Bài giảng Bài 5: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật
lượt xem 10
download
"Bài giảng Bài 5: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật" bao gồm các kiến thức đặc điểm, cấu trúc của quy phạm pháp luật; phân loại các quy phạm pháp luật; đặc điểm và các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Bài 5: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật
- Bài 5: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật 0 BÀI 5: QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT Nội dung Khái niệm, đặc điểm, phân loại của quy phạm pháp luật. Cấu trúc của quy phạm pháp luật. Khái niệm, đặc điểm, phân loại quan hệ pháp luật. Cấu thành của quan hệ pháp luật Điều kiện làm thay đổi, phát sinh, chấm dứt quan hệ pháp luật. Hướng dẫn học Mục tiêu Nghe giảng và đọc tài liệu để nắm bắt Sau khi học bài này, các bạn cần: các nội dung chính. Trình bày được đặc điểm, cấu trúc của Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm quy phạm pháp luật. theo yêu cầu của từng bài. Phân loại được các quy phạm pháp Liên hệ và lấy các ví dụ trong thực tế để luật. minh họa cho nội dung bài học. Trình bày được đặc điểm và các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật. Thời lượng học 9 tiết 120 TGL101_Bai5_v1.0014103225
- Bài 5: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật Cấu thành của pháp luật là các quy phạm pháp luật. Các quy phạm pháp luật được coi là tế bào của pháp luật. Quy phạm pháp luật này không chỉ điều chỉnh hành vi của mỗi chủ thể đơn lẻ, mà còn điều chỉnh hành vi, xử sự của các chủ thể trong mối quan hệ với nhau tuân theo ý chí của nhà nước. Xã hội ngày càng phát triển, quan hệ giữa các chủ thể ngày càng phức tạp, do vậy các quy phạm pháp luật cần phải đáp ứng các điều kiện nhất định để có thể điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm đạt được các mục tiêu mà nhà nước đặt ra. Các quan hệ xã hội được điều chỉnh sẽ tạo nên các quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, không phải quan hệ xã hội nào cũng là quan hệ pháp luật. Để trở thành quan hệ pháp luật, quan hệ xã hội cũng cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Trước khi tìm hiểu về các quan hệ pháp luật (mục 5.2), chúng ta cùng nghiên cứu về quy phạm pháp luật (mục 5.1). 5.1. Quy phạm pháp luật 5.1.1. Khái niệm, đặc điểm của quy phạm pháp luật Khái niệm quy phạm pháp luật: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, mang tính bắt buộc do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh hành vi của chủ thể và điều chỉnh các quan hệ xã hội và được nhà nước bảo đảm thực hiện. o Quy tắc xử sự chung, mang tính bắt buộc: Quy tắc xử sự là những khuôn mẫu, chuẩn mực về xử sự của con người. Căn cứ vào các khuôn mẫu, chuẩn mực này để xác định giới hạn, đánh giá hành vi của con người. Nhìn vào các quy tắc này mà có thể xác định được các chủ thể đã thực hiện đúng hay không đúng pháp luật. Quy phạm pháp luật là các quy tắc xử sự được hình thành để áp dụng chung cho các quan hệ xã hội cùng loại, nhằm áp dụng cho tất cả các chủ thể tham gia vào các quan hệ xã hội này. Tính bắt buộc của quy phạm pháp luật thể hiện ở điểm các chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện theo đúng quy tắc xử sự được quy định. Chú ý hoặc nhận xét Quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật. Quan hệ pháp luật nảy sinh, thay đổi hay chấm dứt khi có các sự kiện pháp lý nhất định được xác định bởi các quy phạm pháp luật. o Quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi của con người, điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đối tượng mà quy phạm pháp luật hướng tới là hành vi của con người, là các quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội là các quan hệ hình thành, phát triển trong xã hội, là các quan hệ giữa con người với con người với nhau. Không phải quan hệ xã hội nào phát sinh trong xã hội đều có quy phạm pháp luật điều chỉnh. Quy phạm pháp luật xác định xử sự của các chủ thể, theo đó chủ thể có thể hoặc phải thực hiện trong những quan hệ xã hội mà nhà nước thấy có ích lợi để điều chỉnh, hoặc có thể điều chỉnh. Quy phạm pháp luật xác định rõ những tổ chức, cá nhân cụ thể trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể sẽ phải chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật. Quy phạm pháp luật chỉ ra các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ TGL101_Bai5_v1.0014103225 121
- Bài 5: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật thể khi tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Quy phạm pháp luật cũng quy định cả những biện pháp mà nhà nước sẽ tác động để đảm bảo việc thực hiện các quy phạm pháp luật đó. Tùy vào từng loại quan hệ pháp luật điều chỉnh mà phân quy phạm pháp luật thành các loại khác nhau. o Quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Chỉ có một số cơ quan nhà nước mới có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận các quy phạm pháp luật. Đây là thuộc tính thể hiện sự khác biệt giữa quy phạm pháp luật và các quy phạm xã hội khác. Nhà nước ban hành các biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện quy phạm pháp luật. Các biện pháp bảo đảm này được phân thành các loại khác nhau theo tính chất, mức độ của hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng. Đặc điểm của quy phạm pháp luật: Từ khái niệm của quy phạm pháp luật suy ra đặc điểm của pháp luật. Đây là những điểm phân biệt quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội khác. o Quy phạm pháp luật có các đặc điểm sau: Quy phạm pháp luật có tính áp dụng chung. Quy phạm pháp luật có tính bắt buộc. Quy phạm pháp luật được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước. o Tính áp dụng chung thể hiện ở điểm pháp luật áp dụng đến tất cả các chủ thể không phụ thuộc vào thời gian, không gian, chủ thể thực hiện, nếu thuộc các điều kiện, hoàn cảnh, tình huống mà quy phạm pháp luật dự liệu. Quy phạm pháp luật không chỉ áp dụng cho một tổ chức, cá nhân cụ thể, cho một quan hệ xã hội cụ thể mà nhằm điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có những đặc điểm, tình huống, điều kiện đã được dự liệu sẵn trong quy phạm pháp luật đó. Quy phạm pháp luật thống nhất các điểm chung của các quan hệ thuộc cùng một nhóm để thiết lập ra các quy tắc xử sự có tính chất chung cho tất cả các chủ thể tham gia. Ví dụ quan hệ mua bán hàng hóa, quan hệ cung ứng dịch vụ,… Tuy nhiên quy phạm pháp luật này chỉ có tính áp dụng chung khi có hiệu lực. Thời gian có hiệu lực của quy phạm pháp luật là tương đối dài và chỉ hết hiệu lực khi hết hạn hiệu lực được quy định bởi quy phạm pháp luật đó, hoặc bị hủy bỏ, bãi bỏ, sửa đổi, thay thế bằng quy phạm pháp luật mới. trong thời gian có hiệu lực của mình, quy phạm pháp luật có thể tác động nhiều lần đến các chủ thể thuộc đối tượng áp dụng của mình. Tính áp dụng chung là điểm phân biệt quy phạm pháp luật với một số các quy phạm xã hội khác. Quy tắc tôn giáo chỉ áp dụng đối với những chủ thể theo tôn giáo đó. Quy tắc nghề nghiệp chỉ áp dụng đối với một số chủ thể nhất định. 122 TGL101_Bai5_v1.0014103225
- Bài 5: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật o Tính bắt buộc thể hiện thể hiện ở việc các chủ thể tham gia quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật điều chỉnh phải thực hiện theo khuôn mẫu hành vi, xử sự mà quy phạm pháp luật quy định. Quy phạm pháp luật dự kiến các khuôn mẫu xử sự cho các chủ thể trong hoàn cảnh, điều kiện nhất định. Khi vào hoàn cảnh, điều kiện dự liệu, chủ thể phải thực hiện theo khuôn mẫu đó. Nếu chủ thể không thực hiện đúng theo những gì pháp luật buộc phải làm hoặc làm những việc pháp luật không cho phép làm thì sẽ có khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lý. Tính bắt buộc tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của quy phạm pháp luật và đáp ứng các điều kiện khác về mặt hiệu lực. Ví dụ, quy tắc đó sẽ chỉ có hiệu lực khi không trái với các quy tắc có giá trị pháp lý cao hơn. Tính bắt buộc của quy phạm pháp luật đối với chủ thể sẽ xuất hiện khi những điều kiện áp dụng của pháp luật trở thành hiện thực. Ví dụ: các chủ thể tham gia vào giao thông thì phải dừng lại khi gặp đèn đỏ. o Tính cưỡng chế thể hiện ở việc quy phạm pháp luật được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước. Trong hoàn cảnh, điều kiện, tình huống mà quy phạm pháp luật dự liệu trước, nếu tổ chức, cá nhân không thực hiện theo khuôn mẫu mà quy phạm pháp luật chỉ dẫn thì nhà nước sẽ sử dụng biện pháp cưỡng chế để buộc họ thực hiện theo đúng. Các biện pháp cưỡng chế được dự kiến trước trong các quy phạm pháp luật. Quy phạm pháp luật được cưỡng chế thực hiện bởi nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức xã hội được nhà nước công nhận, bao gồm hệ thống các cơ quan hành pháp nhà nước, các cơ quan tư pháp và các tổ chức xã hội được nhà nước công nhận trao quyền thực hiện cưỡng chế. o Phân biệt với các quy phạm xã hội khác. Quy tắc tôn giáo, quy tắc đạo đức, quy tắc nghề nghiệp, quy tắc của tổ chức xã hội đều không do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, không có tính cưỡng chế nhà nước. Sự tác động tương hỗ giữa quy phạm phạm xã hội và quy phạm pháp luật: quy phạm xã hội giúp hình thành quy phạm pháp luật (ví dụ vấn đề đồng tính), quy phạm pháp luật tạo nên quy phạm xã hội (ví dụ vấn đề chống hút thuốc lá). 5.1.2. Cấu trúc của quy phạm pháp luật Có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc của quy phạm pháp luật. Dựa vào cách thức thể hiện của quy phạm pháp luật, có các quan điểm sau: Quan điểm cho rằng quy phạm pháp luật có ba bộ phận. Giả định, quy định và chế tài. Quan điểm cho rằng quy phạm pháp luật có hai bộ phận. o Giả định và quy định hoặc Giả định và chế tài. o Phần giả định và phần chỉ dẫn. o Phần quy tắc và phần bảo đảm TGL101_Bai5_v1.0014103225 123
- Bài 5: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật Phần Giả định o Là phần xác định chủ thể tham gia quan hệ pháp luật và những hoàn cảnh, điều kiện mà chủ thể gặp phải trong thực tiễn. Đây là phần xác định phạm vi tác động của quy phạm pháp luật, trả lời câu hỏi: quy phạm tác động đến chủ thể nào và trong các hoàn cảnh, điều kiện nào? Ví dụ: Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức được và làm chủ được hành vi của minh thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu (Điều 133 Bộ luật dân sự). o Yêu cầu của phần giả định: Phải được xác lập rõ ràng, chính xác, sát với thực tế, và dự kiến được tối đa các tình huống có thể xảy ra trong thực tế: Tránh tình trạng phần giả định mập mờ, khó hiểu dẫn đến tình trạng không thể hiểu được hoặc hiểu sai lệch nội dung của quy phạm pháp luật. Tránh tình trạng không có quy phạm pháp luật điều chỉnh ("lỗ hổng" pháp luật) khi chưa dự liệu được hết những tình huống có thể xảy ra. o Một số hình thức biểu hiện của giả định: Có thể ở dạng đơn giản: nêu một hoàn cảnh, điều kiện. Ví dụ: "Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập". (Điều 137 Bộ luật dân sự) Có thể ở dạng phức tạp: nêu nhiều hoàn cảnh, điều kiện. Ví dụ: "Trường hợp bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển, nếu bên mua có yêu cầu thì bên bán phải cung cấp cho bên mua những thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa và việc vận chuyển hàng hóa để tạo điều kiện cho bên mua bảo hiểm cho hàng hóa đó". (Khoản 3 Điều 36 Luật Thương mại). Có thể ở dạng liệt kê: Ví dụ: "Đại diện theo pháp luật của cá nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây: a) Người được đại diện đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục; b) Người được đại diện chết; c) Các trường hợp khác do pháp luật quy định." (Điều 147 Bộ luật dân sự). Có thể ở dạng loại trừ: Ví dụ: "Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này và trường hợp doanh nghiệp sau khi tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật." (Điều 18 Luật cạnh tranh). Phần chỉ dẫn: o Phần này nêu lên ý chí, mệnh lệnh của nhà nước hướng tới các chủ thể để giúp chủ thể thực hiện hành vi phù hợp với ý chí của nhà nước. Bằng việc hướng dẫn hành vi của chủ thể hoặc quy định những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể hoặc nêu lên tác động của nhà nước có thể áp dụng đối với các chủ thể khi thực hiện hoặc không thực hiện theo khuôn mẫu xử sự đặt ra. Thông qua phần chỉ dẫn, nhà nước thể hiện ý chí của mình như cho phép chủ thể làm gì, cấm chủ thể làm gì hoặc bắt buộc chủ thể làm gì. Phần chỉ dẫn cũng giúp các chủ thể biết cách xử sự sao cho phù hợp với ý chí của nhà nước. 124 TGL101_Bai5_v1.0014103225
- Bài 5: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật o Nội dung của phần chỉ dẫn. Xác định quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Ví dụ: "Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại." (Điều 426 khoản 4 BLDS); "Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định" (Điều 426 khoản 1 BLDS). Chỉ dẫn về hành vi cho các chủ thể được nêu trong phần giả định: Có thể nêu một cách xử sự mà các chủ thể buộc phải thực hiện, không có sự lựa chọn. Ví dụ: "Đại diện của tổ hợp tác trong các giao dịch dân sự là tổ trưởng do các tổ viên cử ra." (Điều 113 khoản 1 BLDS); Có thể nêu nhiều các xử sự và cho phép chủ thể lựa chọn cho mình cách xử sự thích hợp. Ví dụ: "Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản và bằng hành vi cụ thể" (Điều 124 khoản 1 BLDS); "Giá do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên" (Điều 431 khoản 1 đoạn 1 BLDS); Có thể nêu ra cách xử sự buộc các chủ thể phải tuân theo sau khi đã cho phép tự do thực hiện mà không thực hiện. Ví dụ: "Chất lượng của vật mua bán do các bên thỏa thuận... Khi các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định về chất lượng thì chất lượng của vật mua bán được xác định theo mục đích sử dụng và chất lượng trung bình của vật cùng loại." (Điều 430 BLDS); "Khi các bên không có thỏa thuận về thời hạn thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay khi nhận tài sản." (Điều 432 khoản 3 BLDS). Nêu biện pháp tác động của nhà nước đến các chủ thể ở trong hoàn cảnh, điều kiện được nêu trong phần giả định. Các biện pháp tác động của nhà nước: Chế tài, các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ,… Chế tài là các biện pháp cưỡng chế có liên quan tới trách nhiệm pháp lý để áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật. Các loại chế tài: hình sự, hành chính, dân sự, kỷ luật. Ví dụ về chế tài hình sự: "Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình" (Điều 84 BLHS); Ví dụ về chế tài hành chính: "Phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của các doanh nghiệp bị hợp nhất đối với hành vi hợp nhất bị cấm theo quy định tại Điều 18 của Luật Cạnh tranh." (Điều 26 khoản 1 Luật Cạnh tranh); Ví dụ về chế tài dân sự: "Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ phải bồi thường thiệt hại." (Điều 425 khoản 4 BLDS). Ví dụ về chế tài kỷ luật: Điều 52 Luật viên chức 2010 quy định các hình thức kỷ luật đối với viên chức: "1. Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau: a) Khiển trách; b) Cảnh báo; c) Cách chức; d) Buộc thôi việc". Đối với các biện pháp khuyến khích về lợi ích vật chất, tinh thần hoặc các lợi ích khác đối với các chủ thể thực hiện đúng pháp luật, ví dụ: "Cán bộ, công chức được khen thưởng do có thành tích xuất sắc hoặc công trạng thì được nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên khi xem xét bổ nhiệm chức vụ cao hơn nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu." (Điều 76 khoản 2 Luật Cán bộ công chức); "Cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động đã thực hiện cơ chế khoán kinh phí hoạt động hoặc tự chủ tài chính thì được sử dụng số tiền tiết TGL101_Bai5_v1.0014103225 125
- Bài 5: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật kiệm chi để phục vụ cho hoạt động của cơ quan, tổ chức, tăng thu nhập cho người lao động" (Điều 80 khoản 3 Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí). Các biện pháp mang tính hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện đối với một số chủ thể nhất định. Ví dụ "Tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, được Nhà nước ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn, đất đai để xây dựng cơ sở sản xuất" (Điều 33 khoản 2 Luật bảo vệ môi trường), "Các sản phẩm tái chế từ chất thải, năng lượng thu được từ việc tiêu hủy chất thải, các sản phẩm thay thế nguyên liệu tự nhiên có lợi cho môi trường được Nhà nước trợ giá" (Điều 117 khoản 2 c Luật Bảo vệ môi trường); "Chương trình, dự án bảo vệ môi trường trọng điểm của Nhà nước cần sử dụng vốn lớn được ưu tiên xem xét cho sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức" (Điều 117 khoản 4 Luật Bảo vệ môi trường). Bộ phận chỉ dẫn có thể chỉ liệt kê các biện pháp tác động, hoặc quy định mức thấp nhất hoặc cao nhất của các biện pháp tác động, hoặc liệt kê các biện pháp tác động có thể áp dụng để chủ thể có thẩm quyền lựa chọn áp dụng cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng vụ việc. o Yêu cầu của phần chỉ dẫn. Phải rõ ràng để các chủ thể có thể thực hiện được. Tránh trường hợp khó hiểu, dẫn đến tình trạng khó thực hiện. Ví dụ: Điều 390 khoản 2 BLDS, Điều 392, 393 BLDS,… Đối với các biện pháp tác động của nhà nước: Phải rõ ràng, phù hợp và thực hiện được mục tiêu đặt ra cho từng biện pháp. Yêu cầu đối với chế tài là phải phù hợp, không được quá nặng hay quá nhẹ so với hành vi vi phạm pháp luật. Yêu cầu đối với các biện pháp khuyến khích là phải thực hiện được mục tiêu đặt ra là khuyến khích, động viên, tránh tình trạng biện pháp khuyến khích không khuyến khích được chủ thể thực hiện trong thực tế. Yêu cầu đối với các biện pháp mang tính hỗ trợ, tạo điều kiện là phải thực hiện được mục tiêu đặt ra là hỗ trợ, tạo điều kiện, tránh tình trạng biện pháp mang tính hỗ trợ, tạo điều kiện không hỗ trợ, tạo điều kiện cho chủ thể trong thực tế. Hình thức thể hiện cấu trúc của quy phạm pháp luật. o Có hai kết cấu: Nêu giả định và đưa ra chỉ dẫn để chủ thể thực hiện theo ý muốn của nhà nước: chỉ dẫn về hành vi, chỉ dẫn về quyền và nghĩa vụ (chỉ dẫn cách xử sự). Ví dụ: "Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính." Điều 12 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. "Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện." (Điều 144 khoản 3 BLDS). Nêu giả định và nêu các biện pháp tác động của nhà nước. Ví dụ: "Cán bộ, công chức nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại" (Điều 120 Luật Cạnh tranh). o Tùy theo từng điều luật mà phần giả định và phần chỉ dẫn của quy phạm pháp luật có thể được sắp xếp theo trật tự giả định – chỉ dẫn hoặc chỉ dẫn – giả định hoặc xen kẽ. 126 TGL101_Bai5_v1.0014103225
- Bài 5: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật Ví dụ cấu trúc giả định – chỉ dẫn: "Trường hợp bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị". Ví dụ cấu trúc chỉ dẫn – giả định: "Cấm doanh nghiệp gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó" (Điều 44 Luật Cạnh tranh). o Hình thức thể hiện quy phạm pháp luật là các Điều, các Khoản, các Điểm trong văn bản quy phạm pháp luật. Điều là phương thức chứa đựng và thể hiện nội dung của quy tắc hoặc các quy tắc xử sự. Nói một cách khái quát, Điều là sự thể hiện các quy phạm pháp luật trong các văn bản quy phạm pháp luật. Trong cấu trúc của Điều, có thể được chia thành các Khoản, các Điểm. Ví dụ: Điều 23 khoản 1, điểm a Luật Thương mại quy định về trường hợp chấm dứt hoạt động của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép. Một quy phạm pháp luật có thể được trình bày trọn vẹn trong một Điều. Khi đó quy phạm pháp luật trùng với Điều. Ví dụ: Điều 10 Luật Thương mại: "Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại". Một Điều có thể chứa nhiều quy phạm pháp luật. Mỗi Điểm, mỗi Khoản của Điều có thể chứa đựng các quy phạm pháp luật độc lập. Ví dụ: Điều 37 Luật Thương mại về Thời hạn giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa: "1. Bên bán phải giao hàng đúng thời điểm giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng. 2. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua. 3. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng." Các bộ phận của quy phạm pháp luật có thể được trình bày đầy đủ trong một Điều hoặc có thể được viện dẫn tại một Điều, Khoản khác trong cùng văn bản đó hoặc ở các văn bản quy phạm pháp luật khác. Ví dụ: "Cơ quan quản lý cạnh tranh có quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 117 và khoản 2 Điều 118 của Luật này" (Điều 119 khoản 2 Luật Cạnh tranh). Ví dụ: "Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô" (Điều 126 khoản 2 Luật các tổ chức tín dụng 2010). 5.1.3. Phân loại quy phạm pháp luật Có nhiều cách phân loại quy phạm pháp luật. o Căn cứ vào vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của pháp luật, có thể phần loại quy phạm pháp luật theo các ngành luật, theo các chế định luật. Quy phạm pháp luật thuộc các ngành luật: hình sự, hiến pháp, dân sự, hành chính. TGL101_Bai5_v1.0014103225 127
- Bài 5: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật Quy phạm pháp luật thuộc các chế định luật: sở hữu, thừa kế, hợp đồng, đại diện,... o Căn cứ vào bộ phận chỉ dẫn của quy phạm pháp luật. Căn cứ vào sự tác động của các quy phạm pháp luật đến các chủ thể, phân thành: quy phạm pháp luật điều chỉnh và quy phạm pháp luật bảo vệ. Quy phạm pháp luật điều chỉnh gồm quy phạm pháp luật cho phép hay quy phạm pháp luật trao quyền, quy phạm pháp luật cấm đoán, quy phạm pháp luật bắt buộc. Quy phạm pháp luật bảo vệ là quy phạm xác định các biện pháp cưỡng chế mà nhà nước áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật. Căn cứ vào bộ phận chỉ dẫn về hành vi: Quy phạm tùy nghi, quy phạm mệnh lệnh, quy phạm trao quyền. Quy phạm mệnh lệnh là quy phạm nêu rõ ràng, dứt khoát điều không được làm, hoặc bắt buộc phải làm. Do vậy, quy phạm này có thể được chia thành quy phạm ngăn cấm và quy phạm bắt buộc. Quy phạm tùy nghi là quy phạm không nêu rõ ràng, dứt khoát cách xử sự nhất định mà để cho các bên tự thỏa thuận, định đoạt trong phạm vi nào đó. Đây là những quy định thường gặp trong pháp luật dân sự và pháp luật kinh doanh. Quy phạm trao quyền là trực tiếp xác định quyền hạn của một chức vụ, một cơ quan nào đó trong bộ máy nhà nước hoặc xác nhận quyền nào đó của công dân, của một tổ chức. Căn cứ vào bộ phận chỉ dẫn về biện pháp tác động: Quy phạm pháp luật cưỡng chế, quy phạm pháp luật khuyến khích hỗ trợ, tạo điều kiện,… o Căn cứ vào phạm trù nội dung và hình thức của quy phạm pháp luật. Quy phạm nội dung: quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể Quy phạm hình thức: quy định thủ tục, trình tự thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. o Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh của quy phạm pháp luật. Quy phạm xác lập hành vi của con người: đưa ra khuôn mẫu hành vi mang tính chất bắt buộc chung cho các chủ thể. Quy phạm định nghĩa (là quy phạm xác định những đặc điểm, những thuộc tính cơ bản của sự vật hay hiện tượng hoặc những khái niệm, phạm trù được sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật), quy phạm tuyên bố hay quy phạm nguyên tắc (nêu các nguyên tắc chính trị, pháp lý làm cơ sở xuất phát và tư tưởng chỉ đạo trong việc xây dựng và thi hành các quy phạm pháp luật khác, ví dụ các quy phạm pháp luật trong Hiến pháp),.... 5.2. Quan hệ pháp luật 5.2.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại quan hệ pháp luật Khái niệm quan hệ pháp luật o Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật. Tất cả các quan hệ xã hội đều được thể hiện thông qua cách xử sự của con người với nhau, vì thế, bằng cách quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các 128 TGL101_Bai5_v1.0014103225
- Bài 5: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật chủ thể tham gia vào một quan hệ xã hội nhất định, nhà nước có thể tác động lên các quan hệ xã hội, điều chỉnh chúng theo chiều hướng nhà nước mong muốn. Quan hệ pháp luật gắn liền với tổng thể các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội phát sinh giữa con người với con người trong xã hội. Tất cả quá trình phát triển, hội nhập và liên kết giữa con người với con người trong xã hội được diễn ra trong khuôn khổ được pháp luật điều chỉnh Không phải quan hệ xã hội nào cũng là quan hệ pháp luật. Chỉ những quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thông qua các quy phạm pháp luật mới tạo nên quan hệ pháp luật. Cuộc sống càng hiện đại, nhu cầu của con người ngày càng nhiều, các quan hệ xã hội ngày càng phức tạp đòi hỏi càng phải có nhiều thêm các quy tắc, các khuôn mẫu để điều chỉnh hành vi của con người cũng như các quan hệ giữa họ. Nếu như trước đây, pháp luật chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất trong xã hội, thì ngày nay pháp luật càng mở rộng phạm vi điều chỉnh của mình đến rất nhiều các quan hệ xã hội quan trọng. Khi được pháp luật điều chỉnh, quan hệ xã hội được hưởng chế độ pháp lý nhất định, các chủ thể tham gia quan hệ xã hội đó có những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Các quan hệ pháp luật có thể coi là hình thức hiện thực hóa các quy phạm pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống, nhằm thực hiện các chức năng của pháp luật. Tuy nhiên sự tác động của pháp luật đến các quan hệ xã hội không nhất thiết phụ thuộc vào sự hình thành các quan hệ pháp luật. Có những quy phạm pháp luật đã tác động đến các chủ thể, đến xã hội ngay cả khi không có sự hình thành của quan hệ pháp luật. Người ta gọi chúng là các quy phạm pháp luật tự thực hiện. Ví dụ các quy phạm pháp luật có nội dung cấm. Đối với các quy phạm pháp luật có nội dung cấm, đặc trưng của quy phạm này là bảo vệ và tác động đến các quan hệ xã hội bằng việc loại trừ những hành vi nguy hiểm đối với xã hội, đối với nhà nước. Do vậy, việc các chủ thể không thực hiện các hành vi này là thể hiện sự tác động của pháp luật đối với các chủ thể, đối với xã hội. Sự xuất hiện của quan hệ pháp luật trong trường hợp này lại là do có hành vi vi phạm pháp luật. o Trên cơ sở quy phạm pháp luật, khi có sự kiện pháp lý xảy ra thì quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh trở thành quan hệ pháp luật với các chủ thể tham gia quan hệ cụ thể, có những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Bên cạnh quy phạm pháp luật, sự kiện pháp lý và chủ thể tham gia quan hệ là các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật. Phải có sự tham gia của các chủ thể cụ thể thì mới hình thành nên quan hệ pháp luật. Các chủ thể này phải là các chủ thể được dự liệu sẵn trong phần giả định của quy phạm pháp luật. Các quyền và nghĩa vụ pháp lý được quy định rõ trong quy phạm pháp luật. Các chủ thể chỉ có thể có được các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ này khi có sự kiện pháp lý. Quy phạm pháp luật, sự kiện pháp lý và chủ thể tham gia quan hệ pháp luật có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Tuy nhiên tùy từng ngành luật mà sự tác động qua lại giữa các yếu tố này có sự khác biệt nhau. TGL101_Bai5_v1.0014103225 129
- Bài 5: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật o Định nghĩa: Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật quy định mối quan hệ tương hỗ giữa các bên chủ thể xác định. Thông qua các quan hệ pháp luật, pháp luật được thực hiện trong đời sống xã hội. Sự hình thành các quan hệ pháp luật phần nào phản ánh sự phù hợp của các quy phạm pháp luật nói riêng, của pháp luật nói chung đối với thực tiễn cuộc sống. Đặc điểm của quan hệ pháp luật. o Quan hệ pháp luật hình thành trên cơ sở quy phạm pháp luật. Đây là đặc điểm phân biệt quan hệ pháp luật với các quan hệ xã hội khác. Quy phạm pháp luật là nền tảng của quan hệ pháp luật. Thiếu quy phạm pháp luật, quan hệ xã hội sẽ không trở thành quy phạm pháp luật. Quy phạm pháp luật quy định các điều kiện làm phát sinh quan hệ pháp luật cụ thể, quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật đó cũng như các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên. o Quan hệ pháp luật thể hiện mối quan hệ của hai loại ý chí: ý chí của Nhà nước và ý chí của chủ thể. Bên cạnh ý chí của các chủ thể tham gia quan hệ, quan hệ pháp luật còn chịu sự chi phối bởi ý chí của nhà nước. Hình thành trên cơ sở quy phạm pháp luật nên quan hệ pháp luật chứa đựng ý chí của nhà nước. Quan hệ của các chủ thể, ý chí của các chủ thể phải phù hợp với ý chí của Nhà nước. Có nhiều quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi, chấm dứt do ý chí của các bên tham gia quan hệ pháp luật trong khuôn khổ ý chí của nhà nước. Ví dụ quan hệ hợp đồng, quan hệ hôn nhân,... Có những trường hợp quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi, chấm dứt chỉ trên cơ sở ý chí của nhà nước. Ví dụ: quan hệ pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, quan hệ xử phạt hành chính, quan hệ tài chính… Mối quan hệ giữa ý chí của chủ thể và ý chí của Nhà nước có thể là quan hệ hợp tác, hòa thuận hoặc quan hệ xung đột (khi ý chí của các chủ thể, hành vi của các chủ thể không tuân theo quy tắc ứng xử được dự liệu trước trong quy phạm pháp luật). o Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật luôn được xác định và có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định. Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Để có thể tham gia quan hệ pháp luật, chủ thể phải đáp ứng một số điều kiện nhất định về năng lực chủ thể. Các chủ thể này luôn có các quyền và nghĩa vụ nhất định, được quy định rõ, tạo nên nội dung của quan hệ pháp luật cụ thể. o Quan hệ pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế của nhà nước. Các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể luôn được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế của nhà nước. Chủ thể xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác trong một quan hệ pháp luật cụ thể sẽ bị xử lý theo những biện pháp được dự liệu trước. 130 TGL101_Bai5_v1.0014103225
- Bài 5: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân có thẩm quyền hoặc tổ chức được nhà nước công nhân có thẩm quyền xử lý những vi phạm của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật. Ví dụ: Trong quan hệ hợp đồng, nếu một bên không thực hiện hợp đồng thì Tòa án hoặc trọng tài có thẩm quyền sẽ phân xử và đưa ra quyết định bên vi phạm phải thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng hoặc phải chịu trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định. Phân loại quan hệ pháp luật. o Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh của pháp luật, quan hệ pháp luật được phân chia tương ứng với các ngành luật. Quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật hành chính, quan hệ pháp luật hình sự, … Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng hành chính, … o Căn cứ vào mức độ quy định cụ thể của quy phạm pháp luật về chủ thể, về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Quan hệ pháp luật chung là quan hệ pháp luật không quy định về chủ thể cụ thể trong quan hệ đó. Ví dụ quan hệ phát sinh từ hiến pháp, từ luật chung. Quan hệ pháp luật cụ thể là quan hệ mà pháp luật quy định rõ chủ thể cụ thể với các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể. Quan hệ pháp luật cụ thể được hình thành trên cơ sở quan hệ pháp luật chung. Quan hệ pháp luật chung là cơ sở pháp lý để hình thành quan hệ pháp luật cụ thể. o Căn cứ vào việc xác định chủ thể trong quan hệ pháp luật, phân thành quan hệ pháp luật tuyệt đối và quan hệ pháp luật tương đối Quan hệ pháp luật tuyệt đối là quan hệ pháp luật trong đó một chủ thể được xác định và luôn có quyền, chủ thể còn lại là bất kỳ cá nhân, tổ chức khác và luôn có nghĩa vụ (ví dụ quan hệ sở hữu tài sản, quan hệ quyền tác giả,..). Quan hệ pháp luật tương đối là quan hệ pháp luật có hai bên tham gia được xác định cụ thể, có các quyền và nghĩa vụ đối ứng nhau (quan hệ hợp đồng, quan hệ hôn nhân,…) 5.2.2. Cấu thành của quan hệ pháp luật Chủ thể quan hệ pháp luật. o Chủ thể quan hệ pháp luật là các chủ thể có quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định khi tham gia vào quan hệ pháp luật cụ thể. Chủ thể quan hệ pháp luật bao gồm cá nhân và tổ chức. Chủ thể là cá nhân gồm: công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch. Công dân là chủ thể phố biến và chủ yếu của quan hệ pháp luât. Công dân là chủ thể của hầu hết các ngành luật. Tuy nhiên, để trở thành chủ thể của các nhóm quan hệ pháp luật cụ thể, công dân phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Người nước ngoài, người không có quốc tịch có thể trở thành chủ thể quan hệ pháp luật giống như công dân hoặc bị hạn chế tùy theo quy định của mỗi quốc gia. TGL101_Bai5_v1.0014103225 131
- Bài 5: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật Chủ thể là tổ chức gồm: pháp nhân và các tổ chức không phải là pháp nhân. Để tham gia vào quan hệ pháp luật, tổ chức cũng phải đáp ứng các đáp ứng các điều kiện nhất định quy định cho mỗi loại quan hệ pháp luật cụ thể. Chủ thể là pháp nhân bao gồm Nhà nước (chủ thể đặc biệt), các cơ quan nhà nước, các đơn vị vũ trang, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội,... Điều kiện để trở thành pháp nhân do pháp luật quy định. Chủ thể là các tổ chức không phải là pháp nhân như doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình,… Dù là cá nhân hay tổ chức, các chủ thể này đều có đặc trưng chung: đều có sự ra đời, hình thành và sự mất đi, kết thúc; có danh tính cụ thể (tên, địa chỉ). Các chủ thể này có những quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể khi tham gia quan hệ pháp luật cụ thể. Các quyền và nghĩa vụ pháp lý này do pháp luật quy định, phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước. o Để có và thực hiện được các quyền và nghĩa vụ pháp lý, tổ chức, cá nhân phải có năng lực chủ thể pháp luật. Pháp luật chỉ có thể điều chỉnh xử sự của các chủ thể có khả năng nhận thức. Do vậy, không phải bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng đều có thể tham gia vào quan hệ pháp luật. Song không phải tất cả các chủ thể có khả năng nhận thức đều có thể được coi là có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật. Để có thể tham gia quan hệ pháp luật, các chủ thể phải đáp ứng một số điều kiện nhất định về năng lực chủ thể pháp luật Năng lực chủ thể pháp luật là khái niệm thể hiện ý chí của nhà nước, mang tính giai cấp. Ở các nhà nước khác nhau có những quy định khác nhau về năng lực chủ thể pháp luật. Trong nhà nước chủ nô và phong kiến, năng lực chủ thể của cá nhân được quy định phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như vị trí trong xã hội, tài sản, tôn giáo, màu da, giới tính, …Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, năng lực chủ thể mang tính nhân đạo, không phân biệt đối xử. Năng lực chủ thể pháp luật là khả năng của chủ thể có và thực hiện được các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Năng lực chủ thể pháp luật bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi. o Năng lực pháp luật là khả năng có quyền hoặc có nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước quy định cho các tổ chức, cá nhân nhất định. Chủ thể chỉ được hoặc phải tham gia vào các quan hệ pháp luật khi có năng lực pháp luật. Năng lực pháp luật được quy định khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau. Ví dụ năng lực pháp luật dân sự, năng lực pháp luật hình sự, năng lực pháp luật hành chính. Thông thường, năng lực pháp luật có từ thời điểm chủ thể được sinh ra và kết thúc tại thời điểm chủ thể đó mất đi. Trong một số trường hợp, thông qua các cơ quan có thẩm quyền, nhà nước có thể tước quyền tham gia vào một số quan hệ pháp luật, hạn chế năng lực pháp luật của các chủ thể. Ví dụ người đang trong thời hạn chấp hành hình phạt tù, doanh nghiệp bị tước giấy phép kinh doanh,… o Năng lực hành vi là khả năng được nhà nước thừa nhận cho chủ thể bằng hành vi của mình, tự thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý và chịu trách nhiệm về hành vi của mình. 132 TGL101_Bai5_v1.0014103225
- Bài 5: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật Có năng lực hành vi, các chủ thể tham gia quan hệ chủ động hơn vào quan hệ pháp luật. Việc xác định năng lực hành vi chủ thể có thể được căn cứ vào những tiêu chí khác nhau. Thông thường, cá nhân được xác định là có năng lực hành vi khi đạt đến độ tuổi nhất định và đạt được những điều kiện nhất định. Pháp luật nhiều nước thường lấy tiêu chí độ tuổi và tiêu chuẩn về lý trí (khả năng nhận thức trước được hậu quả trong hành vi của mình và điều khiển được hành vi đó) là điều kiện công nhận năng lực hành vi. Phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của từng loại quan hệ xã hội mà pháp luật quy định những độ tuổi khác nhau là điều kiện để có được năng lực hành vi. Ví dụ, theo pháp luật Việt Nam, độ tuổi tham gia quan hệ hôn nhân đối với nam là 20, đối với nữ là 18, độ tuổi có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là đủ 18 tuổi, độ tuổi có quyền tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là đủ 21 tuổi. Năng lực hành vi tại của tổ chức có từ thời điểm tổ chức được thành lập hợp pháp hoặc được công nhận là hợp pháp và mất đi khi tổ chức đó không còn tồn tại. Có một số chủ thể là cá nhân không có năng lực hành vi. Đó là đa phần trẻ vị thành niên và những người thành niên bị mắc bệnh về thể chất hoặc tinh thần khiến cho họ không thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý. o Mối liên hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi: Giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Năng lực pháp luật là tiền đề để có được năng lực hành vi. Nếu không có năng lực pháp luật thì không có năng lực hành vi. Năng lực hành vi giúp chủ thể tham gia tích cực vào quan hệ pháp luật. Có năng lực hành vi, chủ thể có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể mà pháp luật quy định. Ví dụ pháp luật dân sự quy định độ tuổi thành niên là 18. Về nguyên tắc, trẻ chưa thành niên muốn thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự phải thông qua người đại diện của mình, trừ một số trường hợp nhất định. Nội dung của quan hệ pháp luật. o Bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể. Các quyền và nghĩa vụ pháp lý này được quy phạm pháp luật nêu rõ trong phần chỉ dẫn của quy phạm pháp luật. Các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật cụ thể, chỉ được thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý được quy định cho quan hệ pháp luật đó. Việc quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý thể hiện ý chí của nhà nước và việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý thể hiện ý chí của các chủ thể. Ý chí của các chủ thể khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý phải phù hợp với ý chí của nhà nước. Đối với các nhà làm luật, việc xác định nội dung của quan hệ pháp luật không chỉ phụ thuộc vào ý chí của nhà nước mà còn phải căn cứ vào thực tiễn quan hệ xã hội, và trình độ phát triển của hạ tầng kinh tế – xã hội. o Quyền pháp lý là khả năng của chủ thể quan hệ pháp luật được thực hiện những hành vi nhất định được pháp luật cho phép. TGL101_Bai5_v1.0014103225 133
- Bài 5: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật Đây chỉ là khả năng xử sự chứ chưa phải là xử sự cụ thể. Chủ thể sẽ quyết định chuyển khả năng xử sự thành xử sự cụ thể. Chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình. Có ba khả năng xử sự cơ bản: Thứ nhất, tự thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép; Hai là, yêu cầu các chủ thể khác thực hiện các nghĩa vụ pháp lý để đảm bảo thực hiện được các quyền pháp lý của mình hoặc yêu cầu chủ thể khác thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ. Ba là, khả năng được bảo vệ bằng việc yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ lợi ích chính đáng của mình khi lợi ích đó bị xâm hại. Quyền pháp lý là quyền có giới hạn, trên cơ sở nguyên tắc: quyền của một chủ thể không được làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người khác. o Nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự mà nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền pháp lý của chủ thể khác. Nghĩa vụ pháp lý không phải là hành vi mà là sự cần thiết phải thực hiện những hành vi đó. Nghĩa vụ pháp lý bao gồm các xử sự cần thiết sau: Phải tiến hành một số hoạt động nhất định; Kiềm chế không thực hiện một số hoạt động nhất định; Phải chịu trách nhiệm pháp lý khi vi phạm pháp luật. o Mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ pháp lý. Quyền và nghĩa vụ pháp lý là hai vấn đề pháp lý tồn tại song song trong một quan hệ pháp luật cụ thể. Quyền pháp lý tồn tại trong mối liên hệ với nghĩa vụ pháp lý và ngược lại nghĩa vụ pháp lý tồn tại trong mối liên hệ với quyền pháp lý. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể luôn thống nhất, phù hợp với nhau. Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích vật chất, tinh thần và các lợi ích khác thúc đẩy chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật. o Chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu của mình nhằm đạt được lợi ích về tinh thần, về vật chất, về chính trị – xã hội. Lợi ích của mỗi chủ thể phải phù hợp với lợi ích của xã hội và không được làm ảnh hưởng đến lợi ích của chủ thể khác. Do vậy, quy phạm pháp luật quy định rõ các quyền và nghĩa vụ pháp lý để các chủ thể thực hiện nhằm đạt được lợi ích của mình. Chủ thể chỉ có thể đạt được các lợi ích này thông qua việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình. o Xác định được khách thể của quan hệ pháp luật giúp xác định được nội dung của quan hệ pháp luật. Ví dụ xác định được lợi ích của quan hệ pháp luật là vật chất, pháp luật quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể cho phù hợp nhằm đạt được lợi ích vật chất đó. Ví dụ quan hệ pháp luật mua bán hàng hóa. Qua việc xác định được khách thể của quan hệ pháp luật trong tương lai, các nhà làm luật dự kiến được nội dung của quan hệ pháp luật và xác định được khả năng điều chỉnh quan hệ xã hội đó. Ví dụ đối với quan hệ xã hội phức tạp, trong đó quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể khó phân định do trình độ lập pháp, do nhận thức của con người, thì các nhà làm luật sẽ chưa điều chỉnh quan hệ pháp luật đó. 134 TGL101_Bai5_v1.0014103225
- Bài 5: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật o Xác định được khách thể của quan hệ pháp luật trong tương lai giúp các nhà làm luật định hướng việc điều chỉnh hay không điều chỉnh một quan hệ xã hội. Nếu lợi ích đó xuất phát từ các quyền cơ bản của con người đã được công nhận, ghi nhận trong Hiến pháp, trong các đạo luật, thì cần phải có hướng điều chỉnh quan hệ xã hội đó. Nếu lợi ích đó chỉ hướng tới một số chủ thể nhất định và không phù hợp với lợi ích của toàn xã hội hoặc/và của giai cấp thống trị tại thời điểm được xét thì các nhà làm luật sẽ cân nhắc chưa hoặc không điều chỉnh. Nghiên cứu tính huống: Về việc xác định quan hệ pháp luật giữa các chủ thể Năm 1990 bà Phấn và ông Cầu được gia đình hai bên tổ chức lễ cưới nhưng hai bên không đăng ký kết hôn và sau đó cũng không thực hiện việc đăng ký kết hôn theo Nghị Quyết 35/2000/QH10. Quá trình chung sống hai bên đã có 2 con chung. Năm 1992 gia đình ông Cầu cho ông bà ra ở riêng trên một mảnh đất của gia đình và ông bà dựng nhà lá để ở, quá trình chung sống có cải tạo nhà, trồng cây ăn trái, mua sắm vật dụng gia đình. Năm 2009, do mâu thuẫn trầm trọng, ông bà có đơn xin ly hôn nhưng không thống nhất được việc phân chia tài sản là nhà, đất nêu trên (ông Cầu cho rằng là tài sản riêng của ông vì cha mẹ cho riêng và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp năm 2004 đứng tên ông, không có tên bà Phấn; còn bà Phấn xác định là được cha mẹ ông Cầu cho chung nên là tài sản chung và yêu cầu Tòa án giải quyết. Bản án sơ thẩm quyết định không công nhận là vợ chồng, nhưng phần xét thấy của bản án lại vẫn sử dụng cụm từ vợ chồng, ly hôn như: “Về phần nợ: trong thời gian chung sống vợ chồng…” ;“Xét thấy khi ly hôn đất vườn anh Cầu được quản lý sử dụng”; vẫn vận dụng các quy định giải quyết về tài sản chung, tài sản riêng của trường hợp ly hôn trong Luật HN & GĐ như “…Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định tài sản riêng của vợ chồng bao gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân…”. Bản án nhận xét vì không được công nhận là vợ chồng nên đất là cha mẹ ông Cầu cho riêng ông Cầu, không phải tài sản chung của vợ chồng nên ông được sở hữu nhà (do 2 bên xây, nên là tài sản chung và mỗi bên được ½) và thanh toán cho bà Phấn ½ giá trị nhà. Bản án phúc thẩm phần trích yếu vẫn ghi “V/v xin ly hôn”; phần xét thấy nhận xét “Tòa án cấp sơ thẩm không công nhận là vợ chồng là có căn cứ”, nhưng lại ghi “…Xét thấy đây là tài sản chung được cha mẹ ông Cầu cho vợ chồng ông trong thời kỳ hôn nhân nên được xem là tài sản của vợ chồng. Ông Cầu cho rằng đây là tài sản được cha mẹ cho riêng nhưng ông không chứng minh được việc cho riêng trong thời kỳ hôn nhân nên không có cơ sở chấp nhận vì theo quy đinh tại khoản 1 Điều 32 Luật HN&GĐ…Ông Cầu cũng không chứng minh được phần đất trong GCNQSD đất cho ông là tài sản riêng nên căn cứ và Điều 27 Luật HN & GĐ thì quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung vợ chồng…”. Trong vụ án trên, theo chúng tôi, khi đã xác định quan hệ của họ không được công nhận là vợ chồng, thì bản án không nên sử dụng từ vợ chồng, thời kỳ hôn nhân… nữa, mà có thể sử dụng cách viết khác như ông bà, thời gian cùng chung sống, tài sản tạo lập trong thời gian sống chung,… Về tài sản chung, không phải trường hợp áp dụng Điều 27 Luật HN & GĐ xác định tài sản tranh chấp có phải tài sản chung của vợ chồng hay không cũng như các Điều luật khác để xác định tài sản chung, tài sản riêng…; mà chỉ có căn cứ theo các quy định tại Bộ luật dân sự về sở hữu chung (căn cứ xác lập tài sản chung như được tặng cho TGL101_Bai5_v1.0014103225 135
- Bài 5: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật chung, cùng đóng góp công sức để tạo lập… Điều 214, 215, 216 Bộ luật dân sự năm 2005) và phân chia tài sản chung theo các quy định của Bộ luật dân sự (Điều 224) và Điều 17 Luật HN &GĐ mà thôi. Trong vụ án trên, bản án phúc thẩm viện dẫn không chính xác Điều luật áp dụng, như hồ sơ thể hiện đã thu thập chứng cứ về việc cho chung là lời khai của mẹ ông Cầu thừa nhận khi tổ chức lễ cưới có tuyên bố cho ông Cầu, bà Phấn mảnh đất này và đã không có ý kiến gì phản đối khi ông Cầu kê khai, làm thủ tục tách thửa và được cấp GCNQSD đất. Tòa án cấp phúc thẩm cũng thu thập chứng cứ về hồ sơ ông Cầu kê khai xin cấp GCN, trong đó ông có ghi cả tên ông và tên bà Phấn là đồng sử dụng; việc GCN chỉ ghi tên ông Cầu là thiếu sót của UBND. Vì vậy, có căn cứ xác định thửa đất là tài sản do ông Cầu, bà Phấn được cha, mẹ ông Cầu tặng cho chung và việc tặng cho đã hoàn thành (đã nhận tài sản sử dụng, đã đứng tên trên giấy tờ) nên cấp phúc thẩm xác định là tài sản chung và chia cho 2 bên sử dụng, là phù hợp. Mặc dù để thực hiện Nghị quyết 35/2000/QH, ngày 22/10/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77/2001/NĐ – CP quy định chi tiết về đăng ký kết hôn có quy định chi tiết về đăng ký kết hôn đối với các trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn, tuy nhiên trên thực tế, số cặp nam nữ đến thực hiện việc đăng ký kết hôn lại không nhiều. Do đó, từ sau ngày 01/1/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì cho dù họ có thừa nhận là vợ chồng đi nữa, khi thụ lý giải quyết Tòa án vẫn phải tuyên bố không công nhận là vợ chồng và theo thống kê thì loại án này ngày càng tăng và chiếm khoảng 10% số vụ án về hôn nhân và gia đình. Không ít vụ đương sự có tranh chấp về tài sản chung, tài sản riêng, nợ chung, nợ riêng… như tranh chấp trong các vụ án ly hôn, thì Tòa án vẫn phải giải quyết và gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc khi áp dụng pháp luật, đánh giá chứng cứ. Th.S. Phan Thị Vân Hương – Tòa dân sự TAND Tối cao Trích dẫn từ: http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_ cateid=1751909&item_id=38616464&article_details=1 5.2.3. Điều kiện làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật Quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi, chấm dứt dưới tác động của quy phạm pháp luật, chủ thể có năng lực chủ thể pháp luật và sự kiện pháp lý. o Quy phạm pháp luật là một điều kiện làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật. Nhờ quy phạm pháp luật điều chỉnh, quan hệ xã hội trở thành quan hệ pháp luật.Quy phạm pháp luật dự kiến về chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, về nội dung của quan hệ pháp luật, về việc thực hiện quan hệ pháp luật. Quy phạm pháp luật là điều kiện cần để làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật o Chủ thể có năng lực chủ thể pháp luật là điều kiện thứ hai là phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật. Nếu không có chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội cụ thể thì không làm phát sinh quan hệ pháp luật. Chỉ những chủ thể có năng lực chủ thể pháp luật mới làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật. Sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật phụ thuộc vào ý chí của chủ thể. Chủ thể tự quyết định việc tham gia hay không vào quan hệ pháp luật, phụ thuộc vào khả năng và điều kiện của chủ thể. 136 TGL101_Bai5_v1.0014103225
- Bài 5: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật o Sự kiện pháp lý Là sự kiện thực tế xảy ra trong đời sống hằng ngày và sự xuất hiện của các sự kiện này làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật. Có thể định nghĩa sự kiện pháp lý là những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng dẫn đến sự phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể. Nếu coi quy phạm pháp luật là điều kiện cần làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật thì chủ thể có năng lực pháp luật chủ thể và sự kiện pháp lý là các điều kiện đủ. Bởi sự kiện pháp lý gắn liền với chủ thể quan hệ pháp luật. Sự kiện pháp lý được hình thành trên cơ sở hành vi của các chủ thể hoặc có ảnh hưởng đến hành vi của chủ thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình. Không phải sự kiện thực tế nào cũng được coi la sự kiện pháp lý. Chỉ những sự kiện thực tế mang tính chất pháp lý, tức là được quy phạm pháp luật quy định trước là nếu nó xảy ra thì sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý thì mới được coi là sự kiện pháp lý. Sự kiện pháp lý có thể là do hành vi của con người tạo nên hoặc không do hành vi của con người. Dựa vào tiêu chí này, sự kiện pháp lý được phân thành sự biến và hành vi pháp lý. Sự biến là hiện tượng tự nhiên sinh ra và mất đi không phụ thuộc vào ý chí con người, nhưng sự xuất hiện hay mất đi của chúng gắn liền với việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể. Hành vi pháp lý là những hoạt động của con người phụ thuộc vào ý chí của họ và pháp luật gắn sự xuất hiện của hành vi này việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật. Ví dụ hành vi chạy xe gây tai nạn giao thông cho người khác. Một sự kiện thực tế xảy ra được coi là sự kiện pháp lý hay không, phụ thuộc vào sự tác động của sự kiện đó đối với nội dung quan hệ pháp luật đó. Sự ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ, ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể tham gia quan hệ là căn cứ để thừa nhận hay không thừa nhận sự kiện thực tế là sự kiện pháp lý. Ví dụ mưa bão có thể được coi là sự kiện pháp lý hoặc không phải là sự kiện pháp lý. Việc thừa nhận hay không thừa nhận một sự kiện thực tế là sự kiện pháp lý phụ thuộc ý chí của nhà nước. Nhà nước, thông qua quy phạm pháp luật, thừa nhận một sự kiện là sự kiện pháp lý. Ví dụ, việc tổ chức đám cưới giữa hai chủ thể không được coi là sự kiện pháp lý mà việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này công nhận mới được coi là sự kiện pháp lý. Phân loại sự kiện pháp lý: Căn cứ vào ý chí của chủ thể, phân sự kiện pháp lý thành sự biến và hành vi pháp lý. Căn cứ vào số lượng các sự kiện thực tế tạo thành sự kiện pháp lý, phân sự kiện pháp lý thành sự kiện pháp lý đơn nhất và sự kiện pháp lý phức tạp. TGL101_Bai5_v1.0014103225 137
- Bài 5: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật o Ví dụ về sự kiện pháp lý: Anh A và chị B đều đạt năng lực chủ thể để tham gia quan hệ hôn nhân.Quan hệ pháp luật hôn nhân chỉ hình thành giữa A và B khi A và B đi đăng ký kết hôn và được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Hành vi đăng ký hôn nhân và công nhận hôn nhân là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hôn nhân giữa A và B. Anh A và chị B là vợ chồng. Sau một thời gian chung sống, A và B xuất hiện mâu thuẫn và không sống với nhau. Tuy nhiên A và B chỉ chấm dứt quan hệ hôn nhân khi đệ đơn ly hôn ra tòa án có thẩm quyền và được tòa án ra quyết định cho ly hôn. Quyết định của tòa án là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa A và B. A và B ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa. A có nghĩa vụ giao hàng cho B. Do mưa bão lớn gây ngập lụt, làm đường giao thông bị cắt nên A không thể giao hàng đúng hạn. Sự biến mưa bão làm thay đổi nội dung quan hệ pháp luật hợp đồng giữa A và B. 138 TGL101_Bai5_v1.0014103225
- Bài 5: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Quy phạm pháp luật là đơn vị cấu trúc nhỏ nhất của pháp luật. Tập hợp các quy phạm pháp luật tạo thành hệ thống pháp luật. Quy phạm pháp luật có ba đặc điểm: tính áp dụng chung, tính bắt buộc, tính cưỡng chế nhà nước. Quy phạm pháp luật thường có hai bộ phận: Phần giả định và phần chỉ dẫn. Quy phạm pháp luật có thể phân thành nhiều loại khác nhau căn cứ theo nhiều tiêu chí. Quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh trở thành quan hệ pháp luật. Chủ thể tham gia quan hệ pháp lý phải là các chủ thể có năng lực pháp luật chủ thể. Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật. Để chủ thể có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý, cần phải có sự kiện pháp lý. Sự kiện pháp lý là điều kiện đủ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật. TGL101_Bai5_v1.0014103225 139
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Th.S Nguyễn Thị Hồng Nhung
257 p | 6999 | 2271
-
Bài giảng pháp luật kinh tế_c1
13 p | 1843 | 453
-
Bài giảng Chương 5: Luật hành chính Việt Nam
51 p | 681 | 104
-
Bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật: Chương 5 - TS.Thái Thị Tuyết Dung
7 p | 190 | 47
-
Bài giảng Quản trị dự án: Chương 5 - ThS. Phan Thị Thu Hương
52 p | 166 | 30
-
Bài giảng Chương 5: Quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật
7 p | 197 | 17
-
Bài giảng Nhà nước và pháp luật - Chương 5
8 p | 129 | 15
-
Bài giảng Nhập môn Kinh tế lượng: Chương 5 - Phạm Trí Cao
6 p | 137 | 12
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (TS. Lê Minh Toàn) - Chương 5: Luật hành chính Việt Nam
12 p | 106 | 11
-
Bài giảng Quản lý dự án hệ thống thông tin: Chương 5 - PGS.TS. Hà Quang Thụy
37 p | 97 | 11
-
Bài giảng Định giá đất: Chương 5 - Bùi Nguyên Mạnh
4 p | 94 | 10
-
Bài giảng Định giá đất: Chương 5 - Bùi Nguyên Hạnh
4 p | 107 | 9
-
Bài giảng Soạn thảo và ban hành văn bản - ThS. Nguyễn Hồng Giang
50 p | 44 | 8
-
Bài giảng Luật và chính sách công: Bài 5 - Phạm Duy Nghĩa (Năm 2019)
5 p | 19 | 7
-
Bài giảng Pháp luật trong kinh doanh du lịch – Chương 5: Trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực du lịch
39 p | 110 | 6
-
Bài giảng Kinh tế lượng: Chương 5 - ThS. Phạm Trí Cao
7 p | 74 | 3
-
Bài giảng Kinh tế lượng 1: Bài 5 - ThS. Phạm Ngọc Hưng
39 p | 40 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn