Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp<br />
<br />
BÀI 2: THỐNG KÊ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP<br />
Hướng dẫn học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mục tiêu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Làm rõ ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê<br />
lao động trong doanh nghiệp.<br />
Trang bị các kiến thức cơ bản về thống kê<br />
lao động và thu nhập của người lao động<br />
trong doanh nghiệp.<br />
Hướng dẫn học viên cách tính toán và phân<br />
tích các chỉ tiêu thống kê lao động và thu<br />
nhập của người lao động trong doanh nghiệp.<br />
<br />
Đọc kỹ bài giảng, nghe giảng trực tuyến.<br />
Thảo luận với giáo viên và các học<br />
viên khác về các vấn đề chưa nắm rõ.<br />
Trả lời các câu hỏi và làm bài tập ở<br />
cuối bài.<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê lao<br />
động trong doanh nghiệp.<br />
Thống kê lao động trong doanh nghiệp.<br />
Thống kê thu nhập của người lao động<br />
trong doanh nghiệp.<br />
<br />
<br />
Thời lượng<br />
<br />
<br />
9 tiết<br />
<br />
STA303_Bai 2_v1.0012101202<br />
<br />
11<br />
<br />
Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp<br />
<br />
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP<br />
<br />
Tình huống: Quản lý xí nghiệp may mặc gia đình<br />
Với xí nghiệp may mặc được gia đình giao cho quản lý, bạn quyết định sẽ thực hiện một cuộc<br />
cải cách mới. Nhớ lại bài học về kỹ năng quản trị doanh nghiệp, các quyết định phải xuất phát từ<br />
việc phân tích nguồn thông tin. Trong đó, nhóm thông tin đầu tiên bạn quan tâm là các nguồn<br />
lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như lao động, vốn,... Vì vậy, bạn đến<br />
bộ phận thống kê của xí nghiệp và yêu cầu cung cấp các thông tin liên quan đến nguồn lực quan<br />
trọng thứ nhất: lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp.<br />
Các thông tin mà bạn quan tâm đó là số lượng lao động trong doanh nghiệp hiện nay, sự biến<br />
động của nó như thế nào, chất lượng lao động cao hay thấp, thu nhập của người lao động có<br />
tương xứng với sức lao động họ bỏ ra hay không, phân phối đã công bằng chưa...<br />
Câu hỏi<br />
1. Với những yêu cầu hết sức chung chung đó, không biết bộ phận thống kê lao động của<br />
doanh nghiệp bạn sẽ giải quyết ra sao?<br />
2. Họ sẽ thu thập những thông tin nào, tính toán và phân tích những chỉ tiêu nào?<br />
3. Với nguồn nhân lực đó, hãy xác định nội dung và phương pháp huấn luyện thích hợp?<br />
<br />
12<br />
<br />
STA303_Bai 2_v1.0012101202<br />
<br />
Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp<br />
<br />
Lao động của con người là nhân tố có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển<br />
của quá trình sản xuất xã hội. Trong mọi xã hội, mọi thời đại, dù trình độ khoa học kỹ<br />
thuật phát triển đến đâu thì lao động vẫn là yếu tố không thể thiếu được. Với mỗi<br />
doanh nghiệp, lao động là nhân tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra các sản<br />
phẩm hàng hoá và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Vấn đề đặt ra là làm thế<br />
nào để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động trong mỗi doanh nghiệp?<br />
2.1.<br />
<br />
Ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê lao động trong doanh nghiệp<br />
<br />
2.1.1.<br />
<br />
Ý nghĩa của thống kê lao động trong doanh nghiệp<br />
<br />
Thống kê lao động và thu nhập của người lao động là<br />
những vấn đề không thể thiếu trong tổ chức quản lý<br />
hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Từ những thông tin<br />
thu thập được thông qua hoạt động thống kê lao động,<br />
các nhà quản trị doanh nghiệp có thể quản lý và sử<br />
dụng nguồn lực này một cách hiệu quả nhất.<br />
Bên cạnh đó, với những thông tin thu thập từ hoạt<br />
động thống kê thu nhập của người lao động, phần nào<br />
chúng ta có thể đánh giá khái quát được quy mô, chất<br />
lượng của lao động cũng như đời sống của người lao<br />
động trong doanh nghiệp.<br />
Đây là vấn đề có tính chất quyết định trong việc làm tăng khối lượng sản phẩm sản<br />
xuất cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm để tiến tới mục đích lớn hơn là tối đa<br />
hoá lợi nhuận doanh nghiệp.<br />
2.1.2.<br />
<br />
Nhiệm vụ của thống kê lao động trong doanh nghiệp<br />
<br />
Để thực hiện tốt vai trò của mình, thống kê lao động trong doanh nghiệp phải thực<br />
hiện tốt các nhiệm vụ sau:<br />
Thống kê lao động:<br />
o Thống kê số lượng và kết cấu lao động của doanh nghiệp;<br />
o Nghiên cứu biến động lao động trong doanh nghiệp;<br />
o Thống kê tình hình sử dụng số lượng lao động và thời gian lao động của doanh<br />
nghiệp;<br />
o Thống kê năng suất lao động trong doanh nghiệp và phân tích biến động năng<br />
suất lao động do ảnh hưởng của các nhân tố.<br />
Thống kê thu nhập của người lao động:<br />
o Thống kê các nguồn hình thành thu nhập của người lao động;<br />
o Thống kê tổng quĩ lương của doanh nghiệp và phân tích sự biến động cũng như<br />
tình hình sử dụng tổng quỹ lương;<br />
o Thống kê tiền lương bình quân và phân tích sự biến động của tiền lương bình<br />
quân trong doanh nghiệp;<br />
o Nghiên cứu mối quan hệ giữa tốc độ tăng tiền lương và tốc độ tăng năng suất<br />
lao động nhằm đánh giá khả năng tích luỹ của doanh nghiệp trong việc sử dụng<br />
lao động.<br />
<br />
STA303_Bai 2_v1.0012101202<br />
<br />
13<br />
<br />
Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Thống kê số lượng và sự biến động lao động trong doanh nghiệp<br />
<br />
2.2.1.<br />
<br />
Thống kê số lượng lao động trong doanh nghiệp<br />
<br />
2.2.1.1. Khái niệm và phân loại số lượng lao động trong doanh nghiệp<br />
<br />
Khái niệm<br />
Số lượng lao động trong doanh nghiệp là toàn bộ lực lượng lao động tham gia vào hoạt<br />
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý và trả lương.<br />
Mỗi doanh nghiệp thường bao gồm nhiều loại lao động khác nhau. Mỗi lao động<br />
có những đặc điểm riêng đòi hỏi phải có biện pháp tổ chức, quản lý và sử dụng<br />
khác nhau. Do vậy, để thống kê được số lao động thì trước hết ta phải tiến hành<br />
phân loại lao động trong doanh nghiệp.<br />
Phân loại lao động trong doanh nghiệp<br />
Căn cứ vào việc tổ chức quản lý, sử dụng và trả lương, người ta chia lao động làm<br />
việc ở doanh nghiệp thành hai loại: Lao động trong danh sách của danh sách của<br />
doanh nghiệp và lao động và ngoài danh sách của doanh nghiệp:<br />
o Lao động trong danh sách của doanh nghiệp: là<br />
tổng số lao động đã được ghi tên vào danh sách lao<br />
động của doanh nghiệp, do doanh nghiệp trực tiếp<br />
quản lý, sử dụng sức lao động và trả lương, trả<br />
công hoặc bằng hình thức thu nhập hỗn hợp (tiền<br />
công và lợi nhuận của sản xuất kinh doanh).<br />
Như vậy, bộ phận quan trọng quyết định đến kết<br />
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chính là<br />
lao động trong danh sách của doanh nghiệp. Đây<br />
cũng là đối tượng thường xuyên và chủ yếu của<br />
thống kê lao động trong doanh nghiệp.<br />
o Phân loại lao động trong danh sách của doanh nghiệp<br />
Để đáp ứng yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người ta có<br />
thể phân loại lao động trong danh sách của doanh nghiệp theo một số tiêu thức<br />
chủ yếu sau:<br />
Căn cứ vào mục đích tuyển dụng và thời gian sử dụng, lao động trong danh<br />
sách của doanh nghiệp được chia thành hai loại: Lao động thường xuyên: là<br />
những người đã được tuyển dụng chính thức làm việc lâu dài cho doanh<br />
nghiệp và những người tuy chưa được tuyển dụng chính thức nhưng làm<br />
việc liên tục cho doanh nghiệp; Lao động tạm thời: là những người làm việc<br />
cho doanh nghiệp theo các hợp đồng tạm tuyển để hoàn thành các công việc<br />
có tính chất đột xuất, thời vụ hoặc ngắn hạn tạm thời.<br />
Căn cứ vào tính chất của lao động, lao động trong danh sách được chia thành:<br />
Lao động làm công ăn lương: là những người được doanh nghiệp trả lương<br />
theo mức độ hoàn thành công việc được giao, gồm có: Tổng số lao động và<br />
người học nghề (nếu họ được nhận tiền công, tiền lương của doanh nghiệp);<br />
Những người làm việc bên ngoài doanh nghiệp nhưng được doanh nghiệp<br />
trả lương (như: nhân viên bán hàng, quảng cáo, sửa chữa, bảo hành sản<br />
phẩm...) và lao động không được trả lương, trả công là những người làm việc<br />
tại doanh nghiệp nhưng thu nhập của họ không được thể hiện bằng tiền<br />
<br />
14<br />
<br />
STA303_Bai 2_v1.0012101202<br />
<br />
Bài 2: Thống kê lao động trong doanh nghiệp<br />
<br />
o<br />
<br />
lương hoặc tiền công mà bằng thu nhập hỗn hợp gồm cả tiền công và lợi<br />
nhuận của doanh nghiệp.<br />
Căn cứ vào tác dụng của từng loại lao động đối với quá trình sản xuất kinh<br />
doanh, lao động làm công ăn lương được chia thành hai loại: Lao động trực tiếp<br />
sản xuất: gồm những người lao động và người học nghề được trả lương - là<br />
những người lao động trực tiếp gắn bó với quá trình sản xuất kinh doanh<br />
của doanh nghiệp; lao động làm công khác: gồm những lao động làm công<br />
ăn lương còn lại mà công việc của họ không trực tiếp gắn với quá trình sản<br />
xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: cán bộ kỹ thuật, quản lý kinh tế,<br />
quản lý hành chính, bảo vệ, giám sát...<br />
Lao động ngoài danh sách của doanh nghiệp: là những người tham gia làm việc<br />
tại doanh nghiệp nhưng không thuộc quyền quản lý lao động và trả lương hay<br />
sinh hoạt phí của doanh nghiệp.<br />
<br />
2.2.1.2. Phương pháp tính số lượng lao động trong danh sách của doanh nghiệp<br />
<br />
Số lượng lao động trong danh sách của doanh nghiệp<br />
có thể được xác định tại từng thời điểm hoặc tính bình<br />
quân cho một thời kỳ nào đó.<br />
Số lượng lao động trong danh sách thời điểm là chỉ<br />
tiêu phản ánh số lượng lao động trong danh sách tại<br />
một thời điểm nhất định nào đó. Đây là căn cứ để đánh<br />
giá quy mô lao động của doanh nghiệp tại một thời<br />
điểm nhất định, đồng thời là căn cứ để lập bảng cân đối lao động và tính số lượng lao<br />
động bình quân của doanh nghiệp.<br />
Số lượng lao động trong danh sách bình quân là chỉ tiêu phản ánh mức độ điển hình về<br />
số lượng lao động trong danh sách của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Chỉ<br />
tiêu này được sử dụng phổ biến trong tính toán các chỉ tiêu kinh tế.<br />
Người ta có thể tính được chỉ tiêu này tuỳ theo điều kiện số liệu mà doanh nghiệp<br />
hạch toán được trong kỳ.<br />
Nếu doanh nghiệp hạch toán được số lao động trong danh sách hàng ngày, số lao<br />
động trong danh sách bình quân được tính:<br />
n<br />
<br />
L<br />
<br />
L<br />
i 1<br />
<br />
i<br />
<br />
n<br />
<br />
Trong đó: Li là số lượng lao động có ở ngày thứ i trong kỳ nghiên cứu (i = 1, n ).<br />
Những ngày nghỉ lễ, nghỉ thứ bảy, chủ nhật thì lấy số lượng lao động có ở ngày<br />
liền trước đó.<br />
Nếu doanh nghiệp hạch toán được số lao động trong danh sách tại thời điểm đầu<br />
kỳ và cuối kỳ, số lao động trong danh sách bình quân được tính:<br />
<br />
L<br />
<br />
Ld Lc<br />
2<br />
<br />
Trong đó: Ld, Lc lần lượt là số lao động trong danh sách tại thời điểm đầu và cuối kỳ.<br />
<br />
STA303_Bai 2_v1.0012101202<br />
<br />
15<br />
<br />