intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Các phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp - Chương 1: Tổng quan

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

20
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Các phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp - Chương 1: Tổng quan. Chương này cung cấp cho học viên những nội dung về: các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu của doanh nghiệp; phần mềm và ứng dụng trong doanh nghiệp; phân loại nhóm phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Các phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp - Chương 1: Tổng quan

  1. Khoa HTTT Kinh tế và TMĐT Bộ môn Công nghệ thông tin Bài giảng học phần Các phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp
  2. 2 Cấu trúc học phần Học phần gồm 3 tín chỉ (45 tiết) phân phối như sau:  Nội dung lý thuyết và thảo luận 45 tiết (15 buổi)  Thời gian:  10 buổi lý thuyết,  2 buổi bài tập và kiểm tra  3 buổi thảo luận
  3. 3 Mục đích và yêu cầu  Mục đích của học phần  Cung cấp những khái niệm cơ bản về phần mềm, phân loại phần mềm và vai trò của phần mềm trong doanh nghiệp.  Cung cấp những kiến thức cơ sở về các hoạt động nghiệp vụ trong doanh nghiệp và những phần mềm hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ trong doanh nghiệp.  Cung cấp những kiến thức tổng quan về hoạt động chuyển đổi số và phần mềm hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp.  Cung cấp những kiến thức cơ bản về hoạt động hỗ trợ ra quyết định, hỗ trợ điều hành và những thuật toán được sử dụng trong phần mềm hỗ trợ ra quyết định trong doanh nghiệp.
  4. 4 Mục đích và yêu cầu  Yêu cầu cần đạt được  Nắm vững các kiến thức cơ bản về các hoạt động nghiệp vụ trong doanh nghiệp.  Có kiến thức về các phần mềm hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ và chuyển đổi số trong doanh nghiệp.  Tư vấn cho doanh nghiệp lựa chọn được triển khai phần mềm phù hợp với điều kiện thực tế tại doanh nghiệp.  Cài đặt và sử dụng được một số phần mềm phổ biến trong doanh nghiệp.  Ứng dụng tìm giải pháp tối ưu cho một bài toán kinh tế dựa trên các rang buộc cho trước.
  5. Tài liệu tham khảo TLTK bắt buộc: [1] Đàm Gia Mạnh, Trường Đại học Thương mại, Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý, NXB Thống kê, 2017 [2] Kenneth C. Laudon, Jane P. Laudon, Management Information Systems- Managing the Digital Firm, Pearson, 2017 [3] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sổ tay Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, 2022. TLTK khuyến khích [4] Alexis Leon, Enterprise Resource Planning, 2020. [5] http://erp.vn/ 5
  6. Nội dung  CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN  CHƯƠNG 2: NHÓM PHẦN MỀM TÍCH HỢP TRONG DOANH NGHIỆP  CHƯƠNG 3: PHẦN MỀM CHUYỂN ĐỔI SỐ  CHƯƠNG 4: PHẦN MỀM HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH 6
  7. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu của doanh nghiệp  Khái niệm về hoạt động của doanh nghiệp  Hoạt động của DN trong thời đại công nghệ số  Nhân tố ảnh hưởng hoạt động của doanh nghiệp 1.2. Phần mềm và ứng dụng trong doanh nghiệp  Khái niệm phần mềm, phần mềm ứng dụng  Yêu cầu của phần mềm ứng dụng cho doanh nghiệp  Vai trò của phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp 1.3. Phân loại nhóm phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp  Phần mềm tích hợp trong doanh nghiệp  Phần mềm chuyển đổi số  Phần mềm hỗ trợ ra quyết định 7
  8. 1.1. Hoạt động nghiệp vụ trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về hoạt động của doanh nghiệp  Doanh nghiệp: là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.  Kinh doanh: là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. 8
  9. 1.1. Hoạt động nghiệp vụ trong doanh nghiệp  Hoạt động trong doanh nghiệp: Là tập các hoạt động sử dụng một hoặc nhiều đầu vào để tạo ra đầu ra có giá trị phục vụ cho khách hàng. (Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại, 2021)  Các loại hoạt động nghiệp vụ trong doanh nghiệp:  Hoạt động quản lý: Quản lý doanh nghiệp, quản trị chiến lược  Hoạt động nghiệp vụ chính: Tạo ra giá trị cốt lõi  Hoạt động bổ trợ: Hỗ trợ cho giá trị cốt lõi, ví dụ: Kế toán, nhân sự, hỗ trợ khách hàng. 9
  10. 1.1. Hoạt động nghiệp vụ trong doanh nghiệp 1.1.2. Hoạt động của DN trong thời đại công nghệ số Sự phát triển của công nghệ thông tin đã thay đổi hoạt động trong doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các các doanh nghiệp với nhau. - 1960s: Hệ điều hành bị giới hạn trong 1 số ít các chức năng  chỉ hỗ trợ được vài doanh nghiệp cụ thể - 1970s -1980s: Sự phát triển của dữ liệu, các mô hình dữ liệu phát triển nhanh hơn cả mô hình nghiệp vụ, là khởi đầu cho việc xây dựng các hệ thống thông tin. Các hoạt động trong doanh nghiệp bắt đầu thích nghi với công nghệ thông tin. - 2000s: Phần mềm hoạch định nguồn lực trong doanh nghiệp ra đời hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ trong doanh nghiệp một cách tự động. Cùng với đó là sự phát triển của Công nghệ đám mây, truyền thông xã hội, phân tích dữ liệu lớn. - 2020s: Phần mềm chuyển đổi số nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế số, giúp quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp diễn ra thành công. 10
  11. 1.1. Hoạt động nghiệp vụ trong doanh nghiệp 1.1.3. Nhân tố ảnh hưởng hoạt động của doanh nghiệp - Con người - Yếu tố kỹ thuật, công nghệ : Quản lý hoạt động kinh doanh, quản trị sự thay đổi. - Môi trường, văn hóa doanh nghiệp 11
  12. 1.2. Phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm phần mềm, phần mềm ứng dụng  Phần mềm: Là tập hợp các câu lệnh được viết bằng ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm điều khiển phần cứng tự động thực hiện một số thao tác nào đó theo yêu cầu của người sử dụng.  Đặc trưng:  Phần mềm được phát triển theo yêu cầu, nó không được chế tạo theo nghĩa cổ điển  Phần mềm không “hỏng đi” nhưng thoái hóa theo thời gian  Phần lớn phần mềm được xây dựng theo đơn đặt hàng của khách  Sự phức tạp và tính thay đổi luôn là bản chất của phần mềm 12
  13. 1.2. Phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp  Một số thuật ngữ: Phiên bản, bản phát hành, phiên bản hàng năm  Vòng đời phát hành phần mềm  Phân loại phần mềm 13
  14. 1.2. Phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp  Khái niệm phần mềm ứng dụng  Phần mềm ứng dụng là một chương trình máy tính được thiết kế để trợ giúp thực hiện một nhóm các chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của người dùng [Ziff Davis, PC Magazine].  Phần mềm này được chia làm hai loại: phần mềm ứng dụng đa năng (xử lý văn bản, bảng tính, hệ quản trị cơ sở dữ liệu) và các phần mềm ứng dụng chuyên biệt (kế toán, marketing, nghe nhạc) 14
  15. 1.2. Phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp  Phần mềm ứng dụng cho các doanh nghiệp bao gồm tất cả các phần mềm thuộc về quản trị kinh doanh mà một doanh nghiệp sử dụng để hoàn tất việc kinh doanh của họ, giúp tăng hoặc đo năng suất trong kinh doanh, sản xuất.  Bao gồm: phần mềm văn phòng, phần mềm liên lạc trung gian, phần mềm phân tích, phần mềm giao tiếp, phần mềm nghiệp vụ, phần mềm cơ sở dữ liệu, multimedia. 15
  16. 1.2. Phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp 1.2.2. Yêu cầu của phần mềm ứng dụng  Đối với phần mềm hỗ trợ hoạt động tạo giá trị cốt lõi:  Cần phải đạt được một số tiêu chí phần mềm tốt như: tính dễ sử dụng, thân thiện người dùng, tùy biến cao, hỗ trợ nhiều môi trường hoạt động, chiếm ít tài nguyên bộ nhớ, tính bảo mật cao.  Cung cấp đầy đủ các chức năng về quản lý hồ sơ, tài liệu, các chức năng kế toán, hay quản lý nhân sự cho mô hình thương mại dịch vụ.  Với các nghiệp vụ của mô hình sản xuất cần đảm bảo các chức năng khác: quản lý tài chính, quản lý phân phối, quản lý sản xuất, quản lý nguồn lực và quản trị thông tin. 16
  17. 1.2. Phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp Yêu cầu đối với phần mềm hỗ trợ hoạt động quản lý:  Giao diện (interface | Graphic)  Dữ liệu (Data)  Khung nhìn (View)  Thông tin (information | Knowglede???)  Tùy chọn  Yêu cầu riêng của người dùng 17
  18. 1.2. Phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp • 1.2.3.Vai trò của phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp • Hỗ trợ các qui trình nghiệp vụ và hoạt động kinh doanh • Kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp • Cung cấp thông tin • Giảm thiểu rủi ro • Hỗ trợ ra quyết định quản lý • Tạo lợi thế cạnh tranh 18
  19. 1.3. Phân loại phần mềm ứng dụng trong DN  1.3.1. Phần mềm tích hợp trong doanh nghiệp  Khái niệm  Đặc điểm  Phân loại: 3 loại  Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (Quản lý quan hệ khách hàng)  Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng (SCM)  Phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) 19
  20. 1.3. Phân loại phần mềm ứng dụng trong DN 1.3.2. Phần mềm chuyển đổi số - Khái niệm - Quy trình chuyển đổi số -Phân loại: 2 nhóm - Phần mềm hỗ trợ từng giai đoạn CĐS - Phần mềm hỗ trợ nhóm giải pháp 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0