Bài giảng Chăm sóc vết thương - GV. Vũ Văn Tiến
lượt xem 80
download
Bài giảng Chăm sóc vết thương nhằm giúp người học giải thích được những biểu hiện của sự thay đổi chức năng của da, phân tích được định nghĩa vết thương, quá trình lành vết thương và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương, trình bày được các mục đích, nguyên tắc thay băng rửa vết thương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chăm sóc vết thương - GV. Vũ Văn Tiến
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG GV. VŨ VĂN TIẾN GV. VŨ VĂN TIẾN Chăm sóc vết thương 1
- MUÏC TIEÂU 1. Giải thích được những biểu hiện của sự thay đổi chức năng của da 2. Phân tích được định nghĩa vết thương, quá trình lành vết thương và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương 3. Trình bày được các mục đích, nguyên tắc thay băng rửa vết thương GV. VŨ VĂN TIẾN Chăm sóc vết thương 2
- CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG ĐẠI CƯƠNG Da - Da phủ bên ngoài cơ thể, là cơ quan lớn nhất của cơ thể có chức năng: • Bảo vệ • Cảm giác • Điều hòa • Chuyển hóa • Truyền giao sự cảm nhận GV. VŨ VĂN TIẾN Chăm sóc vết thương 3
- CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG ĐẠI CƯƠNG Các lớp của da - Lớp biểu bì: Không có mạch máu, nuôi dưỡng dựa vào lớp bì • Tế bào chính là Keratinocytekeratin • Biểu bì chứa các tế bào melanocytemelanin - Lớp bì: Dưới lớp biểu bì, là lớp da dày nhất, có nhiều mạch máu • Tế bào sợi sản xuất protein, collagen, elastin GV. VŨ VĂN TIẾN Chăm sóc vết thương 4
- CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG ĐẠI CƯƠNG Các lớp của da - Mô dưới da: chủ yếu là mỡ và các mô liên kết nâng đỡ cho da Các phần phụ của da - Lông: gồm các sợi keratin phát triển trên toàn bộ bề mặt da - Móng: được tạo bởi sự phân chia nhanh chóng của các tế bào biểu bì GV. VŨ VĂN TIẾN Chăm sóc vết thương 5
- CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG ĐẠI CƯƠNG Các phần phụ của da - Các tuyến mồ hôi: phân bố khắp cơ thể - Các tuyến bã: có chức năng tiết ra chất nhờn để bôi trơn lớp ngoài cùng của da. GV. VŨ VĂN TIẾN Chăm sóc vết thương 6
- CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG ĐẠI CƯƠNG BẢO VỆ - Bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương vật lý, hóa học - Là một rào cản bảo vệ sự xâm nhập của vi khuẩn, vi sinh vật - Các tế bào có chức năng bảo vệ: • Lớp biểu bì: tế bào Langerhans và Keratinocyte • Lớp bì: tế bào mast và đại thực bào GV. VŨ VĂN TIẾN Chăm sóc vết thương 7
- CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG ĐẠI CƯƠNG Điều hòa nhiệt - Sự giãn và co các mạch máu trong lớp bì giúp cho việc điều hòa thân nhiệt và điều chỉnh khi nhiệt độ môi trường thay đổi. - Môi trường lạnh: cơ thể đáp ứng bằng cách co mạch, rung giật - Môi trường nóng: cơ thể đáp ứng bằng cách giãn mạch, ra mồ hôi làm hạ nhiệt GV. VŨ VĂN TIẾN Chăm sóc vết thương 8
- CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG ĐẠI CƯƠNG Cảm giác - Đầu tận cùng dây TK chứa trong lớp bì có cảm nhận: đau, ngứa, nóng, lạnh - Xung quanh các nang lông có các thần kinh cảm giácCác sợi lông cũng có cảm giác GV. VŨ VĂN TIẾN Chăm sóc vết thương 9
- CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG ĐẠI CƯƠNG Chuyển hóa - Trên da có các tiền vitamin D, dưới tác dụng của tia cực tím của mặt trời, da tổng hợp được vitamin D Truyền giao sự cảm nhận - Da mặt có các cơ bên dưới biểu lộ cảm xúc như: cau mày, chớp mắt, nháy mắt… - Da con giữ một vai trò quan trọng cho việc biểu hiện hình dáng và sự hấp dẫn. GV. VŨ VĂN TIẾN Chăm sóc vết thương 10
- CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA DA BÌNH THƯỜNG Màu sắc - Màu sắc da phụ thuộc vào các tế bào melanocyte - Melanocyte sản suất ra melanin - Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiềuMelanocyte sản xuất nhiều melanin Nhiệt độ - Da thường ấm - Nếu có sự co mạch trong da xảy ra mát (lạnh) GV. VŨ VĂN TIẾN Chăm sóc vết thương 11
- CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA DA BÌNH THƯỜNG Độ ẩm - Da thường ẩm ở những vùng nếp da: Khuỷu, nách, bẹn - Ở vùng có khí hậu nóng: da ẩm - Sự lo lắng làm tăng độ ẩm ở nách, lòng bàn tay, bàn chân Bề mặt ngoài và bề dày - Những bề mặt ngoài của da không được tiếp xúc thường trơn hơn những vùng da phải tiếp xúc cọ sát hay va chạm - Ánh sáng mặt trời, tuổi tác, hút thuốc làm giảm sự trơn láng - Sự dàn hồi của da < 3 giây GV. VŨ VĂN TIẾN Chăm sóc vết thương 12
- CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA DA BÌNH THƯỜNG Mùi da - Da không có mùi - Khi có sự ra mồ hôi: mùi hôi đặc biệt ở nách và bẹn Da thay đổi tùy theo lứa tuổi - Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: da mỏng, mịn, nhạy cảm hơn trẻ lớn Trẻ vị thành niên - Lông mu và lông nách xuất hiện - Xuất hiện mun trứng cá trên mặt GV. VŨ VĂN TIẾN Chăm sóc vết thương 13
- CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA DA BÌNH THƯỜNG Da thay đổi theo lứa tuổi - Người lớn và người già: lão hóa da, các bộ phận • Thay đổi các sợi Colagen, Elastin • Tuần hoàn giảm chậm lành vết thương • Các bệnh về da hay gặp ở người già: u sắc tố (ung thư da) xuất hiện từ những nốt ruồi ở người già GV. VŨ VĂN TIẾN Chăm sóc vết thương 14
- CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỨC NĂNG CỦA DA Tuần hoàn - Tuần hoàn của da phụ thuộc 4 yếu tố • Tim có khả năng bơm hiệu quả • Thể tích tuần hoàn đủ • Động mạch và tĩnh mạch co giãn tốt • Áp lực mao mạch cục bộ phải cao hơn áp lực bên ngoài GV. VŨ VĂN TIẾN Chăm sóc vết thương 15
- CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỨC NĂNG CỦA DA Dinh dưỡng - Để có làn da đẹp và khỏe cần phải ăn một chế độ ăn giàu Protein, calo - Các vitamin tốt cho sức khỏe của da như: vita A, B6, C và K, Niacin, Riboflavin - Các loại thức ăn cung cấp đầy đủ sắt, đồng, kẽm ngăn ngừa những bất thường về sắc tố da và những thay đổi về móng GV. VŨ VĂN TIẾN Chăm sóc vết thương 16
- CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỨC NĂNG CỦA DA - Lối sống và các thói quen - Tình trạng của biểu bì - Sự dị ứng - Sự nhiễm trùng liên quan đến rửa vết thương và thay băng - Các bệnh toàn thân - Chấn thương GV. VŨ VĂN TIẾN Chăm sóc vết thương 17
- CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG CHỨC NĂNG CỦA DA BỊ THAY ĐỔI o Các biểu hiện chức năng da bị thay đổi Giải phẫu: tức là mất đi tình trạng nguyên vẹn của da làm giãn đoạn lớp biểu bì của da Đau: Do sự phá hủy lớp biểu bì và lớp bì gây đau dữ dội, đột ngột Ngứa: Do viêm da hay dị ứng da Phát ban (nổi mẩn): là vùng da bị phù, nhô lên trên và được định hình không đều, được hình thành do đáp ứng với sự giãn mao mạch. GV. VŨ VĂN TIẾN Chăm sóc vết thương 18
- CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG CHỨC NĂNG CỦA DA BỊ THAY ĐỔI o Sự lành vết thương Các giai đoạn của quá trình lành vết thương Giai đoạn viêm Giai đoạn tăng sinh Giai đoạn trưởng thành o Các kiểu lành vết thương Cách liền sẹo cấp 1 Cách liền sẹo cấp 2 Cách liền sẹo cấp 3 GV. VŨ VĂN TIẾN Chăm sóc vết thương 19
- CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG CHỨC NĂNG CỦA DA BỊ THAY ĐỔI o Các kiểu lành vết thương Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương: • Tuổi • Tình trạng oxy máu • Có ổ nhiễm trùng • Có sự đè ép quá mức • Có tổn thương tâm lý • Có các bệnh lý kèm theo… GV. VŨ VĂN TIẾN Chăm sóc vết thương 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kỹ thuật chăm sóc vết thương: Thay băng cắt chỉ - BS. Trần Thảo Tuyết Tâm
28 p | 431 | 72
-
Bài giảng cấp cứu hồi sức chấn thương sọ não (Phần 10)
11 p | 174 | 60
-
Bài giảng Chăm sóc vết thương - Dương Thị Thảo Như
19 p | 172 | 30
-
Bài giảng Chăm sóc bàn chân ở người bệnh đái tháo đường - Triệu Thị Ánh Tuyết
45 p | 179 | 28
-
CÁC KỸ THUẬT THAY BĂNG CẮT CHỈ
8 p | 267 | 23
-
Hội chứng liệt nửa người (Kỳ 4)
5 p | 157 | 19
-
Bài giảng Bàn chân đái tháo đường
46 p | 212 | 16
-
Các bệnh sốt phát ban
4 p | 158 | 15
-
Bài giảng Vết thương thấu khớp - Tăng Hà Nam Anh
13 p | 130 | 10
-
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CẤP CỨU MẮT
7 p | 98 | 8
-
Những bài tập dưới nước
5 p | 116 | 8
-
Bài giảng Hút áp lực âm tưới rửa liên tục trong chăm sóc vết thương nặng ở trẻ sơ sinh: Báo cáo 2 ca lâm sàng
43 p | 28 | 4
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh cấp cứu: Bài 3 - CNĐD. Nguyễn Thị Thu Hà
19 p | 40 | 3
-
Bài giảng Vết thương lành sẹo - GS. BS. Văn Tần
30 p | 8 | 2
-
Bài giảng Chọn lựa dung dịch rửa vết thương - TS.BS. Phạm Trịnh Quốc Khanh, BS. Võ Kế Đạt
79 p | 2 | 1
-
Bài giảng Liền vết thương và chăm sóc vết thương - BS. Phạm Trần Xuân Anh
58 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn