intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của tính độc lập của kiểm toán nội bộ đến sự hữu hiệu của kiểm toán nội bộ ở Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu "Ảnh hưởng của tính độc lập của kiểm toán nội bộ đến sự hữu hiệu của kiểm toán nội bộ ở Việt Nam" là tìm hiểu mối quan hệ giữa tính độc lập và sự hữu hiệu của KTNB thông qua phân tích dữ liệu thu thập từ các kiểm toán viên nội bộ và các nhà quản lý trong các ngân hàng, công ty lớn có KTNB tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng thống kê mô tả và hồi quy trong SPSS 26. Các phát hiện chỉ ra rằng tính độc lập của KTNB có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến sự hữu hiệu của KTNB. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của tính độc lập của kiểm toán nội bộ đến sự hữu hiệu của kiểm toán nội bộ ở Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ẢNH HƯỞNG CỦA TÍNH ĐỘC LẬP CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ ĐẾN SỰ HỮU HIỆU CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ Ở VIỆT NAM INFLUENCE OF INTERNAL AUDIT INDEPENDENCE ON INTERNAL AUDIT EFFECTIVENESS IN VIETNAM TS. Nguyễn Thị Hồng Lam Trường Đại học Thương Mại Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Kiểm toán nội bộ (KTNB) là một công cụ quản lý cần thiết để đạt được sự kiểm soát hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. KTNB cũng là một phương tiện quan trọng để thúc đẩy quản trị, gia tăng giá trị cho đơn vị và thúc đẩy các dịch vụ công. Do đó, việc xem xét và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của KTNB trong đó có tính độc lập của KTNB là rất quan trọng đối với việc thiết lập và vận hành KTNB nhằm đạt được các mục tiêu của nó. Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu mối quan hệ giữa tính độc lập và sự hữu hiệu của KTNB thông qua phân tích dữ liệu thu thập từ các kiểm toán viên nội bộ và các nhà quản lý trong các ngân hàng, công ty lớn có KTNB tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng thống kê mô tả và hồi quy trong SPSS 26. Các phát hiện chỉ ra rằng tính độc lập của KTNB có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến sự hữu hiệu của KTNB. Đây cũng là cơ sở để đề xuất một số kiến nghị đối với bộ phận KTNB, đơn vị có KTNB và các cơ quan hoạch định chính sách. Từ khóa: KTNB, hiệu lực, tính độc lập ABSTRACT Internal Audit (IA) is an essential management tool to achieve effective control in business. IA is also an important means to promote governance, improve operational efficiency, add value to the unit and promote public services. Therefore, reviewing and evaluating the factors affecting the IA effectiveness including the internal audit independence are important to the establishment and operation of IA to achieve the internal audit objectives. The objective of this study is to explore the relationship between internal audit independence and internal audit effectiveness through analysis of data collected from internal auditors and managers in banks, large companies with IA in Vietnam. The study used descriptive and regression analysis in SPSS 26. The findings indicated that internal audit independence had positive and significant effect on internal audit effectiveness. This is also the basis for proposing some recommendations for the IA department, the unit with IA and policy-making agencies. Key words: Internal audit (IA), effectiveness, independence 1. Giới thiệu KTNB được định nghĩa “là một hoạt động đảm bảo và tư vấn khách quan, độc lập, được thiết kế để gia tăng giá trị và cải thiện hoạt động của một tổ chức. KTNB giúp tổ chức hoàn thành các mục tiêu của mình bằng cách đưa ra một cách tiếp cận có hệ thống, nguyên tắc để đánh giá và nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, hoạt động kiểm soát và quản trị” (Viện 1384
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 KTNB- IIA, 2018). KTNB cung cấp sự đảm bảo về các thủ tục chiến lược, quản lý và kiểm soát rủi ro của tổ chức, và giúp tổ chức đạt được các mục tiêu. Các hoạt động KTNB được thực hiện trong các môi trường văn hóa và pháp lý khác nhau, trong các tổ chức có mục tiêu, quy mô, sự phức tạp và cấu trúc tổ chức khác nhau và bởi các bên nội bộ hoặc bên ngoài khác nhau. Trước đây, vai trò của KTNB chỉ tập trung vào ước tính tài chính và giám sát kiểm soát. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tầm quan trọng của KTNB đã được nâng lên đáng kể bởi các công ty buộc phải sử dụng KTNB (Burnaby và Hass, 2011). Điều này là do sự thay đổi về công nghệ, chính trị, chính sách và kinh tế diễn ra trong những thập kỷ qua đã ảnh hưởng đáng kể đến các chức năng và hoạt động thiết yếu của các công ty, đồng thời gia tăng rủi ro kinh doanh, bất ổn kinh tế và các vụ bê bối gian lận tài chính (Bekiaris và cộng sự, 2013; Vinary và Skaerbaek, 2014; Tsipouridou và Spathis, 2014; Gbadago, 2015). KTNB bắt đầu hình thành và phát triển trên thế giới cả về lý thuyết và thực tiễn vào những năm 1940 của thế kỷ trước. Tại Việt Nam, ngày 28-10-1997, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 832-TC/QĐ/CĐKT về quy chế KTNB áp dụng cho các doanh nghiệp, đây được coi là văn bản pháp lý đầu tiên của Việt Nam về KTNB. Tuy nhiên, do nhận thức chưa đầy đủ và quan điểm chưa thống nhất nên tại thời điểm đó, văn bản này thực sự phát huy được hiệu quả. Sau gần 20 năm, trước những bất cập trong công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế thị trường, KTNB đã chính thức được đưa vào các quy định của Luật Kế toán sửa đổi năm 2015, sau đó là một số điều khoản trong Luật Kiểm toán độc lập và các quy định có liên quan khác. Ngày 22/01/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2019/NĐ-CP quy định về KTNB, trong đó có một số quy định về KTNB tại doanh nghiệp và đến ngày 10/7/2020, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn chi tiết hơn tại Thông tư 66/2020/TT- BTC về Ban hành Quy chế mẫu về kiểm toán nội bộ áp dụng cho doanh nghiệp và Thông tư 67/2020/TT-BTC về Ban hành Quy chế mẫu về kiểm toán nội bộ áp dụng cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Năm 2021, Bộ Tài chính tiếp tục ban hành Thông tư số 8/2021/TT- BTC hướng dẫn chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ vào ngày 25/01/2021. Tất cả điều này đã tạo ra hành lang pháp lý hỗ trợ cho doanh nghiệp và các đơn vị trong việc xây dựng, vận hành KTNB. Thực tế triển khai cho thấy một số doanh nghiệp, hầu hết là các doanh nghiệp lớn hoặc ngân hàng đã bắt đầu sử dụng có hiệu quả KTNB như Tập đoàn Bảo Việt, Vinamilk, Công ty Cổ phần Mía đường Thành Công Tây Ninh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NoVa; Công ty Licogi 16…., còn lại đa phần các doanh nghiệp vẫn chưa có KTNB (Nguyễn Hồng Anh, 2016). Nhiều vụ việc liên quan đến lợi ích của HĐQT (HĐQT) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các cổ đông nhưng vẫn chưa có tiếng nói cảnh báo cho đến khi vụ việc được phát hiện. Điển hình nhất là vụ tham ô, lạm dụng chức vụ quyền hạn, chiếm đoạt tài sản của hàng loạt cán bộ cấp cao tại Ocean Bank. Nguyên nhân là do hầu hết các chủ doanh nghiệp ở Việt Nam chưa nhận thức đúng về vai trò, nhiệm vụ và chức năng của KTNB trong hoạt động của doanh nghiệp. Vai trò của KTNB còn khá mờ nhạt, một phần do hệ thống quản trị công ty ở Việt Nam còn thiếu. KTNB chưa thực sự thu hút được nguồn nhân lực trình độ cao; do không được đào tạo bài bản, không đảm bảo các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp về tính độc lập, khách quan… nên khó kiểm soát chất lượng (Nguyễn Thanh Hoài, 2020). Vai trò mới của KTNB đã nâng cao sự hữu hiệu của KTNB trong quản lý rủi ro, quản trị công ty và cơ chế kiểm soát nội bộ. Cả khu vực nhà nước và tư nhân đều quan tâm đến tính độc lập của KTNB như một yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của KTNB để đánh giá và quản 1385
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 lý phù hợp nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức (George, Theofanis & Konstantinos, 2015). Trong khi KTNB đang phát huy vai trò của mình ở các nước phát triển, tốc độ áp dụng ở các nước đang phát triển còn chậm và trong một số trường hợp là không tồn tại (Dellai & Omri, 2016). Có rất ít nghiên cứu được thực hiện về tính độc lập ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của KTNB ở các nước đang phát triển và khu vực công. Tình hình này đã dẫn đến mối quan tâm ngày càng tăng và yêu cầu câu trả lời cho các câu hỏi về ảnh hưởng của tính độc lập của KTNB đối với hiệu lực của kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và quản trị công ty ở các nước đang phát triển (Vinary & Skaerbaek, 2014; Tsipouridou & Spathis, 2014; Alzeban & Gwilliam, 2014). Do đó nhu cầu nghiên cứu về tính độc lập như một yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của KTNB được đặt ra. Từ những điều trên, nghiên cứu này đã tìm cách đánh giá ảnh hưởng của tính độc lập của KTNB đến sự hữu hiệu của KTNB trong bối cảnh cụ thể ở Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao tính độc lập của KTNB và sự hữu hiệu của nó. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Sự hữu hiệu của KTNB Sự hữu hiệu của KTNB là một khái niệm phức tạp ít được nghiên cứu trong các tài liệu kế toán và kiểm toán. Theo Dittenhofer (2001), sự hữu hiệu của KTNB là việc đạt được các mục tiêu của KTNB. Dựa trên định nghĩa chính thức của KTNB (IIA, 2018), mục tiêu cuối cùng của KTNB là tạo ra giá trị gia tăng cho tổ chức. Một số nghiên cứu trước đây cho rằng sự hữu hiệu của KTNB là nhằm gia tăng giá trị cho tổ chức bằng cách giúp HĐQT đánh giá và nâng cao hiệu quả của quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ và quy trình quản lý (Gramling và cộng sự, 2004; Yee và cộng sự, 2008). Al-Twaijry và cộng sự (2003) khẳng định rằng KTNB có thể mang lại giá trị gia tăng bằng cách giúp các tổ chức đạt được các mục tiêu kinh tế của họ thông qua việc thực hiện các khuyến nghị của KTNB. Trong khi Tamosiuniene & Savcuk (2007) cho rằng KTNB có thể cải thiện lợi thế cạnh tranh của công ty bằng cách đảm bảo báo cáo tài chính chất lượng cao và cải thiện quy trình quản trị thì theo Simunic (1984), Wallace (1984) và Xiangdong (1997), KTNB góp phần giúp tuân thủ luật pháp và quy định hiện hành của tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của kiểm toán viên bên ngoài. Ngoài ra, Sawyer (1995) cho rằng KTNB phát hiện những điểm yếu trong các thủ tục kinh doanh thì Kinney (2000, 2001) lại đề cập đến việc KTNB đưa ra đánh giá độc lập về các hoạt động và thủ tục kinh doanh. Nói tóm lại, sự hữu hiệu của KTNB là nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng, bao gồm cả việc tạo ra giá trị gia tăng và cải thiện hoạt động của tổ chức. 2.2. Tính độc lập của KTNB Trong những năm qua, các cơ quan chuyên môn và cơ quan ban hành chuẩn mực đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tính độc lập và khách quan của kiểm toán viên (KTV) đối với chất lượng của KTNB cho dù họ có thể là nhân viên trong tổ chức. Độc lập, nghĩa là không có các mối đe dọa ảnh hưởng đến khả năng thực hiện nhiệm vụ của kiểm toán viên nội bộ (KTVNB) một cách khách quan, hay nói cách khác, KTNB độc lập khi thực hiện công việc của mình, không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố nào như sự quen thuộc hay kinh tế (tư lợi). Tính độc lập thường gắn liền với tính khách quan. ISPPIA 1100 (2017) qui định tính độc lập và khách quan có thể đạt được thông qua việc báo cáo ở các cấp độ khác nhau: cung cấp dịch vụ cho ban giám đốc, báo cáo cho ủy ban kiểm toán và cuối cùng là chịu trách nhiệm trước giám đốc điều hành (CEO) hoặc HĐQT về việc đạt được các mục tiêu của mình và sử dụng tài nguyên của nó… Điều này cho phép KTVNB thực hiện trách nhiệm của mình một cách tự do mà không bị các bên khác can thiệp; cho phép bộ phận KTNB tránh mọi xung đột lợi ích, duy trì liên lạc trực tiếp với các nhà quản lý; cho phép KTNB 1386
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 có quyền truy cập không giới hạn vào các hoạt động của nhân viên và bộ phận; có quyền thay đổi trưởng bộ phận KTNB mà không cần sự can thiệp của cấp quản lý trực tiếp; tự do xác định phạm vi kiểm toán; HĐQT trực tiếp phê duyệt ngân sách KTNB và cấm thực hiện các dịch vụ phi kiểm toán… (Yee và cộng sự, 2008; Subramaniam và Stewart, 2010; Alzeban và Sawan, 2013). Tính độc lập là yếu tố chính trong việc đánh giá sự hữu hiệu của KTNB (Mutchler, 2003; Zhang và cộng sự, 2007; Ahmad và cộng sự, 2009; Cohen và Sayag, 2010; Al-Akra và cộng sự, 2016;). Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng KTNB càng độc lập thì sự hữu hiệu càng đảm bảo (Kaboi và el., 2018; Dellai và Omri, 2016). Alizadeh (2011) đã chỉ ra sự độc lập của KTNB là một trong năm yếu tố quan trọng tạo nên sự hữu hiệu của KTNB trong các công ty ở Iran. Khi đánh giá về sự hữu hiệu của KTNB ở Ả Rập Saudi (Alzeban và Gwilliam, 2014), kết quả chứng minh sự độc lập của KTNB có mối quan hệ tích cực với sự hữu hiệu của KTNB. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng sự thiếu độc lập là một trở ngại lớn đối với sự hữu hiệu của KTNB. Nghiên cứu của Ahmad và cộng sự (2009) tập trung vào sự thiếu độc lập trong hoạt động của KTNB, làm dấy lên lo ngại về việc nếu KTNB thiếu độc lập có thể ảnh hưởng đến sức mạnh của KTNB như thế nào. Mustika (2015) kết luận rằng sự thiếu độc lập và khách quan của KTNB hoặc sự can thiệp của các bên liên quan trong cuộc kiểm toán dẫn đến sự sai lệch trong việc thu thập bằng chứng, đánh giá, khuyến nghị kiểm toán và báo cáo. Nếu không có sự độc lập, KTNB chỉ trở thành một phần của nhóm quản lý, mất khả năng cung cấp lời khuyên chính xác, khách quan hoặc các dịch vụ đảm bảo (Yee et al., 2008). Dựa trên các nghiên cứu trước đây, nhóm nghiên cứu đã đo lường tính độc lập của KTNB thông qua phạm vi công việc, mức độ báo cáo, quyền truy cập không hạn chế đối với bằng chứng kiểm toán và mức độ cung cấp các dịch vụ phi kiểm toán. Phạm vi công việc Phạm vi công việc bị giới hạn khi, vì bất kỳ lý do gì, KTNB bị cản trở việc thực hiện kiểm toán khía cạnh quan trọng của đơn vị do bị hạn chế tiếp cận sổ sách, thông tin hoặc trách nhiệm giải trình (Kimotho, 2014). Do đó, ISPPIA 1110.A1 (2017) yêu cầu KTNB phải được tự do trong việc xác định phạm vi, thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả. Chuẩn mực này xác định mức độ ảnh hưởng đến tính độc lập của KTVNB và do đó ảnh hưởng đến sự hữu hiệu trong trường hợp có giới hạn về phạm vi. Mặt khác, theo nghiên cứu của Hellman N. (2011), các giám đốc tài chính thường tìm cách tác động đến việc lựa chọn phạm vi kiểm toán của KTNB, dẫn đến suy giảm tính độc lập và hữu hiệu của KTNB. Sakour và cộng sự (2015) cho rằng tính độc lập của KTVNB ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của KTNB thông qua việc cho phép KTVNB tự do quyết định về phạm vi công việc, thời gian kiểm toán, các thủ tục kiểm toán, báo cáo bất kỳ phát hiện trọng yếu nào và báo cáo trực tiếp cho ủy ban kiểm toán. Mức độ báo cáo IIA (2011) cho rằng để đảm bảo tính độc lập, trưởng bộ phận KTNB (CAE) nên báo cáo trực tiếp với HĐQT để thông qua điều lệ của KTNB; phê duyệt kế hoạch KTNB dựa trên rủi ro; nhận thông tin từ CAE về kết quả hoạt động của KTNB so với kế hoạch, và phê duyệt các quyết định liên quan đến việc bổ nhiệm và miễn nhiệm CAE. Để thể chế hóa tính độc lập của KTNB, ISPPIA 1110 (2017) yêu cầu CAE phải báo cáo về mặt chức năng với hệ thống phân cấp cao nhất trong tổ chức nhằm thực thi các nghĩa vụ của mình một cách khách quan. Ngoài ra, CAE cũng cần đảm bảo bằng văn bản hàng năm với HĐQT về tính độc lập KTNB. Theo George, Konstantinos 1387
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 và Theofanis (2015), KTVNB phải có quyền hạn thích hợp để đảm bảo tính độc lập của họ, từ đó xác định rõ phạm vi công việc, trao đổi thông tin đầy đủ và hành động đầy đủ đối với các khuyến nghị kiểm toán. Ở các quốc gia nơi vai trò của KTNB được đánh giá cao, việc báo cáo theo chức năng của KTNB đã chuyển từ các cán bộ cấp cao trong các tổ chức sang các ủy ban kiểm toán của HĐQT (Lawrence, 2013). Soh và Bennie (2011); Alzeban và Gwilliam (2014); Salehi, T. (2016) và Dellai và cộng sự (2016) đồng ý rằng để xây dựng một mức độ độc lập thích hợp đảm bảo sự hữu hiệu của KTNB, CAE nên báo cáo về mặt hành chính cho các giám đốc điều hành cấp cao và về mặt chức năng cho HĐQT. Tương tự, Cohen và Sayag (2010) đã xác định các mức báo cáo của KTNB là tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến tính độc lập của KTNB và cuối cùng là sự hữu hiệu của KTNB. Quyền tiếp cận không hạn chế đối với các bằng chứng kiểm toán Arens và Loebbecke (2015) tuyên bố rằng để đảm bảo tính độc lập và nâng cao hiệu quả của chức năng kiểm toán, cần có quyền truy cập vào sổ kế toán, báo cáo tài chính, thông tin và thuyết minh mọi lúc. ISPPIA 1111 (2017) yêu cầu để thúc đẩy tính độc lập đối với sự hữu hiệu của KTNB, phải có sự tương tác hoặc tiếp cận trực tiếp giữa KTVNB và ban quản trị. Nếu có sự hạn chế về khả năng tiếp cận hồ sơ, nhân sự, tài sản và nguồn lực kiểm toán, điều đó sẽ làm giảm tính độc lập của KTVNB và do đó làm giảm sự hữu hiệu của KTNB. Điều này cũng được thể hiện trong kết quả nghiên cứu của Dellai và Omri (2016). Mức độ cung cấp các dịch vụ phi kiểm toán Một số nhà nghiên cứu tin rằng tính độc lập của KTV sẽ bị ảnh hưởng khi công ty kiểm toán cung cấp thêm các dịch vụ phi kiểm toán cho khách hàng (Canning và G. William, 1999). Để thiết lập tính độc lập đầy đủ đối với KTNB, Ủy ban Basel (2012) khuyến nghị tách KTVNB ra khỏi việc cung cấp các dịch vụ phi kiểm toán bao gồm thiết kế, lựa chọn hoặc thực hiện kiểm soát nội bộ. Kimotho (2014) lập luận rằng việc thực hiện các dịch vụ phi kiểm toán của KTVNB làm xói mòn và làm suy giảm tính độc lập, khách quan của họ dẫn đến sự quen thuộc và tự kiểm tra, gây ra các mối đe dọa đối với tính độc lập. Dellai và Omri (2016) chỉ ra rằng khi các KTV bị cấm cung cấp các dịch vụ phi kiểm toán, tính độc lập sẽ được duy trì ở mức cao. Tuy nhiên, DeFond, Raghunandan và Subramanyam (2010) cho rằng bằng chứng có sẵn từ nghiên cứu của họ không ủng hộ ý kiến về việc cung cấp các dịch vụ phi kiểm toán làm suy giảm tính độc lập của KTNB. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Zhang Yu E và cộng sự (2016) đã kết luận rằng việc cung cấp các dịch vụ phi kiểm toán của các KTV không dẫn đến mất tính độc lập về hình thức hoặc tư tưởng. 3. Phương pháp nghiên cứu Mô hình nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của tính độc lập của KTNB đến sự hữu hiệu của KTNB. Các biến trong nghiên cứu cùng với các chỉ số của chúng bao gồm: Bảng 1. Biến và các chỉ số Tính độc lập của KTNB 1. Phạm vi công việc: KTNB được tự do đưa ra quyết định về phạm vi, thời gian và mức độ của các thủ tục kiểm toán dựa trên các chuẩn mực kiểm toán và chính sách của tổ chức. (Kimotho, 2014; Hellman N., 2011; Sakour và cộng sự, 2015) 2. Mức độ báo cáo: KTNB thực hiện kiểm toán và báo cáo kết quả 1388
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 trực tiếp cho ủy ban kiểm toán (HĐQT) (IIA, 2011; Lawrence, 2013; Soh và Bennie, 2011; Alzeban và Gwilliam, 2014; Salehi, T , 2016; Dellai và cộng sự, 2016) 3. Quyền tiếp cận không hạn chế các bằng chứng kiểm toán: KTNB được tự do tiếp cận tất cả các tài liệu, thông tin và dữ liệu, nhân sự cần thiết của tổ chức khi thực hiện kiểm toán. Arens và Loebbecke, 2015; Dellai và Omri, 2016) 4. Mức độ cung cấp các dịch vụ phi kiểm toán: KTVNB không bắt buộc phải thực hiện các dịch vụ phi kiểm toán (Canning và G. William, 1999; Kimotho, 2014; Dellai và Omri, 2016) Sự hữu hiệu của KTNB 1. KTNB giúp tổ chức đạt được mục tiêu của họ (Dittenhofer, 2001; Al-Twaijry và cộng sự, 2003; IIA, 2018) 2. KTNB giúp đánh giá và nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro (Gramling và cộng sự, 2004; Yee và cộng sự, 2008) 3. KTNB đưa ra các khuyến nghị để cải thiện kiểm soát nội bộ (Gramling và cộng sự, 2004; Yee và cộng sự, 2008) 4. KTNB giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức (Al- Twaijry và cộng sự, 2003; Tamosiuniene & Savcuk, 2007) Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả Đối tượng khảo sát của nghiên cứu này là KTVNB và cán bộ quản lý tại các ngân hàng, công ty lớn trên địa bàn Hà Nội như BIDV, Vietcombank, Techcombank, MSB, BaoViet group, ... Việc thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát với thang đo Likert (từ 1 = “rất không đồng ý” đến 5 = “rất đồng ý”). Sự hữu hiệu của KTNB Tính độc lập của KTNB 1. KTNB giúp tổ chức đạt được mục tiêu - Phạm vi công việc của họ - Mức độ báo cáo 2. KTNB giúp đánh giá và nâng cao hiệu - Quyền tiếp cận không hạn chế các quả của quản lý rủi ro bằng chứng kiểm toán 3. KTNB đưa ra các khuyến nghị để cải - Mức độ cung cấp các dịch vụ phi thiện kiểm soát nội bộ kiểm toán 4. KTNB giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Hình 1. Mô hình nghiên cứu Dựa trên nghiên cứu của Hair và cộng sự (2011), kích thước mẫu tối thiểu được tính là: 5 x tổng các biến quan sát. Đối với phân tích hồi quy đa biến, theo Tabachnick & Fidell (2007), cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được được tính theo công thức: 50 + 8 × m (m: số biến độc lập). Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu đảm bảo cho nghiên cứu là 60 phù hợp với yêu cầu đặt ra và đảm bảo tính đại diện cho tổng thể. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để chọn mẫu. Tổng số phiếu phát ra qua email và google docs trong nghiên cứu là 100 phiếu và số phiếu hợp lệ là 93 (chiếm 93%). Để kiểm định mô hình thang đo và đánh giá mức độ phù hợp của mô hình trong thực tế, cũng như phân tích tác động của tính độc lập của KTNB ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của KTNB 1389
