Bài giảng Chính sách Thuế thu nhập cá nhân - Vũ Thị Toản
lượt xem 17
download
Bài giảng Chính sách Thuế thu nhập cá nhân của Vũ Thị Toản sau đây nhằm mục đích giúp cho các bạn biết được đối tượng nộp thuế; thu nhập chịu thuế; thu nhập được miễn thuế; giảm thuế thu nhập cá nhân; cách tính thuế thu nhập cá nhân và một số nội dung khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chính sách Thuế thu nhập cá nhân - Vũ Thị Toản
- CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHÍNH SÁCH THUẾ Giảng viên: Vũ Thị Toản Thạc sỹ kinh tế Trưởng phòng Tuyên truyền Hỗ trợ người nộp thuế
- VĂN BẢN PHÁP QUY Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12 được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007. Nghị định số 100/2008/NĐCP ngày 8/9/2008 của Chính phủ. Thông tư số 84/2008/TTBTC ngày 30/09/2008 của Bộ Tài chính.
- NỘI DUNG CƠ BẢN CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
- ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ TNCN Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập. Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam , không phân biệt nơi chi trả thu nhập.
- Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam (ngày đến được tính là một ngày và ngày đi cũng được tính là một ngày); b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau: Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú; đối với người nước ngoài nơi ở thường xuyên là nơi đăng ký và được ghi trong Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú do cơ quan Công an cấp.
- Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của PL về nhà ở, với thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế. Cá nhân không có nơi ở đăng ký thường trú, hoặc không được cấp Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú theo hướng dẫn nêu trên, nhưng có tổng số ngày thuê nhà theo hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng thuộc đối tượng là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê ở nhiều nơi. Nhà thuê để ở bao gồm cả thuê ở khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, nơi làm việc, trụ sở cơ quan... không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng các điều kiện nêu trên.
- THU NHẬP CHỊU THUẾ TNCN 1. Thu nhập từ kinh doanh. 2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công. 3. Thu nhập từ đầu tư vốn. 4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn. 5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản. 6. Thu nhập từ trúng thưởng. 7. Thu nhập từ bản quyền. 8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại. 9. Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, CSKD, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. 10. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, CSKD, bất động sản và TS khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
- 1. Thu nhập từ kinh doanh : Bao gồm: Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Riêng đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chỉ áp dụng đối với trường hợp không đủ điều kiện được miễn thuế. Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ () các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh trong kỳ tính thuế cộng (+) thu nhập chịu thuế khác trong kỳ.
- 2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công : Bao gồm: a. Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền . b. Các khoản phụ cấp, trợ cấp (kể cả sinh hoạt phí mà người lao động nhận được) trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp: Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; Phụ cấp quốc phòng, an ninh; Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; Trợ cấp khó khăn đột xuất;
- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi; Trợ cấp do suy giảm khả năng lao động; Trợ cấp hưu trí một lần; tiền tuất hàng tháng; Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; Các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội chi trả Trợ cấp giải quyết tệ nạn xã hội. c) Tiền thù lao dưới các hình thức như: tiền hoa hồng môi giới, tham gia đề tài, dự án, tiền nhuận bút và các khoản thù lao khác.
- d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ chức khác. đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ dưới mọi hình thức: Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có). Tiền mua bảo hiểm mà pháp luật không quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải mua cho người lao động. Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu, như: chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ.
- Các khoản lợi ích khác theo quy định của pháp luật như: chi trong các ngày nghỉ, lễ; thuê các dịch vụ tư vấn, thuê kê khai thuế; chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng, trừ các khoản khoán chi như: văn phòng phẩm, điện thoại, công tác phí, trang phục. e) Tiền thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền, trừ các khoản tiền thưởng sau: Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng (bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng)
- Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước thừa nhận. Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời điểm xác định TNCT từ tiền lương, tiền công là thời điểm người sử dụng lao động trả tiền lương, tiền công cho người lao động.
- 3. Thu nhập từ đầu tư vốn: là khoản thu nhập nhận được từ hoạt động cho cơ sở SXKD vay, mua cổ phần hoặc góp vốn SXKD. Bao gồm: Tiền lãi cho vay theo hợp đồng vay, trừ lãi tiền gửi nhận được từ NH, tổ chức tín dụng. Lợi tức, cổ tức từ việc góp vốn cổ phần. Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, kể cả góp vốn đầu tư bằng hiện vật, danh tiếng, quyền sử dụng đất, phát minh, sáng chế; trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ. Phần tăng thêm của giá trị vốn góp nhận được khi giải thể, chuyển đổi mô hình, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc khi rút vốn (không bao gồm vốn gốc được nhận lại) Thu nhập từ cổ phiếu trả thay cổ tức là giá trị của cổ tức được xác định trên sổ sách kế toán và do đại hội cổ đông thông qua.
