intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 5: Mở đầu sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ và quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc (1954-1960)_5

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

100
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo bài viết 'bài 5: mở đầu sự nghiệp kháng chiến chống mỹ và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền bắc (1954-1960)_5', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 5: Mở đầu sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ và quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc (1954-1960)_5

  1. Bài 5: Mở đầu sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ và quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc (1954-1960) Phong trào "Đồng khởi" ở nông thôn thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị. Tháng 1-1960, 8.000 công nhân đồn điền cao su Biên Hoà đình công. Ngày 1-5-1960, 1.000 công nhân Sài Gòn míttinh nêu khẩu hiệu đả đảo đế quốc Mỹ, thành lập chính quyền dân tộc, dân chủ. Ngày 20-7 hàng vạn quần chúng ở các đô thị xuống đường biểu tình đòi "đế quốc Mỹ cút khỏi miền Nam Việt Nam", đòi quyền dân sinh, dân chủ. Tháng 8-1960, 500 thanh niên ở trại huấn luyện thanh niên cộng hoà thuộc huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam bỏ trại trốn về nhà. Ngày 20-9-1960, hơn 20.000 đồng bào Khơme, trong đó có 2.000 sư sãi tỉnh Trà Vinh, kéo vào thị xã đấu tranh; 45.000 đồng bào nông thôn tỉnh Mỹ Tho kéo vào thị xã đòi chấm dứt việc bắn pháo vào các thôn xóm. Ngày 4-10-1960, 10.000 đồng bào huyện Cao Lãnh kéo vào thị xã Sa Đéc chống khủng bố, bắt phu, bắt lính. Ngày 15-10-1960, hơn 60.000 đồng bào tỉnh Bến Tre kéo vào thị xã đấu tranh đòi huỷ bỏ luật 10/59. Trong năm 1960 ở miền Nam có 10 triệu lượt người tham gia đấu tranh chính trị. Thắng lợi của Đồng khởi đã làm cho ngụy quyền Sài Gòn và chính quyền Oasinhtơn lên cơn sốt. Trong thông điệp đầu năm 1960, Tổng
  2. thống Mỹ Aixenhao hô hào tăng cường quân đội Việt Nam cộng hoà để cầm chân đối phương, chờ chi viện của khối SEATO. (SEATO- South East Asia Treaty Organization: Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á là khối quân sự do Mỹ cầm đầu nhằm chống lại phong trào giải phóng dân tộc và tiến bộ xã hội đang phát triển mạnh ở Đông Nam Á sau thất bại của Pháp ở Việt Nam và Đông Dương - TG). Tháng 8-1960, CIA báo cáo về Oasinhtơn rất có thể Mỹ phải tính đến những phương án hành động khác và tìm người lãnh đạo khác. Thực hiện ý đồ đó, Mỹ đạo diễn các cuộc đảo chính chống Diệm. Tháng 11- 1960 cuộc đảo chính của Nguyễn Chánh Thi thất bại, nhưng cuộc khủng hoảng chính trị trong nội bộ ngụy quyền từ đó kéo dài triền miên, dẫn đến hàng loạt cuộc đảo chính, ly khai và "thay ngựa giữa dòng" của Mỹ. Phong trào "Đồng khởi" trên thực tế đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, giáng một đòn bất ngờ vào chiến lược Aixenhao, đẩy chính quyền Mỹ vào tình thế bế tắc, mở ra bước ngoặt của cách mạng miền Nam, góp phần bảo vệ và củng cố miền Bắc. Ngày 20-12-1960, tại xã Tân Lập, Châu Thành (nay là Tân Biên - Tây Ninh), Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
  3. 3. Hội nghị 16 và phong trào cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Ngày 1-1-1958, trong Thư chúc mừng năm mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rõ miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Sáu tháng cuối năm 1958, trên miền Bắc hình thành một phong trào mới với xu thế chung tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trung tuần tháng 11-1958, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) họp bàn chủ trương phát triển kinh tế - văn hoá trong kế hoạch 3 năm 1958 - 1960 và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư doanh. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ cao cấp nghiên cứu Nghị quyết 14, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ khi đẩy mạnh phong trào tổ đổi công và hợp tác xã cần chú ý: "- Giữ đúng nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi. - Phải có cán bộ để giúp các hợp tác xã về mặt tổ chức, quản lý... - Phải coi trọng chất lượng. Làm đến đâu phải chắc chắn đến đấy, rồi phát triển dần ra". Trong xu thế tiến lên chủ nghĩa xã hội của cáctầng lớp nhân dân miền
  4. Bắc, Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) tháng 4-1959 thảo luận và thông qua hai nghị quyết quan trọng: Nghị quyết về vấn đề hợp tác hoá nông nghiệp và Nghị quyết về vấn đề cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Hội nghị chỉ rõ nhiệm vụ của Đảng ở nông thôn lúc này là: trên đà chuyển biến mới của tình hình, chuẩn bị về mọi mặt đường lối, chính sách, tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kế hoạch để phát triển tổ đổi công và hợp tác xã sản xuất nông nghiệp một cách tích cực và vững chắc, chuẩn bị tiến tới cao trào cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nông thôn. Ba nguyên tắc cần được quán triệt trong suốt quá trình xây dựng hợp tác xã là: tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Về cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh,Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận định: miền Bắc tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh trong lúc đã có Nhà nước dân chủ nhân dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo, dựa trên nền tảng liên minh công nông vững chắc, có lực lượng kinh tế quốc doanh ngày càng lớn mạnh. Giai cấp tư sản Việt Nam vốn nhỏ yếu, giai cấp tư sản ở miền Bắc lại càng nhỏ yếu, hầu hết thuộc loại vừa và nhỏ. Họ vốn là bạn đồng minh của giai cấp công nhân trong cách mạng dân tộc dân chủ, có khả năng tiếp thu chủ nghĩa xã hội. Xuất phát từ thực tế đó, Đảng chủ trương tiến hành cải tạo hoà bình đối với công
  5. thương nghiệp tư bản tư doanh. Hội nghị chủ trương đưa xí nghiệp tư bản tư doanh từ hình thức thấp và vừa lên hình thức cao của chủ nghĩa tư bản nhà nước, chủ yếu là hình thức công tư hợp doanh, chuyển chế độ chiếm hữu tư bản chủ nghĩa thành chế độ sở hữu của toàn dân. Điểm mấu chốt trong chính sách cải tạo hoà bình công thương nghiệp tư bản tư doanh là chuộc lại tư liệu sản xuất, sắp xếp công việc cho người tư sản trong xí nghiệp, dần dần cải tạo họ thành người lao động. Cuối tháng 12-1959, kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá I đã nhất trí thông qua Dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Ngày 1-1-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố Hiến pháp mới của nước ta. Hiến pháp mới nêu rõ: Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tiến dần từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến. Hiến pháp mới xác định chế độ xã hội chủ nghĩa đang được xây dựng ở miền Bắc là con đường mang lại ấm no và hạnh phúc của nhân dân ta. Thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng (tháng 11-1959) về đợt phát triển Đảng mang tên 6-1(ngày thành lập Đảng trước đó được
  6. thống nhất là ngày 6-1-1930, nhưng căn cứ theo các văn kiện đã được điều chỉnh thành ngày 3-2), nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đến hết tháng 12-1960 Đảng đã kết nạp được 62.254 đảng viên mới. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Trung ương (khoá II), cuối năm 1960 đã có 84,9% số hộ nông dân lao động tham gia hợp tác xã bậc thấp, chiếm 68,1% tổng diện tích canh tác và hợp tác xã bậc cao chiếm 12% tổng số hợp tác xã. Hợp tác hoá nông nghiệp đã đẩy mạnh phong trào thuỷ lợi hoá và thúc đẩy việc cải tiến kỹ thuật nông nghiệp như phong trào cấy lúa xuân, phong trào chọn giống mới, phong trào làm phân xanh... Khuyết điểm phổ biến của phong trào hợp tác hóa 1959-1960 là nóng vội, vi phạm nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi, không nắm vững phương châm tốt, vững, gọn, chưa tìm ra hình thức quản lý hợp tác xã thích hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tháng 9-1960, 100% số doanh nghiệp tư bản tư nhân thuộc diện cải tạo đã được tổ chức thành xí nghiệp công tư hợp doanh, xí nghiệp hợp tác hoặc hợp tác xã thủ công nghiệp. Tháng 10-1960, gần 90% tổng số thợ thủ công trong diện cải tạo đã
  7. tham gia hợp tác xã thủ công nghiệp bậc vừa và thấp. Cuối năm 1960, đã có 60% tổng số người buôn bán nhỏ tham gia hợp tác xã hoặc tổ mua bán. Kết quả của cuộc vận động cải tạo theo chủ nghĩa xã hội là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã được xác lập ở miền Bắc. Chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể được xây dựng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trong việc cải tạo xã hội chủ nghĩa ta đã phạm sai lầm nóng vội, muốn xoá bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần. Cùng với kết quả cải tạo xã hội chủ nghĩa, thành phần kinh tế quốc doanh ngày càng phát triển và đã có vai trò lãnh đạo nền kinh tế quốc dân. Sản xuất nông nghiệp trong 3 năm (1958-1960), mặc dầu năm 1960 có thiên tai lớn, vẫn tăng trung bình mỗi năm 5,6%. Thu nhập quốc dân tính theo đầu người từ năm 1955 đến năm 1960 tăng gấp đôi, sức mua của xã hội tăng 70%. Về văn hoá, năm 1960 cứ 100 người dân có 18 người đi học (năm 1939 chỉ có 3 người). Số giường bệnh tăng trên 2 lần. Thắng lợi của kế hoạch 3 năm 1958 - 1960 về cải tạo xã hội chủ nghĩa đã tạo nên những chuyển biến cách mạng trong nền kinh tế và xã hội ở
  8. miền Bắc nước ta. Miền Bắc được củng cố, trở thành hậu phương ổn định, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng miền Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2