Bài giảng Bản chất và hình thức của các hoạt động học – TS. Nguyễn Chí Trung
lượt xem 3
download
"Bài giảng Bản chất và hình thức của các hoạt động học – TS. Nguyễn Chí Trung" tìm hiểu hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động luyện tập, hoạt động vận dụng, hoạt động tìm tòi, mở rộng; các hình thức tổ chức hoạt động học, cách trình bày một hoạt động.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Bản chất và hình thức của các hoạt động học – TS. Nguyễn Chí Trung
- BẢN CHẤT VÀ HÌNH THỨC CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TS. Nguyễn Chí Trung
- CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Khởi động Chuỗi hoạt động Hình thành kiến thức Luyện tập Vận dụng Mở rộng
- BẢN CHẤT CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC A. Hoạt động khởi động • Gợi động cơ gây hứng thú cho HS • Tạo tình huống có vấn đề
- BẢN CHẤT CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC B. Hoạt động hình thành kiến thức • Giúp HS lĩnh hội được KT, KN mới bằng cách tổ chức các HĐ thành phần tương thích với từng nội dung học tập • Các HĐ thành phần này nhằm vào một mục tiêu cụ thể, ví dụ như phát triển tư duy, kiến tạo kiến thức, tri thức phương pháp, củng cố tại chỗ (ví dụ về nhận dạng và thể hiện) • Hình thức của HĐ: cá nhân, cặp, nhóm (bể cá, khăn trải bàn, lớp học xếp hình, ...) • Các PPDH và các kĩ thuật dạy học được áp dụng tại đây
- BẢN CHẤT CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC C. Hoạt động luyện tập • Giúp HS củng cố, hoàn thiện KT, KN vừa lĩnh hội được. • GV sẽ tổ chức cho HS các HĐ nhận dạng, thể hiện và HĐ ngôn ngữ • Áp dụng trực tiếp KT, KN đã biết để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập
- BẢN CHẤT CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC D. Hoạt động vận dụng • Giúp HS vận dụng được các KT, KN để giải quyết các tình huống/vấn đề tương tự hoặc mới trong học tập hoặc trong cuộc sống. • Đây có thể là những HĐ mang tính nghiên cứu, sáng tạo, vì thế cần giúp HS gần gũi với gia đình, địa phương, tranh thủ sự hướng dẫn của gia đình, địa phương để hoàn thành nhiệm vụ học tập. • Trước một vấn đề, HS có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau.
- BẢN CHẤT CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng • Giúp HS không bao giờ dừng lại với những gì đã học và hiểu rằng ngoài những KT được học trong nhà trường còn rất nhiều điều có thể và cần phải tiếp tục học, ham mê HT suốt đời. • GV cần khuyến khích HS tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài lớp học (chiều sâu hoặc theo chiều rộng). • HS tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các KT, KN đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau.
- CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động cá nhân • Loại HĐ này yêu cầu HS thực hiện các bài tập/nhiệm vụ một cách độc lập nhằm tăng cường khả năng làm việc độc lập của HS. • Nó diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là với các bài tập/nhiệm vụ có yêu cầu khám phá, sáng tạo hoặc rèn luyện đặc thù. • GV cần đặc biệt coi trọng HĐ cá nhân vì nếu thiếu nó, nhận thức của HS sẽ không đạt tới mức độ sâu sắc và chắc chắn cần thiết, cũng như các KN sẽ không được rèn luyện một cách tập trung.
- CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC 2. Hoạt động cặp đôi và hoạt động nhóm • Loại hoạt động này nhằm giúp HS hoàn thiện cá nhân, phát triển năng lực hợp tác, tăng cường sự chia sẻ và tính cộng đồng. • Thông thường, hình thức HĐ cặp đôi được sử dụng trong những trường hợp các bài tập/nhiệm vụ cần sự chia sẻ, hợp tác trong nhóm nhỏ gồm 2 em. Ví dụ: kể cho nhau nghe, nói với nhau một nội dung nào đó, đổi bài cho nhau để đánh giá chéo,...; • Hình thức HĐ nhóm (từ 3 em trở lên) được sử dụng trong trường hợp tương tự, nhưng nghiêng về sự hợp tác, thảo luận với số lượng thành viên nhiều hơn.
- Hoạt động nhóm 1. Mục đích 2. Điều kiện để hoạt động nhóm (khi nào thì tổ chức HĐ nhóm, cần chuẩn bị những gì khi tổ chức HĐ nhóm) 3. Quy trình của HĐ nhóm 4. Vai trò của cá nhân, nhóm trưởng, thư kí, giáo viên trọng hoạt động nhóm. 5. Xử lí tình huống như thế nào có HS hoàn thành trước sản phẩm và HS học yếu.
- CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC 3. Hoạt động chung cả lớp - Hình thức HĐ này phù hợp với số đông HS, nhằm tăng cường tính cộng đồng, giáo dục tinh thần đoàn kết, sự chia sẻ, tinh thần chung sống hài hoà. - Hoạt động chung cả lớp thường được vận dụng trong các tình huống sau: nghe GV hướng dẫn chung; nghe GV nhắc nhở, chốt kiến thức; tổng kết, rút kinh nghiệm; HS luyện tập trình bày miệng trước tập thể lớp… - Khi tổ chức HĐ này, GV tránh biến giờ học thành giờ nghe thuyết giảng hoặc vấn đáp vì như vậy sẽ làm giảm hiệu quả và sai mục đích của hình thức HĐ này.
- CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC 4. Hoạt động với cộng đồng • Hoạt động với cộng đồng là hình thức hoạt động của HS trong mối tương tác với xã hội, • Gồm các hình thức, từ đơn giản như: nói chuyện với bạn bè, hỏi người thân trong gia đình,... đến những hình thức phức tạp hơn như: tham gia bảo vệ môi trường, tìm hiểu các di tích văn hoá, lịch sử ở địa phương,...
- CÁCH TRÌNH BÀY MỘT HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1. Tên hoạt động 1. Mục tiêu 2. Sản phẩm 3. Phương pháp, kĩ thuật dạy học 4. Cách tổ chức HĐ 5. Nội dung thực hiện/Các bước thực hiện Bước GV HS 1 Giao nhiệm vụ; giải thích Nhận nhiệm vụ; Hiểu NV 2 Giám sát; trợ giúp; hướng dẫn Thực hiện nhiệm vụ 3 Nhận xét; khen ngợi Báo cáo kết quả 4 Kết luận; chốt kiến thức Ghi chép; đặt câu hỏi;
- Giao nhiệm vụ HS được giao nhiệm vụ cụ thể, được hướng dẫn rõ ràng, phương thức chuyển giao sinh động, lôi kéo được HS tham gia, HS hiểu và chủ động thực hiện được các nhiệm vụ GV giao. - Nhiệm vụ cụ thể: câu hỏi, tình huống, bài tập,… - Điều kiện để thực hiện nhiệm vụ: SGK, tranh ảnh, dữ liệu, videoclip,… - Hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ: cá nhân, nhóm, cặp đôi - Sản phẩm: cá nhân, cá nhân và nhóm - Thời gian Có nhiều hình thức giao nhiệm vụ cho HS khác nhau.
- HS thực hiện nhiệm vụ - Bắt đầu từ cá nhân; sau đó có thể tổ chức trao đổi nhóm hoặc cặp. - Hoàn thành sản phẩm (chỉnh sửa, bổ sung và ghi bài). Vai trò của GV: quan sát, theo dõi, trợ giúp, điều chỉnh và đánh giá.
- - 5% những gì họ học được thông qua giảng dạy. - 10% những gì họ học được từ văn bản. - 20% những gì họ học được thông qua những hình ảnh minh họa. - 30% những gì họ học được thông qua hiện vật trưng bày, triển lãm. - 50% những gì họ học được thông qua thảo luận nhóm. - 75% những gì họ học được thông qua thực hành. - 90% những gì họ học được nếu áp dụng ngay lập tức kiến thức đó.
- Trao đổi thảo luận, báo cáo - HS báo cáo sản phẩm với các hình thức khác nhau: bằng lời; hình vẽ; sơ đồ; kết hợp kênh chữ với kênh hình,… - Trao đổi tương tác giữa HS báo cáo với cả lớp, điều chỉnh, bổ sung. - Định hướng, điều chỉnh, bổ sung, chốt của GV.
- Đánh giá và chốt kiến thức - Đánh giá bắt đầu từ bước giao nhiệm vụ - Đánh giá trong quá trình HS thực hiện - Đánh giá sản phẩm cuối cùng - Đánh giá kĩ năng - Đánh giá để điều chỉnh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI (QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT
5 p | 792 | 119
-
Bai 3 - Văn hóa nhận thức
11 p | 998 | 103
-
Bài giảng Tổng quan về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục
20 p | 450 | 68
-
Bài giảng Xây dựng & hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN
18 p | 838 | 58
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 3 - GV. Lý Ngọc Yến Nhi
17 p | 229 | 52
-
Bài giảng Tâm Lý học đại cương: Chương 1 - ThS. Đặng Thị Vân
18 p | 270 | 41
-
Bài giảng Nhà nước và cách mạng xã hội
12 p | 266 | 27
-
Bài giảng Nhà nước xã hội chủ nghĩa
6 p | 355 | 20
-
Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật - Chương 8: Nhà nước xã hội chủ nghĩa
19 p | 106 | 15
-
ĐỚI TRƯỢT: KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ BẢN CHẤT
12 p | 101 | 8
-
Bài giảng An sinh xã hội - Chương 1: Khái luận về an sinh xã hội
13 p | 34 | 8
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu
8 p | 27 | 6
-
Bài giảng Triết học - Chương 4: Chủ nghĩa duy vật
11 p | 49 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 1 - Lưu Minh Sang
6 p | 106 | 4
-
Bài giảng Giới thiệu vị trí, chức năng và mô hình tổ chức Công đoàn Việt Nam
14 p | 49 | 4
-
Bài giảng Xã hội học: Chương 1 - Đặng Hồng Sơn
19 p | 16 | 3
-
Bài giảng Triết học: Chương 4 - ĐH Ngân hàng TP.HCM
11 p | 98 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn