Bài giảng Chuyên đề Vi sinh lâm sàng - PGS.TS. Đoàn Mai Hương
lượt xem 21
download
Bài giảng Chuyên đề Vi sinh lâm sàng của PGS.TS. Đoàn Mai Hương giới thiệu tới các bạn về khái niệm; một số thành tựu nổi bật hiện nay của vi sinh Y học; vai trò của phòng xét nghiệm Vi sinh lâm sàng; đảm bảo chất lượng xét nghiệm vi sinh; danh mục xét nghiệm vi sinh - Bộ y tế;... Mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chuyên đề Vi sinh lâm sàng - PGS.TS. Đoàn Mai Hương
- Thảo luận chuyên đề VI SINH LÂM SÀNG PGS. TS. ĐOÀN MAI PHƯƠNG KHOA VI SINH – BỆNH VIỆN BẠCH MAI
- Nội dung 1. Một số khái niệm 2. Giới thiệu một số thành tựu nổi bật hiện nay của VSYH 3. Vai trò của phòng xét nghiệm Vi sinh lâm sàng 4. Đảm bảo chất lượng xét nghiệm Vi sinh 5. Danh mục xét nghiệm Vi sinh - Bộ y tế 6. Các kỹ thuật đang thực hiện tại khoa Vi sinh - BV BM 7. Diễn giải các kết quả xét nghiệm Vi sinh 8. Xu hướng đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp
- 1. Một số khái niệm Vi sinh vật là những sinh vật sống có kích thước nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được. Vi sinh vật bao gồm: vi khuẩn, virus, vi nấm, đơn bào Vi sinh vật học là khoa học nghiên cứu về các vi sinh vật. Vi sinh vật y học là khoa học nghiên cứu về các vi sinh vật có lợi và có hại cho con người. Vi sinh lâm sàng là phòng xét nghiệm vi sinh của các bệnh viện, chủ yếu phát hiện các vi sinh vật gây bệnh từ các bệnh phẩm lâm sàng.
- 2. Một số thành tựu nổi bật của vi sinh y học 1. Lĩnh vực chẩn đoán bệnh a. Chẩn đoán được tất cả các bệnh nhiễm trùng b. Rút ngắn thời gian chẩn đoán và tăng độ chính xác: HIV ở trẻ sơ sinh, chẩn đoán lao và lao kháng thuốc c. Khắc phục những hạn chế của phương pháp chẩn đoán kinh điển: Phát hiện sớm nhiều bệnh nhiễm trùng giai đoạn “cửa sổ” d. Phát hiện kháng thuốc ở mức độ phân tử: Vi khuẩn lao, MRSA…Virus HIV, HBV, HCV… e. Phát hiện những mầm bệnh mới lạ, đột biến, mầm bệnh dùng vào chiến tranh sinh học: E. coli đột biến gây bệnh ở châu Âu, năm 2011
- 2. Một số thành tựu nổi bật của vi sinh y học 2. Lĩnh vực điều trị bệnh Góp phần điều trị một số bệnh hiểm nghèo: a. Phát hiện vi khuẩn, vi nấm, virus kháng thuốc: • Kiểu hình: Định tính, Định lượng • Kiểu gen: Phát hiện gen đề kháng a. Theo dõi hiệu quả điều trị ở mức độ phân tử: Viral load… b. Dùng virus không gây bệnh đưa thuốc vào tế bào để điều trị ung thư c. Đưa gen lành vào gen tế bào để thay thế gen bệnh: Parkinson, Alzheimer, tiểu đường
- 2. Một số thành tựu nổi bật của vi sinh y học 3. Lĩnh vực phòng bệnh a. Phát triển nhiều loại vắc xin: Vắc xin tái tổ hợp AND, vắc xin AND trần, vắc xin thực vật chuyển gen, vắc xin lai ghép. b. Loại trừ được bệnh đậu mùa và đẩy lùi được nhiều bệnh dịch: Bại liệt, sởi, tả, ho gà…
- 2. Một số thành tựu nổi bật của vi sinh y học 4. Lĩnh vực khác a. Lĩnh vực chế tạo thuốc: Tổng hợp ra nhiều loại thuốc chữa bệnh với khối lượng lớn và thuần khiết: Kháng sinh, interferon… b. Góp phần xây dựng ngân hàng gen quốc tế (World Gen Bank) c. Giải mã bộ gen người mô phỏng từ giải mã gen do các tác nhân vi sinh
- 3. Vai trò của Vi sinh lâm sàng
- 3. Vai trò của PXN vi sinh lâm sàng 1. Chẩn đoán bệnh do vi khuẩn, virus, vi nấm, KST: • Kỹ thuật chẩn đoán trực tiếp: Nuôi cấy, PCR • Kỹ thuật chẩn đoán gián tiếp: Miễn dịch học 1. Điều trị bệnh: • Phát hiện vi khuẩn, vi nấm, virus kháng thuốc • Theo dõi hiệu quả điều trị: Viral load… 1. Phòng bệnh: • Phát hiện tác nhân và nguồn nhiễm trùng bệnh viện • Phát hiện tác nhân gây dịch: tả, dengue, cúm… 1. Giám sát nhiễm trùng và kháng thuốc • Cung cấp số liệu dịch tễ học về VSV gây bệnh • Cung cấp số liệu về VSV kháng thuốc 1. Cơ hội nghiên cứu: Thiết lập ngân hàng gen VSV gây bệnh
- 4. Đảm bảo chất lượng XN vi sinh
- 4. Đảm bảo chất lượng XN vi sinh Vai trò của các nhà lâm sàng và xét nghiệm 1. Trước xét nghiệm: Các nhà lâm sàng lấy BP 2. Trong xét nghiệm: Cán bộ xét nghiệm tiến hành XN 3. Sau xét nghiệm: Cán bộ xét nghiệm và các nhà lâm sàng nhận định kết quả Qui định người thực hiện XN Vi sinh: • Cán bộ thực hiện XN: Đã được đào tạo và có chứng chỉ về chuyên ngành Vi sinh. • Cán bộ nhận định và phê duyệt kết quả: Bác sỹ hoặc cán bộ có trình độ đại học, sau đại học về chuyên ngành Vi sinh.
- 4. Đảm bảo chất lượng XN vi sinh • Tỷ lệ sai sót trong tiến trình xét nghiệm: – Trước xét nghiệm 46 - 68% – Trong xét nghiệm 7 - 13% – Sau xét nghiệm 19 - 47% • Hậu quả: – Ảnh hưởng tính mạng người bệnh – Tốn kém về kinh tế – Mất uy tín
- 5. Danh mục kỹ thuật và phân tuyến KT chuyên ngành Vi sinh y học Thống nhất Danh mục xét nghiệm theo đúng chuyên ngành Hóa sinh, Huyết học, Vi sinh - Ký sinh trùng: Ngày 12/07/2012, Bộ Y tế triệu tập cuộc họp giữa các chuyên ngành Hóa sinh, Huyết học, Vi sinh - KST: • Rà sóat lại danh mục kỹ thuật hiện có đang không đúng chuyên ngành. • Trao đổi, thống nhất danh mục xét nghiệm theo đúng chuyên ngành Hóa sinh, Huyết học, Vi sinh - Ký sinh trùng.
- 5. Danh mục kỹ thuật và phân tuyến KT chuyên ngành Vi sinh y học Danh mục xét nghiệm Vi sinh: 1.Đổi tên Danh mục kỹ thuật thành Danh mục xét nghiệm 2.Thống nhất Danh mục XN Vi sinh trên toàn quốc gồm 306 xét nghiệm về vi khuẩn, virus, vi nấm, ký sinh trùng. 3.Để đảm bảo chất lượng, cán bộ thực hiện xét nghiệm Vi sinh phải được đào tạo và có chứng chỉ chuyên ngành Vi sinh, không làm ở các chuyên ngành khác. 4.Danh mục xét nghiệm Vi sinh được Bộ Y tế phê duyệt, ban hành và sẽ được sửa đổi, bổ sung, cập nhập định kỳ theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
- 5. Danh mục kỹ thuật và phân tuyến KT chuyên ngành Vi sinh y học Tên xét nghiệm Vi sinh: Thống nhất cách đặt tên XN Vi sinh gồm 3 phần: • Phần 1: Tên vi sinh vật • Phần 2: Tên kỹ thuật tiến hành • Phần 3: Tên loại sinh phẩm sử dụng (nếu có nhiều loại sinh phẩm lưu hành). Ví dụ: • HIV test nhanh; • HIV miễn dịch bán tự động; • HIV miễn dịch tự động; • HIV đo tải lượng Real-time PCR Mục tiêu: • Các nhà quản lý dễ kiểm soát • Các bác sỹ lâm sàng dễ chỉ định • Cán bộ XN Vi sinh dễ thực hiện.
- 5. Danh mục kỹ thuật và phân tuyến KT chuyên ngành Vi sinh y học “Quy trình kỹ thuật chuyên ngành Vi sinh y học” •Biên soạn theo Quyết định của Bộ Y tế số 1226/ QĐ - BYT, ngày 18 tháng 4 năm 2012. •Gồm 210 xét nghiệm Vi sinh thông thường, tiến hành bằng các kỹ thuật soi tươi, nhuộm soi, nuôi cấy, kháng sinh đồ, miễn dịch học, sinh học phân tử để chẩn đoán vi khuẩn, virus, KST, vi nấm gây bệnh thường gặp. •Giúp các nhà quản lý kiểm soát và xây dựng giá xét nghiệm; các bác sỹ điều trị dễ chỉ định xét nghiệm; các cán bộ xét nghiệm Vi sinh triển khai kỹ thuật. •Được Bộ Y tế ban hành và sẽ được sửa đổi, bổ sung, cập nhập định kỳ.
- 5. Danh mục kỹ thuật và phân tuyến KT chuyên ngành Vi sinh y học Phân tuyến kỹ thuật Vi sinh - Ký sinh trùng: •Phân tuyến tương đối để khuyến khích các cơ sở y tế triển khai kỹ thuật. •Qui định về những xét nghiệm tối thiểu hoặc bắt buộc triển khai. •Qui định về đảm bảo chất lượng nếu triển khai.
- 6. Các XN đang thực hiện tại khoa Vi sinh - BV Bạch Mai Nhân lực hiện tại có 42 CBVC, 74% có trình độ Đại học: • 03 Phó Giáo sư và Tiến sỹ Y học; • 11 Thạc sỹ và BSCKI • 02 Bác sỹ • 15 CB Đại học • 07 Kỹ thuật viên • 04 y công Cơ cấu tổ chức gồm 7 bộ phận chuyên môn: • Phòng Nhận và trả kết quả xét nghiệm • Phòng xét nghiệm Vi khuẩn - Kháng sinh đồ • Phòng xét nghiệm Vi rút - Miễn dịch • Phòng xét nghiệm Ký sinh trùng - Nấm • Phòng xét nghiệm Sinh học phân tử • Phòng sản xuất môi trường • Phòng khử trùng tiệt trùng
- 6. Các XN đang thực hiện tại khoa Vi sinh - BV Bạch Mai • Vi khuẩn: Định danh vi khuẩn và kháng sinh đồ bằng máy tự động. Thường xuyên hội chẩn với các khoa lâm sàng các ca bệnh do vi khuẩn kháng thuốc. • Virus: Phát hiện các virus HIV, viêm gan, EBV, CMV… bằng hệ thống tự động. • Sinh học phân tử: HIV-RNA, HBV-DNA, HSV-DNA, HCV- RNA, Lao, Dengue, CMV, EBV… • Ký sinh trùng: Xét nghiệm ELISA chẩn đoán amíp, sán lá gan lớn, giun lươn, giun đũa chó, mèo... • Vi nấm: Phát hiện các loại vi nấm, đặc biệt là vi nấm gây nhiễm trùng cơ hội ở người nhiễm HIV/AIDS.
- 6. Các XN đang thực hiện tại khoa Vi sinh - BV Bạch Mai 1. Năm 2012, XN khoảng 1.000 bệnh phẩm/ 1 ngày 2. Thực hiện thường quy trên 90 loại xét nghiệm. 3. Quản lý hiệu quả số liệu chuyên môn và tài chính bằng hệ thống mạng LAN. 4. Khoa Vi sinh đã được cấp chứng chỉ công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 15189 ngày 15 tháng 6 năm 2012.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng chuyên đề Bệnh học: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
15 p | 316 | 61
-
Bài giảng Đặc điểm sinh lý trẻ sơ sinh - TS.BS.CKII. Huỳnh Thị Duy Hương
55 p | 317 | 41
-
SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG SẢN KHOA
4 p | 199 | 34
-
Bài giảng Y học cổ truyền 8 vị thuốc cổ truyền điều trị bệnh: Thuốc hành khí - ThS. Nguyễn Thị Hạnh ( ĐH Y khoa Thái Nguyên)
28 p | 165 | 29
-
Các thành phần của miễn dịch bẩm sinh (Kỳ 7)
6 p | 98 | 12
-
Bài giảng chuyên đề Sản khoa: Nhiễm khuẩn hậu sản
11 p | 178 | 11
-
Bài giảng chuyên đề Chăm sóc bệnh nhân Leucemia cấp/viêm phổi
18 p | 149 | 11
-
Thuốc kháng sinh kháng khuẩn – Phần 1
16 p | 98 | 8
-
ĐỂ CƯƠNG VI SINH VẬT – Phần 1
10 p | 116 | 7
-
Các vi sinh vật né tránh miễn dịch bẩm sinh
8 p | 95 | 7
-
LIỆU PHÁP KHÁNG SINH – PHẦN 1
17 p | 77 | 7
-
Bài giảng Các loại bệnh phẩm thường gặp trong xét nghiệm vi sinh – ký sinh trùng
14 p | 49 | 5
-
Bài giảng Chuyển dạ bình thường: Phòng tránh chuyển dạ kéo dài: Nguyên lý xây dựng sản đồ, model WHO 1993
2 p | 43 | 3
-
Bài giảng Phụ nữ sinh ra để sinh thường chứ không phải sinh mổ
25 p | 31 | 3
-
Bài giảng môn Kháng sinh
16 p | 107 | 2
-
Bài giảng Cơ quan sinh dục bình thường
31 p | 19 | 1
-
Bài giảng Chẩn đoán vi sinh trong thực hành viêm phổi
43 p | 27 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn