Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Các khái niệm cơ bản - Lê Thị Ngọc Hạnh
lượt xem 2
download
Chương này giới thiệu một số khái niệm cơ bản trong cấu trúc dữ liệu và giải thuật. Các nội dung chính trong chương gồm: Tổng quan về cấu trúc dữ liệu, tiêu chuẩn đánh giá thuật toán, độ tăng của hàm, độ phức tạp của thuật toán, các phương pháp đánh giá độ phức tạp. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Các khái niệm cơ bản - Lê Thị Ngọc Hạnh
- CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN GV: LÊ THỊ NGỌC HẠNH 1 8/21/2015 Data Structure & Algorithm
- NỘI DUNG 1. Tổng quan về cấu trúc dữ liệu 2. Tiêu chuẩn đánh giá thuật toán 3. Độ tăng của hàm 4. Độ phức tạp của thuật toán 5. Các phương pháp đánh giá độ phức tạp 8/21/2015 Data Structure & Algorithm 2
- TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC DỮ LIỆU Bài toán thực tế Trừu tượng hóa Đơn giản hóa 8/21/2015 Data Structure & Algorithm 3
- MÔ HÌNH DỮ LIỆU Mô hình dữ liệu (data model) là các trừu tượng dùng để mô tả bài toán, thông thường là mô tả cách thức mà dữ liệu (data) được biểu diễn (represented) và truy xuất (accessed) như thế nào. 8/21/2015 Data Structure & Algorithm 4
- KIỂU DỮ LIỆU Kiểu dữ liệu (của biến) là một khái niệm trong lập trình, chỉ tập các giá trị mà biến có thể chấp nhận. Ví dụ: • Kiểu dữ liệu kiểu số nguyên, • Kiểu dữ liệu kiểu số thực, • Kiểu dữ liệu chuỗi 8/21/2015 Data Structure & Algorithm 5
- KIỂU DỮ LIỆU CƠ BẢN Kiểu dữ liệu sơ cấp là kiểu dữ liệu mà giá trị của nó là đơn nhất. Ví dụ: Trong ngôn ngữ lập trình C chuẩn, kiểu int gọi là kiểu sơ cấp vì kiểu này bao gồm các số nguyên từ -32768 đến 32767 và các phép toán +, -, *, /, %… Mỗi ngôn ngữ đều có cung cấp sẵn các kiểu dữ liệu cơ bản (basic data type), gọi là kiểu dữ liệu chuẩn. Ví dụ, trong ngôn ngữ C thì các kiểu sau là kiểu dữ liệu cơ bản: int, char, float… 8/21/2015 Data Structure & Algorithm 6
- KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC Kiểu dữ liệu có cấu trúc (Structured Data Type): là kiểu dữ liệu mà giá trị của nó là sự kết hợp các giá trị khác. Ví dụ: • Kiểu dữ liệu mô tả lý lịch sinh viên. • Kiểu dữ liệu mô tả các thuộc tính của con người. 8/21/2015 Data Structure & Algorithm 7
- CẤU TRÚC DỮ LIỆU Cấu trúc dữ liệu (CTDL): là các đơn vị cấu trúc của ngôn ngữ lập trình dùng để biểu diễn các mô hình dữ liệu. Ví dụ như mảng (array), tập tin (file), danh sách liên kết (linked list)… Các cấu trúc dữ liệu được chọn phải có khả năng biểu diễn được tập input và output của bài toán cần giải. Hơn nữa, phải phù hợp với các thao tác của thuật toán và cài đặt được bằng ngôn ngữ lập trình đã được lựa chọn. 8/21/2015 Data Structure & Algorithm 8
- CHƯƠNG TRÌNH Cấu trúc dữ Giải Chương liệu thuật trình 8/21/2015 Data Structure & Algorithm 9
- TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THUẬT TOÁN Tốc độ thực thi. Tính chính xác. Đơn giản, dễ hiểu, dễ bảo trì. Mức phổ dụng … 8/21/2015 Data Structure & Algorithm 10
- ĐÁNH GIÁ ĐỘ PHỨC TẠP Độ phức tạp thuật toán được thể hiện qua khối lượng thời gian và không gian để thực hiện thuật toán. • Không gian: yêu cầu bộ nhớ, thiết bị lưu trữ,… • Thời gian: tổng thời gian cần thiết để hoàn thành thuật toán 8/21/2015 Data Structure & Algorithm 11
- ĐỘ PHỨC TẠP THỜI GIAN Được đánh giá dựa vào số lượng các thao tác được sử dụng trong thuật toán trên bộ dữ liệu đầu vào được gọi là độ phức tạp tính toán Các thao tác được xem xét: • Phép so sánh • Phép gán Đánh giá bằng cách tính số lượng các phép toán quan trọng theo độ lớn của dữ liệu. Từ đó, thời gian thực hiện của một thuật toán có thể được đánh giá theo một hàm phụ thuộc vào độ lớn đầu vào. 8/21/2015 Data Structure & Algorithm 12
- PHÂN LOẠI ĐỘ PHỨC TẠP Trường hợp tốt nhất: là thời gian nhỏ nhất cần để thực hiện thuật toán ký hiệu: T(n) Trường hợp xấu nhất: là thời gian lớn nhất cần để thực hiện Ký hiệu: t(n) Trường hợp trung bình: tính cho trường hợp tổng quát. 8/21/2015 Data Structure & Algorithm 13
- VÍ DỤ Bước 1. Gán tổng = 0. Gán i = 0. Bước 2. • Tăng i thêm 1 đơn vị. • Gán Tổng = Tổng + i Bước 3. So sánh i với 10 • Nếu i < 10, quay lại bước 2. • Ngược lại, nếu i ≥ 10, dừng thuật toán. Số phép gán của thuật toán là bao nhiêu? Số phép so sánh là bao nhiêu? 8/21/2015 Data Structure & Algorithm 14
- KÍ HIỆU O Thông thường không quan tâm đến con số chính xác thời gian thực hiện của thuật toán. Mà quan tâm đến khi tăng kích cỡ của dữ liệu đầu vào thì thời gian thực hiện tăng như thế nào? Ví dụ: t(n) = 20n2+5n+1 T(n) = n2+10n+1 Định nghĩa: Cho hai hàm số thực f và g có miền xác định trong tập N. Ta viết: f(n) O(g(n)) và nói f(n) có cấp cao nhất là g(n) hay f(n) thuộc lớp O(g(n)), khi đó có một hằng số C sao cho: | f(n) | C. | g(n) | 8/21/2015 Data Structure & Algorithm 15
- KÍ HIỆU O Ví dụ: t(n) = 20n2 + 5n+1 và T(n)=n2+10n+1 thì t(n) và T(n) có cấp cao nhất là n2 t(n) O(n2) và T(n) O(n2) 8/21/2015 Data Structure & Algorithm 16
- ĐỘ TĂNG CỦA TỔ HỢP CÁC HÀM Cho f1(x) là O(g1(x)) và f2(x) là O(g2(x)). Khi đó: Quy tắc tổng: (f1+f2)(x) là O(max(|g1(x)|, |g2(x)|)) Quy tắc nhân: (f1f2)(x) là O(g1(x)g2(x)) 8/21/2015 Data Structure & Algorithm 17
- ĐỘ PHỨC TẠP THUẬT TOÁN 8/21/2015 Data Structure & Algorithm 18
- ĐỘ PHỨC TẠP CỐ ĐỊNH CỦA THUẬT TOÁN Thuật toán minh họa: B1. Đặt giá trị cực đại tạm thời bằng số nguyên đầu tiên trong dãy. B2. So sánh số nguyên tiếp sau với giá trị cực đại tạm thời. Nếu nó lớn hơn giá trị cực đại tạm thời thì đặt cực đại tạm thời bằng số nguyên đó. B3. Lặp lại B2 nếu còn các số nguyên trong dãy. B4. Dừng khi không còn số nguyên nào nữa trong dãy. Cực đại tạm thời chính là số nguyên lớn nhất của dãy. 8/21/2015 Data Structure & Algorithm 19
- ĐỘ PHỨC TẠP CỐ ĐỊNH CỦA THUẬT TOÁN Vì phép sơ cấp sử dụng trong thuật toán là phép so sánh, nên phép so sánh được dùng làm thước đo độ phức tạp. Tại mỗi số hạng, ta thực hiện 2 phép so sánh, 1 phép xem đã hết dãy hay chưa và 1 phép so với cực đại tạm thời. Vì hai phép so sánh được dùng từ số hạng thứ 2 đến n, và thêm 1 phép so sánh nữa để ra khỏi vòng lặp, nên ta có chính xác 2(n-1) + 1 = 2n – 1 phép so sánh. Do vậy, độ phức tạp của thuật toán là O(n). 8/21/2015 Data Structure & Algorithm 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu - Bài 1:Tổng quan về cấu trúc dữ liệu và giải thuật
47 p | 174 | 17
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu 1: Chương 1 - Lương Trần Hy Hiến
7 p | 162 | 9
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật trong C++ - Bài 8: Cấu trúc dữ liệu ngăn xếp
28 p | 77 | 9
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu giải thuật: Các kiểu dữ liệu trừu tượng cơ bản - Cấu trúc dữ liệu tuyến tính
92 p | 116 | 9
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Cấu trúc dữ liệu cây đỏ đen - Bùi Tiến Lên
25 p | 79 | 8
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật – Bài 17: Cấu trúc dữ liệu dạng cây
21 p | 77 | 8
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Các cấu trúc dữ liệu
193 p | 57 | 7
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Chương 1 - Trần Minh Thái (2016)
62 p | 94 | 6
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Chương 1 - Trần Minh Thái (Trường Đại học Hồng Bàng )
62 p | 158 | 6
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu - Chương 3: Cấu trúc cây
65 p | 58 | 6
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Cấu trúc dữ liệu cây AA - Bùi Tiến Lên
30 p | 35 | 6
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Chương 1 – Trần Minh Thái (2017)
67 p | 106 | 4
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Cấu trúc dữ liệu cây - Bùi Tiến Lên
68 p | 40 | 4
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu: Chương 1 - ThS. Thiều Quang Trung (2018)
44 p | 43 | 4
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Cấu trúc dữ liệu cây AVL - Bùi Tiến Lên
38 p | 47 | 4
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Chương 5 - Ngô Quang Thạch
24 p | 58 | 3
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Chương 2 - Th.S Thiều Quang Trung
41 p | 68 | 3
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu giải thuật: Cấu trúc dữ liệu
17 p | 50 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn