intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Công nghệ tạo hình dụng cụ: Chương 1 - Bùi Ngọc Tuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Công nghệ tạo hình dụng cụ: Chương 1 - Động học gia công và động học tạo hình" được biên soạn với các nội dung chính sau: Động học gia công gồm: chuyển động cắt chính, chuyển động cắt chính, chuyển động phụ; Các nhóm động học tạo hình bao gồm: nhóm bậc 0, nhóm bậc 1, nhóm bậc 2, nhóm bậc 3. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài giảng tại đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Công nghệ tạo hình dụng cụ: Chương 1 - Bùi Ngọc Tuyên

  1. CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC GIA CÔNG & ĐỘNG HỌC TẠO HÌNH I. Động học gia công:  Các chuyển động trong quá trình cắt:  Chuyển động cắt chính (I) là chuyển động hình thành ra bề mặt cắt, chuyển động tạo phoi. Tùy theo phương pháp gia công mà chuyển động cắt chính có thể là chuyển động quay (tiện, khoan, phay,...), hay chuyển động tịnh tiến thẳng (bào, xọc,...). Chuyển động cắt chính bắt buộc phải có đối với mỗi quá trình gia công bằng dụng cụ cắt.  Chuyển động chạy dao (II) là chuyển động duy trì quá trình cắt, cắt hết chiều dài (hoặc chiều rộng) chi tiết, hình thành ra họ bề mặt cắt. Bề mặt chi tiết hình thành là mặt bao của họ bề mặt cắt. Chuyển động chạy dao có thể có ( tiện, khoan, phay,...) hay không có (chuôt).  Chuyển động phụ là các chyển động thay đổi lớp cắt, chuyển động chạy không, chuyển động phân độ,.... 11
  2. CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC GIA CÔNG & ĐỘNG HỌC TẠO HÌNH 12
  3. CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC GIA CÔNG & ĐỘNG HỌC TẠO HÌNH  Động học gia công là tập hợp các chuyenr động máy công cụ cung cấp cho phôi và dao để thực hiện quá trình cắt  Các thiết bị, máy cắt sẽ được thiết kế theo các sơ đồ động học gia công. Các sơ đồ động học gia công thường được tổ hợp của hai chuyển động cơ bản được truyền cho phôi và dụng cụ. Hai chuyển động đó là chuyển động quay tròn và chuyển động tịnh tiến.  Các nhóm động học gia công:  Nhóm một chuyển động: - Một chuyển động thẳng. - Một chuyển động quay tròn.  Nhóm hai chuyển động: - Hai chuyển động thẳng. - Hai chuyển động quay tròn. - Một chuyển động thẳng, một chuyển động quay tròn.  Nhóm ba chuyển động: - Hai chuyển động thẳng và một chuyển động quay tròn. - Hai chuyển động quay tròn và một chuyển động thẳng. - Ba chuyển động quay.  …… 13
  4. CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC GIA CÔNG & ĐỘNG HỌC TẠO HÌNH II. Động học tạo hình 1. Khái niệm: Chuyển động tạo hình là các chuyển động tương đối của dụng cụ và phôi trực tiếp hình thành ra bề mặt gia công. Tập hợp các chuyển động tạo hình gọi là động học tao hình. Động học tạo hình là một phần của động học gia công - Tập hợp tất cả các chuyển động tạo hình tao thành sơ đồ động học tạo hình - Các chuyển động tạo hình cần thiết để xác định bề mặt khởi thủy của dụng cụ. - Bề mặt khởi thủy của dụng cụ là bề mặt nguyên gốc ban đầu của dụng cụ khi chưa tạo hình mặt trước, mặt sau của răng dao. Khi đã tao hình xong dụng cụ cắt, các lưỡi cắt của dụng cụ (là giao tuyến của mặt trước và mặt sau) sẽ phân bố trên bề mặt khởi thủy 2. Các nhóm động học tạo hình a) Nhóm bậc 0 là tập hợp các sơ đồ động học tạo hình khi bề mặt tạo hình (bề mặt khởi thuỷ) của vật thể (dụng cụ) trùng với bề mặt nguyên gốc đầu vào (chi tiết), ví dụ, khi cắt ren bằng tarô, khi chuốt, khi đột lỗ…Trong trường hợp này chuyển động tương hỗ gọi là chuyển động “tự trượt”, “theo nhau”,”bám nhau” và để xác định bề mặt khởi thuỷ thì không cần quan tâm đến vấn đề này. 14
  5. CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC GIA CÔNG & ĐỘNG HỌC TẠO HÌNH b) Nhóm bậc 1 là sơ đồ động học tạo hình mà chuyển động tương hỗ của vật thể được tạo hình (dụng cụ) đối với mặt đã tồn tại (chi tiết) là chuyển động thẳng tịnh tiến, quay hoặc xoắn vít. Sơ đồ đặc trưng đó là của các cặp bề mặt của phần tử quay và phần đứng yên trùng nhau và tạo thành đường thẳng. Nhóm bậc 1 này có ba kiểu sơ đồ theo sự tồn tại chuyển động: - Kiểu thứ nhất chứa chuyển động thẳng đều. Ví dụ các loại dụng cụ chuốt ngoài các bề mặt tròn xoay, tiện bằng dao tiện định hình tiếp tuyến có lượng chạy dao thẳng. - Kiểu thứ hai chứa chuyển động quay Ví dụ dao phay định hình để phay các bề mặt trụ, bề mặt xoắn vít hoặc các bề mặt tròn xoay). - Kiểu thứ ba khi phay thanh răng có răng thẳng bằng dao phay lăn răng. c) Nhóm bậc 2 : chuyển động tương hỗ của cặp tạo hình (dụng cụ và chi tiết) là chuyển động quay tức thời hay tịnh tiến thẳng. Có năm kiểu sơ đồ và các cặp bề mặt liên kết của cặp động học (dụng cụ và chi tiết) lăn theo nhau không có sự trượt. Chuyển động tịnh tiến tức thời là chuyển động tổng hợp của hai chuyển động quay quanh hai trục song song có các vận tốc góc và hướng giống nhau. Các cặp bề mặt tạo bằng các bề mặt: Trụ - phẳng. Trụ - trụ (hai trụ). Côn - phẳng. Côn - côn (hai côn). 15 Vòng (vành) - vòng.
  6. CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC GIA CÔNG & ĐỘNG HỌC TẠO HÌNH d) Nhóm bậc 3 : chuyển động tương hỗ là chuyển động xoắn vít tức thời. Trong nhóm này thì các cặp bề mặt tự lăn theo nhau có sự trượt. Các cặp bề mặt gồm: Trụ - phẳng. Côn- phẳng. Hai mặt hypeboloit. Chuyển động xoắn vít tổng hợp là tổng hợp của hai chuyển động quay quanh các trục ngoài nhau, có thể hình dung nó như là sự lăn bề mặt hypeboloit theo hypeboloit có gắn theo sự trượt. Đây là trường hợp tổng quát nhất (phay bánh răng bằng dao phay lăn răng). 16
  7. CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC GIA CÔNG & ĐỘNG HỌC TẠO HÌNH 17
  8. CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC GIA CÔNG & ĐỘNG HỌC TẠO HÌNH 18
  9. CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC GIA CÔNG & ĐỘNG HỌC TẠO HÌNH 19
  10. CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC GIA CÔNG & ĐỘNG HỌC TẠO HÌNH 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2