Bài giảng Bài 15: Phòng chống mù lòa - Trịnh Quang Trí, Nguyễn Ngọc Anh
lượt xem 7
download
Bài giảng "Bài 15: Phòng chống mù lòa" cung cấp cho người học các kiến thức: Định nghĩa và phân độ mù lòa có thể phòng tránh được, nêu được các nguyên nhân gây mù chủ yếu hiện nay, nêu được sự thay đổi trong mô hình bệnh gây mù, Các điểm chính của chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Bài 15: Phòng chống mù lòa - Trịnh Quang Trí, Nguyễn Ngọc Anh
- 15 PHÒNG CHỐNG MÙ LOÀ Trịnh Quang Trí, Nguyễn Ngọc Anh Mục tiêu bài giảng 1. Định nghĩa và phân độ mù lòa có thể phòng tránh được. 2. Nêu được các nguyên nhân gây mù chủ yếu hiện nay. 3. Nêu được sự thay đổi trong mô hình bệnh gây mù 4. Các điểm chính của chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa 1. Đại cương Hiện nay, y học cộng đồng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ cho con người. Mặc dù chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh cho cộng đồng là một cách tiếp cận hợp lý để giải quyết nhiều vấn đề sức khoẻ trong tất cả các chuyên ngành hẹp của y học, nhưng trong thực tế, có một số trở ngại, bởi vì, ngoài ngành y tế, cần phải có sự hợp tác của nhiều nghành khác trong xã hội. Đối với nghành nhãn khoa, mù loà là vấn đề sức khoẻ toàn cầu mà trong những thập niên qua Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cùng với các nước thành viên đã có nhiều nổ lực đối phó. Nếu như những bài trước đã mô tả tiếp cận chẩn đoán và điều trị từng bệnh mắt đối với từng cá nhân cụ thể thì bài nầy sẽ mô tả “mù loà” như là một bệnh lý của từng cộng đồng cần phải được
- chẩn đoán về qui mô, về các nguyên nhân chủ yếu, để từ đó lên kế hoạch điều trị, phòng ngừa phù hợp với hoàn cảnh của từng địa phương. 2. Các khái niệm 2.1. Định nghĩa và phân độ mù Bảng 15.1: Phân độ giảm thị lực theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) Độ 1 1/10 ≤ Thị lực
- Tỉ lệ các bệnh gây mù có thể phòng tránh theo mức độ 10% Thái hóa hoàng điểm Mắt hột & các sẹo tuổi già, bệnh VM, thị giác mạc thần kinh 15% Đục TTT & tật trị được BVMTĐ, khúc xạ ngừa được khó Glaucoma, nghiên cứu thêm BVMTSN (ROP) 60% 15% Biểu đồ 15.1: Tỉ lệ và mức độ các bệnh gây mù có thể phòng tránh Đục thủy tinh thể và tật khúc xạ là các nguyên nhân gây mù hoàn toàn có thể điều trị được. May thay, đây là 2 nguyên nhân chủ yếu, chiếm 60% trong tổng số các bệnh lý gây mù theo Tổ chức Y tế Thế giới. Glaucoma, bệnh võng mạc đái tháo đường (BVMĐTĐ), bệnh võng mạc trẻ sinh non chiếm 15% trong tổng số các bệnh gây mù. Đây là những nguyên nhân có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu có chương trình sàng lọc để phát hiện sớm và theo dõi, can thiệp kiệp thời. Bệnh mắt hột và các bệnh khác gây sẹo giác mạc chiếm 15% trong tổng số các bệnh gây mù. Những bệnh nầy có thể phòng và điều trị nhưng ở mức độ khó khăn, kết quả hạn chế. Thái hóa hoàng điểm liên quan tuổi già, các bệnh võng mạc, bệnh lý thị thần kinh chiếm 10% trong các nguyên nhân gây mù. Các bệnh nầy khó điều trị, khó phòng ngừa hiệu quả, cần phải nghiên cứu thêm. 3. Tần suất và nguyên nhân mù lòa
- 3.1. Thế giới 3.1.1 Tỉ lệ mù Theo WHO, vào năm 1975, trên thế giới có khoảng 28.000.000 người mù. năm 1990 đã có 38 triệu, năm 1996 có 45.000.000 và dự kiến đến năm 2020 số người mù trên toàn thế giới sẽ là 76.000.000. Những ước tính này chỉ ra rằng giảm thị lực ở mức độ toàn cầu sẽ tăng gấp đôi trong giai đoạn 19902020, và điều nầy chính là động lực cho sự ra đời của dự án “thị giác 2020 quyền được nhìn thấy” vào năm 1999. Ước tính tổng số người mù toàn thế giới giai đoạn 1990 – 2020 Số người mù (triệu) Tỷ lệ mù lòa trong năm 1990 dao động từ 0,08% trẻ em đến 4,4% của người tuổi trên 60, tỷ lệ chung của toàn cầu 0,7%. Ước tính ít nhất 7 triệu người trở thành người mù mỗi năm và số lượng người mù trên toàn thế giới đang gia tăng khoảng 12.000.000 / năm 3.1.2. Nguyên nhân mù Trong số ước tính 45.000.000 trường hợp bị mù do năm 1996, khoảng 60% là do đục thủy tinh thể hoặc (16.000.000 người) hoặc tật khúc xạ. 15% là do mắt hột, thiếu vitamin A hoặc onchocerciasis, với 15% khác do bệnh võng
- mạc tiểu đường hoặc bệnh tăng nhãn áp. Còn lại 10% các trường hợp được quy cho sự thoái hóa điểm vàng do tuổi già và các bệnh khác. Tỉ lệ nầy có xu hướng thay đổi là các bệnh nhiễm trùng, thiếu vitamin A giảm dần, trong khi đó các bệnh toàn thân, chuyển hóa như BVMĐTĐ, tật khúc xạ tăng dần. 3.2. Ở Việt nam Tỉ lệ mù lòa và thị lực thấp Tỉ lệ mù và thị lực thấp trong dân số, tùy theo năm, và cuộc điều tra, được mô tả trong bảng 1. Theo đó, tỉ lệ mù hai mắt trong khoảng 3,1 – 4,7% (từ 381.000 đến 519.000 người mù) và tỉ lệ thị lực thấp trong dân số là 13,6% 21,27% (từ 1.671.000 đến 2.350.000 người). Bảng 1: Tỷ lệ mù loà và thị lực thấp ở nước ta hiện nay: Năm Nguồn số Cơ mẫu Tỷ lệ Tỷ lệ thị Dân số (> Số mù Số TL thấp liệu điều tra mù 2 lực thấp 2 50t) hiện nay hiện nay mắt mắt (nghìn) (nghìn)
- 200 RACSS 13.896 4,7% 21,27% 11.046 519 2.350 2 > 50t > 50t 200 RAAB 28.033 3,1% 13,6% 12.286 381 1.671 7 > 50t > 50t Các nguyên nhân gây mù chính ở Việt Nam Các nguyên nhân gây mù chính hiện nay qua điều tra cho thấy vẫn là đục thể thủy tinh (chiếm 66,0% đến 78%), tật khúc xạ (7%), bệnh glôcôm (3% 5%), sẹo giác mạc và bệnh mắt hột (5%), các bệnh về bán phần sau (từ 5% – 14% ). Bảng 2: Các nguyên nhân gây mù chủ yếu ở Việt Nam Vùng điều tra 4 tỉnh phía Bình định bắc Tỉ lệ % Tỉ lệ % Đục TTT 66 78 Glaucom 5 3 Tật khúc xạ x 7 Bán phần sau 14 5 Mắt hột và 5 x sẹo giác mạc Các bệnh 10 7 khác 3.3. Thị giác 2020 quyền được nhìn thấy
- Dự án “Thị giác 2020 quyền được nhìn thấy” là sáng kiến toàn cầu để loại bỏ các bệnh gây mù có thể tránh được, được đưa ra vào năm 1999, cùng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Quốc tế về Phòng chống mù (IAPB) sáng lập. Người ta hy vọng rằng tầm nhìn 2020 sẽ ngăn chặn 100.000.000 người trở thành người mù. Để thực hiện điều nầy, các chương trình phòng chống mù lòa quốc gia dựa trên ba chiến lược cốt lõi là kiểm soát dịch bệnh, phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và công nghệ, đồng thời tích hợp các nguyên tắc của sức khỏe ban đầu chăm sóc 4. Giới thiệu chương trình quốc gia phòng chống mù lòa của Việt Nam. Chương trình phòng chống mù lòa quốc gia dựa trên ba chiến lược cốt lõi: kiểm soát các bệnh gây mù có thể phòng tránh được, phát triển nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ, đồng thời tích hợp các nguyên tắc của chăm sóc sức khỏe ban đầu. 4.1. Mục tiêu chung: phấn đấu đạt được mục tiêu “Thị giác 2020” kiểm soát các căn bệnh gây mù có thể phòng tránh được vào năm 2020, góp phần giảm bớt tỷ lệ mù loà, nâng cao chất lượng cuộc sống và tình trạng sức khỏe nhân dân. 4.2. Mục tiêu cụ thể: 4.2.1. Xây dựng và kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống mù loà cấp trung ương và cấp tỉnh nhằm điều phối và chỉ đạo hoạt động phòng chống mù loà và tạo điều kiện huy động nguồn lực triển khai thực hiện công tác phòng chống mù loà;
- 4.2.2. Kiểm soát được các bệnh gây mù phòng chữa được: đục thể thủy tinh, mắt hột, khô mắt thiếu vitamin A trẻ em, tật khúc xạ trẻ em vào năm 2020 4.2.3. Đào tạo đủ nhân lực cho hệ thống chăm sóc mắt ở các tuyến, đặc biệt các lĩnh vực chuyên sâu cho tuyến tỉnh như phẫu thuật viên mổ đục thể thuỷ tinh, điều trị glôcôm và bệnh võng mạc tiểu đường, chuyên khoa mắt trẻ em, bệnh kết giác mạc. 4.2.4. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chăm sóc mắt tất cả các tuyến, cung cấp đủ các trang thiết bị chăm sóc mắt thiết yếu cho tuyến tỉnh và từng bước cho tuyến huyện. 4.2.5. Từng bước phát triển kỹ thuật cao, dịch vụ chuyên khoa sâu như dịch kính võng mạc, chăm sóc tật khúc xạ và mắt trẻ em, ghép giác mạc, bệnh võng mạc tiểu đường. 4.3. Các chính sách chính 4.3.1. Kiểm soát bệnh đục TTT gây mù: Chỉ tiêu: Phẫu thuật đục thể thủy tinh đạt tỷ lệ ít nhất 2000 ca/1 triệu dân đến 3000 ca/1 triệu dân ( khoảng 170.000 ca 250.000 ca) vào năm 2013, tăng dần lên 300.000 ca vào năm 2020. 4.3.2. Thanh toán quặm do bệnh mắt hột gây mù: Chỉ tiêu: Mổ 40.000 45.000 ca quặm/năm, chủ yếu tại các vùng có ổ bệnh mắt hột lưu địa ở 1 số tỉnh miền Bắc và miền Trung. 4.3.3. Kiểm soát bệnh khô mắt trẻ em do thiếu vitamin A
- Tiếp tục các hoạt động phòng chống BKM lồng ghép với các hoạt động CSSKBĐ, giáo dục dinh dưỡng, bổ xung Vitamin A định kỳ 2 lần/ năm kết hợp với Viện Dinh Dưỡng quốc gia (7 triệu viên nang tại cộng đồng cho 3,5 triệu trẻ em dưới 3 tuổi), cung cấp 360.000 viên nang vitamin A cho hệ thống các bệnh viện 4.3.4. Triển khai chương trình chăm sóc tật khúc xạ: khám sàng lọc và cấp phát kính cho học sinh (nhóm tuổi 615), trước mắt tiến hành ở 20 tỉnh có hợp tác quốc tế trước, sau đó triển khai rộng ra toàn quốc 4.3.5. Xây dựng dự án thí điểm phòng chống Glôcôm ở cộng đồng. Cung cấp trang thiết bị, đào tạo về chẩn đoán, điều trị và theo dõi glôcôm cho một số trung tâm lớn trong nước, trước mắt thí điểm ở 5 tỉnh Nam Định, Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Tiền Giang. Xây dựng và củng cố 2 trung tâm lớn (HN,TP HCM) về đào tạo cán bộ chuyên sâu cho chăm sóc bệnh glôcôm 4.3.6. Triển khai và mở rộng dự án khám sàng lọc và điều trị sớm bệnh võng mạc trẻ đẻ non (ROP) Chỉ tiêu: Mỗi năm khám sàng lọc từ 2.5003.000 trẻ đẻ non tại 8 trung tâm Mắt trẻ em ở Hà Nội ,TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Ninh Thuận, điều trị khoảng 200 đến 300 trẻ mắc bệnh võng mạc đẻ non bằng Laser 4.3.7. Thí điểm triển khai dự án khám sàng lọc, quản lý điều trị bệnh võng mạc tiểu đường gây mù tại 1 số trung tâm chuyên sâu
- Chỉ tiêu: Xây dựng thí điểm dự án khám sàng lọc và quản lý bệnh võng mạc tiểu đường gây mù ở 1 số trung tâm lớn, ( Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng …) 4.3.8. Triển khai việc chăm sóc người khiếm thị, người mù, giúp người khiếm thị hoà nhập với cộng đồng. Tiếp tục duy trì và mở rộng các dự án “Phục hồi chức năng cho người mù dựa vào cộng đồng” (CBR) hiện có ở Nghệ An, Thừa Thiên Huế, mở rộng sang các tỉnh khác khi có điều kiện. 4.3.9. Tăng cường đào tạo cán bộ chăm sóc mắt cho các tuyến 4.3.10. Phát triển kỹ thuật, xây dựng các cơ sở hạ tầng chăm sóc mắt: TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. World Health Organization (2007) Global Initiative for the Elimination of Avoidable Blindness. 2. Viện Mắt trung ương (2009) Kế hoạch quốc gia phòng chống mù loà và chăm sóc mắt ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013 3. Paul RiordanEva, , John P. Whitcher, (2007) Blindness in Vaughan & Asbury's General Ophthalmology 17th Edition 4. Paul RiordanEva, John P. Whitcher, (2007) Preventive Ophthalmology in Vaughan & Asbury's General Ophthalmology 17th Edition
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng- Thức ăn bổ sung-chương 4
11 p | 95 | 20
-
GÃY KHUNG CHẬU (Kỳ 3)
5 p | 105 | 14
-
Hydrocodone and ibuprofen
5 p | 121 | 11
-
Bài giảng Y học quân sự: Bài 15 - Đại Tá Bác Sỹ Bùi Xuân Quang
7 p | 111 | 9
-
Cá chạch chữa bệnh gan
4 p | 138 | 8
-
ECAZIDE (Kỳ 6)
5 p | 58 | 7
-
Diclofenac và Misoprotol
5 p | 122 | 6
-
Thuốc chống lao - thuốc điều trị phong (Kỳ 4)
5 p | 110 | 6
-
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc DI-ANTALVIC ROUSSEL VIETNAM
5 p | 84 | 6
-
Fluvoxamine
5 p | 87 | 6
-
Phenytoin
5 p | 119 | 5
-
DI-ANTALVIC R
6 p | 86 | 3
-
BIOTONE
5 p | 61 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn