BÀI GIẢNG CƠ KỸ THUẬT (ĐẶNG VĂN HÒA- PHẦN 1 : CƠ HỌC VẬT RẮN TUYỆT ĐỐI - Chương 1: Tĩnh học
lượt xem 89
download
Vật rắn tuyệt đối Là vật có khoảng cách giữa 2 điểm bất kỳ thuộc vật luôn không đổi. Nói cách khác: là vật có hình dáng hình học và kích thước không thay đổi trong suốt quá trình chịu lực. Thực tế: các vật rắn khi tương tác với các vật thể khác đều có biến dạng.Nhưng biến dạng đó rất bé, nên có thể bỏ qua
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÀI GIẢNG CƠ KỸ THUẬT (ĐẶNG VĂN HÒA- PHẦN 1 : CƠ HỌC VẬT RẮN TUYỆT ĐỐI - Chương 1: Tĩnh học
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP BÀI GIẢNG CƠ KỸ THUẬT GIẢNG VIÊN : ĐẶNG VĂN HOA ̀ KHOA CƠ KHÍ
- GIỚI THIỆU HỌC PHẦN PHẦN 1 : CƠ HỌC VẬT RẮN TUYỆT ĐỐI Chương 1: Tĩnh học Chương 2: Động học và động lực học PHẦN 2 : CƠ HỌC VẬT RẮN BIẾN DẠNG Chương 3: Sức bền vật liệu Chương 4: Các mối ghép Cơ khí Chương 5: Các cơ cấu truyền động Chương 6: Các cơ cấu đỡ và nối SLIDE 2
- TÀI LIỆU HỌC TẬP TÀI LIỆU CHÍNH: 1. Bài giảng: Cơ kỹ thuật - Trường ĐH KT KT CN GIÁO TRÌNH: 2. Cơ học ứng dụng - ĐH Bách khoa Hà Nội 3. Bài giảng Cơ lý thuyết - Trường ĐH KT- KTCN 4. Bài giảng Sức bền vật liệu - Trường ĐH KT- KTCN 5. Bài giảng Chi tiết máy - Trường ĐH KT- KTCN GIẢNG VIÊN : ĐẶNG VĂN HOA ̀ SLIDE 3
- PHẦN 1 : CƠ HỌC VẬT RẮN TUYỆT ĐỐI Chương 1: Tĩnh học Mục đích: Trình bày kiến thức cơ sở về: Tìm hợp lực của một hệ lực Sự cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của các lực. Yêu cầu: Nắm được Các khái niệm cơ bản về cơ học, Các phép biến đổi tương đương về lực, Các loại phản lực liên kết, Cách tìm hợp lực của hệ lực phẳng đồng quy, song song, hệ lực phẳng bất kỳ, hệ lực không gian. Điều kiện cân bằng của các hệ lực và áp dụng để tính phản lực liên kết. SLIDE 4
- 1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN & CÁC TIÊN ĐỀ TĨNH HỌC 1.1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN Trong tĩnh học có 3 khái niệm cơ bản: - Vật rắn tuyệt đối - Lực - Trạng thái cân bằng. SLIDE 5
- 1. Vật rắn tuyệt đối : a. Định nghĩa : Là vật có khoảng cách giữa 2 điểm bất kỳ thuộc vật luôn không đổi. Nói cách khác: là vật có hình dáng hình h ọc và kích thước không thay đổi trong suốt quá trình chịu lực. Thực tế: các vật rắn khi tương tác với các vật thể khác đều có biến dạng. Nhưng biến dạng đó rất bé, nên có thể bỏ qua SLIDE 6
- Ví dụ : Dưới tác dụng của trọng lực P: dầm AB phải võng xuống thanh CD phải giãn ra SLIDE 7
- b. Ý nghĩa : Trong thực tế các vật rắn khi chịu lực đều có biến dạng. Tuy nhiên: Cơ học vật rắn tuyệt đối chỉ nghiên cứu các trường hợp có biến dạng rất nhỏ so với kích thước của chúng và có thể bỏ qua những biến dạng ấy mà không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. SLIDE 8
- 2 Lực : a. Định nghĩa : Lực là một đại lượng đặc trưng cho sự tác dụng tương hỗ giữa các vật mà kết quả là gây nên sự thay đổi trạng thái chuyển động của các vật ấy. Ví dụ: Hộp phấn đặt trên bàn SLIDE 9
- b. Các yếu tố của lực - Điểm đặt: Là phần tử vật chất thuộc vật mà qua đó tác dụng tương hỗ được truyền đến - Hướng (phương và chiều) của lực: Biểu thị khuynh hướng chuyển động mà lực đó gây ra cho v ật. - Trị số (cường độ, mô đun) của lực: Là độ lớn của lực. Đơn vị đo trị số của lựclà N ; KN ; MN SLIDE 10
- c. Biểu diễn lực: Lực là một đại lượng véc tơ ( là đoạn thẳng có hướng) Véc tơ lực có: - Gốc trùng với điểm đặt của lực - Hướng trùng với hướng của lực - Độ dài tỷ lệ với trị số của lực Véc tơ lực được ký hiệu bằng tên của lực với dấu mũi tên ở trên chẳng hạn T,N,F.... tương ứng trị số của lực được ký hiệu T , N , P, F . Đường thẳng chứa véc tơ lực được gọi là đường tác dụng hay giá của lực. SLIDE 11
- 3. Trạng thái cân bằng: Vật rắn ở trạng thái cân bằng khi nó đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều đối với hệ quy chiếu ( Hệ trục tọa độ được chọn làm chuẩn). SLIDE 12
- 4. Một số định nghĩa khác: a. Hệ lực: Là tập hợp các lực cùng tác dụng lên vật rắn. - Hệ lực có đường tác dụng nằm trong cùng một m ặt phẳng gọi là hệ lực phẳng. - Hệ lực phẳng có các đường tác dụng cắt nhau gọi là hệ lực phẳng đồng quy. - Hệ lực phẳng có các đường tác dụng song song gọi là hệ lực phẳng song song b. Hai hệ lực tương đương Hai hệ lực tương đương nếu có cùng tác dụng Cơ học SLIDE 13
- c. Hệ lực cân bằng: Hệ lực được gọi là cân bằng nếu nó tác dụng lên vật rắn mà không làm thay đổi trạng thái chuyển đ ộng c ủa vật d. Hai lực trực đối: Là hai lực có cùng đường tác dụng, cùng trị số nhưng ngược chiều nhau. e. Hợp lực: Là một lực duy nhất tương đương với một hệ lực SLIDE 14
- 1.1.2 CÁC TIÊN ĐỀ TĨNH HỌC CƠ BẢN Tiên đề 1: Tiên đề hai lực cân bằng Điều kiện cần và đủ để 2 lực tác dụng lên một vật r ắn cân bằng là chúng phải trực đối nhau. Tiên đề 2: Tiên đề thêm bớt hai lực cân bằng Tác dụng của một hệ lực lên một vật rắn không thay đổi khi ta thêm vào (hay bớt đi) hai lực cân bằng nhau Hệ quả: Tác dụng của một lực lên một vật rắn không thay đổi khi ta trượt lực trên đường tác dụng của nó SLIDE 15
- Tiên đề 3: Tiên đề hình bình hành lực Hai lực đặt tại một điểm tương đương với một lực đặt tại điểm đó và được biểu diễn bằng véc tơ đường chéo hình bình hành lực mà 2 cạnh là 2 véc tơ biểu diễn 2 lực đã cho. F1 F1 R R A A F2 F2 H× 1-5 nh H× 1-6 nh SLIDE 16
- Tiên đề 4: Tiên đề về lực tác dụng và phản lực tác dụng Ứng với mỗi lực tác dụng của vật thể này lên vật thể khác bao giờ cũng có phản lực tác dụng với cùng phương, ngược chiều, cùng trị số . Lực tác dụng và phản lực tác dụng luôn bằng nhau về trị số cùng phương, ngược chiều. A B N F F' F' F B A H× 1-7 nh P SLIDE 17
- 1.1.3 LIÊN KẾT VÀ PHẢN LỰC LIÊN KẾT 1. Khái niêm: Vật thể tự do và vật thể không tự do a. ( Vật chịu liên kết): - Vật thể tự do có khả năng thực hiện mọi di chuyển trong không gian nghĩa là di chuyển được theo mọi hướng. - Vật thể không tự do hay chịu liên kết là vật có một hoặc vài di chuyển bị cản trở. SLIDE 18
- b. Liên kết và phản lực liên kết: Những điều kiện cản trở chuyển động tự do của vật được gọi là liên kết. Vật gây ra cản trở chuyển động của vật khảo sát được gọi là vật gây liên kết Lực do vật khảo sát tác dụng vào vật gây liên kết gọi là lực liên kết. Lực do vật gây liên kết tác dụng vào vật khảo sát gọi là phản lực lực liên kết. Hay phản lực liên kết chính là lực làm cản trở chuyển động tự do của vật khảo sát. SLIDE 19
- c. Tính chất của phản lựcliên kết: Phản lực liên kết bao giờ cũng đặt lên vật khảo sát tại vị trí tiếp xúc với vật gây liên kết. Phản lực liên kết cùng phương, ngược chiều với chiều chuyển động bị cản trở của vật khảo sát. Trị số của phản lực liên kết phụ thuộc vào các lực tác dụng lên vật khảo sát. Phản lực liên kết là một loại lực bị động nó phụ thuộc vào vật gây liên kết và các dạng liên kết, khác với các lực tác dụng lên vật khảo sát đó là các lực đã cho hay lực chủ động. SLIDE 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Cơ kỹ thuật: Phần 1 – KS. Dư Văn Rê
31 p | 149 | 45
-
Bài giảng Địa kỹ thuật và Địa kỹ thuật môi trường - ĐH Thủy lợi
118 p | 154 | 18
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ khí: Chương 4 - Mối ghép tháo được ren vít
37 p | 116 | 16
-
Đề cương bài giảng môn Kỹ thuật điện tử (Dùng cho trình độ Cao Đẳng, Trung Cấp)
256 p | 66 | 16
-
Bài giảng bộ môn Cơ kỹ thuật: Chương II - Lê Dương Hùng Anh
43 p | 122 | 14
-
Bài giảng Cơ sở kỹ thuật dầu khí - Chương 8: Khoan định hướng
40 p | 90 | 9
-
Đề cương bài giảng môn Kỹ thuật điện (Dùng cho trình độ Cao đẳng, Trung cấp)
102 p | 47 | 9
-
Đề cương bài giảng Cơ kỹ thuật (Nghề: Cắt gọt kim loại - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình
57 p | 12 | 6
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật - Chương 5: Hình chiếu vuông góc - Vẽ hình chiếu thứ ba
32 p | 61 | 6
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật - Chương 3: Phương pháp hình chiếu vuông góc
13 p | 71 | 4
-
Bài giảng Nhiệt kỹ thuật - CĐ Giao thông Vận tải
59 p | 77 | 4
-
Đề cương bài giảng môđun Kỹ thuật số (Dùng cho trình độ Cao đẳng, Trung cấp)
148 p | 39 | 4
-
Tập bài giảng Vẽ kỹ thuật - Chương 7: Biểu diễn vật thể
5 p | 64 | 3
-
Bài giảng Địa kỹ thuật: Chương 3 - TS. Phạm Quang Tú
45 p | 24 | 2
-
Bài giảng Cơ sở kỹ thuật thông tin vô tuyến: Chương 2 - Nguyễn Việt Hưng
27 p | 4 | 1
-
Bài giảng Cơ sở kỹ thuật thông tin vô tuyến: Chương 3 - Nguyễn Việt Hưng
64 p | 4 | 1
-
Bài giảng Cơ sở kỹ thuật thông tin vô tuyến: Chương 2 - Nguyễn Viết Đảm
47 p | 5 | 1
-
Bài giảng Cơ sở kỹ thuật thông tin vô tuyến: Chương 3 - Nguyễn Viết Đảm
120 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn