Bài giảng Các phẫu thuật cơ bản trên dạ dày - ThS.BS Huỳnh Huy Cường
lượt xem 22
download
Bài giảng Các phẫu thuật cơ bản trên dạ dày do ThS.BS Huỳnh Huy Cường biên soạn cung cấp cho các bạn những kiến thức về kỹ thuật khâu lỗ thủng dạ dày; mở thông dạ dày, nối vị tràng; cắt dây thần kinh X (Vagotomia); cắt đoạn dạ dày. Bài giảng phục vụ cho các bạn chuyên ngành Y học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Các phẫu thuật cơ bản trên dạ dày - ThS.BS Huỳnh Huy Cường
- CÁC PHẪU THUẬT CƠ BẢN TRÊN DẠ DÀY Ths Bs Huỳnh Huy Cường
- 1. Khâu lỗ thủng dạ dày. + Vết thương ở dạ dày có thể do dao hoặc một vũ khí nhọn đâm phải hoặc do đạn, mảnh bom..., dạ dày cũng có thể bị tổn thương do chấn thương kín ở vùng bụng. Tình trạng tổn thương rất đa dạng, dễ bị bỏ sót lúc khám xét, thăm dò. Chỉ khi mở bụng ra kiểm tra mới xác định được tính chất của từng thương tổn và vị trí của nó trên dạ dày.
- + Ổ loét dạ dày tá tràng có thể bị thủng. Vị trí thủng ổ loét thường gặp là vùng môn vị hoặc hành tá tràng, sau đó mới đến các vùng hang vị, thân vị... Lỗ thủng có thể nhỏ hay to, mép lỗ thủng mềm mại hay xơ chai. Qua lỗ thủng có dịch dạ dày (hoặc dịch tá tràng) chảy vào ổ bụng.
- + Trong 12 giờ đầu chưa gây nhiễm khuẩn, nhưng sau thủng 12 giờ sẽ gây nhiễm khuẩn trong ổ bụng, dẫn đến viêm phúc mạc toàn thể. Tình trạng nhiễm khuẩn càng nặng thì tiên lượng càng xấu. + Phải gây mê nội khí quản mới kiểm tra dạ dày và các nội tạng khác được. + Đường mổ bụng thường là đường trắng giữa trên rốn, nếu cần thì mở rộng thêm theo yêu cầu của vết thương.
- + Cần kiểm tra dạ dày cả mặt trước và mặt sau, cả cực trên và cực dưới, kiểm tra cả các nội tạng khác để phát hiện hết các tổn thương, tránh bỏ sót, nhất là đối với các vết thương do hỏa khí. + Với thủng ổ loét, thường chỉ có một ổ loét bị thủng, hiếm gặp trường hợp có nhiều ổ loét cùng bị thủng. Tuy vậy, khi mổ vẫn phải luôn luôn kiểm tra khả năng ít gặp này.
- • 1.2. Yêu cầu của phẫu thuật. + Khâu kín lỗ thủng bảo đảm không để dịch vị xì rò vào ổ bụng. + Rửa, lau sạch ổ bụng. + Nên dẫn lưu ổ bụng.
- • 1.3. Kỹ thuật. + Chuẩn bị trước mổ: - Hút dịch dạ dày bằng ống thông luồn vào dạ dày qua mũi (không được rửa dạ dày). - Hồi sức cho bệnh nhân, đặc biệt nếu có choáng (shock) thì cần phải hồi sức thật tốt. + Tư thế bệnh nhân: - Đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu hơi thấp. - Phẫu thuật viên đứng bên phải của bệnh nhân, một trợ thủ đứng bên đối diện và một đứng bên trái phẫu thuật viên. + Gây mê: gây mê nội khí quản là tốt nhất
- + Trình tự các thì mổ: - Mở bụng: Rạch da theo đường trắng giữa trên rốn. - Thăm khám dạ dày và tìm các lỗ thủng: . Có thể thấy ngay lỗ thủng qua đó dịch và hơi phì ra. . Có trường hợp lỗ thủng bé không tìm thấy, mà thấy tơ huyết trắng che phủ lỗ thủng, lau sạch màng đó đi sẽ thấy lỗ thủng nhỏ ở dưới.
- - Khâu lỗ thủng: cần phải dùng ngón tay đánh giá mức độ cứng của chỗ có ổ loét. Nếu ổ loét non, mép mềm mại, lỗ thủng nhỏ thì có thể khâu kiểu chữ X rồi khâu vùi. . Nếu lỗ thủng to, mép xơ cứng ở gần môn vị: nên khâu bằng mối rời hai lớp. Nếu thấy chưa chắc thì đắp thêm mạc nối lớn lên chỗ khâu.
- . Nếu lỗ thủng ở vùng ống môn vị hoặc sát môn vị thì khi khâu phải chú ý không làm chít hẹp môn vị. Nếu không đảm bảo lưu thông thì nên làm thêm phẫu thuật nối vị tràng. . Nếu lỗ thủng quá to, bờ mủn nát không khâu được thi làm dẫn lưu kiểu Newmann. - Kiểm tra lại dạ dày và lau rửa ổ bụng để tránh những ổ dịch tồn dư gây nhiễm khuẩn, áp xe trong ổ bụng. - Đóng thành bụng: Nếu mổ sớm chưa có viêm phúc mạc lan toả thì có thể đóng kín bụng hai lớp. Nếu mổ muộn đã có viêm phúc mạc lan toả thì chỉ đóng một lớp, da để hở.
- Phẫu thuật Newmann.
- 2. Mở thông dạ dày. (Gastrostomia) Mở thông dạ dày là một thủ thuật tạo một lỗ thông từ trong lòng dạ dày ra ngoài qua thành dạ dày và qua thành bụng. 2.1. Chỉ định. + Để nuôi dưỡng: khi cần nuôi dưỡng bệnh nhân nhưng đặt ống thông dạ dày qua mũibệnh nhân không thể thực hiện được hoặc gây nguy hiểm. Ví dụ: bệnh nhân bị bỏng thực quản, bị chít hẹp thực quản do bệnh lý hoặc do vết thương… + Để dẫn lưu dịch dạ dày, tá tràng trong một thời gian ngắn sau phẫu thuật nếu không thể đưa ống thông vào dạ dày qua đường mũi - thực quản.
- • 2.2. Nguyên tắc phẫu thuật. • Những bệnh nhân được chỉ định mổ thường là những người đói lả, gầy, dạ dày thường co lại, lên cao dưới mạng sườn trái nên khi phẫu thuật phải nắm vững hai nguyên tắc: + Phẫu thuật phải hết sức đơn giản, nhẹ nhàng để bệnh nhân chịu đựng được. + Muốn đạt được yêu cầu nuôi dưỡng, phải bảo đảm không để thức ăn trào ra ngoài. Muốn vậy miệng mở thông dạ dày phải bé, càng ở trên cao càng tốt. Từ chỗ mở thông trên thành dạ dày đến thành bụng càng dài, càng gián tiếp, càng có nhiều van càng tốt.
- • 2.3. Chuẩn bị trước mổ. + Hồi sức bệnh nhân: truyền dịch thể các loại theo đường tĩnh mạch vì bệnh nhân bị mất nước và suy kiệt nặng. + Vô cảm: gây tê cục bộ hoặc gây mê. + Bệnh nhân nằm ngửa, đầu hơi cao, phẫu thuật viên đứng bên phải, trợ thủ đứng đối diện với phẫu thuật viên.
- • 2.4. Kỹ thuật. • Có nhiều kỹ thuật, trong bài này chỉ giới thiệu hai kỹ thuật thường làm: • 2.4.1. Mở thông dạ dày kiểu Witzel (1891). + Mở bụng: - Rạch da thành bụng dọc theo bờ ngoài cơ thẳng to bên trái, dài khoảng 8 - 10cm, đầu trên đường rạch sát bờ sườn trái. - Cũng có thể mổ theo đường trắng giữa trên rốn.
- + Đặt ống thông vào dạ dày: - Tìm dạ dày, kéo dạ dày ra, khâu ba mối chỉ căng tạo hình tam giác (hoặc cặp bằng ba kìm Chaput) ở mặt trước phình vị lớn, mối nọ cách mối kia khoảng 1 - 1,5cm. Khâu mối túi thanh mạc - cơ bằng chỉ không tiêu xung quanh ba mối chỉ căng, che phủ bảo vệ cẩn thận và chọc một lỗ thủng nhỏ giữa vòng khâu đó bằng dao nhọn, kẹp giữ mép niêm mạc, hút bớt dịch dạ dày (không để trào vào ổ bụng).
- - Đưa đầu ống thông vào lỗ thủng dạ dày (dùng ống thông Nelaton cỡ 20 - 22, đầu ống thông có cắt mở thêm một lỗ nữa ở phía đối diện với lỗ đã có, buộc một sợi chỉ catgut vào ống thông ở nơi cách đầu ống thông khoảng 3 - 4cm). + Cố định ống thông cao su: - Khâu buộc cố định ống thông vào mép lỗ thủng dạ dày bằng sợi chỉ catgut nói trên. - Thắt mối túi: chú ý đẩy ống thông để niêm mạc lộn vào trong.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý - Bài 1: Đại cương giải phẫu sinh lý
131 p | 63 | 9
-
Bài giảng Giải phẫu vùng ngực bụng - ThS.BS. Lê Quang Tuyền
49 p | 131 | 9
-
Bài giảng Các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện sau phẫu thuật tim hở trẻ dưới 2 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng 1
58 p | 73 | 8
-
Bài giảng Các kỹ thuật khảo sát có cản quang và giải phẫu gan trên CT - BS. Lê Văn Phước
26 p | 121 | 8
-
Bài giảng Khảo sát tâm lý người bệnh trước phẫu thuật tim hở tại đơn vị phẫu thuật tim mạch
30 p | 92 | 7
-
Bài giảng Phẫu thuật nội soi trong phụ khoa - GS.TS Nguyễn Viết Tiến
5 p | 16 | 5
-
Bài giảng Quản lý sự cố an toàn phẫu thuật bệnh viện Từ Dũ 19/09/2019
27 p | 40 | 5
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Chương 1 - Đại cương
6 p | 156 | 5
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý - ThS. BS. Trần Quang Thảo
23 p | 13 | 4
-
Bài giảng Đánh giá nguy cơ ung thư buồng trứng trước phẫu thuật - BS. CKII. Võ Thanh Nhân
11 p | 37 | 3
-
Bài giảng Hội Phẫu thuật Bàn tay TPHCM: Hội nhập và phát triển
43 p | 19 | 2
-
Bài giảng Những sự cố hiếm gặp trong phẫu thuật CTCH và biện pháp phòng tránh - BS CK I. Đinh Ngọc Minh
36 p | 17 | 2
-
Bài giảng Biến dạng cũ khớp quay trụ dưới (Nhân một trường hợp sau 22 năm) - ThS. BS. Bùi Lan Hương
28 p | 21 | 2
-
Bài giảng Các phương pháp tiệt khuẩn - Đại học Nguyễn Tất Thành
4 p | 23 | 1
-
Bài giảng Gây mê về trong ngày cho phẫu thuật tạo hình: Các tiêu chuẩn và thực hành hiện tại
51 p | 59 | 1
-
Bài giảng Đánh giá nguy cơ tim mạch chu phẫu và sử dụng thuốc kháng đông chu phẫu theo các khuyến cáo mới hiện hành - THS.BS. Trần Lê Uyên Phương
66 p | 1 | 0
-
Bài giảng Đánh giá nguy cơ tim mạch chu phẫu và cách xử trí các rối loạn nhịp chu phẫu theo hướng dẫn mới của ESC 2022 - BSCK2. Kiều Ngọc Dũng
66 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn