Bài giảng Chuyên đề 4: Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa
lượt xem 21
download
Mời các bạn cùng tìm hiểu khái quát về bộ máy nhà nước; bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam; hoàn thiện, đổi mới tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước Việt Nam được trình bày cụ thể trong "Bài giảng Chuyên đề 4: Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa".
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chuyên đề 4: Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa
- Chuyên đề 4: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
- NỘI DUNG 1- Khái quát về bộ máy nhà nước 2- Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam 3- Hoàn thiện, đổi mới tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước Việt Nam
- 1- KHÁI QUÁT VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC 1.1 Khái niệm bộ máy nhà nước và cơ quan nhà nước q Khái niệm bộ máy nhà nước q Khái niệm cơ quan nhà nước q Phân loại cơ quan nhà nước 1.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước q Nguyên tắc tập quyền q Nguyên tắc phân quyền
- Khái niệm bộ máy nhà nước • Khái niệm: Là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung, thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện chức năng và nhiệm vụ chung của nhà nước • Phân tích khái niêm bộ máy nhà nước: – Hệ thống cơ quan nhà nước – Tổ chức theo những nguyên tắc chung, thống nhất – Cơ chế đồng bộ – Thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước
- Khái niệm cơ quan nhà nước • Khái niệm cơ quan nhà nước: là một bộ phận cấu thành nên bộ máy nhà nước. Đó là một tổ chức chính trị mang quyền lực nhà nước, được thành lập trên cơ sở pháp luật và được giao những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong phạm vi luật định. • Đặc điểm của cơ quan nhà nước: – Tổ chức được thành lập theo nguyên tắc và thủ tục luật định. – Có tính độc lập nhất định về cơ cấu tổ chức, tài chính – Có nhiệm vụ, chức năng thẩm quyền luật định – Thành viên là cán bộ công chức (công dân VN), chi phí hoạt động từ ngân sách
- Phân loại cơ quan nhà nước • Căn cứ vào hình thức pháp lý của việc thực hiện quyền lực nhà nước, các cơ quan nhà nước được chia thành cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. • Căn cứ vào cấp độ thẩm quyền, các cơ quan nhà nước được chia thành các cơ quan nhà nước ở Trung ương và các cơ quan nhà nước ở địa phương.
- 1.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước • Nguyên tắc tập quyền: – Nội dung: tập quyền nghĩa là tập trung quyền lực nhà nước vào trong tay một người hay một cơ quan nào đó. – Mục đích: tập trung, thống nhất, hệ thống thứ bậc • Phân quyền (phân chia quyền lực nhà nước): – Nội dung: quyền lực nhà nước được phân thành các nhánh khác nhau và giao cho các cơ quan nhà nước khác nhau nắm giữ. – Mục đích: cân bằng, kiểm soát, đối trọng • Nguyên tắc chính trị, pháp lý, kinh tế….
- 1.3 Đặc điểm bộ máy nhà nước XHCN • Nguyên tắc tập quyền trong tổ chức và hoạt động • Có thêm hệ thống cơ quan kiểm sát • Cơ quan đại diện có quyền lực cao nhất • Có đảng cộng sản lãnh đạo
- 2- Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam 2.1 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam HP 2013 q Tập quyền XHCN: (đ2) q Đảng lãnh đạo (đ4) q Dân chủ XHCN (Khoản 1, 2 đ2, đ6) qTập trung dân chủ (điều 8) q Pháp quyền XHCN (điều 2,8) q Bình đẳng giữa các dân tộc (5) 2.2 Giới thiệu bộ máy nhà nước VN
- Nguyên tắc: Tập quyền XHCN • Nội dung: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” • Cơ sở lý luận, thực tiễn: – quan điểm chủ nghĩa Mác về chủ quyền nhân dân, dân chủ xã hội chủ nghĩa (kế thừa thuyết phân quyền-phân công) – thực tiễn cách mạng và truyền thống văn hóa Việt Nam • Cơ sở hiến định: điều 2 Hiến pháp 2013 • Yêu cầu của nguyên tắc: – Bảo đảm chủ quyền thuộc về nhân dân – Bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có phân công, phối hợp và kiểm soát trong tổ chức và thực hiện quyền lực • Liên hệ thực tiễn: thể hiện trong bộ máy nhà nước VN
- Nguyên tắc thứ hai: Đảng lãnh đạo • Nội dung: là lực lượng tiên phong và đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc lãnh đạo Nhà nước và xã hội. • Cơ sở lý luận: – Mối quan hệ giữa đảng chính trị và bộ máy nhà nước; – Sự hình thành của chế độ bầu cử; – Quá trình cách mạng giải phóng dân tộc VN • Cơ sở hiến định: điều 4 • Yêu cầu: – Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng; – chịu trách nhiệm và chịu sự giám sát của nhân dân; – Đảng và tổ chức đảng tuân thủ pháp luật • Liên hệ thực tiễn: hình thức và phương pháp lãnh đạo của Đảng thể hiện trong bộ máy NN.
- Nguyên tắc: dân chủ XHCN • Nội dung: + Nguồn gốc quyền lực thuộc về nhân dân + Phương thức, mục đích thực hiện quyền lực nhà nước mang tính dân chủ • Cơ sở hiến định: Điều 2, 6, 8 • Cơ sở lý luận và thực tiễn: – Quan niệm của chủ nghĩa Marx, tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất của nhà nước và xã hội XHCN; – Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam về vai trò của nhân dân • Yêu cầu: Nguồn gốc, mục đích và phương pháp thực hiện quyền lực có tính dân chủ. • Liên hệ thực tiễn: các hình thức, phương pháp dân chủ trong thực hiện quyền lực nhà nước hiện nay.
- Nguyên tắc: Tập trung dân chủ • Nội dung: Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. • Cơ sở lý luận: Kết hợp giữa dân chủ và thống nhất quyền lực. • Cơ sở hiến định: điều 8 • Yêu cầu: Bảo đảm hài hoà giữa tập trung và dân chủ • Liên hệ thực tiễn: thể hiện trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
- Nguyên tắc: pháp quyền XHCN • Nội dung: - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. - Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; • Cơ sở hiến định: Điều 2, 8, • Cơ sở lý luận và thực tiễn: – xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp quyền XHCN – nhu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật ở Việt Nam. • Yêu cầu: – Nhà nước quản lý bằng pháp luật – Nhà nước chịu sự rang buộc của pháp luật • Liên hệ thực tiễn: Thực tiễn quản lý xã hội bằng pháp luật;
- Nguyên tắc: bình đẳng dân tộc • Nội dung: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. • Cơ sở lý luận: – Mối quan hệ giữa nhà nước và dân tộc, sắc tộc. – Thực tiễn lịch sử VN • Cơ sở hiến định: Điều 5 • Yêu cầu: – Bảo đảm sự bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc – Phát triển toàn diện, giữ gìn bản sắc dân tộc. • Liên hệ thực tiễn: thể hiện trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
- 2- Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam • Cơ quan nhà nước ở trung ương Quốc hội: – – Chủ tịch nước – Chính phủ – Toà án nhân dân – Viện Kiểm sát nhân dân *Xem xét tổ chức, chức năng, thẩm quyền, mối quan hệ với các cơ quan khác. • Cơ quan nhà nước ở địa phương Hội đồng nhân dân – – Uỷ Ban nhân dân – Toà án – Viện Kiểm sát * Xem xét tổ chức, chức năng, thẩm quyền, mối quan hệ với các cơ quan khác.
- Quốc hội • Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. • Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước
- Chủ tịch nước, Chính phủ • Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. • Chính phủ : – là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. – Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
- Tòa án nhân dân, viện kiểm • Tòa án nhân dân: sát ND – là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. – Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định. – Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. • Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. • Hội đồng bầu cử, Tổng kiểm toán nhà nước
- Chính quyền địa phương • Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: – Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; – Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; – Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương môn luật phá sản và giải quyết tranh chấp
5 p | 735 | 99
-
CHUYÊN ĐỀ 4: QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
38 p | 301 | 82
-
KỸ THUẬT CHỈNH LÝ TÀI LIỆU FONT LƯU TRỮ
23 p | 358 | 62
-
Ngân hàng nông nghiệp - Cán bộ tín dụng cần biết - Những điều cần biết về luật – 1
16 p | 256 | 60
-
Bài giảng : Luật kinh doanh bất động sản part 4
10 p | 191 | 52
-
Bài giảng Chủ thể kinh doanh: Chương 4 - NCS.ThS. Từ Thanh Thảo
108 p | 277 | 43
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngoại thương: Chuyên đề 4 - Nghiệp vụ thanh toán quốc tế
39 p | 154 | 35
-
Bài giảng Kinh tế lượng: Chương 4 - Trần Thị Tuấn Anh
31 p | 101 | 18
-
Ngân hàng nông nghiệp - Cán bộ tín dụng cần biết - Những điều cần biết về luật – 4
16 p | 70 | 16
-
Bài giảng Tài chính công: Bài 4 - Chi công
22 p | 80 | 10
-
Bài giảng Kinh tế lượng: Chương 4 - ThS.Trần Thị Tuấn Anh
6 p | 74 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn