![](images/graphics/blank.gif)
Bài giảng Công nghệ trong kỹ thuật ô tô: Chương 2 - ThS. Nghiêm Văn Vinh
lượt xem 3
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Bài giảng Công nghệ trong kỹ thuật ô tô: Chương 2 do ThS. Nghiêm Văn Vinh biên soạn nhằm cung cấp cho học viên kiến thức về đúc tạo hình như khái niệm chung phương pháp đúc, ứng dụng trong công nghệ chế tạo ô tô. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Công nghệ trong kỹ thuật ô tô: Chương 2 - ThS. Nghiêm Văn Vinh
- CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO TRONG KỸ THUẬT Ô TÔ Giảng viên: ThS. NGHIÊM VĂN VINH Đại Học Thủy Lợi Khoa Cơ khí-Bộ môn Công nghệ Cơ khí 1
- TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Fundamentals of Modern Manufacturing: Materials, Processes, Systems 3rd edition., Mikell P. Groover ( John Wiley & Sons Inc. 2007) [2] Introduction to manufacturing Processes . 3rd edition, John A. Schey; ( McGrsw – Hill, 2000) [3] Gia Công Cơ Khí, Tập 1; PGS. TS . Nguyễn Trọng Bình, Lưu Quang Huy ( NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2005) [4] Gia Công Cơ Khí, Tập 2; PGS. TS . Nguyễn Trọng Bình, Lưu Quang Huy ( NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2005) [5] Cơ sở máy công cụ, PGS. TS Phạm Văn Hùng – PGS. TS Nguyễn Phương, NXB KH và Kỹ Thuật,2007 2
- MỤC TIÊU MÔN HỌC 1. Nắm được mối liên hệ giữa các chi tiết chính trong oto và công nghệ chế tạo ra chúng. 2. Nắm được kiến thức cơ bản về các phương pháp chế tạo thông qua các quá trình công nghệ đúc, hàn, gia công tạo hình cho các loại vật liệu kim loại, chất dẻo, polime ... 3. Nắm được các kiến thức về quy trình gia công cắt gọt kim loại trên các nhóm máy công cụ khác nhau như: Tiện, Phay, Bào, Khoan, Mài ... 4. Nắm được các kiến thức cơ bản về máy công cụ, dụng cụ cắt, quá trình cắt gọt 3
- ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC Đánh giá: Điểm quá trình: 40% - Điểm chuyên cần: 20% - Bài kiểm tra: 20% Điểm thi kết thúc: 60% Hình thức thi: Viết Thời gian thi: 90 phút 4
- NỘI DUNG CHÍNH • TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO TRONG KỸ THUẬT ÔTÔ C1 • ĐÚC TẠO HÌNH C2 • GIA CÔNG KIM LOẠI BẰNG ÁP LỰC C3 C4 • CÔNG NGHỆ HÀN ỨNG DỤNG TRONG LẮP RÁP Ô TÔ HIỆN ĐẠI C5 • CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CẮT GỌT C6 • .CÔNG NGHỆ HOÀN THIỆN VÀ XỬ LÝ BỀ MẶT • MỘT SỐ CÔNG NGHỆ GIA CÔNG ĐẶC BIỆT C7 5
- CHƯƠNG II: ĐÚC TẠO HÌNH 2.1. KHÁI NIỆM CHUNG PHƯƠNG PHÁP ĐÚC, ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO OTO. Đúc là phương pháp chế tạo vật đúc bằng cách nấu chảy kim loại, rót kim loại lỏng vào khuôn. Sau khi kim loại đông đặc trong khuôn ta thu được vật đúc có hình dạng giống như lòng khuôn. 6
- 2.1. KHÁI NIỆM CHUNG PHƯƠNG PHÁP ĐÚC, ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO OTO. Vật đúc Phôi đúc Chi tiết đúc (Qua quá trình gia công → (Sử dụng ngay) Tăng độ chính xác, độ bóng 7
- CHƯƠNG II: ĐÚC TẠO HÌNH 8
- 2.1. KHÁI NIỆM CHUNG PHƯƠNG PHÁP ĐÚC, ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO OTO. 2.1.2. Đặc điểm phương pháp đúc: 9
- 2.1.3. Phân loại: 10
- 2.1.4 Ứng dụng của phương pháp đúc trong chế tạo o to: Phương pháp đúc được sử dụng nhiều trong chế tạo oto: - Đúc vỏ động cơ, nắp động cơ - Đúc thô trục khuỷu, piston, lazang… 11
- 2.1.5. Quy trình sản xuất vật đúc: 12
- 2.2. CẤU TẠO CỦA KHUÔN ĐÚC 13
- 2.2. CẤU TẠO CỦA KHUÔN ĐÚC Thông thường khuôn đúc được cấu tạo bởi hai nửa (trên và dưới) liên kết với nhau bằng chốt định vị, ngoài ra còn có các bộ phận chính như: hệ thống rót, đậu hơi, đậu ngót, lỗ xiên hơi... 14
- 2.2. CẤU TẠO CỦA KHUÔN ĐÚC 2.2.1. Hệ thống rót: Là hệ thống các bộ phận dùng để rót kim loại lỏng vào lòng khuôn, hệ thống rót gồm có: cốc rót, ống rót, rãnh dẫn kim loại lỏng, rãnh lọc xỉ. 2.2.2. Đậu hơi: Thường được bố trí ở nơi cao nhất của khuôn để tạo điều kiện thoát khí từ lòng khuôn ra ngoài. 2.2.3. Đậu ngót: Thường được bố trí ở những nơi tập trung kim loại để bù đắp kim loại bị thiếu do co ngót. 15
- 2.2. CẤU TẠO CỦA KHUÔN ĐÚC 2.2.4. Lỗ xiên hơi: Tạo điều kiên thoát khí dễ dàng tránh hiện tượng rỗ bề mặt sau khi đúc. 16
- 2.2. CẤU TẠO CỦA KHUÔN ĐÚC 2.2.5. Lõi (thao): Là bộ phận tạo nên lỗ rỗng bên trong vật đúc, hình dạng bên ngoài của lõi là hình dạng bên trong của vật đúc, lõi thường có rãnh thoát khí, xương cứng vững, gối lõi. 17
- 2.2. CẤU TẠO CỦA KHUÔN ĐÚC 2.2.6 Vật liệu làm khuôn và thao (lõi) Hỗn hợp làm khuôn, thao bao gồm cát, đất sét, chất kết dính và chất phụ gia. + Cát: Cát là thành phần chủ yếu của hỗn hợp làm khuôn, thao. Thành phần hóa học chủ yếu của cát là SiO2 (thạch anh), ngoài ra còn có đất sét và tạp chất khác. + Đất sét: Thành phần chủ yếu là cao lanh, ngoài ra còn một số tạp chất khác. Khi lượng nước thích hợp đất sét dẻo và dính, khi sấy khô, độ bền tăng nhưng giòn, dễ vỡ. Đất sét cho vào hỗn hợp làm khuôn, thao làm tăng độ dẻo, độ bền của hỗn hợp. 18
- 2.2. CẤU TẠO CỦA KHUÔN ĐÚC 2.2.6 Vật liệu làm khuôn và thao Hỗn hợp làm khuôn, thao bao gồm cát, đất sét, chất kết dính và chất phụ gia. + Chất kết dính: Là những chất được đưa vào hỗn hợp để tăng độ dẻo, độ bền của khuôn. Dầu thực vật (Dầu lanh, dầu bông, dầu trẩu...), Các chất hòa tan trong nước (Đường, mật mía, bột hồ...), Các chất kết dính hóa cứng (Nhựa thông, xi măng, bã hắc ín)... + Chất phụ: Là những chất đưa vào để tăng tính lún, tính thông khí, tăng độ bóng bề mặt khuôn và tăng khả năng chịu nhiệt. 19
- 2.2.7 Chế tạo hỗn hợp làm khuôn và thao Đem trộn các vật liệu lại theo một tỉ lệ nhất định phụ thuộc vào vật liệu, khối lượng vật đúc ta được hỗn hợp làm khuôn và thao. Hỗn hợp làm khuôn chia làm 2 loại: - Cát áo: dùng để phủ sát mẫu khi làm khuôn nên phải có độ bền, độ dẻo và độ bền nhiệt cao vì lớp cát này tiếp xúc trực tiếp với kim loại lỏng. Cát áo thường được làm bằng vật liệu mới và chiếm khoảng 10 ÷ 15% lượng cát làm khuôn. - Cát đệm: dùng để đệm phần khuôn còn lại nhằm tăng độ bền của khuôn. Cát đệm không yêu cầu cao như cát áo nhưng phải có tính thông khí cao. Thường dùng cát cũ để làm cát đệm và chiếm khoảng 85 ÷ 90% tổng lượng cát khuôn. So với hỗn hợp làm khuôn, hỗn hợp làm thao yêu cầu cao hơn vì thao làm việc ở điều kiện khắc nghiệt hơn, do đó thường tăng lượng thạch anh (SiO2), giảm tỉ lệ đất sét, chất phụ gia và phải sấy 20 thao.
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Công nghệ khuân dập
14 p |
275 |
58
-
Bài giảng Công nghệ phát điện - TS. Trương Ngọc Minh
73 p |
292 |
54
-
Bài giảng Công nghệ sản xuất đồ uống: Chương 1 - ThS. Nguyễn Ngọc Thuần
18 p |
341 |
53
-
Bài giảng Công nghệ sản xuất đồ uống: Chương 2 - ThS. Nguyễn Ngọc Thuần
58 p |
155 |
40
-
Bài giảng Công nghệ hàn nóng chảy: Chương 5 - Ngô Lê Thông
20 p |
116 |
23
-
Bài giảng Công nghệ chuyển hóa than: Phần 4 - Văn Đình Sơn Thọ
92 p |
135 |
13
-
Bài giảng Công nghệ thi công: Chương 19
25 p |
121 |
9
-
Bài giảng Công nghệ chế tạo máy 2: Bài 6 - Lê Qúy Đức
110 p |
25 |
6
-
Bài giảng Công nghệ chế tạo máy 2: Bài 5 - Lê Qúy Đức
53 p |
17 |
5
-
Bài giảng Công nghệ trong kỹ thuật ô tô: Chương 5 - ThS. Nghiêm Văn Vinh
87 p |
43 |
4
-
Bài giảng Công nghệ trong kỹ thuật ô tô: Chương 7 - ThS. Nghiêm Văn Vinh
12 p |
23 |
4
-
Bài giảng Công tác kỹ sư: Chuyên đề 7 - TS. Trần Tuấn Nam
34 p |
7 |
3
-
Bài giảng Công nghệ trong kỹ thuật ô tô: Chương 4 - ThS. Nghiêm Văn Vinh
58 p |
27 |
3
-
Bài giảng Công nghệ trong kỹ thuật ô tô: Chương 3 - ThS. Nghiêm Văn Vinh
54 p |
36 |
3
-
Bài giảng Công nghệ trong kỹ thuật ô tô: Chương 1 - ThS. Nghiêm Văn Vinh
44 p |
37 |
3
-
Bài giảng Công nghệ trong kỹ thuật ô tô: Chương 6 - ThS. Nghiêm Văn Vinh
35 p |
30 |
2
-
Bài giảng Công nghệ chế tạo phụ tùng - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
123 p |
4 |
1
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)