intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 5: Mở đầu sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ và quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc (1954-1960)_3

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

87
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo bài viết 'bài 5: mở đầu sự nghiệp kháng chiến chống mỹ và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền bắc (1954-1960)_3', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 5: Mở đầu sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ và quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc (1954-1960)_3

  1. Bài 5: Mở đầu sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ và quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc (1954-1960) Đảng đã lãnh đạo Nhà nước cùng với nhân dân lên án và nghiêm trị những hành động chống đối, vi phạm phép nước theo phương châm: nghiêm trị bọn cầm đầu ngoan cố, khoan hồng với những người lầm đường và tạo điều kiện cho họ lập công, chuộc tội. Tháng 3-1957, Hội nghị lần thứ 12 (mở rộng) Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) xác định nhiệm vụ của quân đội nhân dân trong giai đoạn mới: bảo vệ công cuộc củng cố và xây dựng miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng đập tan âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, chủ yếu là đế quốc Mỹ và tay sai, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong cả nước. Hội nghị chủ trương tích cực xây dựng quân đội nhân dân hùng mạnh, từng bước tiến lên chính quy, hiện đại, xây dựng lực lượng thường trực mạnh có số lượng thích hợp, có chất lượng cao, xây dựng lực lượng dự bị hùng hậu, củng cố ba thứ quân, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự. Đánh giá về thời kỳ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Trải qua thời gian
  2. ba năm, nhân dân ta ở miền Bắc đã ra sức khắc phục khó khăn, lao động sản xuất, thu được những thành tích to lớn trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, bước đầu phát triển văn hoá, giảm bớt khó khăn và dần dần cải thiện đời sống cho nhân dân, ở cả miền đồng bằng và miền núi. Cải cách ruộng đất căn bản đã hoàn thành, công việc sửa chữa sai lầm phát huy thắng lợi trong nhiều địa phương đã làm xong và thu được kết quả tốt. Nông nghiệp đã vượt hẳn mức trước chiến tranh. Công nghiệp đã khôi phục các xí nghiệp cũ, xây dựng một số nhà máy mới. An ninh trật tự được giữ vững, quốc phòng được củng cố". Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương (khoá II) tháng 12-1957 khẳng định thắng lợi về khôi phục kinh tế và đề ra nhiệm vụ soạn thảo đường lối cách mạng trong giai đoạn mới. Hội nghị còn thông qua chủ trương về cải tiến chế độ tiền lương năm 1958, giảm bớt khó khăn trong đời sống của cán bộ, công nhân viên. 2. Giữ gìn lực lượng cách mạng ở miền Nam Tháng 10-1954 tại khu căn cứ U Minh hạ, Hội nghị lập lại Xứ uỷ Nam Bộ do đồng chí Lê Duẩn chủ trì đã nghiên cứu các nghị quyết của Trung ương và Bộ Chính trị về nhiệm vụ trong tình hình mới. Hội nghị nhận định tình hình lúc đó có hai khả năng: có thể Mỹ -Diệm buộc phải thi hành Hiệp định Giơnevơ và cũng có thể Mỹ - Diệm không thi hành Hiệp định. Cách mạng miền Nam cần phải có kế hoạch ứng phó với cả hai
  3. tình huống. Trước mắt cần vận động nhân dân đấu tranh buộc đế quốc Mỹ và tay sai phải thi hành Hiệp định Giơnevơ. Hội nghị chủ trương trong tình hình mới cần phải vừa coi trọng củng cố và phát triển cơ sở ở nông thôn vừa mở rộng và đẩy mạnh công tác đô thị. Nhiệm vụ chính của Đảng bộ là lãnh đạo giữ gìn lực lượng cách mạng. Hội nghị đề ra nhiệm vụ tăng cường công tác tư tưởng làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhất trí với nhận định và chủ trương của Trung ương, tin tưởng ở đường lối đấu tranh thống nhất đất nước. Hội nghị cũng chủ trương điều chỉnh tổ chức và chuyển hoạt động của các tổ chức Đảng vào bí mật. Từ ngày 18 đến ngày 2-10-1954, Hội nghị Liên khu uỷ V nhận định: kẻ thù sẽ sớm đánh phá phong trào cách mạng ở Liên khu V, nhiệm vụ trước mắt của Liên khu là củng cố tổ chức, giữ gìn lực lượng, chống khủng bố. Đến năm 1955, ở miền Nam về cơ bản bộ máy chỉ đạo của Đảng bộ các cấp đã được sắp xếp lại và rút vào hoạt động bí mật. Những cán bộ đã bị lộ được điều động sang hoạt động ở địa phương khác hoặc tạm ngừng hoạt động để che giấu lực lượng. Việc vận động ngụy quân, nguỵ quyền và đưa người của ta vào hoạt động trong tổ chức của địch cũng được chú ý. Các tổ chức quần chúng công khai đã hình thành. Ở các đô thị, có các phong trào đấu tranh bảo vệ hoà bình, đòi hiệp thương tổng tuyển cử,
  4. chống bầu cử lừa bịp, chống đuổi nhà, dồn dân, đòi công ăn việc làm, chống khủng bố; công nhân chống sa thải, đòi ngày làm 8 giờ: dân nghèo bãi thị đòi giảm thuế. Ở nông thôn phong trào chống cướp đất, chống tăng tô, chống khủng bố, chống "tố cộng, diệt cộng", chống dồn làng, v.v. phát triển mạnh. Phong trào đấu tranh của nông dân chống xáo cấp công điền, chống cướp đất, chống bắt lính, đòi giữ nguyên canh đã diễn ra trên khắp nông thôn miền Nam. Trong các cuộc đấu tranh đó, cuộc đấu tranh quyết liệt và dai dẳng nhất là đấu tranh chống "tố cộng, diệt cộng". Mỹ - nguỵ bắt những cán bộ, đảng viên và những người yêu nước tham gia kháng chiến chống Pháp phải ra "trình diện", phải "đầu thú" và tập trung "cải huấn". Chúng cho rằng với những thủ đoạn ấy, người cán bộ đảng viên nếu không bị tù, bị giết thì "sinh mạng chính trị" cũng đã bị tiêu diệt, không còn khả năng hoạt động nữa. Ngày 1-12-1955, Trung ương Đảng ra chỉ thị cho các Đảng bộ miền Nam về chống "tố cộng". Chỉ thị nêu rõ, cần vạch trần âm mưu thâm độc của chính sách "tố cộng" của Mỹ - Diệm, nêu cao vai trò của Đảng đối với dân tộc và nhân dân, làm cho mọi người thấy rõ có bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ thì mới bảo vệ được quyền lợi của nhân dân. Cán bộ và đảng
  5. viên phải nêu cao khí tiết cộng sản, nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cực chủ động sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu của địch và tiến công địch. Khi bị tập trung, nhân dân đã biến cuộc "tố cộng" của địch thành cuộc đấu tranh tố cáo địch giết người cướp của, đòi bồi thường thiệt hại. Trong thời điểm thử thách ác liệt nhất, cán bộ và nhân dân ta ở miền Nam vẫn tuyệt đối tin tưởng vào cách mạng, vào Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hàng nghìn tấm gương hy sinh oanh liệt của người cộng sản và quần chúng cách mạng đã xuất hiện trong cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng, bảo vệ Đảng. Trong hai năm 1955-1956, ở miền Nam có khoảng 7 triệu lượt người tham gia đấu tranh chống khủng bố, chống cướp đất, chống tăng tô, chống bắt lính, đòi hoà bình hiệp thương tổng tuyển cử. Năm 1957, có 2 triệu lượt người. Năm 1958, có 3,7 triệu và năm 1959 có 5 triệu. Những vụ tàn sát đẫm máu của Mỹ -Diệm đã diễn ra ở Ngân Sơn, Chí Thạnh (Phú Yên) ngày 8-9-1954; Chợ Được (Quảng Nam) ngày 4-9- 1954; Mỏ Cày, Bình Đại (Bến Tre) ngày 19-8-1954. Theo số liệu của địch, trong vòng 10 tháng (từ tháng 7-1955 đến tháng 5-1956) chúng đã bắt, giết 108.835 người. Trước hành động khủng bố ngày càng tàn bạo của địch, yêu cầu vũ trang chống khủng bố ngày càng trở nên bức bách. Nhiều nơi quần chúng đào
  6. vũ khí chôn giấu từ năm 1954, giật súng địch, rèn lại phảng thành mã tấu, dùng khăn rằn bí mật thủ tiêu những tên phản động. Ngay từ khi Mỹ - Diệm triển khai chính sách "tố cộng, diệt cộng", nhân dân nhiều nơi đã tổ chức các đội tự vệ dưới danh nghĩa các "đội dân canh chống cướp" làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ, bảo vệ cơ quan, bảo vệ phong trào cách mạng. Vấn đề xây dựng căn cứ kháng chiến được đặt ra ở các địa bàn đứng chân của các cơ quan lãnh đạo. Sau khi có chủ trương của Đảng về đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang tự vệ, hoạt động vũ trang tuyên truyền được đẩy mạnh ở Nam Bộ và Liên khu V. Đồng thời, các Đảng bộ miền Nam đã lãnh đạo nhân dân lợi dụng các hình thức hợp pháp để che giấu lực lượng cách mạng, lợi dụng việc bầu cử của Mỹ - ngụy để đưa người của ta vào các cấp chính quyền và lập tề hai mang. Cho đến cuối năm 1957, ở Nam Bộ có 37 đại đội vũ trang cách mạng. Ở Liên khu V nhiều đội vũ trang ra đời. Những trận tiêu diệt đầu tiên đánh vào quân ngụy ở Minh Thạnh (Thủ Dầu Một) (8-1957), Trại Be (9- 1957), Lò Than (12-1957), quận lỵ Dầu Tiếng, Biên Hoà (10-1958)... là những tiếng súng báo hiệu phong trào cách mạng miền Nam sắp chuyển mình.
  7. Hoảng hốt trước làn sóng quật khởi của nhân dân ta, Mỹ - Diệm đã khủng bố trắng nhằm ngăn chặn dòng thác cách mạng. Ngày1-12-1958, chúng đầu độc 5.000 cán bộ cách mạng và đồng bào yêu nước ở trại giam Phú Lợi (Thủ Dầu Một). Phong trào phản đối vụ đầu độc dâng lên khắp miền Nam, trong cả nước ta và nhiều nước trên thế giới. Tháng 3-1959, Diệm tuyên bố "đặt miền Nam trong tình trạng chiến tranh". Ngày 6-5-1959, Mỹ - Diệm ra đạo luật phát xít 10/59. Toà án quân sự đặc biệt có quyền đưa thẳng người bị bắt ra xét xử và có quyền bắn tại chỗ. Theo con số ước tính, đến năm 1959 ở miền Nam có 466.000 người bị bắt. 400.000 người bị tù đày, 68.000 người bị giết hại. Khi phải thống trị nhân dân bằng khủng bố trắng, chính quyền Mỹ - Diệm đã tỏ ra không thể cai trị như cũ, nhân dân ta ở miền Nam không thể chịu đựng mãi ách thống trị phát xít. Tình thế cách mạng cho các cuộc khởi nghĩa từng phần nổ ra đã chín muồi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2