Bài giảng Các quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả và quyền liên quan
lượt xem 16
download
Bài giảng Các quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả và quyền liên quan bao gồm những nội dung về hệ thống pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan; các quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả; các quy định pháp luật Việt Nam về quyền liên quan; bảo vệ và thực thi quyền tác giả, quyền liên quan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Các quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả và quyền liên quan
- CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN 1
- Phần 1: KHÁI QUÁT HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN 2
- Hiến pháp 1992 Điều 60: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp”. 3
- Bộ luật Dân sự 2005 • Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 • Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 • Phần thứ 6: Quyền SHTT và chuyển giao công nghệ • Chương XXXIV: QTG và QLQ, gồm 14 điều từ Điều 736 đến Điều 749 • Mục 1: Quyền tác giả gồm 8 điều từ Điều 736 đến Điều 743 Quy định về tác giả, đối tượng quyền tác giả, Chủ sở hữu QTG, phân chia QTG, chuyển giao QTG, hợp đồng chuyển giao tài sản. • Mục 2: Quyền liên quan đến QTG, gồm 6 điều từ Điều 744 đến Điều 749 4
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 • Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. • Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 • Gồm 6 phần, 18 chương, 222 Điều • Phần 1,5,6: quy định chung cho 3 đối tượng (QTG và QLQ, QSHCN, quyền đối với giống cây trồng), gồm 37 điều • Phần 2: quy địnhQTG và QLQ, gồm 6 chương, 45 điều, từ điều 13 đến điều 57 5
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Khái quát phần thứ hai: • Chương I: Điều kiện bảo hộ QTG và QLQ, gồm 5 điều, từ điều 13 đến 17 Mục 1: điều kiện bảo hộ QTG, gồm 3 điều, quy định về chủ thể, khách thể QTG, đối tượng không bảo hộ QTG. Mục 2: điều kiện bảo hộ QLQ, gồm 2 điều, quy định về chủ thể, khách thể QLQ. 6
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Khái quát phần thứ hai: • Chương II: Nội dung, giới hạn quyền, thời hạn bảo hộ QTG, QLQ, gồm 17 điều, từ điều 18 đến 35 Mục 1: Nội dung, giới hạn quyền, thời hạn bảo hộ QTG, gồm 10 điều, quy định về: Quyền nhân thân; Quyền tài sản; QTG đối với tác phẩm điện ảnh, sân khấu, chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu, tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; Các giới hạn quyền; Thời hạn bảo hộ; Hành vi xâm hại quyền. Mục 2: Nội dung, giới hạn quyền, thời hạn bảo hộ QLQ, gồm 7 điều, quy định về: Quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng; Giới hạn quyền; Thời hạn bảo hộ; Hành vi xâm hại quyền. 7
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Khái quát phần thứ hai: • Chương III: Chủ sở hữu QTG, QLQ, gồm 9 điều, từ điều 36 đến điều 44 Quy định các tình huống cụ thể về CSH QTG và QLQ gồm: CSH là tác giả, đồng tác giả, tổ chức cá nhân được giao nhiệm vụ hoặc giao kết hợp đồng, là người thừa kế, là người được chuyển giao, là nhà nước; tác phẩm thuộc công chúng 8
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Khái quát phần thứ hai: • Chương IV: chuyển giao QTG, QLQ, gồm 4 điều, từ điều 45 đến điều 48 • Mục 1: Chuyển nhượng QTG, QLQ, gồm 2 điều quy định về chuyển nhượng, hợp đồng chuyển nhượng • Mục 2: Chuyển quyền sử dụng QTG, QLQ, gồm 2 điều quy định về chuyển quyền sử dụng, hợp đồng sử dụng 9
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Khái quát phần thứ hai: • Chương V: Chứng nhận Đăng ký QTG, QLQ, gồm 7 điều, từ điều 49 đến điều 55 quy định về đơn đăng ký, thành lập thu hồi giấy đăng ký, thời hạn cấp, hiệu lực giấy đăng ký, đăng bạ và công bố đăng ký, cấp, cấp lại, huỷ bỏ hiệu lực giấy đăng ký • Chương VI: Tổ chức đại diện, tư vấn, dịch vụ QTG, QLQ, gồm 2 điều, điều 56 và 57, quy định về việc thành lập, phạm vi, nhiệm vụ được uỷ quyền đại diện 10
- Một số văn bản pháp luật có liên quan • Luật Báo chí 1999 • Luật Xuất bản 2004 • Luật Di sản Văn hoá 2001 • Luật Điện ảnh 2005 • Pháp lệnh Quảng cáo 2001 • Pháp lệnh Thư viện 2001 • Luật Hải quan 2005 • Pháp lệnh Xử phạt Vi phạm Hành chính 2002 • Bộ luật Hình sự 1999 (có các điều khoản liên quan) • Các Hiệp định song phương về QTG, QLQ: Hiệp định giữa VN và Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ QTG (hiệu lực: 23/12/1998); Hiệp định giữa Việt Nam và Thuỵ sĩ về bảo hộ SHTT và hợp tác trong lĩnh vực SHTT (hiệu lực: 8/6/2000); Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ ( hiệu lực: 11/12/2001) • Các Công ước quốc tế có hiệu lực tại Việt Nam: Berne (26/10/2004), Geneva (6/7/2005), Brussels (12/1/2006), Rome (1/3/2007), Trips (11/1/2007) 11
- Phần 2: CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN TÁC GIẢ 12
- Bộ luật Dân sự 2005 Điều 336: Tác giả •Người sáng tạo ra tác phẩm Văn học, Nghệ thuật, Khoa học •Hai hay nhiều người cùng sáng tạo tác phẩm là đồng tác giả tác phẩm đó •Người sáng tạo tác phẩm phái sinh từ tác phẩm của người khác là tác giả tác phẩm phái sinh đó 13
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả 1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm: a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; c) Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc; đ) Tác phẩm sân khấu; 14
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh); g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; h) Tác phẩm nhiếp ảnh; i) Tác phẩm kiến trúc; k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học; l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. 15
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Một số quy định cơ bản Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả 2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. 3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác. 4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này. 16
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Một số quy định cơ bản Điều 15. Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả 1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin. 2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó. 3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu. 17
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Một số quy định cơ bản Điều 19. Quyền nhân thân Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây: 1. Đặt tên cho tác phẩm; 2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; 3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; 4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. 18
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Một số quy định cơ bản Điều 20. Quyền tài sản 1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây: a) Làm tác phẩm phái sinh; b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; c) Sao chép tác phẩm; d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. 19
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Một số quy định cơ bản Điều 20. Quyền tài sản 2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này. 3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Những quy định về hợp đồng kinh tế
16 p | 265 | 38
-
Bài giảng Lập quy hoạch và ra quyết định - TS. Lê Xuân Thanh
261 p | 168 | 34
-
Bài giảng Các quy định pháp luật liên quan đến chào bán ra công chúng và công ty đại chúng - TS. Phạm Trọng Bình
65 p | 92 | 16
-
Bài giảng Luật chứng khoán – Chương 2: Quy định pháp luật về công bố thông tin trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán
29 p | 133 | 15
-
Bài giảng Các quy định pháp luật về công bố thông tin - Tạ Thanh Bình
43 p | 117 | 15
-
Bài giảng Nhà nước và pháp luật - Chương 3
19 p | 152 | 15
-
Bài giảng Nhà nước và pháp luật - Chương 8
19 p | 121 | 13
-
Bài giảng Luật chứng khoán – Chương 6: Các quy định pháp luật về thị trường giao dịch chứng khoán
99 p | 108 | 12
-
Bài giảng Hồi quy tuyến tính đơn - Đinh Công Khải
38 p | 143 | 12
-
Bài giảng Những quy định pháp lý về tài chính - ngân sách - PGS.TS. Đặng Văn Thanh
28 p | 106 | 11
-
Bài giảng Cập nhật quy định pháp luật thuế áp dụng từ năm 2016 trở đi
117 p | 83 | 11
-
Bài giảng Nhà nước và pháp luật - Chương 6
15 p | 152 | 11
-
Bài giảng Hồi quy đa biến - Đinh Công Khải
14 p | 138 | 8
-
Bài giảng Các quy định pháp luật về thị trường giao dịch chứng khoán - ThS. Tạ Thanh Bình
21 p | 97 | 7
-
Bài giảng Luật Chứng khoán: Chương 6
99 p | 81 | 6
-
Bài giảng Các phương pháp định lượng - Chương 16: Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng
20 p | 47 | 5
-
Bài giảng Các phương pháp định lượng 1 (Học phần: Xác xuất thống kê) - Lý thuyết xác suất 1
30 p | 13 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn