intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Công nghệ may 1: Bài 1 - TS. Hồ Thị Minh Hương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Công nghệ may 1-Bài 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Khái niệm về kỹ thuật may trang phục; Phân loại kỹ thuật may; Vai trò của kỹ thuật may đối với sản phẩm may; Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật may trang phục; Cấu trúc trang phục. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Công nghệ may 1: Bài 1 - TS. Hồ Thị Minh Hương

  1. ĐH BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN KỸ THUẬT DỆT-MAY CÔNG NGHỆ MAY 1 TỔNG QUAN KỸ THUẬT MAY TRANG PHỤC TS HỒ THỊ MINH HƯƠNG 2020
  2. BÀI 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1. Khái niệm về kỹ thuật may trang phục 2. Phân loại kỹ thuật may 3. Vai trò của kỹ thuật may đối với sản phẩm may 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật may trang phục 5. Cấu trúc trang phục
  3. 1.1 Khái niệm Kỹ thuật May “Kỹ thuật” là sự ứng dụng của các nguyên tắc, nguyên lý khoa học khác nhau vào thực tế để thiết kế, chế tạo sản phẩm một cách kinh tế và hiệu quả nhất. Trong thực tế: “Kỹ” là kĩ nghệ, kỹ xảo để biến nguyên vật liệu thành sản phẩm. “Thuật” là nghệ thuật hoặc là sự khéo léo trong phương thức tạo sản phẩm hoàn chỉnh. “Kỹ thuật” có thể hiểu là tập hợp các phương pháp, kỹ năng, kỹ xảo, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
  4. “Kỹ thuật may” là cụm từ rất phổ biến trong ngành may mặc. Hoạt động sản xuất sản phẩm may mặc dựa trên các nguyên lý cơ bản của phương pháp tạo trang phục. Trong hoạt động này, nguyên lý may với bản chất dùng kim và chỉ để kết nối vật liệu được sử dụng chủ yếu nhất. “Kỹ thuật may” được hiểu là kỹ thuật thực hiện các kiểu đường may trong gia công chi tiết và lắp ráp sản phẩm. Về cơ bản, kỹ thuật may chính là sử dụng kỹ năng một cách nghệ thuật để tạo ra sản phẩm may đáp ứng nhu cầu một cách tốt nhất
  5. 1.2 Phân loại kĩ thuật may Kỹ thuật gia công cơ bản: Kỹ thuật thực hiện một hoạt động gia công hoặc một kiểu đường may độc lập trên 1 hoặc 2 chi tiết. Kỹ thuật gia công cụm chi tiết: Kỹ thuật phối hợp nhiều hoạt động gia công và kiểu đường may để gia công đồng thời nhiều chi tiết theo cụm trên trang phục, may hoàn chỉnh cụm chi tiết Kĩ thuật lắp ráp sản phẩm: Kỹ thuật may phối hợp nhiều cụm chi tiết để tạo sản phẩm may.
  6. 1.3 Vai trò của kỹ thuật may đối với sản phẩm may Là cơ sở đánh giá chất lượng sản phẩm may Có ảnh hưởng đến năng suất sản xuất Là nền tảng của hoạt động cải tiến Đáp ứng cho các yêu cầu của trang phục Là cơ sở xây dựng thương hiệu sản xuất
  7. KỸ THUẬT MAY ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
  8. KIỂM TRA TRỰC QUAN ĐƯỜNG MAY  Đường chỉ may là một trong số những yếu tố xác định chất lượng hàng may mặc có đảm bảo tiêu chuẩn hay không, yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ bền của sản phẩm.  Để kiểm tra, tìm những vị trí khớp nối giữa hai mảnh vải với nhau, cầm vào hay bên đường may vào kéo nhẹ.  Phép thử này sẽ giúp biết được sản phẩm may mặc đó có được gia công tốt hay không. Với những sản phẩm may mặc được gia công tốt sẽ có đường may thẳng và chỉ không bị lộ ra ngoài nếu có sẽ rất ít. Ngược lại với những sản phẩm may mặc kém chất lượng, ta sẽ thấy ngay được các đường may bị biến dạng sản phẩm sẽ rất xấu và mất tính thẩm mỹ.  Bên cạnh đó, cũng cần chú ý kiểm tra các nách kẹt và các chỗ đan nhau của đường may. Đây thường là những vị trí bị bung và lộ chỉ nhiều nhất.
  9. 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật may trang phục  Thiết bị và dụng cụ hỗ trợ thiết bị  Con người (Kỹ năng thực hành nghề và tâm sinh lý cá nhân)  Nguyên phụ liệu may  Công tác tổ chức và quản lý sản xuất (Điều kiện làm việc, Phương pháp sản xuất, Qui trình thực hiện, Đào tạo và huấn luyện,
  10. 1.5 Cấu trúc trang phục 1. Phân loại cấu trúc trang phục theo lớp vật liệu Trang phục 1 lớp Trang phục 2, 3 lớp 2. Phân loại cấu trúc trang phục theo cụm chi tiết Cụm chi tiết cổ Cụm chị tiết tay Cụm chi tiết thân Các kỹ thuật liên kết cụm chi tiết
  11. Bài tập 1 ( THUYẾT TRÌNH) Bạn hiểu thế nào về: 1. Vai trò của kỹ thuật may đối với sản phẩm may 2, Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật may trang phục Yêu cầu: - Chọn 1 trong 2 câu hỏi để chuẩn bị bài thuyết trình 1 . - Sinh Viên sử dụng hình ảnh, clip mô tả thực tế
  12. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THUYẾT TRÌNH TIÊU CHÍ NỘI BỐ CỤC TRÌNH BÁO MINH TỔNG \ DUNG (1đ) BÀY CÁO CHỨNG KẾT NHÓM (5đ) (1đ) (1đ) (2đ) B1 9/9/2021 6 3 1 1 1 - 6 (6,6) 7 2 0,5 0 1 2 5,5 (6,0) 9 4 0,5 1 1 1,5 7 11 4,5 1 1 1 2 9,5 10 2 0,5 0 1 2 5,5 (6,0)
  13. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THUYẾT TRÌNH TIÊU CHÍ NỘI BỐ CỤC TRÌNH BÁO MINH TỔNG \ DUNG (1đ) BÀY CÁO CHỨNG KẾT NHÓM (5đ) (1đ) (1đ) (2đ) B2 10/9/2021 1 5 1 1 1 2 10 3 4 1 1 0,5 2 8.5 8 4 0,5 0,5 1 2 9 5 5 0,5 1 1 2 9,5 12 5 0,5 1 1 2 9,5
  14. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THUYẾT TRÌNH TIÊU CHÍ NỘI BỐ CỤC TRÌNH BÁO MINH TỔNG \ DUNG (1đ) BÀY CÁO CHỨNG KẾT NHÓM (5đ) (1đ) (1đ) (2đ) 7/11/2021 13 4,5 1 1 1 2 9.5 14 0,5
  15. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THUYẾT TRÌNH TIÊU CHÍ NỘI BỐ CỤC TRÌNH BÁO MINH TỔNG \ DUNG (1đ) BÀY CÁO CHỨNG KẾT NHÓM (6đ) (1đ) (1đ) (1đ) 8/11/2021 1 5 1 0,5 1 1 8,5 7 6 1 0,5 1 1 9 5 6 1 1 1 1 10 2
  16. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI 1 (Thời gian:10p) 1. Cấu trúc trang phục được phân loại trên cơ sở nào? (a) Chức năng trang phục; (b) Loại vật liệu; (c) Cụm chi tiết; (d) đối tượng sử dụng 2. Trên một chủng loại sản phẩm (ví dụ áo kiểu nữ), Số lượng cụm chi tiết có cố định hay không? (a) Có; (b) Không
  17. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI 1 3. Thế nào là cụm chi tiết chính? (a) Sử dụng các Chi tiết lớn; (b) Không thể thiếu trên trang phục; (c) Tham gia trực tiếp vào quá trình lắp ráp sản phẩm; (d) Tất cả các đáp án 4. Yếu tố nào quyết định cơ bản kỹ năng thực hành nghề của Công nhân may: (a)Trình độ văn hóa; (b) Tố chất cá nhân ; (c) Phương pháp tổ chức và quản lý sản xuất; (d) Chế độ thi đua khen thưởng. 5. Kỹ thuật may trên một chủng loại sản phẩm có thể thay đổi khi: (a) Thay bậc thợ; (b) thay vật liệu; (c) thay dây chuyền sản xuất
  18. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI 1 6. Thiết bị ngành May là máy: (a) Máy Vắt sổ, (b) máy May, (c) Máy Ép keo, (d)Tất cả các loại 7. Thiết bị may có gắn cữ/gá và không cữ/gá sẽ khác nhau cơ bản về: (a) Thời gian gia công, (b) Chất lượng đường may (c) Kiểu đường may, (d) Số lớp vật liệu 8. Một kiểu đường may trên một chủng loại Nguyên liệu ( vd vải dệt thoi) sẽ giống nhau về: (a) sức căng; (b) hình dạng; (c) mật độ chỉ; (d) chiều dài
  19. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI 1 9. Kỹ thuật may được sử dụng vào các hoạt động: (a) Lập kế hoạch sản xuất; (b)Tiếp thị sản phẩm; (c) Tổ chức sản xuất; (d) Tất cả các hoạt động 10. Thay đổi kỹ thuật may sẽ làm: (a) Rút ngắn thời gian may; (b) giảm bớt thao tác; (c) giảm bớt lượng vật liệu; (d) không có sự thay đổi nào
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2