- Thời điểm xác định thu nhập đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm chi trả thu nhập. Đối với thu nhập đầu tư vốn ra nước ngoài, thời điểm xác định thu nhập là thời điểm cá nhân nhận thu nhập.
- 4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn: là khoản tiền lãi nhận được từ việc chuyển nhượng vốn của cá nhân. Bao gồm: Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế; Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác. 4.1 Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp: Được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn. Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn.
- Trường hợp giá chuyển nhượng tại hợp đồng chuyển nhượng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng. Căn cứ để ấn định là tài liệu điều tra hoặc giá chuyển nhượng vốn của các trường hợp khác ở cùng thời gian, cùng tổ chức kinh tế hoặc các hợp đồng chuyển nhượng tương tự. Giá mua phần vốn góp được xác định là trị giá phần vốn tính tại thời điểm góp vốn hoặc là giá trị phần vốn tại thời điểm mua. Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn là các khoản chi phí thực tế phát sinh có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, bao gồm: Chi phí làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng. Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp NSNN theo quy định của pháp luật. Các khoản chi phí khác.
- 4.2 Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán: Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm cả chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu, được xác định bằng giá bán chứng khoán trừ () giá mua, các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng. Giá bán chứng khoán được xác định như sau: Giá bán chứng khoán niêm yết là giá chuyển nhượng thực tế tại Sở Giao dịch CK, Trung tâm Giao dịch CK. Giá bán chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết, đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm Giao dịch CK là giá chuyển nhượng thực tế tại Trung tâm Giao dịch CK. Giá bán chứng khoán của các đơn vị không thuộc 2 trường hợp nêu trên là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán tại thời điểm bán.
- Giá mua được xác định như sau: Giá mua của chứng khoán niêm yết là giá thực mua tại Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán. Giá mua chứng khoán của Công ty đại chúng chưa niêm yết, đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán là giá thực tế mua tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán. Giá mua chứng khoán của các đơn vị không thuộc 2 trường hợp nêu trên là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán tại thời điểm mua.
- Chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán là các khoản chi phí thực tế phát sinh có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, bao gồm: Phí nhận chuyển nhượng và phí chuyển nhượng chứng khoán. Phí lưu ký chứng khoán. Chi phí uỷ thác chứng khoán. Các khoản chi phí khác. Trường hợp không xác định được giá mua và chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán thì thu nhập chịu thuế được xác định là giá bán chứng khoán.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng 4: Chính sách tài khóa (Học kỳ Thu 2014-2015) - Đỗ Thiên Anh Tuấn
39 p | 288 | 31
-
Bài giảng Cơ sở lý luận về thuế và cải cách thuế - TS. Nguyễn Thanh Dương
202 p | 245 | 27
-
Bài giảngTác động của thuế đến khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm
113 p | 178 | 25
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô ( Trần Thị Minh Ngọc) - Chương 3 Tổng cầu và chính sách tài khóa
82 p | 157 | 22
-
Bài giảng Tài chính công: Bài 3
125 p | 137 | 13
-
Bài giảng Chính sách thuế
117 p | 90 | 12
-
Bài giảng Chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu - Nguyễn Mạnh Hảo
57 p | 113 | 12
-
Bài giảng Cập nhật chính sách thuế - Nguyễn Thị Cúc
64 p | 90 | 12
-
Bài giảng Chính sách Thuế mới 2015 quyết toán thuế 2014 - Cục Thuế TP Hà Nội
162 p | 89 | 12
-
Bài giảng Chính sách thuế mới 2015 - Quyết toán thuế 2014
162 p | 63 | 9
-
Bài giảng Giới thiệu về chính sách thuế thu nhập cá nhân - Tổng Cục thuế
157 p | 91 | 8
-
Bài giảng Chính sách thuế mới để cải cách, đơn giản hoá các thủ tục hành chính về thuế
122 p | 76 | 7
-
Bài giảng Chính sách thương mại quốc tế - Chương 10: Chính sách xuất khẩu
46 p | 95 | 7
-
Bài giảng Chính sách thuế mới năm 2013 doanh nghiệp cần quan tâm
78 p | 72 | 5
-
Bài giảng Chính sách & quản lý thuế 2013: Những nội dung mới cập nhật hội viên cần quan tâm
75 p | 69 | 4
-
Bài giảng Chương 4: Tổng cầu và chính sách tài khóa
11 p | 88 | 4
-
Bài giảng Chính sách ngoại thương: Bài 4 - Ari Kokko
13 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn