêu phân tích mẫu đất được tuân thủ<br /> độ 60% khả năng giữ nước tối đa của đất được tính theo đúng phương pháp phân tích chuẩn cụ thể như<br /> bằng 60% lượng nước bão hòa. sau: Giá trị pH và EC được đo bằng pH kế và EC kế<br /> với tỷ lệ ly trích đất : nước là (1 : 2,5). Chất hữu cơ<br /> Thí nghiệm đánh giá khả năng hấp phụ lân của<br /> (CHC) trong đất được xác định theo phương pháp<br /> biochar và phân hữu cơ trong đất được thực hiện<br /> Walkley- Black (1934). Hàm lượng carbon có trong<br /> trong điều kiện phòng thí nghiệm và trong lọ nhựa<br /> vật liệu biochar được xác định theo phương đốt khô<br /> có nắp đậy (8 ˟ 4 ˟ 3) cm, có thể tích 100 ml. Mỗi<br /> (dry combustion method) ở điều kiện nhiệt độ 830oC<br /> lọ chứa 35 gam đất (trọng lượng khô). Thí nghiệm<br /> trong thời gian 24 giờ (Rajesh Chintala et al., 2013).<br /> được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với<br /> Khả năng trao đổi cation của đất (CEC) được xác<br /> 8 nghiệm thức, 3 lặp lại, 4 thời điểm xử lý mẫu (7<br /> định theo phương pháp chuẩn độ với EDTA 0,01M<br /> ngày, 14 ngày, 21 ngày và 28 ngày), 4 chỉ tiêu theo<br /> dõi và mỗi lặp lại có tổng cộng 16 lọ. Như vậy, tổng và các cation trao đổi được đo trên máy hấp thu<br /> cộng có 144 lọ được sử dụng trong thí nghiệm. Mẫu nguyên tử. Đạm tổng số được xác định theo phương<br /> được ủ riêng lẻ trong các lọ nhựa. Các nghiệm thức pháp chưng cất Kjeldahl, sau khi mẫu đã được vô<br /> thí nghiệm được liệt kê như sau: Nghiệm thức 1: cơ hóa bằng hỗn hợp K2SO4: CuSO4: Se theo tỷ lệ<br /> đối chứng (100% đất), nghiệm thức 2: đất + phân (100 : 10 : 1). Lân tổng số trong đất được phân tích<br /> hữu cơ Bio Pro (5,11 g/kg đất tương ứng với lượng bằng cách vô cơ hóa với H2SO4 và HClO4 đậm đặc,<br /> dùng 15 tấn /ha), nghiệm thức 3: đất + Biochar hàm lượng lân có trong mẫu sau khi vô cơ được<br /> vỏ trấu (5,11 g/kg đất tương ứng với lượng dùng xác định theo phương pháp so màu (Olsen and<br /> 15 tấn /ha) với dung trọng của đất tại điểm thu mẫu Sommers, 1982). Lân hữu dụng được xác định theo<br /> là 1,47 g/cm3. phương pháp Olsen bằng cách trích đất với 0,5M<br /> NaHCO3, pH 8,5, tỷ lệ đất /dung dịch trích: 1 : 20<br /> Trước tiên, cho 35 g đất (trọng lượng khô) cho<br /> (Olsen and Sommers, 1982). Lân hòa tan trong nước<br /> vào lọ nhựa. Sau đó, các vật liệu gồm biochar vỏ trấu<br /> được trích với tỉ lệ đất nước 1 : 20 với thời gian lắc<br /> và phân hữu cơ Bio-Pro được cho vào với lượng<br /> tương ứng cho từng nghiệm thức. Dùng đũa thủy mẫu 30 phút. Hàm lượng lân có trong mẫu sau khi ly<br /> tinh trộn đều đất và vật liệu có trong lọ nhựa khoảng trích được xác định theo phương pháp so màu của<br /> 1 phút. Thêm nước cất với một lượng đã xác định Kovar và Pierzynski (2009). Dung trọng đất được<br /> trước vào các lọ nhằm hiệu chỉnh ẩm độ đất về 60% xác định theo phương pháp của Blake và Hartge<br /> ẩm độ bảo hòa. Sau đó đậy nắp không kín để hạn (1986) dựa trên cơ sở cân khối lượng đất khô (sấy ở<br /> chế bốc thoát hơi nước và kiểm tra lượng nước mất nhiệt độ 105oC) trên thể tích của mẫu đất thu ở điều<br /> đi mỗi tuần bằng cách cân trọng lượng lọ để bổ sung kiện tự nhiên, không bị xáo trộn.<br /> lượng nước mất từ trong đất. Các lọ thí nghiệm được 2.2.3. Xử lý số liệu<br /> để yên ở nơi thoáng mát và trong tối. Thí nghiệm Sử dụng phần mềm Microsoft Excel và phần<br /> được kéo dài trong 28 ngày (4 tuần). Vào các thời mềm SPSS phiên bản 16.0 để xử lý số liệu, phân tích<br /> điểm 0, 7, 14, 21 và 28 ngày sau khi ủ tiến hành thu phương sai, so sánh khác biệt trung bình, tính độ<br /> mẫu để phân tích một số chỉ tiêu gồm: pHH2O, EC, P lệch chuẩn.<br /> hòa tan trong nước (PH20), P trao đổi (POlsen). Ở mỗi<br /> thời điểm thu mẫu tiến hành lấy 4 lọ (35 g đất) ở mỗi 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br /> lặp lại tương ứng với 1 lọ dùng để phân tích pHH2O và Nghiên cứu được thực hiện tại phòng thí nghiệm<br /> EC đất, 1 lọ dùng để phân tích lân theo phương pháp Hóa - Lý - Phì nhiêu Đất, Bộ môn Khoa học đất,<br /> Olsen 1 lọ dùng để phân tích dễ lân hòa tan trong Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường<br /> môi trường nước. Tại thời điểm 28 ngày sau khi ủ Đại học Cần Thơ từ tháng 5 đến tháng 9/2015.<br /> <br /> 46<br /> Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018<br /> <br /> III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Bảng 3. Tính chất hóa học đất canh tác đậu bắp<br /> dùng trong nghiên cứu<br /> 3.1. Tính chất lý - hóa học đất trước khi bố trí<br /> STT Chỉ tiêu Kết quả<br /> thí nghiệm<br /> 1 pHH2O (1:2,5) 5,09 ± 0,31<br /> - Tính chất vật lý đất: Kết quả phân tích (Bảng 2)<br /> 2 EC(1:2,5) (mS/cm) 0,45 ± 0,06<br /> cho thấy đất thí nghiệm có dung trọng cao (1,47 g/cm3)<br /> 3 P tổng số (%P205) 0,06 ± 0,009<br /> có thể được xem là đất bị nén dẽ theo đánh giá của<br /> Blake và Hartge (1986). Phần trăm cấp hạt sét cao 4 N tổng số (%N) 0,13 ± 0,02<br /> chiếm tỷ lệ cao 64,41%, kế đến là thịt chiếm 35,13% 5 CEC (meq/100g) 11,5 ± 0,62<br /> và thấp nhất là cát chiếm 0,46% được đánh giá là đất 6 Chất hữu cơ (%C) 1,53 ± 0,32<br /> sét pha thịt theo tam giác sa cấu của USDA (1998).<br /> 3.2. Tác động của phân hữu cơ và biochar đến sự<br /> Bảng 2. Tính chất vật lý đất thay đổi pH và EC của đất<br /> STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả - pHH2O đất: Kết quả trình bày ở bảng 4 cho thấy<br /> pH đất trong suốt quá trình ủ mẫu biến động trong<br /> 1 Dung trọng g/cm3 1,47 ± 0,04 khoảng 4,46 - 5,40, đạt cao nhất ở giai đoạn 28 ngày<br /> Thành phần cấp hạt sau khi ủ, được đánh giá là chua đến hơi chua theo<br /> - Cát 0,46 ± 0,04 thang đánh giá của Landon (1984). Kết quả phân<br /> 2 % tích thống kê cho thấy có sự khác biệt thống kê về giá<br /> - Thịt 35,13 ± 0,09<br /> - Sét 64,41 ± 0,94 trị pH đất ở 3 nghiêm thức phân bón khác nhau với<br /> Ghi chú: ± : Sự chênh lệch giữa các lần lặp lại.<br /> mức ý nghĩa 5%. Nghiệm thức bón phân bón hữu cơ<br /> có giá trị pH đất đạt cao nhất, kế đến nghiệm thức<br /> - Tính chất hóa học đất: Đất dùng trong thí bón biochar võ trấu và thấp nhất là nghiệm thức đối<br /> nghiệm có pH thấp (pHH20=5,09 ± 0,31) được đánh chứng. Điều này cho thấy phân bón hữu cơ dùng<br /> giá là chua. Hàm lượng đạm tổng số thấp (0,13 % N). trong thí nghiệm có hiệu quả tốt trong việc giúp gia<br /> tăng pH đất hơn so với biochar từ vỏ trấu. Sự hiện<br /> Lân tổng số đạt giá trị trung bình (0,06 % P205). diện của các ion hữu cơ và carbonate vô cơ có trong<br /> Hàm lượng chất hữu cơ và CEC trong đất thấp chỉ phân hữu cơ đã giúp cho pH đất gia tăng. Khi pH<br /> đạt ở mức 1,53% C và 11,68 meq/100 g theo thứ tự tăng phân hữu cơ Bio Pro và biochar sẽ cố định Al và<br /> (Bảng 3). Fe thay vì lân từ đó giúp gia tăng lân trong đất.<br /> <br /> Bảng 4. Giá trị pH H2O (1 : 2,5) ở các nghiệm thức trong điều kiện ủ háo khí tại các thời điểm ủ khác nhau<br /> Thời gian ủ mẫu (ngày)<br /> TT Nghiệm thức Trung bình<br /> 7 14 21 28<br /> 1 Đối chứng 4,79 4,88 b 5,27 a 4,46 c 4,85<br /> 2 Phân hữu cơ 4,85 5,06 a<br /> 5,40 a<br /> 4,65 a<br /> 4,99<br /> 3 Biochar vỏ trấu 4,85 4,86 b 5,34 a 4,50 b 4,89<br /> CV (%) 2.62 0.23 0.51 0.15<br /> F ns ** ** **<br /> Ghi chú: Bảng 4 - 8: Các giá trị trung bình trong cùng một cột theo sau bởi các chữ cái giống nhau không khác biệt<br /> có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.<br /> <br /> Theo Tang và Yu (1999) pH đất tăng khi thêm các carbonates tan nhẹ trong đất làm giới hạn các<br /> vào đất các vật liệu hữu cơ là do xảy ra các phản ứng hydroxylation của carbonates dẫn đến giảm các ion<br /> khử carboxyl của các anion hữu cơ hoặc do các ion hydroxyl. Theo Xiang - Hong Liu và Xing - Chang<br /> kiềm được phóng thích trong quá trình phân hủy Zhang (2012) quá trình oxy hóa các vật liệu hữu cơ<br /> chất hữu cơ. So với phân hữu cơ, biochar chưa có trong đất có thể tạo nên các vật hữu cơ và tiến trình sẽ<br /> hiệu quả trong việc làm gia tăng pH đất điều này có được thúc đẩy mạnh khi có sự hiện diện của biochar,<br /> thể do liều lượng biochar thêm vào chưa đủ làm thay sự hình thành các nhóm chức acid có thể trung hòa<br /> đổi pH đất hoặc do các cation có trong thành phần độ kiềm và có dẫn đến giảm pH đất. Ngược lại, giá<br /> biochar kết hợp với các carbonates của đất tạo thành trị pH tăng ở các nghiệm thức có bón phân hữu cơ<br /> <br /> 47<br /> Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018<br /> <br /> còn có thể là do nguồn phân hữu cơ sử dụng trong trị EC giữa các nghiệm thức. Nghiệm thức cung cấp<br /> thí nghiệm là phân hữu cơ được tạo thành từ bã bùn phân hữu cơ có giá trị EC hơn các nghiệm thức có<br /> mía có hàm lượng canxi cao (13,9% CaO), nguyên cung cấp biochar và đối chứng. Không có sự khác<br /> nhân hàm lượng canxi trong bã bùn cao là do trong biệt ý nghĩa thống kê về giá EC giữa các nghiệm<br /> quá trình chế biến đường, các nhà sản xuất đưa một thức bón biochar và nghiệm thức đối chứng. Chứng<br /> lượng vôi vào để trung hoà pH (Phạm Thị Phương tỏ, việc cung cấp phân hữu cơ vào đất đã giúp quá<br /> Thúy và Dương Minh Viễn, 2008). trình khoáng hóa xảy ra được tốt hơn đã cung cấp<br /> - EC trong đất: Kết quả trình bày bảng 5 cho thấy thêm cho đất nhiều NH4+, NO3-, PO43-… dẫn đến<br /> EC có khuynh hướng tăng dần theo thời gian, có sự EC gia tăng.<br /> khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% về giá<br /> <br /> Bảng 5. Giá trị EC(1:2,5) ở các nghiệm thức trong điều kiện ủ háo khí tại các thời điểm ủ khác nhau<br /> Thời gian ủ mẫu (ngày)<br /> TT Nghiệm thức Trung bình<br /> 7 14 21 28<br /> 1 Đối chứng 0,30 b 0,31 b 0,33 c 0,37 b 0,33<br /> 2 Phân hữu cơ bio pro 0,51 a 0,54 a 0,53 a 0,59 a 0,54<br /> 3 Biochar vỏ trấu 0,30 b<br /> 0,32 b<br /> 0,36 b<br /> 0,36 b<br /> 0,34<br /> CV (%) 2,11 1,52 1,23 0,35<br /> F ** ** ** **<br /> <br /> - Hàm lượng lân tổng số (%P2O5): Hàm lượng lân tăng hoạt động của vi sinh vật khoáng hóa lân từ đó<br /> tổng số trong đất tại thời điểm 4 tuần sau khi ủ mẫu giúp gia tăng nguồn lân vô cơ của đất. Sự gia tăng<br /> dao động trong 0,098 - 0,131 % P2O5. Hàm lượng lân hàm lượng lân tổng số ở các nghiệm thức bón phân<br /> tổng số trong đất tăng từ 5 - 34% ở các nghiệm thức hữu cơ bio pro và biochar vỏ trấu là do bản thân các<br /> có bón biochar vỏ trấu và nghiệm thức bón phân vật liệu hữu cơ sử dụng trong thí nghiệm có chứa<br /> hữu cơ (theo thứ tự) so với nghiệm thức đối chứng một lượng lân cao.<br /> (Bảng 6). Kết quả phân tích thống kê cho thấy khác<br /> 3.3. Tác động của việc cung câp phân hữu cơ và<br /> biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% (p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2