intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 3 Hợp đồng kinh doanh thương mại

Chia sẻ: Nguyen Vang | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:68

116
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hợp đồng được hiểu theo nghĩa rộng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về một vấn đề nhất định trong xã hội nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên đó. Theo nghĩa hẹp “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” (Điều 388 Bộ luật dân sự năm 2005)

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 3 Hợp đồng kinh doanh thương mại

  1. Bài 3 PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI GV: MAI XUÂN MINH
  2. I - PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG. 2. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG. 3. THỰC  HIỆN,  THAY  ĐỔI,  CHẤM  DỨT  HỢP  ĐỒNG. 4. TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG.
  3. 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG. 1.1.    Khái  niệm,  đặc  điểm,  điều  kiện  có  hiệu lực của hợp đồng. 1.2. Phân loại hợp đồng. 1.3. Nguồn điều chỉnh hợp đồng.  
  4. 1.1.  Khái niệm, đặc điểm, điều kiện  có hiệu lực của hợp đồng: 1.1.1. Khái niệm: Hợp  đồng  được  hiểu  theo  nghĩa  rộng  là  sự  thỏa  thuận  giữa  hai  hay  nhiều  bên  về  một  vấn  đề  nhất định trong xã hội nhằm làm phát sinh, thay đổi  hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên  đó.       Theo  nghĩa  hẹp  “Hợp  đồng  dân  sự  là  sự  thỏa  thuận  giữa  các  bên  về  việc  xác  lập,  thay  đổi  hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” (Điều 388  Bộ luật dân sự năm 2005)
  5. 1.1.  Khái niệm, đặc điểm, điều kiện  có hiệu lực của hợp đồng: 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng: HĐ là sự thoả thuận của các bên, do đó phải tự do ý  chí, không bên nào ép buộc bên nào.  Việc giao kết hợp đồng làm phát sinh quyền và nghĩa  vụ của các bên chủ thể. Các bên tham gia quan hệ hợp đồng được gọi là chủ  thể của hợp đồng (cá nhân, tổ chức). Trong hợp đồng quyền và nghĩa vụ của các bên mang  tính tương ứng (quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia) Mục  đích  của  hợp  đồng  là  nhằm  thoả  mãn  những  lợi  ích nào đó.
  6. 1.1.  Khái niệm, đặc điểm, điều kiện  có hiệu lực của hợp đồng: 1.1.3. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng: Thứ  nhất,  các  chủ  thể  ký  kết  hợp  đồng  phải  hợp  pháp. Thông thường các bên giao kết phải có đầy đủ năng  lực chủ thể. Thứ hai, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hoàn toàn  tự nguyện. Thứ ba, nội dung của hợp đồng không trái pháp luật  và  đạo  đức  xã  hội.  Đối  tượng  của  hợp  đồng  không  thuộc  hàng hóa cấm giao dịch, công việc cấm thực hiện.  Thứ tư, thủ tục và hình thức của hợp đồng phải tuân  theo những thể thức nhất định phù hợp với những quy định  của pháp luật.
  7. 1.2. Phân loại hợp đồng: 1.2.1.Căn cứ theo nội dung của hợp đồng: Hợp đồng giao dịch trực tiếp hàng hóa, dịch vụ: Là loại  hợp đồng mà đối tượng giao dịch trực tiếp của hợp đồng là hàng –  tiền.  Phần  nghĩa  vụ  của  bên  này  được  xác  định  dựa  trên  cơ  sở  ngang giá được coi như giá trị tương đương với phần nghĩa vụ của  bên kia như hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng vận chuyển Hợp đồng không giao dịch trực tiếp hàng hóa, dịch vụ:  Đó là các hợp đồng mà đối tượng giao dịch trực tiếp không phải là  hàng – tiền mà nhằm để hình thành nên các quan hệ kinh doanh  khác  như:  Đầu  tư,  góp  vốn,  liên  doanh,  thành  lập  công  ty,  thỏa  thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinn tế.
  8. 1.2. Phân loại hợp đồng: 1.2.2. Căn cứ theo các lĩnh vực đời sống xã  hội:  Hợp đồng dân sự:  Hợp đồng lao động:  Hợp đồng trong hoạt động thương mại:  Hợp đồng hợp tác kinh doanh:  Hợp đồng liên doanh:  Các loại hợp đồng khác 
  9. 1.2. Phân loại hợp đồng: 1.2.3.Theo nghĩa vụ của hợp đồng: Hợp  đồng  song  vụ:  Là  hợp  đồng  mà  các  bên chủ thể đều có nghĩa vụ tức là mỗi bên chủ  thể  của  hợp  đồng  song  vụ  đều  có  quyền  và  nghĩa vụ tương ứng với nhau. Quyền dân sự của  bên này tương ứng với nghĩa vụ dân sự của bên  kia và ngược lại. Hợp đồng đơn vụ: là hợp đồng mà chỉ một  bên có nghĩa vụ.
  10. 1.2. Phân loại hợp đồng: 1.2.4. Theo hình thức của hợp đồng: Hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng bằng lời nói. Hợp đồng bằng hành vi cụ thể. Hợp đồng có công chứng, chứng thực. Hợp đồng phải đăng ký...
  11. 1.2. Phân loại hợp đồng: 1.2.5. Theo sự phụ thuộc nhau về hiệu lực  của hợp đồng: Hợp đồng chính: là hợp đồng mà hiệu lực  không  phụ  thuộc  vào  hợp  đồng  phụ(Khoản  3  Điều 406 BLDS).  Hợp  đồng  phụ:  là  hợp  đồng  mà  hiệu  lực  phụ  thuộc  vào  hợp  đồng  chính  (Khoản  4  Điều  406 BLDS).
  12. 1.2. Phân loại hợp đồng: 1.2.6. Theo đối tượng của hợp đồng: Hợp đồng có đối tượng là tài sản bao gồm:  Hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng trao đổi tài  sản, hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng vay tài  sản,  hợp  đồng  thuê  tài  sản,  hợp  đồng  mượn  tài  sản. Hợp  đồng  có  đối  tượng  là  dịch  vụ:  Hợp  đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng  ủy quyền, hợp đồng dịch vụ.
  13. 1.2. Phân loại hợp đồng: 1.2.7.Theo tính chất đặc thù của hợp đồng:  Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba:    Hợp  đồng  có  điều  kiện:  là  hợp  đồng  mà  việc  thực  hiện  phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một  sự kiện nhất định.   Hợp  đồng  liên  quan  đến  việc  chuyển  quyền  sử  dụng  đất  như:  chuyển  nhượng  quyền  sử  dụng  đất,  thuê  quyền  sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất…  Hợp đồng chuyển giao quyền tài sản thuộc quyền tác  giả: (Điều 743 Bộ Luật Dân sự).  Hợp đồng chuyển giao công nghệ:
  14. 1.2. Phân loại hợp đồng: 1.2.8.Theo tính thông dụng của hợp đồng:  Hợp đồng mua bán tài sản:” (Điều 428 Bộ Luật Dân sự).  Hợp đồng trao đổi tài sản:.” (Khoản 1 Điều 463 Bộ Luật Dân sự).  Hợp đồng tặng cho tài sản:.” (Điều 465 Bộ Luật Dân sự).  Hợp đồng vay tài sản:.” (Điều 471 Bộ Luật Dân sự).  Hợp đồng thuê tài sản: (Điều 480 Bộ Luật Dân sự).  Hợp đồng mượn tài sản: (Điều 512 Bộ Luật Dân sự).  Hợp đồng dịch vụ: (Điều 518 Bộ Luật Dân sự).  Hợp đồng vận chuyển:  + Hợp đồng vận chuyển hành khách: (Điều 527 Bộ Luật Dân sự).  + Hợp đồng vận chuyển tài sản: (Điều 535 Bộ Luật Dân sự).  Hợp đồng gia công: (Điều 547 Bộ Luật Dân sự).  Hợp đồng gửi giữ tài sản: (Điều 559 Bộ Luật Dân sự).  Hợp đồng bảo hiểm: (Điều 567 Bộ Luật Dân sự).  Hợp đồng ủy quyền: (Điều 581 Bộ Luật Dân sự).  Hứa thưởng và thi có giải: (Điều 593 Bộ Luật Dân sự)
  15. 2. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG. 2.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng. 2.2. Chủ thể của  hợp đồng. 2.3. Nội dung của hợp đồng. 2.4. Hình thức của hợp đồng. 2.5. Trình tự giao kết hợp đồng. 2.6. Địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng. 2.7.  Hiệu lực của hợp đồng.
  16. 2.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng:  2.1.1.  Tự  do  giao  kết  hợp  đồng  nhưng  không  trái  pháp luật, đạo đức  xã hội . Nguyên  tắc  tự  do  hợp  đồng  cho  phép  các  cá  nhân,  tổ  chức được tự do quyết định trong việc giao kết hợp đồng  và việc ký kết hợp đồng với ai, như thế nào, với nội dung,  hình thức nào. Tuy nhiên sự tự do giao kết của các bên  không được trái với pháp luật và với đạo đức xã hội.  2.1.2.Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác trung  thực và ngay thẳng  Theo nguyên tắc này, các bên tự nguyện cùng nhau xác  lập  quan  hệ  hợp  đồng  phải  bảo  đảm  nội  dung  của  các  quan  hệ  đó,  thể  hiện  được  sự tương  xứng   về quyền và  nghĩa vụ dân sự, bao đảm lợi ích cho các bên. 
  17. 2.2. Chủ thể của hợp đồng:  Chủ thể của hợp đồng là các bên tham gia vào  các  quan  hệ  hợp  đồng  gồm:  Cá  nhân,  pháp  nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.   Muốn  tham  gia  giao  kết  hợp  đồng  và  trở  thành  chủ thể hợp pháp của hợp đồng thì các bên phải  có đủ tư cách (năng lực) của chủ thể.
  18. 2.2.1, Chủ thể là cá nhân:  Cá nhân từ 18 tuổi trở lên có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành  vi dân sự có quyền độc lập trong giao kết hợp đồng.   Người không có NLHVDS (người chưa đủ 6 tuổi), người mất NLHVDS  không được tham gia giao kết hợp đồng dân sự.   Người  bị  hạn  chế  NLHVDS,  người  có  NLHVDS  không  đầy  đủ  (người  chưa  thành  niên  từ  đủ  6  tuổi  đến  chưa  đủ  18  tuổi)  khi  xác  lập,  thực  hiện giao dịch dân sự thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng  ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp  với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.  Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực  hiện  nghĩa  vụ  thì  có  thể  tự  mình  xác  lập,  thực  hiện  giao  dịch  dân  sự  mà  không  cần  có  sự  đồng  ý  của  người  đại  diện  theo  pháp  luật  trừ  trường hợp pháp luật có quy định khác.
  19. 2.2. Chủ thể của hợp đồng:  2.2.2. Chủ thể là Pháp nhân Theo Điều 84 Bộ luật Dân sự, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi  có đủ các điều kiện sau đây:  Thứ nhất, được thành lập hợp pháp;  Thứ hai, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;  Thứ ba, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm  bằng tài sản đó;  Thứ tư, nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Theo Điều 100 Bộ luật Dân sự, ở nước ta hiện nay có các loại pháp nhân  sau đây:  Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân;  Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội;  Tổ chức kinh tế;  Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề  nghiệp;  Quỹ xã hội, quỹ từ thiện;  Tổ chức khác có đủ các điều kiện mà pháp luật quy định.
  20. 2.2. Chủ thể của hợp đồng: 2.2.3. Các chủ thể khác  Hộ  gia  đình,  tổ  hợp  tác  có  thể  trở  thành  chủ  thể  của hợp đồng dân sự. Những hộ gia đình mà các  thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công  sức  để  hoạt  động    kinh  tế  chung  trong  sản  xuất    nông,  lâm,  ngư  nghiệp  hoặc  một  số  lĩnh  vực  sản  xuất,  kinh   doanh khác do  pháp luật quy  định  là  chủ  thể  trong  các  quan  hệ  dân  sự  đó  (Điều  106  Bộ luật Dân sự).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2