YOMEDIA
ADSENSE
Bài giảng Chương 3: Quản trị thanh khoản
259
lượt xem 11
download
lượt xem 11
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Cung cầu và trạng thái thanh khoản, sự cần thiết quản lý thanh khoản, dấu hiệu nhận biết rủi ro thanh khoản, nguyên nhân rủi ro thanh khoản, biện pháp quản lý thanh khoản là những nội dung chính trong bài giảng chương 3 "Quản trị thanh khoản". Mời các bạn cùng tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chương 3: Quản trị thanh khoản
- CHƢƠNG 3 QUẢN TRỊ THANH KHOẢN GV. Trương Văn Khánh Trẩm Bích Lộc 1 1. CÁC KHÁI NIỆM “Liquidity is the oil that greases the wheels of the financial machine”. “Thanh khoản chính là dầu bôi trơn các bánh răng trong cỗ máy tài chính” Extract from the Speech by Mr. Malcolm Dd Knight, General Manager of the BIS.26 February 2008. 2 1.1. CUNG CẦU VÀ TRẠNG THÁI THANH KHOẢN Cung thanh khoản (còn gọi là luồng tiền vào): Là số tiền có sẵn hoặc có thể có trong thời gian ngắn để ngân hàng sử dụng. Cầu thanh khoản (còn gọi là luồng tiền ra): Là số tiền ngân hàng có nhu cầu chi trả ngay lập tức hoặc trong một thời gian ngắn. 3 1
- 1.1. CUNG CẦU VÀ TRẠNG THÁI THANH KHOẢN Trạng thái thanh khoản ròng, hay còn gọi là khe hở thanh khoản (Net Liquidity Position – NLP): Là chênh lệch giữa tổng cung và tổng cầu thanh khoản tại một thời điểm, và được xác định như sau: NLP > 0: Thặng dư thanh khoản NLP < 0: Thâm hụt thanh khoản 4 1. CUNG CẦU VÀ TRẠNG THÁI THANH KHOẢN Rủi ro thanh khoản Là khả năng NH không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính một cách tức thời hoặc phải huy động vốn bổ sung với chi phí cao hoặc phải bán tài sản với giá thấp. Rủi ro thanh khoản xảy ra khiến cho NH phải đình trệ hoạt động, gây thua lỗ, mất uy tín và nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến phá sản. 5 2. SỰ CẦN THIẾT QUẢN LÝ THANH KHOẢN - Thứ nhất, có sự đánh đổi giữa thanh khoản và khả năng sinh lời. - Thứ hai, nếu RRTK xảy ra, tùy theo mức độ mà NH có thể phải chịu: Vấn đề chuyển hóa TSC, tiếp cận thị trường tiền tệ khó khăn, đình trệ hoạt động, giảm uy tín - Thứ ba, trong TH đặc biệt, RRTK có thể đẩy NH tới tình trạng mất khả năng thanh toán (insolvency), là trạng thái bên bờ vực phá sản của NH. 6 2
- 3. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT RỦI RO THANH KHOẢN Dựa vào những tín hiệu sau để nhận biết một NH có thể gặp RRTG: -Thứ nhất, lòng tin của dân chúng. -Thứ hai, sự biến động giá cổ phiếu của NH. Thứ ba, áp dụng mức LS huy động cao hơn thị trường. -Thứ tư, chịu lỗ khi bán tài sản. -Thứ năm, khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của KH. -Thứ sáu, NH có buộc phải vay NHTW với khối lượng lớn và thường xuyên hơn? 7 4. NGUYÊN NHÂN RỦI RO THANH KHOẢN 4.1. Nguyên nhân tiền đề Có ba nguyên nhân chính khiến cho NH phải đối mặt với RRTK thường xuyên là: - Thứ nhất, NH huy động và đi vay vốn thời hạn ngắn, sau đó cứ tuần hoàn chúng để cho vay thời hạn dài hơn. - Thứ hai, sự nhạy cảm của tài sản tài chính với thay đổi LS. - Thứ ba, NH luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách hoàn hảo. 8 4. NGUYÊN NHÂN RỦI RO THANH KHOẢN 4.2. Nguyên nhân hoạt động RRTK có thể phát sinh từ hoạt động bên TSN hay bên TSC của NH. -Nguyên nhân bên TSN: RRTK có thể phát sinh bất cứ khi nào khi những người gửi tiền thực hiện rút tiền ngay lập tức. -Nguyên nhân bên TSC: RRTK phát sinh liên quan đến các cam kết tín dụng. 9 3
- 5. PHƢƠNG PHÁP ĐO LƢỜNG THANH KHOẢN 5.1. Nguồn và sử dụng thanh khoản Một công cụ hữu ích là lập báo cáo thanh khoản ròng (net liquidity statement), ghi chép thống kê tất cả các luồng tiền phản ánh nguồn tạo nên TK và số tiền NH đã thực sự sử dụng để đáp ứng cho nhu cầu TK. Trạng thái thanh khoản ròng tại một thời điểm là chênh lệch giữa luồng tiền tạo nên nguồn thanh khoản và số tiền NH đã sử dụng đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản. 10 5. PHƢƠNG PHÁP ĐO LƢỜNG THANH KHOẢN 11 5. PHƢƠNG PHÁP ĐO LƢỜNG THANH KHOẢN 5.2. Phƣơng pháp cung cầu thanh khoản Thanh khoản NH có thể phân tích trong khuôn khổ cung cầu Những nhu cầu chi trả tại thời điểm t gọi là “cầu thanh khoản- ký hiệu là Dt” và những nguồn thu tại thời điểm t gọi là “cung thanh khoản- ký hiệu St”. Cung thanh khoản- ký hiệu St Cầu thanh khoản- ký hiệu là Dt 1.Tiền gửi bổ sung của KH 1.KH rút tiền 2.KH hoàn trả tín dụng 2.Nhu cầu tín dụng của KH 3.Đi vay trên thị trường tiền tệ 3.Hoàn trả nợ vay 4.Thu nhập từ cung cấp dịch vụ 4.Chi phí hoạt động và trả thuế 5.Thu nhập từ bán tài sản 5.Thanh toán cổ tức cho cổ đông 12 4
- 5. PHƢƠNG PHÁP ĐO LƢỜNG THANH KHOẢN Nếu gọi trạng thái thanh khoản ròng tại thời điểm t là NLPt, ta có: NLPt = St – Dt Nếu NLP < 0: Nghĩa là tổng cung nhỏ hơn tổng cầu thanh khoản và được gọi là “thâm hụt thanh khoản- liquidity deficit”. Nếu NLP > 0: Nghĩa là tổng cung lớn hơn tổng cầu thanh khoản và được gọi là “thặng dư thanh khoản – liquidity surplus. 13 5. PHƢƠNG PHÁP ĐO LƢỜNG THANH KHOẢN 5.3. Phƣơng pháp khe hở tài trợ Khe hở tài trợ = Dƣ nợ tín dụng trung bình – Số dƣ tiền gửi trung bình Nếu khe hở tài trợ là dương, thì NH phải tài trợ phần tín dụng phụ trội bằng cách giảm số dư TM dự trữ và các tài sản thanh khoản, hay đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ. Do đó, có thể viết: Khe hở tài trợ = - Tài sản có thanh khoản + Tiền vay bổ sung Khe hở tài trợ + Tài sản có thanh khoản = Nhu cầu tài trợ Trong đó: Nhu cầu tài trợ = Tiền vay bổ sung. 14 5. PHƢƠNG PHÁP ĐO LƢỜNG THANH KHOẢN Ví dụ: Mối quan hệ giữa khe hở tài trợ, TSC thanh khoản và nhu cầu tài trợ (đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ) Độ lệch tài trợ + Tài sản có TK = Nhu cầu tài trợ (5) + (5) = (10) 15 5
- 5. PHƢƠNG PHÁP ĐO LƢỜNG THANH KHOẢN 5.4. Phƣơng pháp chỉ số tài chính PP này lượng hóa thanh khoản là việc so sánh các chỉ số tài chính và những đặc điểm của bảng cân đối tài sản giữa các NH có qui mô hoạt động ngang nhau và trên cùng địa bàn. Các chỉ số tài chính so sánh bao gồm: 1. Chỉ số trạng thái tiền mặt- Cash position indicator: 16 5. PHƢƠNG PHÁP ĐO LƢỜNG THANH KHOẢN 2. Chỉ số chứng khoán thanh khoản – Liquidity securities indicator: 3. Chỉ số năng lực cho vay – Capacity ratio: 4. Chỉ số tiền nóng – Hot money ratio: 17 5. PHƢƠNG PHÁP ĐO LƢỜNG THANH KHOẢN 5. Chỉ số tiền gửi thường xuyên –Core deposit ratio: 6. Chỉ số cấu trúc tiền gửi – Deposit composition ratio: Ngoài các PP nêu trên, các NHTM còn sử dụng các chỉ số: tín dụng/tiền gửi, tiền đi vay/tổng tài sản, cam kết tín dụng/tổng tài sản 18 6
- 5. PHƢƠNG PHÁP ĐO LƢỜNG THANH KHOẢN 5.5. Phƣơng pháp cấu trúc nguồn vốn Phương pháp cấu trúc NV chỉ đề cập đến việc xác định CẦU thanh khoản của NH là như thế nào. Phương pháp này dựa vào việc phân chia NV theo khả năng có thể bị rút ra khỏi NH và được thể hiện qua các bước sau: Bƣớc 1: Tổng NV của NH đƣợc chia thành nhiều nhóm dựa trên khả năng vốn bị rút ra khỏi NH. Thông thường, tổng NV được chia thành 3 nhóm chủ yếu sau: Nhóm 1: Nguồn vốn nóng Nhóm 2: Nguồn vốn kém ổn định. Nhóm 3: Nguồn vốn ổn định. 19 5. PHƢƠNG PHÁP ĐO LƢỜNG THANH KHOẢN 5.5. Phƣơng pháp cấu trúc vốn Bƣớc 2: Xác định nhu cầu dự trữ thanh khoản cho từng nguồn vốn. Thông thường tỷ lệ dự trữ thanh khoản được lựa chọn như sau: Nhóm 1: 95%. Nhóm 2: 30%. Nhóm 3: 15%. Công thức tính dự trữ thanh khoản vốn như sau: Dự trữ thanh khoản vốn = 0,95 (nguồn vốn nóng- DTBB) + 0,3 (nguồn vốn kém ổn định – DTBB) + 0,15 (nguồn vốn ổn định – DTBB) 20 5. PHƢƠNG PHÁP ĐO LƢỜNG THANH KHOẢN Bƣớc 3: Xác định nhu cầu thanh khoản đáp ứng các khoản vay có chất lƣợng. Bƣớc 4: Xác định tổng nhu cầu thanh khoản. Dự trữ thanh khoản cho vay = Qui mô cho vay tối đa – Tổng dư nợ hiện tại Tổng dự trữ thanh khoản = Dự trữ thanh khoản vốn + Dự trữ thanh khoản cho vay Tổng dự trữ thanh khoản = 0,95 (nguồn vốn nóng- DTBB) + 0,3 (nguồn vốn kém ổn định – DTBB) + 0,15 (nguồn vốn ổn định – DTBB) + (Quy mô cho vay tối đa – Tổng dƣ nợ hiện tại) 21 7
- 5. PHƢƠNG PHÁP ĐO LƢỜNG THANH KHOẢN VD: Xác định nhu cầu thanh khoản của NH, biết rằng: Ngân hàng XYZ dự tính phân chia tổng nguồn vốn thành: Nhóm 1: 25 tỷ VND Nhóm 2: 24 tỷ VND Nhóm 3: 100 tỷ VND Tỷ lệ DTBB là 3% đối với tất cả các loại nguồn vốn. Ngân hàng quyết định duy trì dự trữ thanh khoản: 95% đối với nhóm 1; 30% đối với nhóm 2; và 15% đối với nhóm 3. Dư nợ cho vay hiện tại là 135 tỷ VND, mức tối đa gần đây đạt được là 140 tỷ VND, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bình quân là 10%/năm. NH sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu vay vốn có chất lượng tốt. 22 5. PHƢƠNG PHÁP ĐO LƢỜNG THANH KHOẢN 5.5. Phƣơng pháp thang đến hạn Vào tháng 2/2000, NH thanh toán quốc tế BIS đã xây dựng phương pháp “thang đến hạn” để đo lường thanh khoản của các NHTM, mà thực chất là xác định nhu cầu tài trợ ròng. Khả năng thanh khoản liên quan đến việc đánh giá tất cả các luồng tiền vào và các luồng tiền ra, như được mô tả tại bảng dưới đây: 23 Bảng: Xác định thanh khoản ròng theo mô hình thang đến hạn. Đơn vị: Tỷ VND 24 8
- Bảng: Trạng thái thanh khoản ròng một (01) ngày Đơn vị: Tỷ VND 25 5. PHƢƠNG PHÁP ĐO LƢỜNG THANH KHOẢN 5.7. Phƣơng pháp chỉ số thanh khoản Phương pháp chỉ số thanh khoản (liquidity index) được phát triển bởi Jim Pierce tại Fed. Chênh lệch giữa giá bán tháo (Pi) và giá thị trường (P*i) càng lớn, thì danh mục tài sản của NH càng kém thanh khoản. Gọi I là chỉ số thanh khoản, ta có: 26 5. PHƢƠNG PHÁP ĐO LƢỜNG THANH KHOẢN VD: Giả sử, NH XYZ có hai tài sản: 50% tín phiếu KB và 50% cho vay BĐS. Nếu NH phải bán tín phiếu ngày hôm nay (thời hạn còn lại 1 tháng), sẽ nhận được (P1) 99 VND trên 100 VND mệnh giá, nếu NH đợi sau một tháng (khi đến hạn) mới bán sẽ nhận được (P*1) 100 VND trên 100 VND mệnh giá. Nếu NH phải bán khoản cho vay BĐS ngày hôm nay, NH nhận được (P2) 85 VND trên dư nợ 100 VND, nhưng nếu bán sau 1 tháng thì nhận được (P*2) 92 VND trên dư nợ 100 VND. Vậy, chỉ số thanh khoản 1 tháng của NH sẽ là: 27 9
- 5. PHƢƠNG PHÁP ĐO LƢỜNG THANH KHOẢN Giả sử, tình huống xảy ra thị trường bất động sản chững lại nên giá bán khoản cho vay bất động sản chỉ thu được 65 VND trên dư nợ 100 VND. Như vậy, chỉ số thanh khoản 1 tháng của NH sẽ là: 28 6. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THANH KHOẢN Nhà quản lý có kinh nghiệm sẽ dự tính được khoản rút tiền gửi quá mức (deposit drains) hàng ngày. Khoản rút tiền gửi quá mức trong ngày là phần vượt trội được rút ra so với tiền gửi mới trong ngày (hay còn gọi là luồng tiền ròng âm – net cash outflow). Có hai phương án chính để NH quản lý khoản tiền gửi rút ra quá mức là: (i) Thông qua quản lý TSN; (ii) Thông qua quản lý TSC. 29 6. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THANH KHOẢN 6.1. Phƣơng pháp quản lý TSN - NH tiếp cận với thị trường tiền tệ để tăng NV tức thời (giao dịch với NHTW, liên NH); - NH có thể phát hành kỳ phiếu ngắn hạn, phát hành một số trái phiếu có kỳ hạn dài. Biện pháp TSN không làm thay đổi qui mô bảng cân đối tài sản và kết cấu TSC, nhưng làm thay đổi kết cấu TSN. Nếu NH quản lý TSN một cách hiệu quả, thì chiến lược kinh doanh bên TSC sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự rút tiền gửi quá mức thông thường. 30 10
- 6. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THANH KHOẢN 6.2. Phƣơng pháp quản lý TSC Thay vì đi vay trên thị trường bán buôn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, NH có thể chuyển hóa một bộ phận TSC thanh khoản thành TM. Tuy nhiên, một tài sản là thanh khoản sẽ mang lại thu nhập thấp; và ngược lại. Tại Việt Nam, các NHNN yêu cầu tỷ lệ DTBB (là một biện pháp quản lý TSC) 31 Tỷ lệ DTBB (theo qui định tại quyết định số 1209/QĐ- NHNN áp dụng từ ngày 1/6/2011) 32 6. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THANH KHOẢN Ngoài dự trữ bắt buộc theo qui định của NHTW, thì các NH có xu hướng duy trì một tỷ lệ vượt trội so với dự trữ bắt buộc bằng TM để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thì. - Hiệu ứng rút tiền mặt quá mức: Giả sử, bên TSC thường duy trì 9% TM, trạng thái bảng cân đối của NH trước khi xảy ra rút tiền gửi quá mức là: Tài sản có Tài sản nợ Tiền mặt 9 Tiền gửi 70 Tài sản có khác 91 Tiền vay 10 Tài sản nợ khác 20 Cộng 100 Cộng 100 33 11
- 6. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THANH KHOẢN Nếu tiền gửi được rút ra quá mức là 5 triệu USD, NH có thể đáp ứng ngay lập tức bằng cách giảm số dư TM bên TSC. Sau khi đáp ứng nhu cầu thanh khoản, bảng cân đối tài sản của NH có trạng thái như sau: 34 6. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THANH KHOẢN - Hiệu ứng thực hiện cam kết tín dụng: Một sự rút tiền gửi quá mức có thể gây nên những vấn đề thanh khoản cho NH; tương tự như vậy, khi những người vay tiền thực hiện các cam kết tín dụng hay sử dụng HMTD cũng có thể gây cho NH gặp phải những vấn đề về thanh khoản. Ví dụ: Bảng dưới đây chỉ ra rằng, một cam kết tín dụng trị giá 5 triệu USD được thực hiện, kết quả là dư nợ tín dụng trên bảng cân đối cũng tăng tương ứng là 5 triệu USD. 35 6. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THANH KHOẢN Thực hiện cam kết tín dụng là việc NH cấp một khoản tín dụng trị giá 5 triệu USD bằng tiền ngay lập tức, làm cho “TSC khác” tăng từ 91 triệu USD lên 96 triệu USD. 36 12
- 6. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THANH KHOẢN Từ vấn đề thanh khoản đến vỡ nợ hệ thống Những vấn đề nghiêm trọng về thanh khoản chỉ có thể phát sinh khi tiền gửi được rút ra quá mức bình thường và không dự tính trước. Những cú sốc về rút tiền gửi bất ngờ có thể phát sinh bởi nhiều nguyên nhân, bao gồm: Người gửi tiền lo ngại về khả năng thanh toán của NH này so với NH khác; Sự sụp đổ của một NH đã làm cho những người gửi tiền lo lắng đến khả năng thanh toán của các NH khác (phản ứng dây chuyền lây lan). 37 6. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THANH KHOẢN Ví dụ minh họa: Giả thiết rằng một NH có 100 người gửi tiền, mỗi người gửi 1 USD. Nếu những người gửi tiền cho rằng TSC của NH bây giờ giảm xuống chỉ còn 90 USD như sau: Tài sản có Tài sản nợ Tổng tài sản $90 Tổng tiền gửi $100 Vấn đề gì xảy ra tiếp theo: Bạn hãy hình dung hiệu ứng domino và trình bày? 38 7. CHIẾN LƢỢC QUẢN LÝ THANH KHOẢN VỚI TSN Chiến lược quản lý TK với TSN là việc hình thành một danh mục TSN sao cho giảm được lượng tài sản TK phải duy trì bên TSC. NH cần đảm bảo hợp lý giữa TSC thanh khoản và năng lực đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ sao cho hình thành được một danh mục TSN với chi phí thấp và rủi ro rút tiền thấp. Các chiến lược quản lý thanh khoản với TSN là: 1. Phát triển thị trường bán lẻ 2. Đa dạng hóa NV 3. Tăng NV dài hạn có LS cố định 39 13
- 8. MỘT SỐ QUI TẮC QUẢN LÝ THANH KHOẢN Qui tắc 1: Duy trì mối liên hệ chặt chẽ giữa hoạt động của phòng NV và phòng tín dụng (bao gồm cả phòng đầu tư); Qui tắc 2: Nhà quản lý thanh khoản phải biết trước vào bất cứ lúc nào khi những KH lớn có kế hoạch rút tiền gửi, sử dụng HMTD hay bổ sung tiền gửi. Qui tắc 3: Nhà quản lý thanh khoản phải biết được một cách chắc chắn và rõ ràng về các mục tiêu và những ưu tiên trong quản lý thanh khoản của NH. Qui tắc 4: Nhu cầu thanh khoản và các quyết định thanh khoản phải được phân tích một cách thường xuyên liên tục nhằm giảm thiểu những tình huống thặng dư hay thâm hụt về thanh khoản. 40 BÀI TẬP Bài tập 1: NH với bảng cân đối tài sản (đơn vị tỷ VND) dưới đây, dự tính phát sinh tiền gửi ròng âm là 15 tỷ (rút ra nhiều hơn gửi vào). Hãy chỉ ra trạng thái bảng cân đối tài sản nếu các sự kiện sau xảy ra: a/ NH mua TSN (đi vay) để bù đắp thanh khoản. b/ NH sử dụng phương án bên TSC để xử lý thanh khoản. 41 BÀI TẬP Bài tập 2: NH với bảng cân đối tài sản như sau (đơn vị tỷ VND): Một KH rút 15 tỷ VND theo cam kết tín dụng. Bảng cân đối sẽ như thế nào nếu NH sử dụng các phương án thanh khoản: a/ Quản lý TSC. b/ Quản lý TSN. 42 14
- BÀI TẬP Bài tập 3: Một NHTM có 10 tỷ VND tiền mặt, 30 tỷ VND tín dụng và 15 tỷ tiền gửi không kỳ hạn thường xuyên. a/ Tính khe hở tài trợ là bao nhiêu. b/ Nhu cầu tài trợ là bao nhiêu. c/ Có thể sử dụng khe hở tài trợ như thế nào trong việc quản lý thanh khoản hàng ngày của NH. 43 BÀI TẬP Bài tập 4: Một NH có 10 tỷ trái phiếu kho bạc, 5 tỷ HMTD trên thị trường, 5 tỷ dự trữ thứ cấp. Các khoản vay của NH này với các NH khác là 6 tỷ và vay NHTW là 2 tỷ đều đến hạn trả. a/ Xác định cung và cầu thanh khoản? b/ Xác định trạng thái thanh khoản ròng của NH? c/ Nhận xét về RRTK của NH? 44 15
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn