YOMEDIA

ADSENSE
Bài 3: Kỹ năng giao tiếp căn bản
105
lượt xem 16
download
lượt xem 16
download

Nội dung chính của tài liệu này trình bày khái quát chung về giao tiếp; tầm quan trọng của giao tiếp; các kiểu giao tiếp phổ biến; một số vấn đề cần lưu ý trong giao tiếp ứng xử; phương pháp kiểm soát cảm xúc trong giao tiếp và Ứng xử trong một số tình huống giao tiếp. Mời các bạn tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài 3: Kỹ năng giao tiếp căn bản
BÀI 3: KỸ NĂNG GIAO TIẾP CĂN BẢN<br />
Nội dung<br />
<br />
Mục tiêu<br />
<br />
<br />
<br />
Sau khi kết thúc bài học, sinh viên sẽ được trang<br />
bị, hướng dẫn về các nội dung:<br />
Hiểu rõ ý nghĩa của giao tiếp trong công việc,<br />
lợi ích mà giao tiếp tốt mang lại;<br />
Nhận ra và phát huy được các điểm mạnh trong<br />
giao tiếp của bản thân;<br />
Phát hiện và kiểm soát được các điểm yếu<br />
trong giao tiếp;<br />
Chuẩn bị tốt tâm lý cho bản thân để giao tiếp<br />
tốt hơn;<br />
Thực hành được các kỹ năng và kỹ thuật cơ<br />
bản trong giao tiếp...<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khái quát chung về giao tiếp;<br />
Tầm quan trọng của giao tiếp<br />
Các kiểu giao tiếp phổ biến;<br />
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả;<br />
Một số vấn đề cần lưu ý trong giao tiếp<br />
ứng xử;<br />
Phương pháp kiểm soát cảm xúc trong<br />
giao tiếp;<br />
Ứng xử trong một số tình huống<br />
giao tiếp.<br />
<br />
Hướng dẫn học<br />
<br />
Đọc kỹ tài liệu và nghe bài giảng để nắm được<br />
những ý tưởng chính;<br />
Thực hành giao tiếp thường xuyên và vận<br />
dụng những kiến thức đã học vào quá trình<br />
giao tiếp.<br />
<br />
<br />
PPH101_Bai3_v1.0018109225<br />
<br />
1<br />
<br />
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP<br />
Một buổi trưa, trên đường xuống nhà ăn dùng bữa, nữ thư ký thấy Giám đốc đang cầm một<br />
tập tài liệu đứng trước chiếc máy hủy giấy, nét mặt băn khoăn ngơ ngác. Cô bèn bước lại<br />
gần và hỏi ông có cần giúp đỡ không.<br />
- Có!<br />
Giám đốc thở phào nhẹ nhõm.<br />
- Đây là việc rất quan trọng.<br />
Vui sướng vì được lấy lòng sếp, cô thư ký bật máy hủy giấy và nhét tập tài liệu vào đó. Khi<br />
máy đang chạy, ông giám đốc chợt quay lại nói thêm:<br />
Không cần copy nhiều đâu, một bản là đủ.<br />
Câu hỏi: Câu chuyện gì xảy ra?<br />
<br />
PPH101_Bai3_v1.0018109225<br />
<br />
2<br />
<br />
Khái quát chung về giao tiếp<br />
<br />
Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin để tạo lập và duy trì các mối quan hệ giữa người<br />
với người nhằm đạt được những mục đích nhất định.<br />
Giao tiếp là cách thức con người tạo lập những mối liên hệ với những người khác trong<br />
xã hội;<br />
Giao tiếp là cách thức con người đối nhân xử thế trong cuộc sống của mình.<br />
Mục đích chính của giao tiếp là truyền tải được những thông điệp. Thông điệp được truyền<br />
tải qua quá trình phát, nhận và phản hồi các thông tin của các bên giao tiếp với nhau.<br />
Quá trình truyền thông trong giao tiếp được thể hiện bằng sơ đồ:<br />
Gửi thông điệp<br />
<br />
Người nhận<br />
<br />
Người gửi<br />
<br />
Hỏi đáp<br />
Theo sơ đồ này:<br />
Người gửi muốn truyền ý nghĩa/ý tưởng của mình cho người khác thì phải mã hóa nó<br />
thành lời nói, chữ viết hay các hình thức biểu hiện phi ngôn từ khác (Ký hiệu, ám hiệu…)<br />
gọi là thông điệp.<br />
Thông điệp được gửi đến người nhận bằng nhiều kênh khác nhau như lời nói, thông báo,<br />
thư, điện thoại.<br />
Người nhận muốn hiểu được thông điệp của người nói thì phải giải mã thông điệp. Đây<br />
là quá trình rất dễ mắc lỗi rất tới hiểu sai, hiểu lầm trong giao tiếp.<br />
Người nhận tiếp nhận thông tin và có sự phản hồi lại.<br />
Như vậy, quá trình giao tiếp chỉ thực sự thành công khi người nghe hiểu được đúng nội<br />
dung mà người nói muốn truyền đạt và có sự phản hồi.<br />
Một số trở ngại cơ bản đối với vấn đề giao tiếp:<br />
Thông tin không rõ ràng, mạch lạc;<br />
Lời nói hoặc hình ảnh không đúng trong giao tiếp;<br />
Thông tin không được chuyển đến;<br />
Người nhận hiểu không chính xác thông tin chuyển đến.<br />
Giải quyết tình huống dẫn nhập<br />
Bằng ngôn ngữ cơ thể và quan sát của mình, cô thư ký hiểu rằng: Ông giám đốc khi đứng trước<br />
cái máy hủy giấy, cô đọc ra thông điệp ông giám đốc cần hủy tài liệu. Nhưng về mặt bản chất,<br />
có thể ông giám đốc không phân biệt đâu là máy hủy giấy, đâu là máy photocopy. Chính vì vậy,<br />
chỉ cần qua một câu hỏi không cung cấp thông tin mạch lạc: “Ông có cần giúp đỡ gì không ạ?”,<br />
hai người tự mặc định với nhau là “Có” nghĩa là ông ta đang cần phải hủy giấy. Trong khi đó ông<br />
ta đang cần photo một tập tài liệu. Qua đó, có thể thấy việc cung cấp thông tin, truyền đi một<br />
thông điệp không rõ ràng, không mạch lạc sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.<br />
<br />
PPH101_Bai3_v1.0018109225<br />
<br />
3<br />
<br />
Tầm quan trọng của việc giao tiếp<br />
<br />
Giao tiếp giữ một vai trò quan trọng trong cuộc sống và công việc hàng ngày của bạn. Giao<br />
tiếp là một phương tiện giúp bạn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người nghe.<br />
Nếu bạn rèn luyện được kỹ năng giao tiếp tốt bạn sẽ có thể:<br />
Phát triển các mối quan hệ với mọi người trong và ngoài cơ quan;<br />
Tạo ra được những con đường và cầu nối đến những cơ hội mới;<br />
Giải thích và làm cho người xung quanh tin vào kết quả công việc;<br />
Gây được niềm tin và khuyến khích được mọi người làm tốt công việc;<br />
Phối hợp tốt với mọi người trong nhóm để nâng cao hiệu quả công việc;<br />
Nhận được sự yêu mến, tin tưởng và kính trọng của đồng nghiệp;<br />
Được mọi người lắng nghe.<br />
Ví dụ<br />
Một đoàn khách là đối tác của công ty X được đưa đi tham quan và ăn trưa tại một nhà hàng mà<br />
công ty đã có quan hệ từ lâu. Sau khi ăn xong, một số vị khách cảm thấy trong người khó chịu<br />
và họ nhận định đó là triệu chứng bị ngộ độc thức ăn ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên điều này đã ít<br />
nhiều gây nên tình trạng hoang mang cho tất cả các vị khách trong đoàn. Một số ánh mắt nghi<br />
ngờ đổ dồn về phía nhân viên nhà hàng và cả người của công ty X. Trong trường hợp này, nếu<br />
người quản lý của nhà hàng và người có trách nhiệm của công ty X không ứng xử khéo léo thì<br />
nguy cơ đổ vỡ các mối quan hệ giữa đối tác và công ty rất dễ xảy ra. Người quản lý nhà hàng<br />
phải làm gì để giữ được uy tín với khách hàng? Người có trách nhiệm của công ty X phải làm gì<br />
để duy trì được mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và đối tác?<br />
<br />
Các kiểu giao tiếp phổ biến<br />
<br />
Trong quá trình giao tiếp, con người thường sử dụng những phương tiện giao tiếp khác<br />
nhau. Phương tiện giao tiếp những cách thức mà chúng ta sử dụng để truyền thông điệp đến<br />
các đối tượng giao tiếp.<br />
Giáo sư tâm lý học Albert Mehrabian của trường Đại học<br />
UCLA cho rằng, tỷ lệ 7% - 38% - 55% là tỷ lệ mà con<br />
người sử dụng trong khi giao tiếp. Theo ông:<br />
<br />
Hình ảnh cử<br />
chỉ 55%<br />
<br />
<br />
<br />
Chỉ có 7% liên quan đến ngôn từ;<br />
<br />
<br />
<br />
38% liên quan đến ngữ điệu, chẳng hạn âm lượng,<br />
giọng nói, sự diễn cảm trong cách diễn đạt…<br />
<br />
<br />
<br />
55% quá trình giao tiếp liên quan đến các yếu tố phi ngôn từ.<br />
<br />
Giọng nói 38%<br />
<br />
Lời từ 7%<br />
<br />
(Nguồn: Báo Doanh nhân Sài Gòn cuối cuần)<br />
<br />
Con người thường sử dụng nhiều phương tiện khác nhau trong quá trình giao tiếp: giao tiếp<br />
bằng ngôn từ, giao tiếp phi ngôn từ, giao tiếp bằng văn bản,... Trong phạm vi bài học này,<br />
chúng ta sẽ đề cập đến 2 loại phương tiện giao tiếp ngôn từ và phương tiện giao tiếp phi<br />
ngôn từ.<br />
Phương tiện giao tiếp bằng ngôn từ<br />
Tầm quan trọng của các yếu tố ngôn từ trong giao tiếp<br />
<br />
<br />
Phương tiện giao tiếp ngôn từ bao gồm các cách thức diễn đạt, truyền thông tin, thông<br />
điệp thông qua ngôn ngữ nói, viết và các kí hiệu, tín hiệu bằng chữ hoặc hình ảnh.<br />
<br />
PPH101_Bai3_v1.0018109225<br />
<br />
4<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bằng các ngôn từ được sử dụng, con người có thể truyền tải các thông tin và thông điệp<br />
cho nhau nhằm đạt được các mục tiêu nhất định trong cuộc sống của mình.<br />
Hiểu biết và khéo léo trong việc sử dụng ngôn từ phù hợp là một trong yếu tố góp phần<br />
gây thiện cảm đối với người đối diện, tạo sự thành công trong giao tiếp.<br />
Phương pháp sử dụng yếu tố ngôn từ trong giao tiếp<br />
<br />
Để đảm bảo cho những thông điệp truyền đến người nghe đúng với mục đích ban đầu và<br />
người nghe hiểu đúng ý định của người nói, khi giao tiếp, người nói cần chú ý:<br />
Chuẩn bị trước nội dung: Trước hết, bạn cần nghĩ đến mục đích, ý chính mình định nói<br />
là gì và ai là người nghe. Bạn nên biết rõ chủ đề định nói và xử lý trước những câu hỏi<br />
mà bạn nghĩ người nghe có thể đặt ra.<br />
Lựa chọn ngôn từ đơn giản, phù hợp với người nghe và bối cảnh giao tiếp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bạn nên tránh sử dụng những từ ngữ thô tục, không dùng tiếng lóng, không dùng cách<br />
nói quá bóng bảy hoặc quá trừu tượng để đảm bảo rằng người nghe có thể dễ dàng hiểu<br />
được thông điệp mà bạn muốn truyền tải.<br />
Bảo đảm nguyên tắc truyền đạt một thông điệp rõ ràng, rành mạch, không có những từ<br />
ngữ hoặc câu thừa và phải nêu bật những ý cần thiết.<br />
Nắm rõ ngữ pháp và cú pháp<br />
Cấu trúc câu rất quan trọng khi bạn sử dụng yếu tố ngôn từ trong giao tiếp. Thay vì nói<br />
một câu dài với nhiều thông tin, bạn nên ngắt ra thành nhiều câu ngắn truyền đạt từng<br />
thông tin một.<br />
<br />
Phương tiện giao tiếp phi ngôn từ<br />
Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn từ<br />
<br />
Các phương tiện giao tiếp phi ngôn từ có vai trò quan trọng trong việc truyền các thông tin<br />
và thông điệp cho đối tượng giao tiếp nhằm biểu lộ cảm xúc, tình cảm cũng như độ nhạy<br />
cảm của quá trình giao tiếp.<br />
Bạn có thể truyền đi một thông điệp không lời, thậm chí không cần phải nghĩ về nó mà<br />
người nhận vẫn có thể hiểu được ý nghĩa của nó một cách vô thức. Đồng thời, khi bạn có<br />
một mục đích rõ ràng, bạn thường biểu đạt những điều đó thông qua những điệu bộ, cử chỉ.<br />
Một cái vẫy tay, một cái nháy mắt cũng có thể biểu đạt ý nghĩ một cách hợp lý. Đó là hình<br />
thức giao tiếp phi ngôn từ. Tuy nhiên, giao tiếp phi ngôn từ thường đi kèm với lời nói nhằm<br />
làm tăng ý nghĩa, củng cố và làm rõ thông điệp.<br />
Các hình thức giao tiếp phi ngôn từ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nét mặt<br />
Khuôn mặt là nơi diễn đạt cảm xúc của bạn; nó thể hiện cả hình thức cũng như mức độ<br />
cảm xúc của bạn. Nét mặt biểu lộ thái độ, cảm xúc như vui mừng, buồn bã, ngạc nhiên,<br />
sợ hãi, kinh hoàng, tức giận, yêu ghét… Ngoài tính biểu cảm, nét mặt cũng là bộ phận<br />
biểu lộ tính cách, cá tính của con người.<br />
Nụ cười<br />
<br />
PPH101_Bai3_v1.0018109225<br />
<br />
5<br />
<br />

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

Báo xấu

LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
