Bài giảng bộ môn Siêu âm tim: Siêu âm chẩn đoán bệnh động mạch chủ
Chia sẻ: Thiendiadaodien Thiendiadaodien | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:32
lượt xem 3
download
Bài giảng "Siêu âm chẩn đoán bệnh động mạch chủ" gồm có những nội dung chính sau: Siêu âm 2D, siêu âm tim qua thực quản, bệnh phình ĐMC ngực, phình xoang Valsalva, siêu âm tim qua thực quản chẩn đoán vỡ phình xoang valsalva,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng bộ môn Siêu âm tim: Siêu âm chẩn đoán bệnh động mạch chủ
- Siêu âm chẩn đoán B ệnh động mạch chủ PGS .TS . Đinh Th ị Thu Hương Trường ĐHY Hà Nội
- Siêu âm 2D Tư thế bệnh nhân nằm nghiêng trái: Vị trí thăm dò: mặt cắt cạnh ức trái: (trục dài và trục ngắn) quan sát ĐMC lên ngay sau van. Trong trường hợp đặc biệt cần thăm dò ở khoang liên sườn lân cận để phát hiện bệnh và tìm hình ảnh ĐMC lên cho thật rõ nét.
- Các mặt cắt cơ bản Trục dọc cạnh ức: ĐMC lên
- Mặt cắt trên ức: Vị trí thăm dò ở hõm trên ức: Đầu bệnh nhân ngửa tối đa quan sát quai ĐMC và đoạn đầu của ĐMC xuống, các nhánh ĐM chia ra từ ĐMC. Hình ĐMC bụng bình thường Kích thước bình thường: Nghiên cứu của Pháp trên 42 người có HA bình thường. ĐMC lên: 32 ± 8 mm (25 38 mm) Quai ĐMC : 27 ± 6 mm (24 fi 32 mm) ĐMC bụng: 21 ± 6 mm ( 7 fi 31 mm)
- Doppler ĐMC: Mặt cắt 5 buồng tim ở mỏm nghiên cứu dòng chảy tại gốc ĐMC bằng Doppler xung và Doppler liên tục. Mặt cắt trên mũi ức: Nghiên cứu dòng chảy của ĐMC lên và ĐMC xuống đoạn đầu. ở mặt cắt này dùng Doppler liên tục quét từ ĐMC lên quai ĐMC ĐMC xuống cho biết hướng dòng chảy, tốc độ dòng chảy của từng đoạn quai ĐMC, giúp phát hiện bệnh hẹp eo ĐMC.
- Phình ĐMC lên kèm hở van ĐMC Giãn phình vòng van ĐMC
- Mặt cắt trên ức Đặc điểm về kích thước ĐMC ngực ở 61 người Việt nam bình thường (siêu âm tim qua thực quản) ĐMC lên sát gốc :Kích thước 24,34 1,97 mm ĐMC lên sát quai: Kích thước: 24,22 1,81mm Quai ĐMC: Kích thước: 22,18 2,04 mm ĐMC xuống 40 cm: Kích thước: 19,86 1,85 mm ĐMC xuống 35 cm: Kích thước: 19,99 1,92 mm ĐMC xuống 30 cm: Kích thước20,33 2,05 mm ĐMC xuống 25 cm: Kích thước: 21,28 2,06 mm
- Hình ảnh ĐMC trên siêu âm qua thực quản: a) ĐMC lên: Khi đưa đầu dò thực quản vào 25 30 cm ghi được hình ảnh cắt ngang của ĐMC đoạn đầu của ĐMC lên và van ĐMC Hình cắt ngang đoạn đầu ĐMC lên và van ĐMC qua siêu âm tim qua thực quản
- SIÊU ÂM TIM QUA THỰC QUẢN Xoay cho đầu dò quay về phía trước (anteflexion) và rút đầu dò từ từ ra sẽ nhìn được đoạn đầu của ĐMC lên ở mặt cắt chếch. Cũng ở mức độ này, nhưng ở mặt cắt trục dọc cho phép quan sát tốt hơn ĐMC lên: van ĐMC, đường ra của ĐMC, xoang valsalva, một đoạn của ĐMC lên và đi ngang phía trước là ĐM phổi phải RPA: ĐMP phải Ao: ĐMC. AV: Van ĐMC LA: Nhĩ trái Mặt cắt trục dọc cho phép quan sát tốt hơn ĐMC lên, van ĐMC, đường ra ĐMC, xoang Valsalva, một đoạn của ĐMC lên và đi ngang phía trước là ĐM phổi phải
- SIÊU ÂM TIM QUA THỰC QUẢN b/ Quai ĐMC: Tiếp tục rút nhẹ đầu dò và quay ngược chiều kim đồng hồ ở vị trí 1520 cm sẽ thấy quai ĐMC. Đầu gần của quai ĐMC ở bên trái. Đầu xa của quai ĐMC ở chóp của mặt cắt. Tiếp tục vừa rút vừa xoay đầu dò sẽ tới phần chia các nhánh ĐM cảnh, ĐM dưới đòn. Quai ĐMC
- SIÊU ÂM TIM QUA THỰC QUẢN c) ĐMC xuống: Xoay đầu dò thực quản từ 90120o ngược chiều kim đồng hồ về phía trái và sau của bệnh nhân ta có được hình ảnh cắt ngang của ĐMC xuống ĐMC xuống xoắn vào phía trong và dần đi ra phía sau của thực quản ở đầu xa tại vị trí cơ hoành. Từ đó tiếp tục vừa xoay nhẹ nhàng đầu dò ngược chiều kim đồng hồ vừa đẩy đầu dò vào thực quản sao cho hình ảnh của ĐMC luôn ở mặt cắt ngang tròn trên màn hình. Hình ảnh cắt ngang ĐMC xuống
- SIÊU ÂM TIM QUA THỰC QUẢN Đầu gần của ĐMC bụng thường quan sát thấy ở vị trí đầu dò nằm trong thực quản (transgastric position) bằng cách xoay nhẹ đầu của đầu dò thực quản ra phía sau. Đầu gần ĐMC bụng thăm dò bằng đầu dò thực quản (transgastric position)
- BỆNH PHÌNH ĐMC NGỰC 1/Phình ĐMC lên do loạn sản: Là 1 nguyên nhân thường gặp nhất gây hở van ĐMC mãn tính. Theo Acar năm 1987 trong số những bệnh nhân hở van ĐMC mãn tính được mổ thì nguyên nhân loạn sản gây phình ĐMC lên chiếm 15% số bệnh nhân. Có nhiều mức độ giãn khác nhau, vị trí giãn nhiều nhất thường là xoang Valsalva. ĐMC lên giãn hay gặp nhất trong hội chứng Marfan.
- BỆNH PHÌNH ĐMC NGỰC Chẩn đoán xác định phình ĐMC lên khi đường kính trước sau ĐMC bằng 50 mm, nếu lớn hơn 55 mm có nguy cơ vỡ phải mổ thay ĐMC lên, phụ nữ bị giãn ĐMC lên với đường kính > 40 mm thì không được có thai vì có nguy cơ tách thành ĐMC. Các biểu hiện bệnh lý phối hợp: Có khi phình ĐMC lớn lại kèm theo với sa van 2 lá, hoặc phình vách liên nhĩ. Biến chứng: Vỡ ĐMC nếu phình lớn > 55 mm. Tách thành ĐMC.
- (a) (b) (a)Siêu âm qua thực quản (mặt cắt trục dọc) cho thấy phình ĐMC lên, phình nhiều ở vị trí xoang Valsalva, ĐMC đóng không kín thời kỳ tâm trương. (b): Hở chủ trên Doppler màu.
- BỆNH PHÌNH ĐMC Huyết khối trong khối phình Phình ĐMC lên
- Phình xoang Valsalva Trô c däc Trô c ng ¾n Siêu âm qua lồng ngực: Siêu âm 2D (ở mặt cắt trục dọc hoặc trục ngắn cạnh xương ức trái), phát hiện khối phình dạng túi hoặc dạng ngón tay ở vị trí trên van tổ chim của ĐMC, có thể nhìn thấy khối phình sa vào thất phải, có khi lại sa vào phần phễu của thất phải. Doppler: Dùng Doppler xung, Doppler liên tục hoặc Doppler màu để phát hiện vị trí vỡ và vị trí đổ vào của túi phình bị vỡ:
- Phình xoang Valsalva Trô c däc Trô c ng ¾n
- PHÌNH XOANG VALSALVA ĐMC.
- Phình xoang Valsalva Doppler liên tục: ghi được 1 dòng chảy 2 thì tâm thu tâm trương với tốc độ cao, đặc biệt là tốc độ tâm trương cao tại vị trí chỗ túi phình bị vỡ. Đây là đặc điểm để phân biệt với dòng chảy tâm thu của thông liên thất. Siêu âm cản âm: giúp xác định ranh giới của khối phình trong trường hợp khối phình xoang Valsalva bị vỡ vào nhĩ phải hoặc thất phải. Siêu âm qua thực quản: giúp xác định chính xác hơn hình dáng, kích thước của túi phình, vị trí vỡ. Trong trường hợp khối phình xoang Valsalva bị vỡ vào thất phải sẽ phân biệt được thành túi phình bị vỡ với các tổ chức lân cận, van 3 lá
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng bộ môn Siêu âm tim: Siêu âm tim cơ bản
57 p | 158 | 11
-
Bài giảng bộ môn Siêu âm tim: Giải phẫu chức năng của tim ứng dụng trong siêu âm tim
38 p | 59 | 4
-
Bài giảng bộ môn Siêu âm tim: Sinh lý chu chuyển tim và siêu âm doppler tim
21 p | 70 | 4
-
Bài giảng bộ môn Siêu âm tim: Hở van hai lá
43 p | 77 | 4
-
Bài giảng bộ môn Siêu âm tim: Siêu âm doppler tim chẩn đoán khối u tim
44 p | 71 | 3
-
Bài giảng bộ môn Siêu âm tim: Siêu âm tim trong các bệnh cơ tim
91 p | 44 | 3
-
Bài giảng bộ môn Siêu âm tim: Bệnh cơ tim
70 p | 56 | 3
-
Bài giảng bộ môn Siêu âm tim: Sinh lý tim ứng dụng trong siêu âm - TS. Nguyễn Thị Bạch Yến
25 p | 50 | 3
-
Bài giảng bộ môn Siêu âm tim: Vai trò của siêu âm – doppler với phẫu thuật tim
69 p | 73 | 2
-
Bài giảng bộ môn Siêu âm tim: Siêu âm - doppler tim trong nhồi máu cơ tim
40 p | 71 | 2
-
Bài giảng bộ môn Siêu âm tim: Siêu âm tim trong tứ chứng Fallot
29 p | 88 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn