Bài giảng Báo hiệu và điều khiển kết nối: Chương 2 - TS. Hoàng Trọng Minh
lượt xem 1
download
Bài giảng Báo hiệu và điều khiển kết nối - Chương 2: Báo hiệu trong mạng cố định, với những kiến thức nhằm tập trung vào các giao thức báo hiệu sử dụng cho mạng cố định bao gồm hệ thống báo hiệu số 7 cho mạng chuyển mạch điện thoại công cộng, các giao thức báo hiệu chính theo mô hình hội tụ mạng PSTN và Internet. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Báo hiệu và điều khiển kết nối: Chương 2 - TS. Hoàng Trọng Minh
- 2 BÁO HIỆU TRONG MẠNG CỐ ĐỊNH 2.1 Kiến trúc mạng theo hướng CS o Sự hình thành cấu trúc hội tụ được tiếp cận từ hai góc độ: giữa hạ tầng mạng cố định và internet; hạ tầng mạng cố định và mạng di động. o Hội tụ mạng là tiếp cận sử dụng chung hạ tầng truyền thông và hội tụ dịch vụ tại các lớp cao hơn của hệ thống. o Đặc trưng cơ bản của mạng hội tụ được phản ánh qua một hình thái mạng mới với tên gọi là mạng thế hệ kế tiếp NGN (Next Generation Network). o Hướng tiếp cận máy chủ cuộc gọi CS được hình thành trong quá trình chuyển đổi các hạ tầng mạng chuyển mạch kênh sang chuyển mạch gói trong mạng PSTN. 1
- 2 BÁO HIỆU TRONG MẠNG CỐ ĐỊNH 2.1 Kiến trúc mạng theo hướng CS 2.1.2 Mô hình kiến trúc mạng Mô hình NGN của ITU-T: Cấu trúc mạng thế hệ kế tiếp NGN nằm trong mô hình cấu trúc thông tin toàn cầu GII (Global Information Infrastructure). TruyÒ th«ng n Cung cÊp dÞ vô ch CÊu tróc vµ nèi m¹ng xö lý vµ l u tr÷ th«ng tin th«ng tin ph© t¸n n Giao diÖn C¸c chøc n¨ng øng dông ch ¬ng tr× øng nh dông C¸c chøc n¨ng trung gian Giao diÖn Cung cÊp ch ¬ng dÞ vô ch tr× c¬ nh C¸c chøc n¨ng c¬së truyÒ th«ng n së chung C¸c chøc C¸c chøc Chøc n¨ng n¨ng n¨ng ® u khiÓ iÒ n Chøc n¨ng ® u khiÓ iÒ n giao tiÕp xö lý vµ Chøc n¨ng ng êi–m¸y l u tr÷ truyÒ t¶i n Chøc n¨ng truyÒ t¶i n Các chức năng GII và mối quan hệ 2
- 2 BÁO HIỆU TRONG MẠNG CỐ ĐỊNH 2.1 Kiến trúc mạng theo hướng CS 2.1.1 Mô hình kiến trúc mạng Mô hình NGN của IETF: Tổ chức đặc nhiệm kỹ thuật internet IETF (Internet Engineering Task Force) quan niệm cấu trúc hạ tầng mạng thông tin toàn cầu cần có mạng truyền tải sử dụng giao thức IP với bất cứ công nghệ lớp nào. Mô hình NGN của 3GPP: Tổ chức dự án thành viên thế hệ thứ 3 3GPP (3rd Generation Partnership Project) và 3GPP2 tiếp cận NGN bằng giải pháp hội tụ giữa mạng cố định và mạng di động nhằm hỗ trợ truyền thông đa phương tiện hội tụ giữa thoại, video, audio với dữ liệu và hội tụ truy nhập giữa 2G, 3G và 4G với mạng không dây. 3
- 2 BÁO HIỆU TRONG MẠNG CỐ ĐỊNH 2.1 Kiến trúc mạng theo hướng CS 2.1.1 Mô hình kiến trúc mạng Mô hình NGN của ETSI: TISPAN tập trung vào phần hội tụ mạng cố định và Internet và khởi phát một kế hoạch đơn giản để đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết của thị trường. Kiến trúc mạng NGN theo ETSI 4
- 2 BÁO HIỆU TRONG MẠNG CỐ ĐỊNH 2.1 Kiến trúc mạng theo hướng CS 2.1.2 Các giải pháp kết nối Các thành phần chính trong mạng thế hệ kế tiếp 5
- 2 BÁO HIỆU TRONG MẠNG CỐ ĐỊNH 2.1 Kiến trúc mạng theo hướng CS 2.1.2 Các giải pháp kết nối Các thành phần thiết bị vật lý chính § Cổng phương tiện MG: Cổng phương tiện (MG) là thiết bị chuyển đổi giao thức và truyền tải định dạng thông tin dữ liệu từ loại mạng này sang một mạng khác, thông thường là từ dạng chuyển mạch kênh sang dạng gói. § Bộ điều khiển cổng phương tiện MGC: Bộ điều khiển cổng phương tiện MGC là thành phần chính của hệ thống chuyển mạch mềm. MGC đưa ra các quy luật xử lý cuộc gọi, còn MG và SG sẽ thực hiện các quy luật đó. MGC điều khiển SG thiết lập và kết thúc cuộc gọi. 6
- 2 BÁO HIỆU TRONG MẠNG CỐ ĐỊNH 2.1 Kiến trúc mạng theo hướng CS 2.1.2 Các giải pháp kết nối Các thành phần thiết bị vật lý chính § Cổng báo hiệu SG: Cổng báo hiệu SG là cầu nối báo hiệu giữa SS7 với mạng IP dưới sự điều khiển của MGC. SG đóngvai trò tương tự như một nút mạng của SS7 để xử lý thông tin báo hiệu và chuyển giao thông tin báo hiệu. § Máy chủ phương tiện MS: Máy chủ phương tiện MS là thành phần tùy chọn của hệ thống chuyển mạch mềm được sử dụng để xử lý các thông tin đặc biệt. Chức năng MS có thể được tích hợp trong MGC hoặc tại cổng phương tiện MG. 7
- 2 BÁO HIỆU TRONG MẠNG CỐ ĐỊNH 2.1 Kiến trúc mạng theo hướng CS 2.1.2 Các giải pháp kết nối Các thành phần thiết bị vật lý chính § Máy chủ ứng dụng/đặc tính: Máy chủ đặc tính FS là một máy chủ chứa một loạt dịch vụ của doanh nghiệp nên còn được gọi là máy chủ ứng dụng thương mại. Máy chủ đặc tính xác định tính hợp lệ và hỗ trợ các thông số dịch vụ thông thường cho hệ thống chuyển mạch. § Một số tính năng cơ bản của máy chủ ứng dụng gồm: xác thực và bảo mật; truyền thông; cung cấp dữ liệu; quản lý và điều khiển dịch vụ... 8
- 2 BÁO HIỆU TRONG MẠNG CỐ ĐỊNH 2.1 Kiến trúc mạng theo hướng CS 2.1.3 Chức năng mặt bằng báo hiệu và điều khiển o Sơ đồ kết nối và giao thức báo hiệu và điều khiển giữa các thành phần. Kết nối MGC với các thành phần khác của NGN 9
- 2 BÁO HIỆU TRONG MẠNG CỐ ĐỊNH 2.1 Kiến trúc mạng theo hướng CS 2.1.3 Chức năng mặt bằng báo hiệu và điều khiển o Các chức năng chính của MGC. Chức năng của bộ điều khiển cổng đa phương tiện 10 MGC
- 2 BÁO HIỆU TRONG MẠNG CỐ ĐỊNH 2.1 Kiến trúc mạng theo hướng CS 2.1.3 Chức năng mặt bằng báo hiệu và điều khiển o Các chức năng chính của MGC có thể tóm tắt như sau: (i) điều khiển cuộc gọi, duy trì trạng thái mỗi cuộc gọi trên một MG; (ii) điều khiển và hỗ trợ hoạt động cho MG và SG; (iii) trao đổi các bản tin cơ bản giữa hai MG-F; (iv) xử lý bản tin báo hiệu số 7; (v) xử lý bản tin điều khiển QoS; (vi) chức năng định tuyến; (vii) tương tác với AS/AF; (viii) quản lý tài nguyên mạng thông qua MG. o Các giao thức báo hiệu và điều khiển của MGC được sử dụng gồm: (i) thiết lập cuộc gọi; (ii) điều khiển cổng đa phương tiện; (iii) truyền thông tin dữ liệu; (iv) điều khiển cổng báo hiệu. 11
- 2 BÁO HIỆU TRONG MẠNG CỐ ĐỊNH 2.2 Hệ thống báo hiệu số 7 Các chức năng và dịch vụ cơ bản do SS7 cung cấp gồm: o Thiết lập và giải phóng các kết nối chuyển mạch kênh trên mạng cố định cũng như mạng tế bào. o Cung cấp được các dịch bổ sung trong mạng tiên tiến như hiển thị số thuê bao chủ gọi, tự động gọi lại… o Quản lý tính năng di động trong mạng tế bào cho phép thuê bao thay đổi vị trí địa lý trong khi vẫn duy trì sự kết nối với mạng. o Thực hiện được dịch vụ nhắn tin ngắn SMS (Short Message) và dịch vụ nhắn tin nâng cao thông qua cơ chế truyền tải nội dung của bản tin. o Hỗ trợ các dịch vụ của mạng thông minh IN (Inteligent Network) và các mạng số đa dữ liệu tích hợp ISDN. 12
- 2 BÁO HIỆU TRONG MẠNG CỐ ĐỊNH 2.2 Hệ thống báo hiệu số 7 2.2.2 Mô hình kiến trúc chức năng o Mô hình kiến trúc chức năng của hệ thống báo hiệu số 7 được tham chiếu tới mô hình OSI gồm 4 lớp. Kiến trúc SS7 và mô hình tham chiếu OSI 13
- 2 BÁO HIỆU TRONG MẠNG CỐ ĐỊNH 2.2 Hệ thống báo hiệu số 7 2.2.2 Thành phần mạng báo hiệu số 7 o Các thành phần phân lớp MTP gồm 3 lớp: liên kết dữ liệu báo hiệu, liên kết báo hiệu và mạng báo hiệu. § Lớp liên kết dữ liệu báo hiệu thực chất là lớp đường truyền vật lý, lớp này không quan tâm tới nội dung thông tin đang mang mà chỉ quan tâm tới tính chất và tình trạng kênh truyền. § Các chức năng lớp liên kết báo hiệu là điều khiển việc nhận và gửi các bản tin báo hiệu giữa các điểm báo hiệu một cách tin cậy và chính xác không có lỗi và không bị trùng lặp. § Lớp mạng báo hiệu trong phần chuyển giao bản tin MTP được chia thành hai phần chức năng chính: Phần xử lý bản tin báo hiệu và quản lý mạng báo hiệu. 14
- 2 BÁO HIỆU TRONG MẠNG CỐ ĐỊNH 2.2 Hệ thống báo hiệu số 7 2.2.3 Xử lý định tuyến và thủ tục thiết lập cuộc gọi Mã điểm theo tiêu chuẩn ANSI và ITU o Mã điểm báo hiệu theo tiêu chuẩn của ANSI có độ dài 24 bit và được chia thành 3 trường chức năng 8 bit gồm: Số hiệu mạng, nhóm và thành viên. Cách đánh địa chỉ theo ANSI tương tự như cách đánh địa chỉ IP. o Mã điểm báo hiệu theo ITU có độ dài 14 bit và chia thành 3 trường chức năng: trường thứ nhất gồm 3 bit để nhận dạng vùng, trường thứ hai gồm 8 bit để nhận dạng mạng và trường thứ 3 gồm 3 bit là nhận dạng điểm báo hiệu SSP. 15
- 2 BÁO HIỆU TRONG MẠNG CỐ ĐỊNH 2.2 Hệ thống báo hiệu số 7 2.2.3 Xử lý định tuyến và thủ tục thiết lập cuộc gọi Cấu hình nút và liên kết mạng SS7 16
- 2 BÁO HIỆU TRONG MẠNG CỐ ĐỊNH 2.2 Hệ thống báo hiệu số 7 2.2.3 Xử lý định tuyến và thủ tục thiết lập cuộc gọi Sáu dạng liên kết được định nghĩa trong mạng SS7 gồm: § Liên kết truy nhập (A-link) kết nối các SSP tới STP, hoặc SCP tới STP. § Liên kết cầu nối (B-link) kết nối các STP không cùng lớp. § Liên kết chéo (C-link) kết nối chéo các STP cùng lớp. § Liên kết trực giao (D-link) kết nối các SSP tới các STP của vùng khác. § Liên kết mở rộng (E-link) sử dụng để kết nối một SSP tới STP của vùng khác. § Liên kết đủ (F-link) sử dụng để kết nối trực tiếp hai nhóm SSP. 17
- 2 BÁO HIỆU TRONG MẠNG CỐ ĐỊNH 2.2 Hệ thống báo hiệu số 7 2.2.3 Xử lý định tuyến và thủ tục thiết lập cuộc gọi Trường thông tin lớp 3 của bản tin báo hiệu Việc định tuyến bản tin báo hiệu được dựa trên chức năng xử lý bản tin báo hiệu của một User nào đó tại điểm báo hiệu nguồn được gửi đến đúng User thích hợp tại điểm báo hiệu đích. 18
- 2 BÁO HIỆU TRONG MẠNG CỐ ĐỊNH 2.2 Hệ thống báo hiệu số 7 2.2.3 Xử lý định tuyến và thủ tục thiết lập cuộc gọi Thủ tục thiết lập cuộc gọi trong mạng PSTN có thể chia thành hai kiểu cuộc gọi: cuộc gọi thoại và cuộc gọi ISDN. § Bản tin địa chỉ khởi tạo IAM (Initial Adress Message). § Bản tin địa chỉ khởi tạo với thông tin phụ trợ IAI (Initial address signal with additional information). § Bản tin địa chỉ kế tiếp SAM (Subsequent Address Message). § Bản tin địa chỉ kế tiếp một tín hiệu địa chỉ SAO (Subsequent Address Message With One Signal). 19
- 2 BÁO HIỆU TRONG MẠNG CỐ ĐỊNH 2.2 Hệ thống báo hiệu số 7 2.2.3 Xử lý định tuyến và thủ tục thiết lập cuộc gọi § Bản tin kết thúc nhận địa chỉ ACM (Address Complete Message). § Bản tin báo hiệu trả lời, tính cước ACN (Answer, Charge). § Bản tin giải phóng hướng về CBK (Clear - Back). § Bản tin giải phóng hướng đi CLF (Clear-forward). § Bản tin giải phóng hoàn toàn (Release Guard). 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Bảo vệ Rơ le và tự động hóa trong hệ thống điện: Chương 1 - Đặng Tuấn Khanh
18 p | 377 | 103
-
Bài giảng Báo hiệu và điều khiển kết nối: Phần 1 - ThS. Hoàng Trọng Minh
91 p | 209 | 48
-
Bài giảng Báo hiệu và điều khiển kết nối: Phần 2 - ThS. Hoàng Trọng Minh
75 p | 140 | 37
-
Giáo trình lý thuyết Đo lường và Điều khiển xa
97 p | 137 | 23
-
Bài giảng Báo cáo chuyên đề HT phanh ABS - GV. Hoàng Văn Thức
10 p | 118 | 21
-
Bài giảng Kỹ thuật phát thanh và truyền hình: Chương 4 - Vũ Thị Thúy Hà
54 p | 35 | 9
-
Bài giảng Tín hiệu và hệ thống: Chương 3 - Lê Vũ Hà (Bài 1)
29 p | 37 | 3
-
Bài giảng Bảo vệ Rơle & tự động hóa: Chương 1 - Phạm Thị Minh Thái
26 p | 40 | 2
-
Bài giảng Báo hiệu và điều khiển kết nối: Chương 4 - ThS. Phạm Anh Thư
40 p | 7 | 1
-
Bài giảng Báo hiệu và điều khiển kết nối: Chương 3 - ThS. Phạm Anh Thư
33 p | 2 | 1
-
Bài giảng Báo hiệu và điều khiển kết nối: Chương 2 - ThS. Phạm Anh Thư
121 p | 3 | 1
-
Bài giảng Báo hiệu và điều khiển kết nối: Chương 1 - ThS. Phạm Anh Thư
32 p | 5 | 1
-
Bài giảng Báo hiệu và điều khiển kết nối: Chương 5 - TS. Hoàng Trọng Minh
17 p | 4 | 1
-
Bài giảng Báo hiệu và điều khiển kết nối: Chương 3 - TS. Hoàng Trọng Minh
36 p | 2 | 1
-
Bài giảng Báo hiệu và điều khiển kết nối: Chương 1 - TS. Hoàng Trọng Minh
26 p | 2 | 1
-
Bài giảng Báo hiệu và điều khiển kết nối: Chương 5 - ThS. Phạm Anh Thư
21 p | 1 | 1
-
Bài giảng Báo hiệu và điều khiển kết nối: Chương 4 - TS. Hoàng Trọng Minh
24 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn