Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG <br />
CHO MÔN THỰC HÀNH BỆNH VIỆN CHUYÊN NGÀNH GÂY MÊ HỒI <br />
SỨC TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢCTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH <br />
Nguyễn Hưng Hòa*, Nguyễn Văn Chinh* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục đích: Nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học môn thực hành bệnh viện của học sinh <br />
gây mê hồi sức để đáp ứng nhu cầu của các bệnh viện. <br />
Phương pháp: Để thực hiện đề tài này, người nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp như sau: Phương <br />
pháp nghiên cứu tài liệu, Phương pháp quan sát, Phương pháp chuyên gia, Phương pháp toán thống kê và <br />
Phương pháp thực nghiệm có nhóm chứng. Nhóm1: nhóm học sinh được sử dụng phương pháp cũ. Nhóm 2: <br />
nhóm học sinh được sử dụng phương pháp dạy học định hướng hoạt động. <br />
Kết quả: Nhóm 2 học sinh có điểm trung bình cao hơn so với nhóm 1 với bài kỹ thuật đặt nội khí quán <br />
(8,44>7,25) và bài kỹ thuật giúp thở và thế thở (8,38>6,75) (p= 0.05).Kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh <br />
đều được tăng lên. Bên cạnh đó học sinh có khả năng khái quát hóa, khả năng giao tiếp và ý thức của học sinh với <br />
môn học được nâng cao <br />
Kết luận: Học sinh được thực nghiệm với quá trình dạy học định hướng hoạt động thì học sinh được phát <br />
triển toàn diện về kỹ năng, kiến thức và thái độ so với phương pháp cũ. <br />
Từ khóa: Học tập định hướng hoạt động, hoạt động, học tập. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
APPLYING ACTION LEARNING FOR NURSE ANESTHETIST PRACTICE <br />
IN HOSPITAL SUBJECT AT UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY <br />
AT HO CHI MINH CITY <br />
Nguyen Hung Hoa, Nguyen Van Chinh <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 81 ‐ 85 <br />
Purpose: This study will improve teaching qualification for practice in hospital subject of nurse anesthetist <br />
students, which will satisfy hospitals’ needs. <br />
Methodology study: In this study, author used the following methods such as documentary method, <br />
observed method, specialist method, statistic method and experimental method. Participants were divided into 2 <br />
groups. Group 1: students were taught by using method. Group 2: Students were taught by action learning <br />
method. <br />
Results: In the group 2: Students can get higher average score than group 1, which based on the average <br />
score of intubation lesson (8.44>7.25) and controlling ventilation lesson (8.38>6.75) (p= 0.05). Knowledge, skills <br />
and attitude were increased. Beside, student can generalize, communicate and have subject’s awareness better. <br />
Conclusions: Experimental students can develop skills, knowledge and attitudes better than controlled <br />
students. <br />
Keywords: Action learning, action, learning. <br />
* Bộ môn Gây mê hồi sức‐ Khoa Điều dưỡng ‐ Kỹ thuật y học ‐ Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh <br />
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Hưng Hòa <br />
ĐT: 0919901710 <br />
Email: hunghoa86@ump.edu.vn <br />
<br />
82<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br />
MỞ ĐẦU <br />
Đất nước chúng ta đang ở giai đoạn phát <br />
triển mạnh mẽ về sự nghiệp công nghiệp hóa, <br />
hiện đại hóa đất nước, sự thách thức của quá <br />
trình hội nhập kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải có <br />
nguồn nhân lực, người lao động có đủ phẩm <br />
chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội <br />
trong giai đoạn mới. Người lao động phải có <br />
khả năng thích ứng, thu nhận và vận dụng linh <br />
hoạt, sáng tạo trí thức của nhân loại vào hoàn <br />
cảnh thực tại để giải quyết được những tình <br />
huống thực tế một cách hiệu quả nhất tạo ra <br />
những sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội. <br />
Để có nguồn lực trên, Nhà nước đã đặt ra <br />
yêu cầu là phải đổi mới giáo dục, trong đó là <br />
đổi mới mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, <br />
phương pháp dạy và học. Những điều này đã <br />
được cụ thể hóa trong những văn bản như: <br />
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học <br />
đã được xác định trong nghị quyết Trung <br />
ương 4 khóa VII (1‐1993), nghị quyết Trung <br />
ương 2 khóa VIII(12‐1996) và được thể chế hóa <br />
trong luật giáo dục sửa đổi ban hành ngày <br />
27/6/2005, điều 2.4 đã ghi: “Phương pháp giáo <br />
dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ <br />
động, tư duy sáng tạo của người học, bồi <br />
dưỡng năng lực tự học, khả năng thực hành, <br />
lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. <br />
Với quan điểm học tập suốt đời thì học tập <br />
không chỉ đòi hỏi những kiến thức kỹ năng từ <br />
sách vở hay lắng nghe mà học là làm gì đó để <br />
tạo được sự khác biệt, tạo một sự thay đổi, ứng <br />
dụng và dùng những kỹ năng hay kiến thức <br />
mới hay suy nghĩ khác tạo nên giá trị mới và <br />
niềm tin mới cho cuộc sống. Và chỉ khi chúng ta <br />
có thể chuyển tải kiến thức của chúng ta, kỹ <br />
năng thái độ hay niềm tin vào những điều gì <br />
thực tiễn và điều này cung cấp minh chứng rằng <br />
chúng ta có thể ứng dụng chuyển tải điều chúng <br />
ta học vào cuộc sống thực sự, đó chính là nguồn <br />
lực quý giá mà đất nước chúng ta đang cần. <br />
Với ước muốn xây dựng thành công và nhân <br />
bản những nguồn lực quý giá đó, biết bao thế hệ <br />
đã và đang mỗi ngày nỗ lực tìm kiếm giải pháp <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
để thay đổi, để hoàn thiện hơn, xây dựng nên <br />
một giá trị thật sự hoàn hảo góp phần làm cho <br />
con người ngày càng lớn hơn với thiên nhiên và <br />
sống hạnh phúc và bình yên hơn với cuộc sống <br />
hiện tại dẫu rằng họ là ai, họ ở bất cứ nơi đâu. <br />
Hòa với khí thế đổi mới đó, dạy học định <br />
hướng hoạt động cũng đã góp phần không nhỏ <br />
vào quá trình hoàn thiện sản phẩm của giáo dục, <br />
một trong những định hướng mục tiêu mà mọi <br />
người đang mong đợi: học suốt đời, học để có <br />
trách nhiệm với cộng đồng, với bản thân và với <br />
chính công việc để biết chia xẽ biết yêu thương <br />
và biết cùng nhau phát triển để hướng đến một <br />
thế giới tốt đẹp hòa bình và hạnh phúc…. đó có <br />
phải chính là sản phẩm mà thế giới nói chung và <br />
người Việt Nam nói riêng mong đợi. <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu <br />
Nghiên cứu và phân tích các tài liệu có liên <br />
quan để đưa ra cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn <br />
của dạy học định hướng hoạt động. <br />
<br />
Phương pháp quan sát, điều tra, bút vấn <br />
Dùng để khảo sát, đánh giá học sinh trước <br />
và sau khi thực nghiệm. <br />
Thống kê số liệu từ thực trạng, kết quả của <br />
môn học THBV chuyên ngành GMHS cho học <br />
sinh GMHS qua các khóa học. <br />
<br />
Phương pháp chuyên gia, phỏng vấn <br />
Dùng để bổ sung kết quả thực trạng của một <br />
số phương pháp giảng dạy môn THBV cho học <br />
sinh GMHS tại Đại học Y Dược. <br />
Phương pháp toán thống kê, phân tích, tổng <br />
hợp <br />
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, <br />
thống kê phân tích và thông kê kiểm định để <br />
trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm kiểm <br />
định giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong <br />
kết quả học tập của hai nhóm đối chứng và <br />
nhóm thực nghiệm. <br />
<br />
Phương pháp thực nghiệm <br />
<br />
83<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
Thông qua quá trình học tập định hướng <br />
hoạt động được mô tả, tác giả tiến hành như sau <br />
<br />
25/06/2012 – 06/07/2012. 5 nhóm này đều được <br />
chia thành 2 nhóm (thực nghiệm và đối chứng) <br />
theo phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên. <br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br />
Về điểm số <br />
Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là <br />
8.44 với kỹ thuật đặt nội khí quản và 8.38 với kỹ <br />
thuật thế thở và giúp thở. <br />
<br />
<br />
Hình 1: Quá trình dạy học định hướng hoạt động. <br />
HS vẫn được đi thực hành theo chương trình <br />
học, nhưng sau mỗi thứ 6 của mỗi tuần HS sẽ <br />
được tập trung về bộ môn, những vấn đề trong <br />
một tuần học tập sẽ được HS phản ảnh lại với <br />
bạn bè trong nhóm và nhận được những phản <br />
hồi của bạn bè theo thứ tự các bước. <br />
Học sinh thực hiện được bước 2 và 3 của quá <br />
trình học tập định hướng hoạt động. Và kết quả <br />
là HS sẽ thu được những vấn đề mới hoặc sẽ <br />
nhận được những lời giải đáp cho những vấn đề <br />
mà HS gặp phải sau đó HS sẽ quay trở lại bệnh <br />
viện vào tuần kế tiếp và tiến hành thực hành để <br />
kiểm chứng những điều đã thảo luận với bạn bè <br />
và cũng tìm ra những vấn dề cho tuần kế tiếp. <br />
Do thời gian có hạn nên người nghiên cứu <br />
chỉ tiến hành thực nghiệm <br />
Trên 2 bài trong chương trình THBV 2 <br />
Kỹ thuật thế thở giúp thở. <br />
Kỹ thuật đặt nội khí quản. <br />
<br />
Thời gian và địa điểm thực nghiệm <br />
Thời gian 2 tuần (25/06/2012 – 06/07/2012). <br />
Địa điểm: Bệnh viện Ung Bướu, bệnh viện <br />
Hùng Vương, bệnh viện Nhi Đồng 2 và bệnh <br />
viện Chợ Rẫy và bộ môn Gây mê hồi sức. <br />
<br />
Cách tiến hành thực nghiệm <br />
Được tiến hành trên 4 nhóm đi học môn <br />
thực hành bệnh viện tại bệnh viện Ung Bướu, <br />
bệnh viện Hùng Vương, bệnh viện Nhi Đồng 2 <br />
và bệnh viện Chợ Rẫy trong khoảng thời gian <br />
<br />
84<br />
<br />
Điểm trung bình của nhóm đối chứng là 7.25 <br />
với kỹ thuật đặt nội khí quản và 6.75 với kỹ <br />
thuật thế thở và giúp thở. <br />
Điều này cho thấy rằng kết quả chung của <br />
nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng, <br />
giúp cho học sinh (HS) có được điểm số cao hơn <br />
do HS được phát triển nhuần nhuyễn kỹ năng <br />
đặt nội khí quản và kỹ thuật thế thở giúp thở <br />
hơn và làm một cách thuần thục hơn với <br />
phương pháp (PP) cũ.Và sự khác biệt này được <br />
kiểm chứng và có ý nghĩa thống kê. <br />
<br />
Về phương pháp phát triển các kỹ năng <br />
Nghiên cứu chỉ ra rằng, HS có được điểm về <br />
thao tác được cải thiện, nhưng phương pháp <br />
dạy học định hướng hoạt động (PP HTĐHHĐ) <br />
không chỉ có phát triển về kỹ năng của HS mà <br />
còn Phát triển về kiến thức của HS đã học: Kiến <br />
thức đã học ở trên trường chỉ là kiến thức chung <br />
tổng quát. Thậm chí khi thực tập trên mô hình <br />
chỉ là những mô hình mang tính chất mô phỏng <br />
nên nó sẽ không có được tính chính xác và có <br />
nhiều vấn đề như trên thực tế. Điều này cho <br />
thấy rằng chính quá trình thực hành như thế <br />
này đã làm cho HS phát triển những kiến thức <br />
thêm bên cạnh kiến thức đã học. <br />
Phát triển về ý thức của HS: Khi phát triển về <br />
kiến thức đã học thì HS cũng đã thực tập hiểu rõ <br />
hơn về những điểm trọng điểm những vấn đề <br />
không mang tính chất thực tế khi áp dụng vào <br />
trong thực tế. <br />
Phát triển về khả năng giao tiếp: Để HS học <br />
được PP này, người HS phải tiến hành giao tiếp <br />
nhiều với bạn bè, thầy cô… chính điều này đã <br />
làm HS phát triển được kỹ năng này và biết cách <br />
đặt ra những câu hỏi để có nhiều thông tin nhất. <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br />
Phát triển về khả năng khái quát hóa và kiểm <br />
chứng: Những điều mà mình có được thông qua <br />
kinh nghiệm của bản thân hoặc những kinh <br />
nghiệm của bạn bè mà chính bản thân chưa <br />
kiểm chứng: khi HS học tập lý thuyết trên lớp <br />
thì những bài giảng chỉ giúp cho HS có được <br />
những kiến thức cơ bản nhưng khi vào thực tế <br />
thì những kiến thức lại được đặt trong những <br />
mối quan hệ khác nhau như mỗi bệnh viện (BV) <br />
sẽ áp dụng khác nhau nên HS khi học với PP <br />
HTĐHHĐ thì sẽ hiểu hơn và biến đổi những cái <br />
khác biệt đó thành những kiến thức riêng của <br />
bản thân mình và những kiến thức đó được <br />
kiểm chứng qua những lần thực tập sau. Điều <br />
này trang bị cho HS có một hành trang vững <br />
chắc trước khi đi làm thật sự. <br />
Như vậy, thông qua thực nghiệm thì HS ở <br />
nhóm dùng PP HTĐHHĐ có được điểm số <br />
trung bình cao hơn nhóm đối chứng. Điều này <br />
cho thấy rằng về mặt kỹ năng thực hành của HS <br />
đối với nhón thực nghiệm được nâng cao rõ rệt. <br />
Còn về kiến thức thì HS cũng đạt được những <br />
kiến thức riêng cho bản thân qua thực hành và <br />
qua trao đổi với bạn bè về những điều mà HS đã <br />
làm. Và cuối cùng là về thái độ của HS, HS có <br />
thái độ tích cực hơn, chủ động hơn trong việc <br />
tiếp nhận kiến thức và biết kết hợp giữa lý <br />
thuyết (LT) và thực hành (TH) để đưa ra những <br />
kiến thức riêng cho bản thân mình để tự mình <br />
giải quyết được những vấn đề trong công việc <br />
tương lai. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Người nghiên cứu đã làm sáng tỏ ra những <br />
cơ sở lý luận của DHĐHHĐ là PP DH nhằm <br />
nâng cao được kiến thức người học nhờ vào <br />
thực hành (5,1,2). Trong PP này, kiến thức có được <br />
tùy theo mỗi cá nhân (4) điều này nhằm giúp cho <br />
mỗi cá nhân bổ sung được những lỗ hổng kiến <br />
thức khi học lý thuyết đơn thuần, đây nền tảng <br />
cho việc áp dụng dạy học cho môn thực hành <br />
bệnh viện chuyên ngành gây mê hồi sức tại Đại <br />
học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. <br />
Để áp dụng PP DHĐHHĐ cho môn thực <br />
hành bệnh viện (THBV) chuyên ngành gây mê <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
hồi sức (GMHS) người nghiên cứu đã dựa vào <br />
khung chương trình, chương trình chi tiết của <br />
THBV và bảng chi tiết những kỹ năng và chỉ tiêu <br />
mà HS phải đạt được trong mỗi vòng BV của <br />
trung học GMHS đang đào tạo tại ĐH Y Dược <br />
thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, người nghiên <br />
cứu áp dụng PP DHĐHHĐ vào 2 bài trong 1 <br />
vòng của THBV. <br />
Trong phần thực nghiệm, người nghiên cứu <br />
đã tiến hành thực nghiệm đề tài và phân tích kết <br />
quả sau khi thực nghiệm 2 bài trong một vòng <br />
THBV để cho thấy được kết quả của dạy học <br />
bằng PP mới sẽ vượt trội so với dạy học bằng PP <br />
cũ. PP DHĐHHĐ hơn hẳn PP DH thực hành <br />
thông thường vì nó sẽ giúp phát triển, thay đổi <br />
quan điểm của người học khi ứng dụng những <br />
kiến thức, những kinh nghiệm cũ vào giải quyết <br />
vấn đề hiện tại (3). <br />
<br />
KIẾN NGHỊ <br />
Đối với nhà trường <br />
Nhà trường nên phát động phong trào đổi <br />
mới phương pháp dạy học. <br />
Tổ chức nhiều buổi hội thảo chuyên đề, báo <br />
cáo chuyên đề về phương pháp dạy học định <br />
hướng hoạt động. <br />
Tiến hành liên kết chặt chẽ hơn đối với bệnh <br />
viện để bệnh viện tạo điều kiện cho học sinh <br />
được thực tập riêng lẽ. <br />
Có sự phối hợp giữa bệnh viên và nhà <br />
trường trong quá trình dạy lý thuyết với những <br />
kỹ thuật đang được tiến hành tại bệnh viện để <br />
học sinh hiểu rõ và sâu hơn những kỹ thuật <br />
đang tiến hành tại bệnh viện. <br />
Nhân rộng đề tài này cho toàn trường để <br />
giáo viên tiến hành học tập và rút kinh nghiệm. <br />
<br />
Đối với giáo viên <br />
Phải luôn học tập chuyên môn, trao dồi kỹ <br />
năng nghề nghiệp. Giáo viên phải gắn bó với <br />
bệnh viện để hiểu hơn về kỹ thuật đang tiến <br />
hành ở bệnh viện để hỗ trợ cho học sinh khi <br />
cần thiết. <br />
<br />
85<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
Phải luôn tìm tòi học hỏi và luôn cập nhật <br />
những kiến thức, kỹ năng sư phạm để đáp ứng <br />
yêu cầu dạy học định hướng hoạt động (action <br />
learning). <br />
<br />
vấn đề này và muốn dùng phương pháp định <br />
hướng hoạt động (action learning) để nâng cao <br />
chất lượng dạy học cho HS đang học tại Đại <br />
học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. <br />
<br />
Phải luôn tìm tòi nghiên cứu và cập nhật <br />
kiến thức để làm nền tảng trong quá trình dạy <br />
học cho học sinh theo phương pháp học tập <br />
định hướng hoạt động. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Ở nước ta phương pháp dạy học định <br />
hướng hoạt động (action learning) đang là <br />
phương pháp mới đang từ từ du nhập vào <br />
Việt Nam, cho nên việc hiểu rõ được những <br />
vấn đề cốt lõi của PP này đang được các đề tài <br />
gần đây rất đẩy mạnh nghiên cứu cơ sở lý luận <br />
và xây dựng mô hình cho phương pháp này <br />
hay áp dụng những mô hình của phương <br />
pháp này để nâng cao hiệu quả giảng dạy cho <br />
HS. Bản thân người nghiên cứu cũng đã ấp ủ <br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
Marquardt MJ (2004). Optimizing the Power of Action <br />
learning, 1st edition, pp 1‐27. Davies‐Black Publishing. <br />
Mountain View, California. <br />
Miller P (2003). ʹWorkplace learning by action learning: a <br />
practical example’. Journal of Workplace Learning, vol. 15 <br />
no.1:14‐23. <br />
Murray J. (1996. The practice of action learning: A project of <br />
Autralian National Training Authority. 1st edition, Autralian <br />
National Training Authority. <br />
Savin‐Baden M and Major CH (2004). Foundations of problem <br />
– based learning, 1st edition, Open University Press, UK. <br />
Weinstein K (1999). The Action learning: A Practical guide, 2nd <br />
edition, pp 27‐54. at University Press, Cambridge. <br />
<br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài <br />
<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo <br />
Ngày bài báo được đăng: <br />
<br />
02/08/2013. <br />
04/09/2013. <br />
18/10/2013 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
86<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học <br />
<br />