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 tại Việt Nam, nghiên cứu sử dụng hệ số tương quan và phân tích hồi quy trong SPSS 26. 4. Kết quả nghiên cứu Trong số các đối tượng được khảo sát, KTVNB (bao gồm cả CAE) chiếm 62,4%, trong khi các nhà quản lý cấp cao (bao gồm cả trưởng bộ phận) là 37,6%. Kết quả ở bảng 2 cho thấy, biến Quyền tiếp cận không giới hạn các bộ phận và nhân viên được đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 2,20 (SD = 0,891), tiếp theo là Mức độ báo cáo và Mức độ cung cấp các dịch vụ phi kiểm toán với điểm trung bình 2,14 (SD = 1,017 và 0,855). Biến Phạm vi công việc khi KTNB được tự do đưa ra quyết định về phạm vi, thời gian và mức độ của các thủ tục kiểm toán dựa trên các chuẩn mực kiểm toán và chính sách của tổ chức có điểm trung bình là 2,08 (SD = 0,837). Bảng 2. Thống kê mô tả về biến tính độc lập của KTNB N Trung bình Độ lệch chuẩn Phạm vi công việc: KTNB được tự do đưa ra quyết định 93 2.08 .837 về phạm vi, thời gian và mức độ của các thủ tục kiểm toán dựa trên các chuẩn mực kiểm toán và chính sách của tổ chức Mức độ báo cáo: KTNB thực hiện kiểm toán và báo cáo 93 2.14 1.017 các phát hiện trực tiếp với Ủy ban kiểm toán Quyền tiếp cận không giới hạn với các bằng chứng kiểm 93 2.20 .891 toán: KTNB được tự do tiếp cận với mọi tài liệu, thông tin, dữ liệu và nhân sự cần thiết của tổ chức khi thực hiện kiểm toán. Mức độ cung cấp các dịch vụ phi kiểm toán: KTNB không 93 2.14 .855 phải bắt buộc thực hiện các dịch vụ phi kiểm toán Valid N (listwise) 93 Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả Kết quả ở Bảng 3 cho thấy KTNB giúp đánh giá và cải thiện hiệu quả của quản lý rủi ro được đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 3,48 (SD = 0,731), tiếp theo là KTNB giúp tổ chức đạt được các mục tiêu của mình và KTNB giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của tổ chức với điểm trung bình 3,41 (SD = 0,726 và 0,679). KTNB đưa ra các khuyến nghị để cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ có điểm trung bình là 3,40 (SD = 0,739). Bảng 3. Thống kê mô tả về biến sự hữu hiệu của KTNB Độ lệch N Trung bình chuẩn KTNB giúp tổ chức đạt được mục tiêu của mình 93 3.41 .726 KTNB giúp đánh giá và cải thiện hiệu quả của quản lý rủi ro 93 3.48 .731 KTNB đưa ra các khuyến nghị để cải thiện kiểm soát nội bộ 93 3.40 .739 KTNB giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của tổ chức 93 3.41 .679 Valid N (listwise) 93 Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả 1390
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Sau khi phân tích mô tả, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hệ số tương quan Pearson để kiểm tra mối tương quan giữa tính độc lập của KTNB và sự hữu hiệu của KTNB. Kết quả ở bảng 4 cho thấy hệ số tương quan là 0,328; giá trị Sig là 0,001 (
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 6. Phân tích hồi quy Unstandardized Standardized Coefficients Coefficients Model B Std. Error Beta t Sig. 1 (Constant) .913 .377 2.422 .017 DL .358 .108 .328 3.310 .001 R= 0.328, R2 = 0.107, Adjusted R2 = 0.098, Std Error = 0.65922, F =10.957 and Sig =0.001 Source: Compiled by author 5. Kết luận Kết quả cho thấy tính độc lập của KTNB có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến sự hữu hiệu của KTNB ở Việt Nam với β = 0,358, p-value 0,001. Kết quả này phù hợp với các quan điểm trước đây của Mutchler, 2003; Zhang và cộng sự, 2007; Ahmad và cộng sự, 2009; Cohen và Sayag, 2010; Alizadeh, 2011; Alzeban và Gwilliam, 2014; Dellai và Omri, 2016; Al-Akra và cộng sự, 2016; Kaboi, M.N và cộng sự, 2018… đồng thời, các phát hiện cũng hỗ trợ quan điểm của ISPPIA 1100 (2017), theo đó, để đảm bảo sự hữu hiệu, KTNB phải độc lập và KTVNB phải khách quan trong việc thực hiện công việc của mình. Đồng thời để có thể tăng sự hữu hiệu của KTNB, cần đảm bảo tính độc lập của KTNB. Vì vậy, các đơn vị có KTNB phải thực hiện những việc sau: Thứ nhất, cần đưa ra các chính sách để đảm bảo rằng KTV có thể tiếp cận các thông tin liên quan mà họ cho là cần thiết mà không bị hạn chế và phải được tự chủ; Thứ hai, bộ phận KTNB cần được cung cấp đầy đủ nguồn lực với ngân sách do HĐQT trực tiếp thông qua; Thứ ba, bộ phận KTNB cần liên tục ghi lại các mối đe dọa đối với tính độc lập và khuyến nghị các biện pháp bảo vệ. Kết quả nghiên cứu này có một số hạn chế. Cỡ mẫu khảo sát khá nhỏ, chỉ thực hiện ở mẫu 93 đối tượng do đó có thể có những sai lệch. Nghiên cứu tập trung vào các ngân hàng và một số công ty lớn tại Việt Nam nên kết quả có thể không áp dụng được cho các doanh nghiệp khác trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Những hạn chế này sẽ được khắc phục bằng các nghiên cứu sâu rộng hơn trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ahmad, H., Othman, R., & Jusoff, K. (2009), The effectiveness of internal audit in Malaysian [2] public sector, Journal of Modern Accounting and Auditing, Vol 5(9): 53-62 [3] Al-Akra, M., Abdel-Qader, W., & Billah, M. (2016). Internal auditing in the Middle East and North Africa: A literature review. Journal of International Accounting, Auditing and Taxation. Vol 26: 13-27 [4] Alizadeh, N. (2011). The Criteria of Implementing and Employing the Effectiveness of Internal Auditing, Australian Journal of Basic and Applied Sciences. Vol 5(12): 955-962 [5] Al-Twaijry, A. A. M., Brierley, J. A., & Gwilliam, D. R. (2003). The development of internal audit in Saudi Arabia: an institutional theory perspective. Critical Perspective on Accounting. Vol 14(5): 507-531 1392
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [6] Alzeban A., Gwilliam D. (2014). Factors affecting the internal audit effectiveness: A survey of the Saudi public sector. Journal of International Accounting, Auditing and Taxation. Vol 23(2): 74-86 [7] Alzeban, A., & Sawan, N. (2013). The role of internal audit function in the public sector context in Saudi Arabia. African Journal of Business Management. Vol 7(6): 443-454 [8] Arens A. A .and Loebbecke (2015). Auditing. An Integrated Approach. 7th Edition. Prentice Hall. ISBN 0-13-649365-6 [9] Basel Committee on Banking Supervision (2012). The internal audit function in banks. Bank for International Settlements 2012 [10] Bekiaris. M, Efthymiou. T, Koutoupis. A (2013). Economic crisis impact on corporate governance & Internal Audit: The case of Greece. Corporate Ownership Control. Vol 11(1): 55-64 [11] Burnaby, P., Hass, S. (2011). Internal auditing in the Americas. Managerial Auditing Journal. Vol 26(8): 734-756 [12] Canning and Gwilliam (1999). Non-audit services and auditor independence: some evidence from Ireland. European Accounting Review. Vol 8(3): 401-419 [13] Cohen, A., & Sayag, G. (2010). The effectiveness of internal auditing: an empirical examination of itsdeterminants in Israeli organizations. Australian Accounting Review. Vol 20(3): 296-307 [14] Dellai H., Omri Mohamed A.B. (2016). Factors Affecting the Internal Audit Effectiveness in Tunisian Organizations. Research Journal of Finance and Accounting. Vol.7(16): 208- 221 [15] DeFord M. L., Raghunandan K., and Subramanyam K. R., (2010). Do non-audit service fees impair auditor independence? Evidence from going concern audit opinions. Journal of Accounting Research. Vol 40: 1247–1274 [16] Dittenhofer, M. (2001). Internal audit effectiveness: an expansion of present methods. Managerial Auditing Journal. Vol 16(8): 443-450 [17] Gbadago FY., (2015). Audit expectation gap and MBA accounting students’ knowwledge on auditor(s)’ responsibilities: Evidence from a public university in Kumasi Ashanti Region of Ghana, Journal of Accounting and Taxation. Vol 7(4): 53-61 [18] George D., Theofanis K., and Konstantinos A., (2015). Factors Associated with Internal Audit Effectiveness: Evidence from Greece. Journal of Accounting and Taxation. Vol. 7(7): 113-122 [19] Gramling, A., Maletta, A., Schneider, A., & Church, B. (2004). The role of the internal audit function in corporate governance: A synthesis of the extant internal auditing literature and directions for future research. Journal of Accounting Literature. Vol 23: 194-244 [20] Hair, J. F., Ringle, C. M. & Sarstedt. M. (2011). PLS-SEM: Indeed a silver bullet. Journal of Marketing theory and Practice. Vol 19(2). pp 139-152 [21] Hellman, N. (2011). Chief Financial Officer Influence on Audit Planning. International Journal of Auditing. Vol 15: 247–274 [22] IIA - The Institute of Internal Auditors (2018). North America. Retrived at: https://na.theiia.org/Pages/IIAHome.aspx [23] International Standard for the Professional Practice of Internal Auditing (2017). International Professional Practices Framework (IPPF), Florida, U.S.A 1393
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [24] Kaboi, M.N, Kiragu, D., Riro, G.K (2018). Influence of internal audit independence on internal audit effectiveness in the Kirinyaga county government, Kenya. International Journal of Economics, Commerce and Management. Vol 6 (5): 341-360 [25] Kimotho T. N., (2014). Factors Affecting Internal Audit Independence: A Case Study of Technical University of Mombasa. European Journal of Business and Management. Vol 6(6): 145-154 [26] Kinney, W. (2000). Research opportunities in internal control quality and quality assurance. Auditing. Vol 19 :83-90 [27] Kinney, W. (2000). Accounting scholarship: what is uniquely ours?. Accounting Review. Vol 76: 83-90 [28] Lawrence, B., (2013). Institutional Strategy. Journal of Management. Vol 25(2): 161-188 [29] Mutchler, J.F. (2003). Independence and objectivity: A framework for research opportunities in internal auditing. Chapter 7 in Research Opportunities in Internal Auditing edited by Bailey, A.D., A.A. Gramling and S. Ramamoorti. The Institute of Internal Auditors Research Foundation: Altamonte Springs, FL. p: 231-268 [30] Mustika A., C., (2015). Factors Affecting The Internal Audit Effectiveness. Jurnal Akuntansi and Auditing. Vol 12 (2): 110-122 [31] Nguyễn Hồng Anh (2018). Áp dụng mô hình kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp Việt Nam: Nền tảng của một cơ chế quản trị hiệu quả. Tạp chí Kiểm toán. Vol 49: 7 [32] Nguyễn Thanh Hoài (2020). Một số vấn đề của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp. Tạp chí Tài chính. Vol 1-2/2 [33] Sakour, A., &Laila, N., (2015). Internal Audit Effectiveness in Libyan Public Enterprises: An Approach to the Development of a Theoretical Framework. Global Business and Management Research: An International Journal. Vol 7(2): 12-18 [34] Salehi, T. (2016). Investigation of Factors Affecting the Effectiveness of Internal Auditors in the company. Case of Iran. Review of European Studies. Vol. 8(2): 224-235 [35] Sawyer, L.B. (1995). An internal audit philosophy. Internal Auditor. p: 46-55 [36] Simunic DA., (1984). Auditing, consulting and auditor interdependence. Journal of Accounting Research. Vol 22: 679-702 [37] Soh, D.S., & Bennie, N.M. (2011). The internal audit function: Perceptions of internal audit roles, effectiveness, and evaluation. Managerial Auditing Journal. Vol 26(7): 605- 622 [38] Subramaniam N.,& Stewart J., (2010). Internal Audit Independence and Objectivity: Emerging Research Opportunities. Managerial Auditing Journal. Vol 25(4): 328-360 [39] Tabachnick, B.G. & Fidell, L.S. (2007). Using multivariate statistics (5th edition). Boston: Pearson Education [40] Tamosiuniene, R., & Savcuk, O. (2007). Internal Audit Subordination Principles for Lithuanian Companies. Engineering Economics. Vol 5 (55): 37-43 [41] Tsipouridou, Maria & Spathis, Charalambos (2014). Audit opinion and earnings management: Evidence from Greece. Accounting forum. Elsevier. Vol 38(1): 38-54 [42] Vinary, E., Skaerbaek, P. (2014). The uncertainties of risk management. Accounting, Audit and Accountability Journal. Vol 27(3): 489-526 [43] Wallace WA., (1984). Internal auditors can cut outside CPA costs. Harvard Business Review. Vol 62:16-20 1394
  12. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [44] Xiandong W., (1997). Development trends and future prospects of internal auditing, Managerial Auditing Journal. Vol 12(4): 200-204 [45] Yee, C.S., Sujan, A., James, K., & Leung, J.K. (2008). The perception of the Singaporean internal audit customers regarding the role and effectiveness of internal audit. Asian Journal of Business and Accounting. Vol 1(2): 147-174 [46] Zhang, Y., Zhou, J., Zhou, N. (2007). Audit committee quality, auditor independence and internal control weaknesses, Journal of Accounting and Public Policy. Vol 26(3): 300-327 [47] Zhang Yu.E, David Hay and Claus Holm (2016). Non-audit services and auditor independence: Norwegian evidence. Journal-Congent Business and Management. Vol 3(10): 1-19 [48] Website: www.mof.gov.vn 1395
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0