intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Dân số và kế hoạch hóa gia đình (Ngành: Điều dưỡng) - Trường CĐ Lào Cai

Chia sẻ: Chuheo Dethuong25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

43
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Dân số và kế hoạch hóa gia đình dùng cho học sinh ngành Điều dưỡng, giáo trình được biên soạn theo hướng đổi mới để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có thể áp dụng phương pháp dạy - học tích cực. Giáo trình cung cấp cho người học kiến thức chuyên môn về Dân số và kế hoạch hóa gia đình . Nội dung của từng bài được viết một cách ngắn gọn, đảm bảo lượng kiến thức cơ bản cũng như cập nhật những kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Dân số và kế hoạch hóa gia đình (Ngành: Điều dưỡng) - Trường CĐ Lào Cai

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Lào Cai, năm 2019
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI NÓI ĐẦU Để thống nhất nội dung giảng dạy, đáp ứng nhu cầu tài liệu học tập và tham khảo cho giáo viên, học sinh trong quá trình giảng dạy, học tập, khoa Y dược trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức biên soạn và biên tập giáo trình, bài giảng môn học Dân số và kế hoạch hóa gia đình sử dụng đào tạo các đối tượng học sinh trong Nhà trường. Giáo trình Dân số và kế hoạch hóa gia đình dùng cho học sinh ngành Điều dưỡng được biên soạn dựa trên nội dung, mục tiêu Chương trình giáo dục ngành Điều dưỡng của trường Cao đẳng Lào Cai 2020. Giáo trình được biên soạn theo hướng đổi mới để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có thể áp dụng phương pháp dạy - học tích cực. Giáo trình cung cấp cho người học kiến thức chuyên môn về Dân số và kế hoạch hóa gia đình . Nội dung của từng bài được viết một cách ngắn gọn, đảm bảo lượng kiến thức cơ bản cũng như cập nhật những kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn. Do điều kiện về thời gian có hạn cũng như một số yếu tố khách quan, chủ quan nên giáo trình này không tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế nhất định. Trong quá trình sử dụng rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp, giáo viên và học sinh để giáo trình ngày một hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu dạy - học. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự nhận xét, đánh giá và góp ý của Hội đồng thẩm định giáo trình để đưa tập giáo trình Dân số và kế hoạch hóa gia đình vào sử dụng giảng dạy chính thức trong nhà Trường!
  3. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình SKSS Sức khỏe sinh sản DS Dân số BVBMTE Bảo vệ bà mẹ trẻ em CBYT Cán bộ y tế CSYT Cơ sở y tế PN Phụ nữ TE Trẻ em NHS Nữ hộ sinh BPTT Biện pháp tránh thai DCTC Dụng cụ tử cung MỤC LỤC
  4. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC.............................................................................................5 Chương 1 : DÂN SỐ.................................................................................................................7 BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ DÂN SỐ...........................................................................................7 VẤN ĐỀ DÂN SỐ Ở VIỆT NAM............................................................................................7 Bài 2: CHIẾN LƯỢC CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN DÂN SỐ ĐẾN NĂM 2030..................16 Bài 3: TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC BẢO VỆ TRẺ EM, KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH VÀ CÁC CHỈ SỐ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN...........................................31 Chương 2. KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH..............................................................................50 BÀI 4.......................................................................................................................................50 TƯ VẤN KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH................................................................................50 Bài 5. CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI................................................................................57 BÀI 6.......................................................................................................................................94 CÁC BIỆN PHÁP ĐÌNH CHỈ THAI NGHÉN.......................................................................94 Bài 7. Bài đọc thêm..............................................................................................................103 ĐẶT VÀ THÁO DỤNG CỤ TỬ CUNG..............................................................................103 BÀI 8. Bài đọc thêm..............................................................................................................118 MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ DÂN SỐ..................................................118 KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH..............................................................................................118 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................127
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH Mã môn học: MH 37 Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ( lý thuyết: 15 giờ, Bài tập thảo luận: 13, Kiểm tra: 2 giờ) I. Vị trí, tính chất của môn học: 1. Vị trí: - Sinh viên được học sau môn: Giải phẫu sinh lý, hóa sinh, chăm sóc sức khỏe phụ nữ bà mẹ gia đình, chăm sóc sức khỏe trẻ em. - Môn học được học trước thực tập lâm sàng cộng đồng. 2. Tính chất: Là môn học lý thuyết chuyên ngành tự chọn. II. Mục tiêu của môn học: * Kiến thức: - Trình bày được tình hình phát triển dân số của Việt Nam hiện nay và những biện pháp làm giảm tỷ lệ phát triển dân số. - Trình bày được ưu điểm, nhược điểm và cách sử dụng các biện pháp tránh thai. * Kỹ năng: - Thực hiện truyền thông, tư vấn và cung cấp các phương tiện tránh thai cho khách hàng an toàn hiệu quả. * Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Rèn luyện thái độ, tác phong biết tôn trọng, cảm thông và chia sẻ với khách hàng.
  6. Chương 1 : DÂN SỐ BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ DÂN SỐ VẤN ĐỀ DÂN SỐ Ở VIỆT NAM Mục tiêu Kiến thức 1. Trình bày được những nét chính về sự phát triển dân số trên Thế giới và Việt Nam. 2. Trình bày được những ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đến các mặt của đời sống, môi trường. Kỹ năng - Thực hiện được cơ cấu phân bố dân số cho từng đối tượng. Năng lực tự chủ Nội dung - Dân số học là một ngành khoa học nghiên cứu về dân số, theo nghĩa hẹp là ngành khoa học nghiên cứu về quy mô, phân bố, cơ cấu và biến động dân số. - Các hiện tượng dân số gắn chặt với đời sống của xã hội, có mối liên quan mật thiết với quá trình phát triển kinh tế, văn hoá và môi trường xung quanh. Vì vậy, khi nói đến dân số, không thể tách nó ra khỏi các điều kiện về kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường. 1. Đại cương về dân số 1.1. Quy mô dân số Là tổng số dân của một vùng lãnh thổ tại một thời điểm nhất định. 1.1.1.Quy mô dân số trên thế giới
  7. Trong lịch sử nhân loại, sự phát triển dân số luôn tăng lên không ngừng. Nhưng tốc độ gia tăng dân số nhanh chưa từng thấy là ở thế kỷ thứ XX. Khoảng thời gian để dân số tăng thêm 1 tỷ người cứ rút ngắn dần. Dự kiến năm 2050 thế giới sẽ đạt 10 tỷ người nếu tỷ suất sinh thô là 1,7% (Tài liệu UNFPA – 1992). Bảng 1. Qui mô dân số thế giới và thời gian tăng thêm 1 tỷ người. Năm Tổng số dân thế giới Mức tăng dân số 1830 1 tỷ 1930 2 tỷ 100 năm tăng 1 tỷ dân 1960 3 tỷ 30 năm tăng 1 tỷ dân 1975 4 tỷ 15 năm tăng 1 tỷ dân 1987 5 tỷ 12 năm tăng 1 tỷ dân 12/10/1999 6 tỷ 12 năm tăng 1tỷ dân 2011 7 tỷ 12 năm tăng 1tỷ dân Dự kiến 2025 8,5 tỷ 14 năm tăng 1,5 tỷ dân - Tổ chức dân số thế giới chọn ngày 11/7 hàng năm là ngày dân số thế giới. 1.1.2. Quy mô dân số ở Việt nam Đầu thập kỷ 40, dân số Việt nam chỉ có khoảng 25 triệu người, nhưng vụ đói năm 1945 đã làm cho 2 triệu người bị chết, sau đó là cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ kéo dài. Mặc dù chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình đã được thực hiện ngay từ đầu những năm 1960 và có rất  nhiều khó khăn nhưng dân số nước ta vẫn tăng lên rất nhanh. Theo kết quả các cuộc điều tra dân số: 1/10/1979 dân số nước ta là 52,7 triệu người. 1/10/1989 : 64, 4 triệu người, (tăng 11,7 triệu).
  8. 1/10/1999 : 76.327.919 người. 1/4/2019: 96.208.984 người. Do thực hiện tốt các chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ tăng DS từ 3,56% từ đầu những năm 60 đã giảm xuống còn 2,1% (1997), số con trung bình cho một phụ nữ ở tuổi sinh sản từ 6 con (những năm  đầu thập kỷ 60) đã giảm xuốg còn 2,7 con (1992-1996), 2,3 con (1999), 2,1 con (2018). - Theo điều tra về dân số: Năm Số dân Tỷ lệ phát Mức tăng dân số triển dân số/ (triệu người) năm 1921 15,594 1931 17,702 0,69% 10 năm tăng 2,2 triệu 1951 23,061 0.50% 20 năm tăng gần 6 triệu 1961 30,172 3,39% 10 năm tăng 7 triệu 1970 41,063 3,24% 10 năm tăng gần 11 triệu 1979 52,742 2,16% 9 năm tăng gần 12 triệu 1989 64,412 2,10% 10 năm tăng gần 12 triệu 1992 70,000 2,00% 3 năm tăng gần 4,5 triệu 1999 76,327 1,90% 7 năm tăng gần 6 triệu 2011 87,840 1,15% 12 năm tăng hơn 11,5 triệu 2012 Trên 88,000 1,1%
  9. 2019 96,208,984 2020 Dự kiến trên 98. 000.000 1.2. Cơ cấu dân số 1.2.1. Cơ cấu dân số theo tuổi - Cơ cấu dân số theo độ tuổi là sự phân chia tổng số dân theo từng độ tuổi hay nhóm tuổi: * Xếp theo các nhóm tuổi: 0 - 4 tuổi; 5 - 9 tuổi; 10 - 14 tuổi; 15 - 19 tuổi; 20 - 24 tuổi; 25 - 29 tuổi; 30 - 34 tuổi; 35 - 39 tuổi; 40 - 44 tuổi; 45 - 49 tuổi; 50 - 54 tuổi; 55 - 59 tuổi và 60 - 64 tuổi, 65 - 69 tuổi … * Xếp theo độ tuổi: 0 - 14 tuổi; 15 - 59 tuổi và ≥ 60 tuổi. - Tính tỷ số phụ thuộc: Trẻ em (0-14 tuổi) + Người già (≥ 60 tuổi) Tỷ số phụ thuộc = ------------------------------------------------------- Số người trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi) Nếu nhóm tuổi 0-14 tuổi nhiều, cho thấy dân số trẻ, ngoài việc sống phải phụ thuộc hoàn toàn ra thì vấn đề sức ép về việc làm sẽ ngày càng lớn. Nếu nhóm người ≥ 60 tuổi nhiều, cho thấy đất nước đó phát triển, dân số già. Ngoài ra, các nhà quản lý có thể sử dụng thông tin cơ cấu dân số theo tuổi để có những hoạch định về y tế, giáo dục, quản lý nhân lực … trong tương lai. 1.2.2. Cơ cấu dân số theo giới tính - Là sự phân chia tổng số dân theo số nam và số nữ. Số nam ( nữ ) - Tỷ lệ nam ( nữ ) trong tổng số dân = ----------------- x 100 Tổng số dân
  10. Số nam - Hoặc tỷ số giới tính = ----------- x 100 Số nữ - Việt Nam hiện nằm trong nhóm 15 nước có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. - Dù xuất hiện muộn, nhưng tốc độ mất cân bằng giới tính tại Việt Nam đang tăng rất nhanh, lan rộng từ thành thị đến nông thôn và ở khắp 6/6 vùng lãnh thổ. Càng người có điều kiện kinh tế, học vấn cao lại càng chọn giới tính khi sinh nhiều. Hình 1.1. Mất cân bằng giới tính Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam ngày càng nghiêm trọng - Theo cục dân số kế hoạch hóa gia đình, tỷ số chênh lệch giới tính - sinh nam nhiều hơn nữ, tiếp tục tăng nhanh. Năm 2018, tỷ lệ giới tính khi sinh là 115,1 bé trai/100 bé gái, tăng 3% so với năm 2017, không đạt được mục tiêu giảm chênh lệch còn 112,8 bé trai/100 bé gái. Mức chuẩn sinh học bình thường là 105 trẻ nam trên 100 trẻ gái chào đời.
  11. - Sơn La là tỉnh đứng đầu với chênh lệch giới tính khi sinh với 120 trẻ trai/100 trẻ gái. Bốn tỉnh tiếp theo có tỷ lệ sinh bé trai nhiều hơn gái là Hưng Yên, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hải Dương. - Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo với nhiều phong tục, tập quán, trong đó có tục "trọng nam, khinh nữ". Nhiều người quan niệm chỉ có con trai mới có thể gánh vác trọng trách thờ cúng tổ tiên, nối dõi tông đường. Đây chính là định kiến giới, nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh. - Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, đến 2050, Việt Nam sẽ thiếu 2,3-4,3 triệu phụ nữ, trong khi hiện tại mới thiếu hụt vài trăm nghìn. - Khi đó cấu trúc gia đình sẽ tan vỡ, phụ nữ kết hôn sớm, tỉ lệ ly hôn, độc thân cao, bạo hành gia đình, bạo lực giới, mất an ninh trật tự, buôn bán phụ nữ, trẻ em, HIV/AIDS tăng. - Trong lĩnh vực sinh sản phải có sự tham gia của cả hai giới. Như vậy, để kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) đòi hỏi cả nam và nữ cùng thực hiện. Trong khi đó, ở Việt nam chủ yếu mới có phụ nữ thực hiện các biện pháp tránh thai, sự bất bình đẳng giữa nam và nữ còn thấy ở nhiều mặt khác của đời sống: + Cha mẹ thường mong sinh con trai. + Chăm sóc sức khoẻ và quan tâm đến việc học hành của con trai hơn. + Cùng trình độ thì con trai xin việc làm dễ hơn. - Do đó, phấn đấu cho sự bình đẳng nam nữ cũng là tạo điều kiện cho thắng lợi của chương trình DS-KHHGĐ. 1.2.3. Cơ cấu dân số theo độ tuổi - Tỷ lệ nam nữ theo từng độ tuổi. - Có thể tính tuổi theo số lần sinh nhật. Như vậy sẽ có độ tuổi 0,1,2...Để cho gọn có thể tính gộp thành các nhóm tuổi như: ( 0-4); (5-9); (10-14)...Để nghiên cứu nguồn lao động có thể xét theo nhóm tuổi: 0-14 tuổi, 15-19 tuổi và nhóm 60 tuổi trở lên.
  12. 1.2.4. Cơ cấu dân số theo tình trạng hôn nhân - Là phân chia tổng số dân từ một độ tuổi nào đó theo các tình trạng:  Chưa bao giờ kết hôn.  Goá.  Ly thân.  Đang có vợ ( chồng ).  Ly hôn. - Công tác KHHGĐ phải tập trung vào nhóm đang có chồng và trong độ tuổi sinh đẻ. - Nhóm chưa kết hôn từ 13 - 19 tuổi cần được giáo dục về dân số sức khoẻ sinh sản để tránh tình trạng có thai ngoài ý muốn. - Nhóm độc thân, cao tuổi, ly thân, ly hôn tạo thành một nhóm xã hội có khó khăn về vật chất và tinh thần. 1.2.5. Sự phân bố dân số - Là sự có mặt của dân cư theo vùng lãnh thổ ( tức là theo địa lý ) như dân cư miền núi, đồng bằng, vùng trung du... Số dân trong vùng - Mật độ dân số = ---------------------- Diện tích vùng ( km2 ) 2. Tác động của dân số đến sự phát triển của Việt Nam 2.1. Tác động tích cực - Việt Nam là một nước có qui mô dân số lớn nên lực lượng lao động dồi dào, là động lực tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cơ cấu dân số trẻ nên lực lượng lao động trẻ chiếm ưu thế, điều này có lợi cho việc chuyển dịch lao động và tạo ra sự năng động, sáng tạo trong các hoạt động về kinh tế, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới và hội nhập; khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào
  13. hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… tương đối cao và bền vững. Bên cạnh việc xây dựng và phát triển kinh tế, qui mô dân số lớn còn là thế mạnh, là tiềm năng vững chắc trong sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị quốc gia. 2.2. Tác động tiêu cực - Sức ép đối với việc làm (thiếu việc làm nghiêm trọng): thông thường, lực lượng lao động xã hội chiếm khoảng 45-46% trong tổng số dân, tuy nhiên, do qui mô dân số lớn, tỷ lệ gia tăng dân số cao dẫn đến lực lượng lao động lớn và tăng nhanh. Mặt khác, lao động nước ta lại tập trung chủ yếu về nông nghiệp. - Trong quá trình đô thị hóa, nhiều diện tích đất canh tác nông nghiệp bị thu hẹp, lực lượng lao động nông nghiệp dôi dư nên dẫn đến tình trạng thiếu việc làm. - Sức ép đối với tài nguyên, môi trường: dân số tăng nhanh, lực lượng lao động thiếu việc làm nghiêm trọng dẫn đến hậu quả nặng nề về tài nguyên môi trường: diện tích rừng bị thu hẹp mau chóng do nạn khai thác bừa bãi lâm sản như chặt phá rừng, săn bắt thú và động vật quí hiếm phục vụ mục đích thương mại, thay vào đó là các vùng diện tích đất trống đồi trọc đã làm cho môi trường bị suy thoái nghiêm trọng, nạn lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra do rừng đầu nguồn bị chặt phá. Tình trạng khai thác biển cũng xảy ra tương tự, môi trường biển bị ô nhiễm nặng nề do việc khai thác, vứt rác, chất thải bừa bãi do ý thức hạn chế của dân… - Sức ép đối với y tế, giáo dục: dân số tăng nhanh, trẻ em chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong khi đất nước còn nghèo đã tạo nên sức ép nặng nề đối với các lĩnh vực y tế, giáo dục: tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi cao (9,8%). Một số vùng nông thôn chưa phổ cập xong chương trình tiểu học. - Sức ép đối với an ninh quốc phòng và các vấn đề xã hội khác: dân số gia tăng cùng với việc di dân do quá trình đô thị hóa đã để lại hệ quả tất yếu khó kiểm soát về các lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, sự xâm nhập của các trào lưu văn hóa ngoại do quá trình hội nhập đã khiến một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên và lực lượng lao động trẻ thiếu việc làm sa ngã. Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm… ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Đây là mối lo ngại lớn đối với mỗi gia đình và toàn xã hội. CÂU HỎI ÔN TẬP
  14. 1. Trình bày được những nét chính về sự phát triển dân số trên Thế giới và Việt Nam. 2. Trình bày được những ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đến các mặt của đời sống, môi trường.
  15. Bài 2: CHIẾN LƯỢC CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN DÂN SỐ ĐẾN NĂM 2030 Mục tiêu Kiến thức 1. Trình bày được mục tiêu phát triển dân số. 2. Trình bày được nhiệm vụ và giải pháp phát triển dân số. Kỹ năng - Đưa ra được các giải pháp phát triển dân số Năng lực tự chủ - Thực hiện được các giải pháp phát triển dân số. Nội dung 1. Mục tiêu 1.1. Mục tiêu tổng quát Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững. 1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 - Mục tiêu 1: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tuợng. + Duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con), quy mô dân số 104 triệu người. + Giảm 50% chênh lệch mức sinh giữa nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng, 50% số tỉnh đạt mức sinh thay thế.
  16. + Mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, phòng tránh vô sinh và hỗ trợ sinh sản. + Giảm 2/3 số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn. - Mục tiêu 2: Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có dưới 10 nghìn người, đặc biệt là những dân tộc thiểu số rất ít người có nguy cơ suy giảm giống nòi. + Duy trì tỉ lệ tăng dân số của các dân tộc thiểu số dưới 10 nghìn người cao hơn mức bình quân chung cả nước. + Cơ bản ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số. + Bảo đảm tốc độ tăng các chỉ tiêu phản ánh chất lượng dân số của các dân tộc thiểu số dưới 10 nghìn người cao hơn mức tăng bình quân chung cả nước. - Mục tiêu 3: Đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn đấu duy trì cơ cấu tuổi ở mức hợp lý. + Tỉ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống. + Tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi đạt khoảng 22%, tỉ lệ người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên đạt khoảng 11%, tỉ lệ phụ thuộc chung đạt khoảng 49%. - Mục tiêu 4: Nâng cao chất lượng dân số + Tỉ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 90%. + Giảm 50% số cặp tảo hôn, giảm 60% số cặp hôn nhân cận huyết thống; + 70% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất. + 90% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất. + Tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm.
  17. + Chiều cao người Việt Nam 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm, nữ đạt 157,5 cm. + Chỉ số Phát triển con người (HDI) nằm trong nhóm 4 nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á. - Mục tiêu 5: Thúc đẩy phân bố dân số hợp lý và bảo đảm quốc phòng, an ninh + Thúc đẩy đô thị hóa, đưa tỉ lệ dân số đô thị đạt trên 45%. + Tiếp tục thực hiện bố trí, sắp xếp dân cư hợp lý ở vùng biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn. + Bảo đảm người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản. - Mục tiêu 6: Hoàn thành xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đẩy mạnh lồng ghép các yếu tố dân số vào xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. + 100% dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thống nhất, dùng chung trên quy mô toàn quốc; + 100% ngành, lĩnh vực và địa phương sử dụng dữ liệu chuyên ngành dân số vào xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. - Mục tiêu 7: Phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững. + Tiếp tục thực hiện tốt, hướng đến đạt mục tiêu cao hơn các chiến lược về giáo dục, đào tạo, lao động, việc làm, xuất khẩu lao động, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài... hiện có; nghiên cứu xây dựng các chiến lược, chương trình về những lĩnh vực nêu trên cho giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu tăng tối đa số lượng việc làm, nâng cao tỉ lệ lao động được đào tạo, cải thiện chất lượng việc làm. + Tiếp tục thực hiện tốt, hướng đến đạt mục tiêu cao hơn các chiến lược, chương trình về chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả chăm sóc sức khỏe sinh sản, an toàn vệ sinh lao động, an toàn thực phẩm...) hiện có; nghiên cứu xây dựng các chiến lược, chương
  18. trình về những lĩnh vực nêu trên cho giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu đảm bảo mọi người lao động đều được chăm sóc sức khỏe và có sức khỏe tốt. - Mục tiêu 8: Thích ứng với già hóa dân số, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. + Ít nhất 50% số xã, phường đạt tiêu chí môi trường thân thiện với người cao tuổi. + Khoảng 70% người cao tuổi trực tiếp sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, giảm nghèo có nhu cầu hỗ trợ được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn phát triển sản xuất. + 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, khám, chữa bệnh, chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung. 2. Nhiệm vụ và giải pháp 2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp - Tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa nội dung Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới (Nghị quyết TW 21), bảo đảm thống nhất nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của toàn xã hội về chuyển trọng tâm chính sách dân số từ việc giảm sinh sang duy trì mức sinh thay thế, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số, phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số. Đưa công tác dân số hành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền. - Ban hành các nghị quyết, chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm để cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn, tình hình thực tiễn của bộ, ngành, địa phương. Thực hiện lồng ghép các yếu tố dân số vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội do bộ, ngành, địa phương chủ trì xây dựng và thực hiện.
  19. - Quan tâm đúng mức đến việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai; đầu tư kinh phí, kiện toàn tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ đủ năng lực để thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ về công tác dân số của ngành, địa phương đã đề ra. - Trực tiếp chỉ đạo công tác phối hợp liên ngành; phân công nhiệm vụ, thực hiện cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, đoàn thể, tổ chức tham gia thực hiện công tác dân số trên địa bàn. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tham gia, giám sát thực hiện công tác dân số. - Đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện các nhiệm vụ về công tác dân số, đặc biệt là cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có hai con, thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng môi trường sống lành mạnh, nâng cao sức khỏe và đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, phong trào thi đua về công tác dân số của các địa phương, đơn vị. Lấy kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về dân số là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu, cấp ủy, chính quyền các cấp. - Đề cao tính tiên phong gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu trong việc thực hiện chính sách dân số, xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, ấm no, hạnh phúc, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội. 2.2. Đổi mới truyền thông, vận động về dân số - Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về Nghị quyết TW 21, tạo sự chuyển biến căn bản về nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về nhiệm vụ, nội dung công tác dân số trong tình hình mới. - Triển khai đầy đủ, toàn diện các nội dung: duy trì mức sinh thay thế, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số, phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số là yêu cầu của công tác truyền thông, vận động về dân số và phát triển trong tình hình mới. - Tập trung đẩy mạnh, tăng cường độ và nâng cao hiệu quả các hoạt động tuyên truyền giáo dục về dân số và phát triển. Nội dung, phương thức truyền thông, vận động phải được xây dựng phù hợp với tình hình dân số, điều kiện kinh tế, xã hội, đặc trưng văn hóa của từng vùng, đối tượng. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có hai con, bảo đảm quyền, trách nhiệm trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt. Tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng, đối tượng có mức sinh cao; duy
  20. trì kết quả ở nơi đã đạt mức sinh thay thế; sinh đủ hai con ở những nơi có mức sinh thấp. Nâng cao nhận thức, thực hành về bình đẳng giới, đề cao giá trị của trẻ em gái, vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Xây dựng các chuẩn mực, giá trị xã hội phù hợp nhằm thực hiện hiệu quả bình đẳng giới, loại trừ dần nguyên nhân sâu xa của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. - Đẩy mạnh truyền thông giáo dục chuyển đổi nhận thức, tạo dư luận xã hội phê phán các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Giáo dục nâng cao y đức, nghiêm cấm lạm dụng khoa học - công nghệ để lựa chọn giới tính thai nhi. Tập trung nỗ lực, tạo chuyển biến rõ nét ở những vùng có tỉ số giới tính khi sinh cao. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, khơi dậy phong trào mọi người dân thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe, tầm vóc, thể lực người Việt Nam. Vận động thanh niên thực hiện tư vấn và khám sức khoẻ trước khi kết hôn, không tảo hôn, không kết hôn cận huyết; phụ nữ mang thai thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh; trẻ sơ sinh được thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh bẩm sinh. - Đẩy mạnh truyền thông về cơ hội, thách thức và giải pháp phát huy lợi thế của thời kỳ dân số vàng, thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi người dân, gia đình và toàn xã hội trong việc phát huy vai trò, kinh nghiệm của người cao tuổi, thực hiện chăm sóc người cao tuổi, xây dựng môi trường thân thiện với người cao tuổi, thích ứng già hóa dân số. - Thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình công tác dân số cho lãnh đạo cấp ủy, chính quyền. Vận động, phát huy vai trò của các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, người uy tín trong cộng đồng, người có ảnh hưởng đến công chúng tham gia tuyên truyền, giáo dục người dân thực hiện chính sách dân số. Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của các ngành các cấp, nhất là đội ngũ cộng tác viên dân số ở thôn, bản, tổ dân phố, đơn vị sản xuất. Lồng ghép nội dung dân số vào sinh hoạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2