intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÀI 4: AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG

Chia sẻ: Pham Ngoc An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

412
lượt xem
152
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vệ sinh lao động là môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố có hại trong sản xuất đối với sức khỏe người lao động, tìm các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp, nâng cao khả năng lao động cho người lao động. Trong sản xuất người lao động có thể phải tiếp xúc với những yếu tố có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, các yếu tố này gọi là tác hại nghề nghiệp. Ví dụ nghề rèn, yếu tố tác hại là nhiệt độ cao; khai thác...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÀI 4: AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG

  1. BÀI 4: AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG I- Khái niệm về vệ sinh lao động 1- Đối tượng và nhiệm vụ của vệ sinh lao động Vệ sinh lao động là môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố có hại trong sản xuất đối với sức khỏe người lao động, tìm các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp, nâng cao khả năng lao động cho người lao động. Trong sản xuất người lao động có thể phải tiếp xúc với những yếu tố có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, các yếu tố này gọi là tác hại nghề nghiệp. Ví dụ nghề rèn, yếu tố tác hại là nhiệt độ cao; khai thác đá, sản xuất xi măng, yếu tố tác hại chính là tiếng ồn và bụi. Tác hại nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động ở nhiều mức độ khác nhau như gây ra mệt mỏi, suy nhược, giảm khả năng lao động, làm tăng bệnh thông thường, thậm chí còn có thể gây ra bệnh nghề nghiệp. 2- Nội dung của khoa học vệ sinh lao động bao gồm - Nghiên cứu đặc điểm vệ sinh của các quá trình sản xuất - Nghiên cứu các biến đổi sinh lý, sinh hóa của cơ thể, trong quá trình sản xuất. - Nghiên cứu việc tổ chức lao động và nghỉ ngơi hợp lý - Quy định các tiêu chuẩn vệ sinh, chế độ vệ sinh xí nghiệp, chế độ bảo hộ lao động. - Tổ chức khám tuyển và bố trí người lao động trong sản xuất - Quản lý theo dõi tình hình sức khỏe công nhân, khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp. - Giám định khả năng lao động của người lao động bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp và các bệnh mãn tính khác. - Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn trong sản xuất. 3- Phân loại các tác hại nghề nghiệp - Tác hại liên quan đến quá trình sản xuất. + Yếu tố vật lý và hóa học Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất không phù hợp như: Nhiệt độ, độ ẩm cao hoặc thấp, thông thoáng khí kém, cường độ bức xạ nhiệt quá mạnh, các chất phóng xạ và tia phóng xạ. Tiếng ồn và rung động trong sản xuất Áp suất cao hoặc thấp, bụi và các chất độc hại trong sản xuất. + Yếu tố sinh vật Vi khuẩn, siêu vi khuẩn gây bệnh, nấm mốc và ký sinh trùng gây bệnh. - Tác hại liên quan đến tổ chức lao động + Thời gian làm việc liên tục quá dài, làm việc thông ca. + Cường độ lao động quá cao không phù hợp với tình trạng sức khỏe công nhân + Chế độ làm việc và nghỉ ngơi bố trí không hợp lý + Làm việc với tư thế gò bó
  2. + Sự hoạt động quá khẩn trương, căng thẳng quá độ của các giác quan và hệ thống thần kinh, thính giác, thị giác... - Tác hại liên quan đến điều kiện vệ sinh và an toàn. + Thiếu hoặc thừa ánh sáng, ánh sáng không hợp lý. + Làm việc ở ngoài trời có thời tiết xấu, nóng về mùa hè, lạnh về mùa đông + Nơi làm việc chật chội, thiếu ngăn nắp. + Thiếu trang thiết bị thông gió, chống bụi, chống nóng, phòng chống hơi khí độc + Thiếu trang bị phòng hộ, trang thiết bị phòng hộ không tốt, không đúng tiêu chuẩn + Việc thực hiện quy tắc vệ sinh và an toàn lao động thiếu sự nghiêm minh. II- Các biện pháp đề phòng tác hại nghề nghiệp nhằm bảo vệ sức khỏe cho người lao động Tùy tình hình cụ thể ta có thể áp dụng các biện pháp đề phòng sau: 1- Biện pháp kỹ thuật công nghệ: Cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ như: Cơ giới hóa, tự động hóa, dùng những chất không độc hoặc ít độc thay dần cho những hợp chất có tính độc cao. 2- Biện pháp kỹ thuật vệ sinh: Cải tiến hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng... lựa chọn đúng đắn và bảo đảm các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm và vận tốc lưu chuyển không khí) tiện nghi khi thiết kế nhà xưởng. 3- Biện pháp phòng hộ cá nhân: Đây là một biện pháp bổ trợ nhưng trong nhiều trường hợp, khi biện pháp cải tiến quá trình công nghệ, biện pháp kỹ thuật vệ sinh thực hiện chưa được thì nó đóng vai trò chủ yếu trong việc bảo đảm an toàn cho công nhân trong sản xuất và phòng bệnh nghề nghiệp. 4- Biện pháp tổ chức lao động khoa học: Thực hiện nhân công lao động hợp lý theo đặc điểm sinh lý của công nhân tìm ra những biện pháp cải tiến để lao động bớt nặng nhọc, tiêu hao năng lượng ít hơn, làm cho lao động thích nghi được với con người và con người thích nghi với công cụ sản xuất mới, vừa tạo ra năng suất lao động cao, vừa an toàn cho người lao động. 5- Biện pháp y tế bảo vệ sức khỏe: Bao gồm việc kiểm tra sức khỏe công nhân, khám tuyển để chọn người, khám định kỳ cho công nhân tiếp xúc với các yếu tố độc hại nhằm phát hiện sớm, bệnh nghề nghiệp và những bệnh mãn tính để kịp thời có biện pháp giải quyết. Theo dõi sức khỏe người lao động một cách liên tục mới quản lý, bảo vệ đươc sức lao động, kéo dài tuổi đời và tuổi nghề cho người lao động. Ngoài ra còn tiến hành giám định khả năng lao động, hướng dẫn luyện tập phục hồi lại khả năng lao động cho những người mắc tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các bệnh mãn tính khác đã được điều trị, thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn lao động trong sản xuất, trong sinh hoạt. CÂU HỎI ÔN TẬP 1- Tác hại nghề nghiệp là gì ? Các loại tác hại nghề nghiệp. 2- Các biện pháp đề phòng tác hại nghề nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1