KHOA HỌC NÔNG LÂM NGHIỆP - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG<br />
<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN, MẬT ĐỘ NUÔI<br />
ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ SINH TRƯỞNG CỦA<br />
Cá Chạch đồng (Misgurnus anguillicaudatus)<br />
Phan Thị Yến<br />
Trường Đại học Hùng Vương<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ nuôi khác nhau đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống<br />
của cá Chạch đồng (Misgurnus anguillicaudatus) thực hiện 2 thí nghiệm. Thí nghiệm 1 cá được nuôi<br />
180 ngày với 3 mật độ: 40, 60, 80 con/m2. Kết quả cho thấy, mật độ 40con/m2 cho tỷ lệ sống (96,67%)<br />
và sinh trưởng tích lũy là 12,09g/con đạt cao nhất, mật độ 80 con/m2 cho tỷ lệ sống (90%) và sinh trưởng<br />
tích lũy (11,13g/con) thấp nhất. Thí nghiệm 2 về thức ăn, kết quả nuôi sau 180 ngày cho thấy cám gạo<br />
cho sinh trưởng tích lũy (11g/con) cao nhất, thấp nhất là bột sắn cho sinh trưởng tích lũy đạt 10,41g/<br />
con. Không có ảnh hưởng các thức ăn và mật độ nuôi đến tỷ lệ sống của cá.<br />
Từ khóa: Chạch đồng, mật độ, thức ăn, sinh trưởng.<br />
<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong những năm gần đây bên cạnh việc phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản vẫn còn<br />
nhiều vấn đề bất cập do sự thiếu quy hoạch, các hình thức quản lý chưa phù hợp, cơ cấu nuôi thiếu<br />
chú trọng tới những đối tượng có giá trị xuất khẩu như cá Chạch đồng, lươn,….<br />
Cá Chạch đồng (Misgurnus anguillicaudatus) là loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế và giá trị<br />
xuất khẩu cao. Cá Chạch đồng có chất lượng thịt thơm ngon và là một trong số những đối tượng<br />
nuôi có giá trị kinh tế về mặt dinh dưỡng.<br />
Việc nghiên cứu tìm ra thức ăn và mật độ nuôi cho sinh trưởng tốt nhất là cần thiết tạo tiền<br />
đề cho phát triển kỹ thuật nuôi thương phẩm.<br />
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Vật liệu nghiên cứu<br />
Cá Chạch đồng (Misgurnus anguillicaudatus) giống khỏe mạnh, kích cỡ >1g/con.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Cá Chạch đồng được bố trí vào các thùng có kích thước 62,5 × 40cm, trong thùng bố trí các<br />
giá thể cho chạch chú ẩn là các đoạn ống pvc, mức nước trong thùng duy trì 30cm, xiphong ngày<br />
2 lần trước khi cho cá ăn.<br />
- Thí nghiệm được phân thành 3 lô, tương ứng với các công thức mật độ khác nhau, mỗi thí<br />
nghiệm được lặp lại 3 lần. Các lô thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên, được cho ăn thức ăn chung là<br />
cám cargill 7644 (28% độ đạm). Các công thức mật độ như sau:<br />
+ Công thức 1: 40 con/1m2<br />
+ Công thức 2: 60 con/1m2<br />
+ Công thức 3: 80 con/1m2<br />
<br />
KHCN 2 (31) - 2014 67<br />
KHOA HỌC NÔNG LÂM NGHIỆP - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG<br />
<br />
Theo dõi các chỉ tiêu về tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng về khối lượng cá để xác định được<br />
mật độ nuôi phù hợp nhất.<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sinh trưởng cá Chạch đồng<br />
Cá Chạch đồng đưa vào thí nghiệm có kích cỡ tương đối đồng đều, cỡ cá trung bình dao động<br />
từ 1,65-1,67 g/con, không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 0,05.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy cá Chạch đồng<br />
<br />
Hình 1 thể hiện sinh trưởng tích lũy của cá Chạch đồng theo tháng. Qua biểu đồ cho thấy<br />
cá có sinh trưởng tương đối đều qua các tháng. Ở tháng thứ nhất nuôi, do cá chưa quen với điều<br />
kiện nuôi mới nên cho sinh trưởng thấp hơn, giữa các mật độ nuôi không có sự chênh lệch nhiều.<br />
Từ tháng thứ 2 cá đã quen với môi trường sống nên cho tăng trưởng nhanh hơn và cũng bắt đầu<br />
có sự chênh lệch về sinh trưởng tích lũy giữa các mật độ nuôi. Sinh trưởng tích lũy của cá qua<br />
các tháng nuôi khi nuôi ở mật độ 40 con/1m2 cao đạt cao nhất, ở mật độ 80 con/1m2 cho cá chạch<br />
cho sinh trưởng tích lũy thấp nhất, do ở mật độ này cá phải cạnh tranh điều kiện về môi trường<br />
sống, thức ăn.<br />
Sau 180 ngày nuôi, sinh trưởng tích lũy trung bình cá nuôi mật độ 1 đạt cao nhất là 12,09g/<br />
con, mật độ 2 đạt 11,79 g/con và thấp nhất là mật độ 3 đạt 11,13 g/con. Khi so sánh thống kê ở độ<br />
tin cậy 95% cho thấy giữa công thức mật độ 1 và công thức mật độ 2 không có sự khác biệt, tuy<br />
nhiên có sự khác biệt giữa công thức 3 với công thức 1 và 2.<br />
Tương tự như sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối của cá Chạch đồng khi nuôi ở các<br />
mật độ khác nhau là khác nhau. Sinh trưởng tuyệt đối của cá khi nuôi ở mật độ 1 đạt 0,058 g/con/<br />
ngày, mật độ 2 đạt 0,056 g/con/ngày cao hơn so với sinh trưởng tuyệt đối của cá khi nuôi ở mật độ<br />
3 đạt 0,0,52 g/con/ngày (α = 0,05).<br />
Bảng 1. Ảnh hưởng của mật nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Chạch đồng<br />
Chỉ tiêu theo dõi Mật độ 1: 40 con/m2 Mật độ 2: 60 con/m2 Mật độ 3: 80 con/m2<br />
Khối lượng trung bình khi thả (g/con) 1,65a ± 0,06 1,67a ± 0,13 1,66a ± 0,05<br />
Sinh trưởng tích lũy (g/con) 12,09a ± 0,90 11,79a ± 0,6 11,13b ± 0,31<br />
Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) 0,058a 0,056 a 0,052b<br />
Tỷ lệ sống (%) 96,67a 93,33a 90,0a<br />
<br />
68 KHCN 2 (31) - 2014<br />
KHOA HỌC NÔNG LÂM NGHIỆP - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG<br />
<br />
Bảng 1 cũng thể hiện tỷ lệ sống của cá Chạch đồng khi nuôi ở các mật độ khác nhau. Ở mật<br />
độ 1 cho tỷ lệ sống đạt 96,67%, ở mật độ 2 cho tỷ lệ sống đạt 93,33% và thấp nhất ở mật độ 3 đạt<br />
90%. So sánh tỷ lệ sống của cá khi nuôi ở các mật độ cho thấy không có sự khác biệt về mặt thống<br />
kê ở mức ý nghĩa α = 0,05.<br />
Từ kết quả trên cho thấy, các mật độ nuôi không ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của cá, tuy nhiên<br />
có ảnh hưởng tới sinh trưởng của cá. Như vậy, trong quá trình nuôi để đảm bảo hiệu quả kinh tế có<br />
thể nuôi ở mật độ 60 con/m2.<br />
3.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống, sinh trưởng cá Chạch đồng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Biểu đồ Sinh trưởng tích lũy cá Chạch đồng sử dụng các loại thức ăn khác nhau<br />
<br />
Kết quả hình 2 cho thấy: Khối lượng cá đưa vào thí nghiệm tương đối đồng đều giữa các lô<br />
thí nghiệm (P>0,05). Sinh trưởng tích lũy của cá Chạch đồng tăng dần qua các tháng theo dõi. Các<br />
loại thức ăn khác nhau cho tốc độ sinh trưởng khác nhau.<br />
Ở thời điểm 30 ngày không có sự khác biệt về khối lượng giữa các công thức thức ăn, cá sinh<br />
trưởng chậm. Sở dĩ như vậy là do ở giai đoạn này cá bắt đầu làm quen với môi trường và thức ăn<br />
nên sự khác biệt là không đáng kể.<br />
Ở các thời điểm cân lần sau, tốc độ sinh trưởng của cá Chạch đồng tăng lên đáng kể. Bắt đầu từ<br />
tháng thứ 3 trở đi, ảnh hưởng của thức ăn có sự rõ rệt hơn. Cá sinh trưởng cao nhất khi ăn cám gạo, tiếp<br />
đến là cám ngô và thấp nhất là cám sắn. Khối lượng trung bình khi thu cá ở giai đoạn 180 ngày tuổi cho<br />
thấy có sự sai khác rõ rệt giữa khẩu phần sử dụng các loại thức ăn khác nhau, cá có khối lượng trung<br />
bình khi thu hoạch 11g/con khi ăn cám gạo, 10,82 g/con khi ăn cám ngô và 10,41g/con khi ăn cám sắn.<br />
Sự khác nhau này có ý nghĩa rõ rệt giữa cám gạo, cám ngô với cám sắn với α = 0,05.<br />
Bảng 2. Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Chạch đồng<br />
Chỉ tiêu theo dõi Cám gạo Cám ngô Cám sắn<br />
Khối lượng trung bình khi thả (g/con) 1,94a ± 0,06 1,99a ± 0,12 1,96a ± 0,04<br />
Khối lượng trung bình thu (g/con) 11,00a ± 0,73 10,82a ± 0,74 10,41b ± 0,29<br />
Tăng trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) 0,050a 0,049 a 0,047b<br />
Tỷ lệ sống (%) 86,67 86,67 86,67<br />
Tăng trưởng tuyệt đối cũng cho kết quả tương tự, cá tăng trưởng tốt nhất khi ăn cám gạo<br />
<br />
KHCN 2 (31) - 2014 69<br />
KHOA HỌC NÔNG LÂM NGHIỆP - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG<br />
<br />
0,05 g/con/ngày, tiếp đến cám ngô 0,049 g/con/ngày và thấp nhất khi ăn cám sắn 0,047 g/con/<br />
ngày, sự sai khác có ý nghĩa thống kê α = 0,05.<br />
Tỷ lệ sống giữa các lô đều là 86,67% không có sự khác nhau ở các công thức cám.<br />
Như vậy có thể kết luận cá tăng trọng tốt nhất khi khẩu phần ăn có sử dụng cám gạo, thấp<br />
nhất là cám sắn.<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
Sau 180 ngày nuôi, sinh trưởng tích lũy trung bình cá nuôi mật độ 40 con/m2 đạt cao nhất là<br />
12,09 g/con, thấp nhất là mật độ 80 con/m2 đạt 11,13g/con.<br />
Sinh trưởng tuyệt đối của cá khi nuôi ở mật độ 40 con/m2 đạt 0,058 g/con/ngày, mật độ 60<br />
con/m2 là 0,056 g/con/ngày cao hơn so với sinh trưởng tuyệt đối của cá khi nuôi ở mật độ 80 con/<br />
m2 đạt 0,52 g/con/ngày (α = 0,05).<br />
Các mật độ nuôi không ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của cá.<br />
Cá Chạch đồng sinh trưởng cao nhất khi ăn cám gạo, tiếp đến là cám ngô và thấp nhất là cám<br />
sắn. Ở giai đoạn 180 ngày tuổi đạt 11 g/con khi ăn cám gạo, 10,82 g/con khi ăn cám ngô và 10,41<br />
g/con khi ăn cám sắn.<br />
Sinh trưởng tuyệt đối tốt nhất khi ăn cám gạo 0,05g/con/ngày, tiếp đến cám ngô 0,049 g/con/<br />
ngày và thấp nhất khi ăn cám sắn 0,047 g/con/ngày.<br />
Tỷ lệ sống giữa các lô đều là 86,67% không có sự khác nhau ở các công thức cám<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Ngô Trọng Lư, 2002. Kỹ thuật nuôi cá quả, cá chình, chạch, cỏ bống bớp, lươn. Nhà xuất bản<br />
Hà Nội.<br />
2. http://www.baomoi.com/Info/Ep-de-con-ca-chach-bun/139/2053412.epi<br />
Tài liệu nước ngoài<br />
3. Fengyu L, Bingxian W (1990). Studies on reproduction and growth of loach. Acta<br />
Hydrobiologica Sinica1990 - 01: 60 - 67<br />
4. Hensley. D.A.. and W.R. Courtenay. Jr. 1980. Misgurnus anguilicaudatus (Cantor) Oriental<br />
Weatherfish. Page 436 In D.S. Lee. C.R. Gilbert. C.H. Hocutt. R.E. Jenkins. D.E. McAllister. And J.R.<br />
Stauffer. Jr. Atlas Of North American Freshwater Fishes. Publication 1980-12 Of The North Carolina<br />
Biological Survey. North Carolina State Museum Of Natural History. 854 Pp.<br />
<br />
SUMMARY<br />
AFFECT OF FEED AND STOCKING DENSITIES TO SURVIVAL RATE AND<br />
GROWTH OF ORIENTAL WEATHERFISH (MISGURNUS ANGUILLICAUDATUS)<br />
Phan Thi Yen<br />
Hung Vuong University<br />
A study on effects of feed and stocking density on growth and survival of Oriental weatherfish<br />
(Misgurnus anguillicaudatus), that included two experiments. In experiment 1, fish were nursed up<br />
to 180 days with three stocking densities (40, 60, 80 fish/m2, which were coded as MĐ1, MĐ2, MĐ3,<br />
respectively). MĐ1 showed the highest final harvest body weight (12.09 g/fish) and survival rate<br />
(97.67%), MĐ3 showed the lowest final harvest body weight (11.13 g/fish) and survival rate (90.00%).<br />
In experiment 2 about food, the results showed that, the harvest body weight was highest (11 g/fish) for<br />
rice bran; the lowest harvest body weight 10.41 g/fish for cassava powder.<br />
Keywords: Oriental weatherfish, stocking densities, growth and survival rate.<br />
<br />
<br />
70 KHCN 2 (31) - 2014<br />