intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 27: Thực hành - Một số thí nghiệm về enzim

Chia sẻ: Bui Van Them | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

382
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thực hành giúp học sinh làm được thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ, pH đối với enzim; thí nghiệm về tính đặc hiệu của enzim; rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh giải quyết vấn đề, rèn luyện thao tác thực hành thí nghiệm tính tỉ mỉ trong công việc. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 27: Thực hành - Một số thí nghiệm về enzim

  1. Cuốn “Thực hành thí nhiệm sinh học 10” làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh khi dạy  và học các bài thực hành trong chương trình sinh học 10 nâng cao. Mục đích của cuốn sách: ­Giúp giáo viên, học sinh thực hiện  thành công các bài thực hành trong chương trình qui định, qua  đó củng cố, mở rộng kiến thức lý thuyết, hoàn thiện  kỹ năng thực hành, ứng dụng  kiến thức vào  thực tiễn, tạo hứng thú, tăng khả năng tự học tập, tự nghiên cứu bộ môn sinh học. ­Giúp học sinh có thể tự làm các thí nghiệm, bài thực hành ở nhà, ở lớp, qua đó  học sinh biết tự  đánh giá, tự kiểm chứng kiến thức lí thuyết, tự khám phá những điều mới mẻ, làm quen với  phương pháp thực nghiệm và nghiên cứu sinh học. Nội dung: Tài liệu gồm 10 bài thực hành trong chương trình sinh học 10, mỗi bài có 5 nội dung cơ  bản: 1­Mục tiêu bài thực hành: Mục đích, mục tiêu của bài thực hành, những yêu cầu về kiến thức, kĩ  năng, thái độ đối với học sinh. 2­Chuẩn bị: Các bước cần chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng, dụng cụ, thiết bị, mẫu vật, hóa chất,  thời gian để phục vụ cho bài thực hành. 3­Nội dung và các bước tiến hành: Gồm các bước, các công việc, thao tác, qui trình cho từng thí  nghiệm, bài thực hành; những nhận xét, kết luận sau mỗi phần thí nghiệm, thực hành. 4­Câu hỏi đánh giá và mở rộng: Các câu hỏi và bài tập cho học sinh tự làm (câu hỏi trắc nghiệm,  tự luận, câu hỏi nâng cao, mở rộng, vận dụng và liên hệ kiến thức thực tế). 5­Hỏi khó đáp hay: giúp học sinh mở rộng,  biết thêm  một số thông tin mới lạ, chuyên sâu.   Lần đầu ra mắt bạn đọc không tránh khỏi sai sót, khiếm khuyết, rất mong được các đồng nghiệp  đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Mọi ý kiến xin gửi tới: Bùi Văn Thêm­Quế Nham­Tân Yên­Bắc Giang,  ĐT: 0912.716.203. Buivanthembg@yahoo.com.vn CÁC BÀI THỰC HÀNH SINH HỌC  10 Chương trình cơ bản Chương trình nâng cao tt Bài Tên bài Thực hành trg tt Bài Tên bài trg 1 12 TN co và phản co nguyên sinh 51 1 6  TH đa dạng thế giới sinh vật.  21  TH Một số thí nghiệm về  TN nhận biết một số thành phần hoá  41 2 15 60 2 12 Enzim. học của tế bào.  TH Quan sát tế bào dưới kính hiển  67 TH Quan sát các kì của nguyên  3 20 81 3 19 vi. Thí nghiệm co và phản co nguyên  phân trên tiêu bản rễ hành.  sinh  TN sự thẩm thấu và tính thấm của  69 4 24 TH Lên men Etilic và Lactic  95 4 20 tế bào 11 89 5 28 TH Quan sát một số vi sinh vật 5 27 TH một số thí nghiệm về Enzim 0 TH Quan sát các kì của nguyên phân  105 6 31 qua tiêu bản tạm thời hay cố định 7 36 Thực hành: Lên men Etilic.  123 8 37 Thực hành: Lên men Lactic 125 9 42 TH Quan sát một số vi sinh vật.  141 TH Tìm hiểu một số bệnh truyền  158 10 47 nhiễm ở địa phương 1
  2. BÀI 27 ­ THỰC HÀNH:  MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZIM  (SGK. SINH HỌC 10 NÂNG CAO TR.89) I­MỤC TIÊU ­Làm được TN về ảnh hưởng của nhiệt độ, pH đối với enzim; Thí nghiệm về tính đặc hiệu của  enzim. ­Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh giải quyết vấn đề.  Rèn luyện thao tác thực hành  TN, tính tỉ mỉ trong công việc. II­CHUẨN BỊ  1. Nguyên liệu và hoá chất:  Dung dịch iôt 0,3%, axit HCl 5%, nớc bọt pha loãng 2 – 3 lần. Dung dịch saccaraza nấm men, dung dịch tinh bột 1%, saccarôzơ 4%, thuốc thử lugol, thuốc thử  phêlinh. 2. Dụng cụ:  ống nghiệm, đèn cồn, lọ đựng hoá chất, tủ ấm hoặc nớc nóng, máy ly tâm (phễu lọc), giấy lọc và  các dụng cụ khác. III­NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH  1. TN về ảnh hưởng của nhiệt độ, pH đối với hoạt tính của enzim amilaza B1­ Lấy 4 ống nghiệm A,B,C,D, cho vào mỗi ống 2 ml dd hồ tinh bột 1%. B2­  + Ống A: Đun cách thủy. + Ống B: Cho vào tủ ấm 400C. + Ống C: Đặt trong nước đá. + Ống D: Nhỏ vào 1ml dd HCl  5% Sau 5 phút cho vào mỗi ống 1ml  dd amilaza đã pha loãng và để 15  phút ở nhiệt độ phòng TN. 2
  3. B3­  Dựng dd Iốt 0,3 % để xỏc  định mức độ biến đổi  tinh  bột ở 4 ống. (nhỏ vào mỗi  ống vài dọt). Quan sỏt  sự thay đổi màu  màu sắc của cỏc ống  nghiệm & giải thớch. Kết quả: Trong các ống A, C, D dung dịch chuyển màu xanh tím khi nhỏ I ốt vào. Ống B không thay đổi  màu. Giải thích:  + Trong ống A: do bị đun sôi nen men amilaza bị biến tính, mất khả năng họa động để phân giải  tinh bột thành đường. Trong ống vẫn còn nguyên tinh bột cho nên có màu xanh khi cho dung dịch i  ốt vào. +Trong ống B: Nhiệt độ thích hợp cho men amilaza hoạt động. tinh bột đã bị enzim amilaza phân  giải   thành đường nên khi  cho thuốc thử  iôt vào không thấy có màu xanh. + Trong ống C: Enzim bị  biến tính bởi nhiệt độ quá thấp  nên tinh bột không bị phân giải thành  đường,  tinh bột tác dụng với dd iôt tạo màu xanh. +Trong ống D: Enzim bị biến tính bởi pH thấp (dd HCl 3%) nên tinh bột không bị phân giải, tinh bột tác dụng với dd iôt tạo màu xanh.  Kết luận: Mỗi loại enzim chỉ hoạt động được trong một điều kiện về nhiệt độ, độ pH nhất định. 2­Thí nghiệm về tính đặc hiệu của enzim  B1­ Chế dung dịch saccaraza nấm mem: Lấy 1g mem bia nghiền với 10ml nước cất, để sau 30  phút đem ly tâm hay lọc bằng giấy lọc để được dung dịch saccaraza nấm mem. B2­  Lấy 4 ống nghiệm và đánh số 1, 2, 3, 4:  Cho vào ống 1 & 2 mỗi ống 1 ml tinh bột 1%,  ống 3 & 4 mỗi ống 1 ml saccarôzơ 4%.  B3­Thêm vào ống 1 & 3 mỗi  ống 1ml nước bọt  pha loãng, thêm vào ống 2 & 4  1ml dd saccaraza  nấm men. Đặt cả 4 ống vào tủ ấm 400C khoảng  15 phút.   B4­  Lấy các ống ra và cho vào ống 1, 2 mỗi ống 1 giọt lugol. Cho vào ống 3, 4  mỗi ống 1ml dung dịch phêlinh rồi đun sôi. ­Quan sát hiện tượng xảy ra ở các ống và giải thích. 3
  4. ­Hiện tượng:  + Ống 1 có màu đỏ nâu:  chứng tỏ có đường gluco  +Ống 2  không thay đổi màu: chứng tỏ tinh bột không chuyển thành đường gluco + Ống 3 không thay đổi màu: chứng tỏ saccarôzơ không bị biến đổi thành gluco. + Ống 4 có màu đỏ: chứng tỏ có gluco.  B5­Giải thích hiện tượng: ­Ống 1 có màu đỏ nâu:  chứng tỏ có đường gluco.  Men  amilaza trong nước bọt đã hoạt động biến tinh bột trong ống thành đường gluco. ­Ống 2  không thay đổi màu: chứng tỏ tinh bột không chuyển thành đường gluco. Men saccaraza nấm mem không hoạt động (không đúng cơ chất), tinh bột không biến đổi thành  đường. ­Ống 3 không thay đổi màu: chứng tỏ saccarôzơ không bị biến đổi thành gluco. Men  amilaza trong nước bọt không hoạt động trong môi trường đường saccarôzơ nên không biến  đổi thành đường gluco. ­Ống 4 có màu đỏ: chứng tỏ có gluco. Men saccaraza nấm mem hoạt động biến đổi đường saccarôzơ thành đường đơn gluco.  Kết luận: Mỗi loại men (enzim) chỉ hoạt động (xúc tác) cho một chất, một số ít chất xác định, một  loại phản ứng nhất định. IV­CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG 1­Enzim là gì? vai trò của enzim trong chuyển hóa vật chất của tế bào. 2­Cơ chế tác dụng của enzim, cho ví dụ? 3­ Enzim urêaza chỉ xúc tác cho phản ứng thủy phân urê thanhg NH3 , CO2 mà không tác dụng lên  bất kì chất nào khác. Đây là đặc tính gì của enzim?. 4­Đa số enzim trong dạ dày người hoạt động tối ưu ở: a­ pH  7. d­ Cả a,b,c. 5­ Cơ chất là gì: a­Là chất tạo thành sau phản ứng. b­Là chất chịu sự tác động của enzim. c­Là chất làm tăng tốc độ phản ứng. d­Là chất làm giảm tốc độ phản ứng. 6­ Các  Vitamin, côenzim và enzim có giống nhau hay không, chúng có quan hệ với nhau như thế  nào, cho ví dụ? ?HỎI KHÓ ­ ĐÁP HAY  Tại sao nước Ôxy già (H2O2) chỉ sủi bọt nhanh, mạnh khi rửa các vết thương có máu? Nước ô xy già còn có tên khoa học là Hydrogen peroxid được sử dụng như một thuốc kháng khuẩn  thứ yếu, có tác dụng tẩy uế, làm sạch vết thương và khử mùi. Khi sử dụng ôxy già trên vết thương chúng ta thường thấy có hiện tượng sủi bọt. Đó là do khi bị  thương, máu và tế bào tiết ra enzym catalase có tác dụng xúc tác cho phản ứng phân giải H2O2  thành nước và ôxy.  Bọt trắng chính là khí ôxy mới sinh tạo ra nhanh gấp 3.1011 lần so với để bình thường (vì có sự  xúc tác của enzym catalase có trong máu, các mô đã làm tăng phản ứng phân giải H2O2)  Ôxy mới  sinh có tác dụng ôxy hóa rất mạnh, làm tổn thương màng tế bào vi khuẩn, ADN và một số thành  phần thiết yếu khác của tế bào vi khuẩn. Đồng thời, hiện tượng sủi bọt cũng có tác dụng cơ học  là đùn chất bẩn, mủ ra ngoài do đó làm sạch vết thương. Tuy nhiên, tác dụng sát khuẩn của nước  ôxy già yếu và chỉ duy trì trong thời gian khí ôxy được giải phóng ra, mà thời gian này rất ngắn. 4
  5. Nước oxy già 3 ­ 6% có tác dụng diệt khuẩn và virus, nồng độ cao hơn (10 ­ 25%) diệt được bào  tử. Khi tiếp xúc với mô sẽ giải phóng oxy phân tử. Không thấm vào mô nên chỉ dùng để súc miệng  và rửa các vết thương.   Vì thế ngoài việc sử dụng để làm sạch vết thương, vết loét, nước ô xy già còn được sử  dụng kết hợp với những chất khử khuẩn khác để tẩy uế tay, da và niêm mạc; rửa miệng trong  điều trị viêm miệng cấp và súc miệng khử mùi; làm sạch ống chân răng và hốc tủy răng, nhỏ tai  để loại bỏ ráy tai.... Ngoài ra, nước ô xy già còn có tác dụng cầm máu nhẹ. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1