intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 31: Thực hành - Quan sát các kỳ nguyên phân qua tiêu bản tạm thời hay cố định

Chia sẻ: Bui Van Them | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

295
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thực hành giúp học sinh có thể nhận biết được các kỳ của quá trình nguyên phân trên tiêu bản khi quan sát bằng kính hiển vi quang học; làm được tiêu bản tạm thời của tế bào rễ hành; có các kỹ năng quan sát, sử dụng kính hiển vi, làm tiêu bản, vẽ hình quan sát được. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 31: Thực hành - Quan sát các kỳ nguyên phân qua tiêu bản tạm thời hay cố định

  1. Cuốn “Thực hành thí nhiệm sinh học 10” làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh khi dạy  và học các bài thực hành trong chương trình sinh học 10 nâng cao. Mục đích của cuốn sách: ­Giúp giáo viên, học sinh thực hiện  thành công các bài thực hành trong chương trình qui định, qua  đó củng cố, mở rộng kiến thức lý thuyết, hoàn thiện  kỹ năng thực hành, ứng dụng  kiến thức vào  thực tiễn, tạo hứng thú, tăng khả năng tự học tập, tự nghiên cứu bộ môn sinh học. ­Giúp học sinh có thể tự làm các thí nghiệm, bài thực hành ở nhà, ở lớp, qua đó  học sinh biết tự  đánh giá, tự kiểm chứng kiến thức lí thuyết, tự khám phá những điều mới mẻ, làm quen với  phương pháp thực nghiệm và nghiên cứu sinh học. Nội dung: Tài liệu gồm 10 bài thực hành trong chương trình sinh học 10, mỗi bài có 5 nội dung cơ  bản: 1­Mục tiêu bài thực hành: Mục đích, mục tiêu của bài thực hành, những yêu cầu về kiến thức, kĩ  năng, thái độ đối với học sinh. 2­Chuẩn bị: Các bước cần chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng, dụng cụ, thiết bị, mẫu vật, hóa chất,  thời gian để phục vụ cho bài thực hành. 3­Nội dung và các bước tiến hành: Gồm các bước, các công việc, thao tác, qui trình cho từng thí  nghiệm, bài thực hành; những nhận xét, kết luận sau mỗi phần thí nghiệm, thực hành. 4­Câu hỏi đánh giá và mở rộng: Các câu hỏi và bài tập cho học sinh tự làm (câu hỏi trắc nghiệm,  tự luận, câu hỏi nâng cao, mở rộng, vận dụng và liên hệ kiến thức thực tế). 5­Hỏi khó đáp hay: giúp học sinh mở rộng,  biết thêm  một số thông tin mới lạ, chuyên sâu.   Lần đầu ra mắt bạn đọc không tránh khỏi sai sót, khiếm khuyết, rất mong được các đồng nghiệp  đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Mọi ý kiến xin gửi tới: Bùi Văn Thêm­Quế Nham­Tân Yên­Bắc Giang,  ĐT: 0912.716.203. Buivanthembg@yahoo.com.vn CÁC BÀI THỰC HÀNH SINH HỌC  10 Chương trình cơ bản Chương trình nâng cao tt Bài Tên bài Thực hành trg tt Bài Tên bài trg 1 12 TN co và phản co nguyên sinh 51 1 6  TH đa dạng thế giới sinh vật.  21  TH Một số thí nghiệm về  TN nhận biết một số thành phần hoá  41 2 15 60 2 12 Enzim. học của tế bào.  TH Quan sát tế bào dưới kính hiển  67 TH Quan sát các kì của nguyên  3 20 81 3 19 vi. Thí nghiệm co và phản co nguyên  phân trên tiêu bản rễ hành.  sinh  TN sự thẩm thấu và tính thấm của  69 4 24 TH Lên men Etilic và Lactic  95 4 20 tế bào 11 89 5 28 TH Quan sát một số vi sinh vật 5 27 TH một số thí nghiệm về Enzim 0 TH Quan sát các kì của nguyên phân  105 6 31 qua tiêu bản tạm thời hay cố định 7 36 Thực hành: Lên men Etilic.  123 8 37 Thực hành: Lên men Lactic 125 9 42 TH Quan sát một số vi sinh vật.  141 TH Tìm hiểu một số bệnh truyền  158 10 47 nhiễm ở địa phương 1
  2. BÀI 31 ­ THỰC HÀNH:  QUAN SÁT CÁC KỲ NGUYÊN PHÂN  QUA TIÊU BẢN TẠM THỜI HAY CỐ ĐỊNH  (SGK. SINH HỌC 10 NÂNG CAO TR.105) I­MỤC TIÊU ­Nhận biết được các kỳ của quá trình nguyên phân trên tiêu bản khi quan sát bằng kính hiển vi  quang học. ­Làm được tiêu bản tạm thời của tế bào rễ hành. ­Có các kỹ năng quan sát, sử dụng kính hiển vi, làm tiêu bản, vẽ hình quan sát được. II­CHUẨN BỊ ­Tiêu bản các kỳ nguyên phân của thực vật, động vật. ­ Kính hiển vi quang học. ­Dụng cụ làm tiêu bản tạm thời tế bào rễ hành: Lá kính, kim mũi mác, dao cạo râu, đèn cồn, dung  dịch nhuộm tế bào axêtôcacmin, a xít axêtic 45%... ­Cây hành còn nguyên rễ rửa sạch. ­Tranh, ảnh về nguyên phân,  sự biến đổi của NST qua các kỳ nguyên phân. III­NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH  1­Quan sát tiêu bản cố định B1­Chuẩn bị kính hiển vi: lấy ánh sáng, chọn các bộ giác để quan sát, chọn tiêu bản tế bào thực  vật quan sát trước. B2­Đưa tiêu bản lên kính, chọn bộ giác kính vật x40  để quan sát, khi nhìn rõ hãy chuyển lên bộ  giác lớn hơn để quan sát tiếp. ­Các nội dung cần quan sát:. +Mức độ co xoắn của nhiễm sắc thể. +Phân bố NST (tản mát trong tế bào hay dàn thành 1 hàng hoặc phân thành 2 nhóm) + Quan sát xem có hay không có hình ảnh phân chia tế bào chất. ­Khi nhìn thấy nhiều tế bào khác nhau, các  giai đoạn khác nhau của quá trình phân  bào. Tiêu bản nguyên phân ở tế bào thực  vật 2
  3. ­Di chuyển để chọn các tế bào có các kỳ nguyên phân  điển hình quan sát và vẽ lại hình vào vở  như sau: +Tiêu bản sự phân bào nguyên nhiểm ở tế bào động vật Kỳ đầu  Kỳ giữa Kỳ sau  Kỳ cuối 2­Làm tiêu bản tạm thời tế bào rễ hành. B1­Cắt lấy 4­5 rễ hành đã rửa sạch  cho vào ống nghiện cùng với dung dịch  axêtôcacmin, đun nóng trên đèn cồn  khoảng 6 phút (không để sôi), để  khoảng 30 phút cho màu nhuộm đều  các tế bào. B2­Dùng dao lam cắt 1 khoảng mô phân sinh rễ đầu mút rễ dài khoảng 1,5­>2mm rồi bổ  đôi  và đặt lên phiến kính với 1 giọt  axit axêtic. Dùng giấy thấm rút  axit axêtic thừa dần dần  (không di  động lá kính).  B3­Đậy lá kính & dùng đầu cán của kim mũi giáo chà lên lá kính theo 1 chiều để dàn mỏng tế bào  cho dễ quan sát.  B4­Đưa lên kính quan sát (chọn các tế bào nhìn rõ sự phân bào quan sát kỹ và vẽ lại hình ảnh vào  vở). V­CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG 1­ Nguyên phân và giảm phân giống, khác nhau những điểm nào? 2­Tại sao quá trình giảm phân tạo ra được các giao tử khác nhau về tổ hợp các NST? 3­Tế bào sinh dưỡng của cây cà chua có 24 NST. Xác định số NST kép có cặp NST tương đồng, số  NST đơn trong mỗi kỳ của quá trình giảm phân. 4­ Tại sao nói ung thư là bệnh về điều hòa phân bào? 5­Trong một cơ thể đa bào, một tế bào nào đó phân chia liên tục không theo cơ chế điều hòa phân  bào sẽ dẫn đến 3
  4. a­Cơ thể cao lớn khác thường. b­Cơ thể béo phì. c­Cơ thể phát triển mất cân đối. d­Tạo khối u, gây bệnh ung thư. 6­Trong một ảnh chụp tiêu bản tế bào có 7 NST kép. Tế bào đó đang ở a­Kì giữa của quá trình nguyên phân. b­Kì sau của quá trình giảm phân. c­Kì giữa của quá trình giảm phân I. d­ Kì giữa của quá trình giảm phân II. 7­Trong chu kì tế bào, trình tự của các pha là: a­ G1 ­> G2 ­> S ­> M. b­ S ­> G1 ­> G2 ­> M. c­ M ­> G2 ­> S ­> G1. d­ G1 ­> S ­> G2 ­> M. ?HỎI KHÓ ­ ĐÁP HAY Trong cơ thể chúng ta, tế bào nào có thời gian phân chia nhanh nhất? Trong cơ thể người lành mạnh thì tế bào tủy xương tạo máu có thời gian phân chia nhanh nhất.  Tuy nhiên khi còn đang ở giai đoạn phôi thì tế bào phôi lại phân chia nhanh nhất. Cũng có tài liệu  cho biết các tế bào tạo ra keratin cho tóc cũng thuộc loại tế bào phân chia nhanh nhất của cơ thể.  Tóc trên da đầu mọc trung bình 1,25 cm một tháng. Còn với bệnh nhân ung thư thì trong nhiều  trường hợp tế bào ung thư có thời gian phân chia nhanh nhất. (Nguyễn Lân Dũng) Ung thư là gì? Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những  tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc  di chuyển đến nơi xa (di căn). Nguyên nhân gây ung thư là sự sai hỏng của ADN, tạo nên các đột biến ở các gene thiết yếu điều  khiển quá trình phân bào cũng như các cơ chế quan trọng khác. Một hoặc nhiều đột biến được tích  lũy lại sẽ gây ra sự tăng sinh không kiểm soát và tạo thành khối u. Khối u là một khối mô bất  thường, có thể ác tính, tức ung thư hoặc lành tính, tức không ung thư. Chỉ những khối u ác tính thì  mới xâm lấn mô khác và di căn. Khái niệm ác hay lành tính ở đây nên hiểu về mặt giải phẫu bệnh  học nhiều hơn là về khả năng gây chết người. Thật vậy, một người có thể sống nhiều năm với  một ung thư hắc tố da, trong khi một khối u "lành tính" trong hộp sọ có thể chèn ép não gây tàn  phế hoặc tử vong 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0