Bài giảng Nhập môn hệ thống thông tin - Bài 4: Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng
lượt xem 6
download
Các vấn đề đề cập đến trong chương này: Nhận dạng và mô tả các chức năng của hai loại phần mềm cơ bản; vai trò chính của hệ điều hành, tính năng của một số hệ điều hành thông dụng; làm thế nào mà các phần mềm ứng dụng hỗ trợ được cho cá nhân, nhóm, và các mục tiêu của doanh nghiệp; nhận dạng ba cách tiếp cận cơ bản để phát triển phần mềm ứng dụng, các ý kiến tán thành và phản đối.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Nhập môn hệ thống thông tin - Bài 4: Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng
- Phần mềm CHƯƠNG Phần mềm hệ thống 4 Và Phần mềm ứng dụng 1
- Các vấn đề đề cập đến trong chương nầy Nhận dạng và mô tả các chức năng của hai loại phần mềm cơ bản. Vai trò chính của hệ điều hành, tính năng của một số hệ điều hành thông dụng. Làm thế nào mà các phần mềm ứng dụng hỗ trợ được cho cá nhân, nhóm, và các mục tiêu của doanh nghiệp. Nhận dạng ba cách tiếp cận cơ bản để phát triển phần mềm ứng dụng, các ý kiến tán thành và phản đối. Sơ lược về sự phát triển của ngôn ngữ lập trình, và phân biệt năm giai đoạn phát triển ngôn ngữ lập trình 2
- Case study – Công ty điện tử Flextronic • Flextronic là một công ty đa quốc gia chuyên thiết kế, sản xuất và giao hàng cho các công ty khách hàng trong suốt hai mươi tám năm tại bốn lục địa. Đầu nảo của Flextronic nằm tại San Jose. California và Singapore. • Công ty đã thiết lập mạng nhằm tạo sự dễ dàng hoạt động trong thị trường để cung cấp các dịch vụ hàng đầu cho khách hàng của mình, đồng thời kiểm soát một cách hiệu quả các hoạt động của công ty. 3
- Case study – Công ty điện tử Flextronic • Flextronic ký hợp đồng chế tạo mọi sản phẩm điện tử cho các công ty khác, từ máy trò chới Xbox cho Microsoft đến điện thoại di động cho hãng Ecrison. • Flextronic là chuyên gia trong các lỉnh vực mạng, viển thông, máy tính, tư vấn điện tử và thiết bị y khoa. Khách hàng chính của công ty gồm CiscoSystem, Ecrison, HewletPackard, Microsoft, Nokia và Phillips. Đối thủ chính của Flextronics là Solectron, SCI Systems, và Celestica. • Năm 2004 lợi nhuận của công ty vượt quá 12 tỉ USD và số công nhân viên vượt quá 70.00 người. 4
- Case study – Công ty điện tử Flextronic • Do phải ký hợp đồng sản xuất, công ty cần một số các hoạt động đặt giá và đấu thầu cho nhiều bộ phận của một hợp đồng khách hàng. Để xử lý trôi chãy các hoạt động đấu thầu phức tạp, ban đầu Flextronics sử dụng gói phần mềm định giá trực tuyến có tên là QuoteWin để định giá bằng điện tử. Khi đã sử dụng quen phần mềm, Flextronic đạt được một số kết quả rất ấn tượng, vì vậy công ty quyết định cài đặt cho toàn hệ thống để đơn giản hoá và hợp lý hoá tiến trình đấu thầu, ngoài ra còn tạo được sự nhất quán trong toàn thể các bộ phận của mình. 5
- Case study – Công ty điện tử Flextronic • Phần mềm QuoteWin giúp đơn giản hoá và tiết kiệm được thời giờ cần thiết cho việc định giá bằng cách truyền thông tin cho nhà cung cấp và khách hàng qua mạng khi hoàn tất các văn bản dự thầu, trong thực tế, thao tác nầy chỉ cần vài phút để thu thập dữ liệu về giá cả cho hợp đồng. • Kết quả là Flextronics đã rút ngắn được thời gian trung bình để chuẩn bị cho việc định giá từ ba tuần lễ xuống còn hai tuần. Hệ thống QuoteWin còn duy trì được độ chính xác cho dữ liệu định giá đối với từng công việc. 6
- Case study – Công ty điện tử Flextronic Tính khả dụng của dữ liệu lưu trữ cộng với các công cụ tạo báo cáo tiện dụng trong phần mềm cho phép các nhà quản lý doanh nghiệp phân tích một cách xuyên suốt mỗi công tác định giá theo phương pháp "whatif". Ghi chú về phương pháp phân tích Whatif (whatif analysis) Phương pháp phân tích "whatif" (cái gì sẽ xảy ranếu) cung cấp cho các nhà kinh doanh và các cán bộ chuyên nghiệp một phương tiện rất hiệu quả để thăm dò tác dụng của những chiến lược khác nhau, ví dụ "Lợi nhuận sẽ như thế nào, nếu đầu tư thêm 10.000 USD vào cho quảng cáo, giả sử các xu hướng trước đây vẫn còn đúng?". 7
- 1 Tổng quan về phần mềm • Một trong các chức năng quan trọng nhất của phần mềm là ra chỉ thị cho phần cứng làm việc. Như đã nói ở chương 1, phần mềm là các chương trình điều khiển phần cứng máy tính. Chương trình máy tính là một chuỗi các chỉ thị cho máy tính. • Có hai loại phần mềm cơ bản, đó là phần mềm hệ thống (systems software) và phần mềm ứng dụng (application software). 8
- 1 Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng Phần mềm hệ thống Phần mềm hệ thống là tập hợp nhiều chương trình được thiết kế để kết hợp các hoạt động và chức năng của phần cứng với các chương trình khác trong hệ thống máy tính. Mỗi gói phần mềm được thiết kế riêng cho một bộ xử lý trung tâm (CPU) và một lớp phần cứng (class of hardware) mà thôi. Có hai loại phần mềm hệ thống là hệ điều hành và phần mềm tiện ích hệ thống 9
- Phần mềm hệ thống Một số các Hệ điều hành Windows Vista (64 bit), XP,2000 (32 bit) • Windows ME, 98, 95 (16 bit) 3.1,CE • DOS (MSDOS, DRDOS, PCDOS) • Mac OS X • Unix (Solaris, FreeBSD, SCO UNIX) • Linux Tính chất của Hệ điều hành • Palm OS • BeOS •MulltiUser (Nhiều người sử dụng) •MultiProcessing (Đa xử lý) •MultiTasking ( Đa nhiệm) •RealTime (Chạy trong thời gian thực) Tập hợp của một cấu hình phần cứng và gói phần mềm hệ thống được gọi là nền tảng của hệ thống máy tính (computer system platform). 10
- Các chức năng của hệ điều hành Hệ điều hành giử vai trò trung tâm trong toàn bộ các hoạt động của hệ thống máy tính. Sau khi máy tính khởi động ,các bộ phận của hệ điều hành cần thiết được tải vào bộ nhớ. Hệ điều hành thực hiện các chức năng sau: Thực hiện các chức năng tổng quát của phần cứng Cung cấp giao diện giữa chương trình với người dùng Cung cấp các mức độ độc lập của phần cứng Quản lý bộ nhớ Cung cấp khả năng xử lý Cung cấp khả năng nối mạng Điều khiển truy cập các tài nguyên của hệ thống Quản lý tập tin, thư mục 11
- Chức năng của hệ điều hành Thực hiện chức năng tổng quát phần cứng Mọi chương trình ứng dụng đều phải thực hiện một số công việc được định trước, chẳng hạn như : Nhận dữ liệu nhập từ bàn phím hay từ các thiết bị nhập khác Truy xuất dữ liệu từ đĩa Lưu trữ dữ liệu vào đĩa In dữ liệu ra máy in hay hiển thị ra màn hình… Mỗi chức năng trong số các công việc cơ bản trên đều cần nhiều tập chỉ thị chi tiết để hoàn tất. Hệ điều hành biến đổi các chỉ thị đơn giản thành ra các tập hợp chỉ thị cần dùng cho phần cứng. Hệ điều hành tác động như là trung gian giữa chương trình ứng dụng và phần cứng 12
- Chức năng của hệ điều hành Giao diện với người dùng Một trong những chức năng quan trọng nhất của bất kỳ hệ điều hành nào là cung cấp giao diện với người sử dụng. Giao diện với người dùng cho phép các cá nhân truy cập và ra lệnh vào hệ thống máy tính. Giao diện theo chế độ dòng lệnh (Command line) Trong giao diện theo chế độ dòng lệnh, máy tính cần được cung cấp lệnh ở dạng dòng văn bản để thực hiện các hoạt động cơ bản. Ví dụ: RENAME C:\DONHANG.TXT DATHANG.TXT Giao diện theo chế độ đồ hoạ (graphical user interface) Giao diện theo chế độ đồ hoạ dùng các hình ảnh (thường gọi là biểu tượng, icons) và trình đơn (menu) hiển thị trên màn hình để gởi các lệnh cần thi hành đến hệ thống máy tính 13
- Chức năng của hệ điều hành Giao diện với người dùng Chương trình ứng dụng chạy trên một hệ điều hành bằng cách gởi các yêu cầu đến hệ điều hành thông qua giao diện lập trình ứng dụng (API Application Program Interface). Lập trình viên có thể dùng APIs để tạo ra các phần mềm ứng dụng mà không cần phải hiểu biết bên trong hệ điều hành hoạt động ra sao. Giả sử một hãng sản xuất máy tính thiết kế một phần cứng mới chạy nhanh hơn máy có phần cứng củ. Nếu máy mới nầy cài cùng hệ điều hành với máy củ, và hệ điều hành nầy được thiết kế để chạy được trên phần cứng mới, thì phần mềm ứng dụng sẽ chạy trên phần cứng mới mà không cần thay đổi gì cả, hay thay đổi rất ít. Nếu không có APIs, thì lập trình viên sẽ phải viết lại toàn bộ chương trình ứng dụng để có được ưu điểm của phần cứng mới là chạy nhanh hơn. 14
- Chức năng của hệ điều hành Quản lý bộ nhớ Mục đích của việc quản lý bộ nhớ là kiểm soát truy cập bộ nhớ và tối ưu hoá bộ nhớ hửu dụng. Một số hệ điều hành có tính năng quản lý bộ nhớ để giúp máy tính chạy các chương trình ứng dụng nhanh hơn và hiệu quả hơn. Chương trình quản lý bộ nhớ biến đổi các yêu cầu dữ liệu và lệnh của người dùng sang thành các vị trí vật lý, nơi chứa dữ liệu và chỉ thị. Máy tính chỉ hiểu được dữ liệu dưới dạng thức vật lý, nghĩa là vị trí của dữ liệu trong bộ nhớ hay trong đĩa, và kỹ thuật cần để truy cập dữ liệu nầy Tính năng quản lý bộ nhớ của các hệ điều hành hiện nay rất cần để bảo đảm cung cấp nhiều vùng trong bộ nhớ nhất cho các chương trình ứng dụng mà không động chạm đến các chức năng quan trọng khác của hệ điều hành, hay động chạm đến các chương trình khác. 15
- Chức năng của hệ điều hành Các kiểu xử lý Quản lý mọi hoạt động xử lý là một tính năng của chương trình quản lý tác vụ (task management) trong các hệ điều hành hiện nay. Chương trình quản lý tác vụ cấp phát các tài nguyên trên máy tính để bảo đảm các tài nguyên nầy được sử dụng tốt nhất . Chế độ chạy đa nhiệm (multitasking) Chạy theo chế độ đa nhiệm nghĩa là cho phép một người dùng trên máy tính chạy cùng lúc nhiều chương trình ứng dụng hoặc chạy nền. Chia sẻ thời gian (Timesharing) Chia sẻ thời gian cho phép nhiều người dùng một hệ thống máy tính trong cùng một thời điểm 16
- Chức năng của hệ điều hành Khả năng mạng Hệ điều hành còn cung cấp cho người dùng các tính năng và khả năng giúp người dùng kết nối với mạng máy tính. Ví dụ như người dùng máy tính Apple có thể truy cập mạng nhờ vào tính năng Apple share được cài sẳn, Hay người dùng hệ điều hành Microsoft Windows được cung cấp sẳn khả năng truy cập mạng Internet. 17
- Hệ điều hành dành cho máy tính cá nhân Các hệ điều hành cho máy tính cá nhân trước đây rất cơ bản. Tuy nhiên, trong vài năm sau nầy người ta đã phát triển nhiều hệ điều hành cao cấp, các hệ điều hành nầy đã đưa vào các tính năng mà trước đây chỉ có trong các hệ điều hành trên máy lớn. 18
- Hệ điều hành dành cho máy tính cá nhân Bảng xếp hạng các hệ điều hành hiện hành Cá nhân Nhóm Doanh nghiệp Người tiêu dùng Windows 98 Windows NT Win NT server Win NT server Windows Windows 2000 Windows 2000 server advanced server Windows ME Windows XP Windows XP Pro Windows XP Pro Win XP Home embeded MAC OS MAC OS srver Unix Unix Unix Solaris Solaris Solaris 19 Linux Linux Linux
- Hệ điều hành Linux Linux là hệ điều hành được phát triển bản quyền GNU (General Public License), và mã nguồn của hệ điều hành nầy được cấp miển phí cho mọi người. Tuy nhiên, điều nầy không có nghỉa là Linux và các tổ hợp của hệ đều miển phí, các công ty và nhà lập trình có thể phải trả tiền khi nào mã nguồn vẫn còn giá trị. Linux thực ra chỉ là phần lỏi của hệ điều hành (kenel), phần điều khiển phần cứng, quản lý tập tin, phân chia xử lý… Một vài tổ hợp của Linux cũng đã được sử dụng, với các trình ứng dụng để tạo ra một hệ điều hành hoàn chỉnh. Mỗi tổ hợp nầy được gọi là một phân bổ của Linux (distribution of Linux). 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Nhập môn Hệ điều hành: Giới thiệu môn học - Nguyễn Xuân Vinh
9 p | 223 | 18
-
Bài giảng Nhập môn Công nghệ thông tin 1: Chương 3 - Ngô Chánh Đức
35 p | 89 | 11
-
Bài giảng Nhập môn Công nghệ thông tin 1: Chương 2 - Ngô Chánh Đức
60 p | 123 | 11
-
Bài giảng Nhập môn Học máy và Khai phá dữ liệu: Chương 3 - Nguyễn Nhật Quang
19 p | 26 | 9
-
Bài giảng Nhập môn tin học: Chương 13 - Trần Thị Kim Chi
38 p | 81 | 9
-
Bài giảng Nhập môn Công nghệ thông tin 1: Chương 7 - Ngô Chánh Đức
26 p | 112 | 8
-
Bài giảng Nhập môn Hệ điều hành Unix (Bài giảng tuần 1) – Nguyễn Hải Châu
6 p | 220 | 8
-
Bài giảng Nhập môn tin học: Chương 3 - Trần Thị Kim Chi
32 p | 88 | 8
-
Bài giảng Nhập môn An toàn thông tin: Chương 3 - PGS. Nguyễn Linh Giang
46 p | 43 | 7
-
Bài giảng Nhập môn tin học: Chương 16 - Trần Thị Kim Chi
55 p | 71 | 6
-
Bài giảng Nhập môn Tin học: Chương 1 - Từ Thị Xuân Hiền
74 p | 89 | 6
-
Bài giảng Nhập môn Tin học 2 - Chương 8: Cài đặt và vận hành hệ thống
38 p | 30 | 5
-
Bài giảng Nhập môn Công nghệ thông tin 1: Giới thiệu môn học - Ngô Chánh Đức
4 p | 107 | 5
-
Bài giảng Nhập môn Tin học - Chương 3: Hệ thống số (number systems)
50 p | 140 | 5
-
Bài giảng Nhập môn Tin học - Chương 8: Mạng máy tính - Các mối đe dọa hệ thống thông tin
35 p | 59 | 4
-
Bài giảng Nhập môn điện toán: Chương 2 - ĐH Bách khoa TP.HCM
29 p | 86 | 3
-
Bài giảng Nhập môn Điện toán: chương 2 - ĐH Bách khoa TPHCM
27 p | 72 | 3
-
Bài giảng Nhập môn Hệ điều hành Unix (Bài giảng tuần 3) – Nguyễn Hải Châu
5 p | 110 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn