intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Công tác Đoàn thể - Chương I: Công tác Đảng trong trường học

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

171
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Công tác Đoàn thể: Chương I - Công tác Đảng trong trường học trình bày vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiệm vụ lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng trong trường học, phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng trong trường học, mối quan hệ giữa tổ chức đảng và chính quyền trong trường học, mối quan hệ giữa tổ chức đảng và các đoàn thể trong trường học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Công tác Đoàn thể - Chương I: Công tác Đảng trong trường học

  1. BÀI GIẢNG CÔNG TÁC ĐOÀN THỂ Chương I: CÔNG TÁC ĐẢNG TRONG TRƯỜNG HỌC 1) Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trí, 2) Hệ thống tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam 3) Nhiệm vụ lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng trong trường học 4) Phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng trong trường học 5) Mối quan hệ giữa tổ chức đảng và chính quyền trong trường học 6) Mối quan hệ giữa tổ chức đảng và các đoàn thể trong trường học
  2. 1. Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng trí, sản Việt Nam 1.1- Khái niệm lãnh đạo Lãnh đạo (lãnh: cổ áo; trông coi tất cả; thống trị; đạo: đưa đường chỉ lối) là “vạch đường lối và phương pháp hành động cho quần chúng” (ví dụ: Chẳng những phải lãnh đạo quần chúng mà ngược lại phải học hỏi quần chúng - Hồ Chí Minh)
  3. Lãnh đạo còn là “đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức, động viên thực hiện” Lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) là vạch ra đường lối, phương pháp hành động cho quần chúng và tổ chức thực hiện theo quan điểm, mục tiêu, lí tưởng của tổ chức Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.
  4. 1.2- Vị trí, vai trò lãnh đạo của ĐCSVN - Vị trí lãnh đạo của ĐCSVN  ĐCSVN là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc.
  5.  ĐCSVN là đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính tri-xã hội.
  6. - Vai trò lãnh đạo của ĐCSVN + ĐCSVN là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào yêu nước Việt Nam. Đảng ra đời ngày 03/02/1930, do đồng chí Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) sáng lập và rèn luyện, đã
  7.  lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam),  đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước,
  8.  tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc.
  9. Từ ngày thành lập đến nay, Đảng đã tiến hành mười kì Đại hội đại biểu toàn quốc. Mỗi kì Đại hội, với tư cách là “cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng”, đã quyết định đường lối, nhiệm vụ cách mạng cụ thể từng thời kì cách mạng và những chủ trương, chính sách, giải pháp lớn thực hiện những nhiệm vụ đó.
  10. + Đảng kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân, góp phần tích cực vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới.
  11.  Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam viết về vai trò của ĐCSVN : "Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".
  12. 2) Hệ thống tổ chức ĐCSVN ĐCSVN 2.1 Khái niệm hệ thống Hệ thống (hệ: sợi tơ nhỏ; liên tiếp; kết hợp; thống: hợp cả lại) là “tập hợp những bộ phận có liên hệ chặt chẽ với nhau” Hệ thống còn là “tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất”
  13. Hệ thống tổ chức ĐCSVN là “tập hợp các bộ phận, yếu tố làm thành một cấu tạo, một cấu trúc, một chỉnh thể và những chức năng chung của ĐCSVN”
  14. 2.2 Những quy định về hệ thống tổ chức ĐCSVN  Đảng ta là đảng cầm quyền, “Hệ thống tổ chức của Đảng được lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước” (Điều 10, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam).
  15. Bộ Chính trị Trung ương Đảng khoá X quy định: “Hệ thống tổ chức của Đảng được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ cấp xã, phường, thị trấn; cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp trung ương. Đây là hệ thống tổ chức cơ bản của Đảng có chức năng lãnh đạo toàn diện ở mỗi cấp và của toàn Đảng” (Quy định số 23-QĐ/TW ngày 31/10/2006)
  16.  Ở mỗi cấp trong hệ thống tổ chức hành chính bốn cấp của Nhà nước (trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn) đều lập tổ chức đảng tương ứng.
  17. 1- Tổ chức cơ sở Đảng (Đảng bộ, Chi bộ cơ sở) được lập tại đơn vị cơ sở hành chính (xã, phường, thị trấn), đơn vị sự nghiệp, kinh tế hoặc công tác đóng trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Tất cả các tổ chức cơ sở đảng “đặt sự lãnh đạo của cấp uỷ huyện, quận, thị xã, dưới thành phố trực thuộc tỉnh” (Điều 10). Tổ chức Đ ảng trong lực lượng vũ trang có quy định riêng.
  18. 2- Đảng bộ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh là cấp trên trực tiếp của các tổ chức cơ sở đảng, gồm các tổ chức cơ sở đảng (đảng bộ, chi bộ cơ sở) ở xã, phường, thị trấn và tổ chức cơ sở đảng ở các đơn vị hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp… đóng trên địa bàn.
  19. 3- Đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cấp trên trực tiếp của các đảng bộ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và đảng bộ tương đương (đảng bộ cơ quan dân chính đảng tỉnh, đảng bộ đơn vị doanh nghiệp, sự nghiệp lớn…trực thuộc cấp uỷ tỉnh, thành phố).
  20. Các đảng bộ trực thuộc Trung ương gồm 64 đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc; 02 đảng bộ khối trung ương (đảng bộ khối cơ quan Trung ương và đảng bộ khối doanh nghiệp Trung ương) và các đảng bộ quân sự, đảng bộ công an trung ương…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2