TRẢ LỜI CÂU HỎI<br />
<br />
Câu 2: Hãy phân tích câu nói: “ Vị trí có tầm quan trọng đặc biệt đối với <br />
đầu tư bất động sản<br />
<br />
Các nhà đầu tư bất động sản cần biết rằng, giá nhà đất ở những điểm <br />
nóng nhất có thể tăng đến 15%/năm (lưu ý thêm là ở Việt Nam, mức tăng có <br />
thể cao hơn rất nhiều) nhưng đó chỉ là con số trung bình. Sẽ có sự khác biệt <br />
về giá rất lớn tại nhiều khu vực và tuyến đường.<br />
<br />
Bất động sản có vị trí cố định về vị trí địa lý, về địa điểm và không có <br />
khả năng di dời được. Đặc điểm này là do bất động sản luôn gắn liền với <br />
đất đai, mà đất đai có đặc điểm là có vị trí cố định và có giới hạn về diện tích <br />
và không gian. Chính vì vậy giá trị và lợi ích của bất động sản gắn liền với <br />
từng vị trí cụ thể: yếu tố vị trí không phải chỉ xác định bằng các tiêu thức đo <br />
lường địa lý thông thường mà nó được đánh giá chủ yếu bởi khoảng cách <br />
đến các trung tâm, các điểm dịch vụ công cộng, các công trình công cộng như <br />
thương mại, văn hóa, y tế, giáo dục và phụ thuộc vào khả năng tiếp cận. Khi <br />
những yếu tố này thay đổi thì tính vị trí của bất động sản sẽ thay đổi. Do vậy <br />
một mặt, khi đầu tư kinh doanh phát triển hoặc định giá bất động sản phải <br />
dự tính trước các thay đổi này. Đồng thời, đầu tư các công trình bất động sản <br />
phải đi đôi với việc phát triển các yếu tố tiếp cận và giảm khoảng cách đến <br />
cách trung tâm bằng việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông điện <br />
nước, điện thoại, y tế, giáo dục.<br />
<br />
Cũng do bất động sản có tính chất cố định về vị trí và gắn liền với vị trí <br />
nhất định nên giá trị và lợi ích mang lại của bất động sản chịu tác động của <br />
yếu tố vùng và khu vực rất rõ rệt. Những yếu tố đó là: những yếu tố tự <br />
nhiên; điều kiện kinh tế; tính chất xã hội; điều kiện môi trường. Trong <br />
những yếu tố trên, có những yếu tố vùng mang tính cố định song cũng có <br />
những yếu tố vùng thay đổi làm cho sự tác động của chúng đến bất động sản <br />
thay đổ<br />
<br />
Vì vậy, vị trí có tầm quan trọng đặc biệt đối với đầu tư bất động sản.<br />
<br />
<br />
<br />
Câu 4: Mối quan hệ giữa thị trường bất động sản và thị trường chứng <br />
khoán.<br />
Bất Động Sản luôn là tài sản có giá trị lớn và mang tầm quan trọng <br />
trong các tài sản của mỗi quốc gia. Tỷ trọng Bất Động Sản trong tổng số của <br />
cải luôn chiếm trên 40% lượng của cải vật chất của mỗi nước. Một cách <br />
tương tự như vậy, thị trường Bất Động Sản cũng là một thị trường quan <br />
trọng của nền kinh tế vì nó liên quan trực tiếp tới một lượng tài sản cực lớn <br />
về quy mô, tính chất cũng như giá trị về các mặt trong nền kinh tế quốc dân. <br />
Bên cạnh đó, nếu nhìn nền kinh tế theo một hướng khác, thì một thị <br />
trường mang tầm quan trọng không kém là thị trường Chứng Khoán. <br />
Hai thị trường này ở đó, một nắm giữ những khối tài sản quan trọng <br />
của quốc gia, một chỉ rõ những chỉ số tài chính đo lường sức khỏe nền kinh <br />
tế, liệu có quan hệ với nhau?<br />
<br />
Trước hết, chúng ta cần khẳng định rằng, sự liên hệ này là tồn tại, bởi <br />
lẽ Bất Động Sản là tài sản có giá trị lớn, nên mọi giao dịch đầu tư kinh doanh <br />
Bất Động Sản đòi hỏi một lượng vốn lớn và lượng vốn đó sẽ huy động từ <br />
thị trường vốn, một trong số đó là thị trường Chứng Khoán. <br />
<br />
Trong giai đoạn những năm 2006đầu năm 2007, trong khi thị trường <br />
Bất Động Sản đang ở trong tăm tối của thời kì đóng băng lần thứ 2 thì thị <br />
trường Chứng Khoán “như phát điên” với sự chạm ngưỡng 300 điểm đầu <br />
năm 2006, và luôn giữ mức 1000 điểm đầu năm 2007. “Cơn sốt chứng khoán” <br />
ấy, một cách âm ỷ, đã tỏa hơi nóng làm tan băng thị trường Bất Động Sản. <br />
Sau cơn sốt chứng khoán đó, số tiền kiếm được của các doanh nghiệp là <br />
không nhỏ, bỗng các doanh nghiệp trở nên “hưng phấn”, nhu cầu về văn <br />
phòng, về chỗ làm việc khang trang để “trưng” thương hiệu của mình tăng <br />
lên. Từ đó phân khúc văn phòng cho thuê cũng ấm lên. Chưa dừng lại ở đó, <br />
các cán bộ công nhân viên, những người làm công ăn lương, với việc sở hữu <br />
vài tỷ tiền mặt từ cổ phiếu chỉ qua một động tác đặt lệnh, cũng sẵn sàng bỏ <br />
tiền vào thị trường Bất Động Sản để mua cho mình căn nhà mà với mức thu <br />
nhập cũ thì họ phải cần…hơn 100 năm mới mua được. Kết quả là trong gian <br />
đoạn 20062007, thị trường Chứng Khoán và thị trường Bất Động Sản sôi <br />
động, tấp nập chưa từng thấy trong lịch sử. Cổ phiếu tăng đều, liên tục trong <br />
hơn một năm (2007) khiến ai tham gia cũng “phải” thắng. Thử hình dung, cứ <br />
nhắm mắt mua đều, mỗi thứ một chút, thì từ năm ngoái đến năm nay, một ăn <br />
ba là điều chắc chắn. Có tiền lãi, bạn lại đổ vào mua nhà, vừa cất giữ giá trị, <br />
vừa mang lại lợi nhuận khi thị trường Bất Động Sản cũng nóng không kém. <br />
Có lẽ trong lịch sử kinh doanh từ xưa đến nay, khó có con đường nào sinh lợi <br />
nhanh như thế. Như vậy có thể kết luận, trong thời kì 20062007, 2 thị <br />
trường cũng tăng trưởng, và trên một khía cạnh nào đó, “cơn sốt Chứng <br />
Khoán” chính là tác nhân dẫn đến “cơn sốt Bất Động Sản”.<br />
<br />
Sự việc thay đổi vào nửa cuối năm 2007, khi chỉ thị 03 của NHNN tung <br />
ra, quy định hạn chế cho vay chứng khoán, nhằm kìm lại sự tăng trưởng quá <br />
nóng của Chứng Khoán. Quy luật tăng trưởng các thị trường Việt Nam đã <br />
từng chỉ ra rằng tăng trưởng thì luôn đi kèm bong bóng, đòn bẩy tài chính luôn <br />
bị tỷ lệ lớn, và khi “bong bóng nổ”, ắt là có “biến”. Thị trường chứng khoán <br />
lúc này trở nên xuống dốc thảm hại. Các nhà đầu tư Chứng Khoán phải bán <br />
tống bán tháo chứng khoán, và họ cần tìm một nơi đủ an toàn, để chọn mặt <br />
gửi đồng vốn của mình. Và với đà đi lên của Bất Động Sản từ những năm <br />
trước, đây sẽ là cái tên chắc chắn được lựa chọn. Lúc này, xã hội chứng kiến <br />
cảnh người người nhà nhà đổ xô đi mua nhà, mà đặc biệt là các căn hộ cao <br />
cấp. Gần như ngay lập tức, thị trường Bất Động sản tiến một bước dài trong <br />
quá trình tăng trưởng nóng của mình, vốn đã có đà từ năm 2006. Dòng vốn <br />
được tập trung hoàn toàn vào Bất Động Sản vì gần như đây là kênh đầu tư có <br />
khả năng sinh lợi lớn nhất và duy nhất lúc này. Như vậy trong gian đoạn này, <br />
thị trường Bất Động Sản tăng trưởng mạnh trong khi thị trường Chứng <br />
Khoán bắt đầu lao dốc.<br />
<br />
Năm 2008 được đánh giá là một năm bất thường của thị trường Chứng <br />
Khoán và thị trường Bất Động Sản khi các nhà đầu tư ở 2 thị trường đã trải <br />
qua quá nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Với thị trường Bất Động Sản, <br />
sự tăng trưởng nóng, theo phong trào, vẫn tiếp diễn, nhưng nó đã đi tới thời <br />
điểm đỉnh cao. Bong bóng bắt đầu vỡ khi chính sách thắt chặt tiền tệ được <br />
áp dụng tháng 4/2008, các ngân hàng bị cắt nguồn cung, làn sóng tháo chạy <br />
bắt đầu, giá tụt dốc không phanh, thị trường Bất Động sản rơi vào cảnh lao <br />
đao, có lẽ còn bi đát hơn cả Chứng Khoán cuối năm 2007. Còn với thị trường <br />
Chứng Khoán, sau quá trình giảm điểm cuối năm trước, với mức điều chỉnh <br />
thuộc loại mạnh nhất trên thị trường toàn cầu nửa đầu năm 2008, thị trường <br />
Chứng Khoán Việt Nam đã tìm lại được sự cân bằng vào tháng 7 và tháng 8 <br />
năm 2008. Thế nhưng lại có câu “niềm vui ngắn chẳng tày gang”. Ngày <br />
15/9/2008 sẽ luôn được nhớ tới như là một ngày “kinh hoàng” của nền kinh <br />
tế Việt Nam khi bước ngoặt Lehman Brothers ở Mỹ xảy ra, khi cuộc khủng <br />
hoảng tài chính Mỹ và toàn cầu bắt đầu, giống như một cú knockout cuối <br />
cùng, đành vào cả niềm hy vọng của Chứng Khoán cũng như giáng thêm đòn <br />
đau vào sự sụt giảm của Bất Động Sản. Cả 2 thị trường đều lâm vào suy <br />
thoái nặng nề.<br />
<br />
Ấy thế mà những đòn đau vẫn chưa kết thúc. Khi nền kinh tế thế giới <br />
đang được dự đoán là hồi phục thì cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu xảy <br />
ra năm 2009, một lần nữa gây ảnh hưởng tích cực đến kinh tế Việt Nam. Hết <br />
cú đánh này đến cú đánh khác, nền kinh tế Việt Nam trở nên suy giảm trầm <br />
trọng, và 2 thị trường Bất Động Sản và Chứng Khoán cũng không nằm ngoài <br />
vòng quay đó. Những ngày tháng đó, tồn kho, nợ xấu Bất Động Sản lớn chưa <br />
từng có trong khi Chứng Khoán liên tục chứng kiến những lần chạm đáy <br />
mới.<br />
<br />
Thị trường Bất Động Sản và thị trường Chứng Khoán trải qua những <br />
tác động tiêu cực như vậy đã trở nên trì trệ và trở nên kém hấp dẫn trong mắt <br />
các nhà đầu tư trong một thời gian dài (đến thời điểm 20112012). Đã có <br />
những lần có những cơn sốt nhẹ xảy ra, tạo kì vọng cho sự hồi phục nhưng <br />
có lẽ, đó chỉ là những ảo tưởng. Một hiện thực phũ phàng được phơi bày <br />
rằng sự suy thoái đã bộc lộ những sự thật về 2 thị trường cũng như hệ thống <br />
tài chính và cả nền kinh tế : tăng trưởng bong bóng, đi vay nhiều, đòn bẩy <br />
dài, đầu tư theo hiệu ứng bầy đàn, các ngân hàng hám lợi, quản lý của Nhà <br />
Nước yếu kém… Đó mới chính là những vấn đề thực sự của các thị trường <br />
mà các doanh nghiệp, ngân hàng, Nhà nước, hay chính các chủ đầu tư cần <br />
xem lại. Hãy nhớ rằng, một nền kinh tế khỏe mạnh, với những thị trường <br />
phát triển ổn định thì bản thân nó sẽ luôn tạo ra được những nội lực đủ lớn <br />
để đương đầu với khó khăn mà tác động bên ngoài mang lại.<br />
<br />
<br />
Năm 2013, đã trôi qua và đánh giá một năm chưa thật sự vui nhưng <br />
cũng có nhiều điểm tích cực ở cả 2 thị trường Bất Động Sản và Chứng <br />
Khoán. Thị trường Chứng Khoán đã có những dấu hiệu phục hồi, tuy chưa có <br />
những bước tiến như năm 2006, nhưng cũng rất đáng để chúng ta kỳ vọng. <br />
Trong khi đó, thị trường Bất Động Sản cũng đã được nhận định là chạm đáy, <br />
sắp có cơ hội hồi phục ở các năm tới, các chủ thể trên thị trường đã chịu <br />
cùng ngồi lại với nhau để giải quyết vấn đề. <br />
<br />
<br />
<br />
Thành viên của nhóm:<br />
1. Lê Trường An B1309358<br />
<br />
2. Võ Thị Hạnh B1309375<br />
<br />
3. Lê Thị Kim Hạnh B1309454<br />
<br />
4. Bùi Thị Kim Ngân B1309472<br />
<br />
5. Tần Thị Cẩm Hướng B1309459<br />
<br />
6. Huỳnh Thị Tuyết Nhung B1309481<br />