intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Công tác Đoàn thể - Chương II: Công tác Đoàn trong trường học

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

140
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Công tác Đoàn thể: Chương II - Công tác Đoàn trong trường học trình bày với người học vai trò, chức năng của Công đoàn Giáo dục, hệ thống tổ chức Công đoàn Giáo dục Việt Nam, nhiệm vụ và quyền hạn của Công đoàn Giáo dục trong trường học, mối quan hệ giữa tổ chức Công đoàn và chính quyền trong trường học, phối hợp công tác giữa Công đoàn và các tổ chức khác trong trường học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Công tác Đoàn thể - Chương II: Công tác Đoàn trong trường học

  1. BÀI GIẢNG CÔNG TÁC ĐOÀN THỂ Chương II: CÔNG TÁC CÔNG ĐOÀN TRONG TRƯỜNG HỌC 1) Vai trò, chức năng của Công đoàn Giáo dục trò, 2) Hệ thống tổ chức Công đoàn Giáo dục Việt Nam 3) Nhiệm vụ và quyền hạn của Công đoàn Giáo dục trong trường học 4) Mối quan hệ giữa tổ chức Công đoàn và chính quyền trong trường học 5) Phối hợp công tác giữa Công đoàn và các tổ chức khác trong trường học
  2. 1) Vai trò, chức năng của Công đoàn Giáo dục 1.1- Tính chất, vị trí Luật Công đoàn khẳng định: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam; là trường học xã hội chủ nghĩa của người lao động” (Điều 1).
  3. Công đoàn Giáo dục là một tổ chức công đoàn ngành trong trường học có cơ quan Trung ương trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
  4. 1.2- Vai trò, chức năng Công đoàn Giáo dục Việt Nam là một công đoàn ngành Trung ương trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ngày 22-7-1951, tại Hội nghị Công đoàn toàn quốc ở Việt Bắc, Công đoàn Giáo dục Việt Nam được thành lập (do đồng chí Nguyễn Cát Tường là Chánh Thư kí).
  5. Nhiệm vụ của Công đoàn Giáo dục Việt Nam được xác định tại Hội nghị thành lập là tập hợp, vận động cán bộ, giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, phục vụ kháng chiến.
  6. Quá trình hoạt động, hệ thống Công đoàn Giáo dục Việt Nam từ trung ương đến cơ sở đã bám sát ba chức năng của tổ chức Công đoàn; luôn năng động sáng tạo thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết chỉ thị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, góp phần thực hiện thắng lợi quá trình đổi mới và phát triển ngành giáo dục - đào tạo qua các thời kì.
  7. Phong trào thi đua, hoạt động của Công đoàn Giáo dục Việt Nam nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của ngành như cuộc vận động: “Tự học tự rèn”, “Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo”, cuộc vận động “Kỉ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, cuộc vận động xã hội hoá trường học, dân chủ hoá trong trường học, phong trào thi đua hai tốt, giỏi việc trường đảm việc nhà…
  8. 2) Hệ thống tổ chức Công đoàn Giáo dục Việt Nam (xem sơ đồ kèm theo)
  9. 3) Nhiệm vụ và quyền hạn của Công đoàn Giáo dục trong trường học - Khi thành lập, Công đoàn Giáo dục Việt Nam xác định tại Hội nghị thành lập nhiệm vụ là tập hợp, vận động cán bộ, giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, phục vụ kháng chiến.
  10. 4) Mối quan hệ giữa tổ chức Công đoàn và chính quyền trong trường học 4.1- Căn cứ pháp lí xác lập mối quan hệ - Luật Công đoàn ngày 30/6/1990 và Nghị định 133/H ĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về thi hành Luật Công đoàn;
  11. - Quyết định số 465/TTg ngày 27/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về mối quan hệ giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
  12. - Thông tư liên tịch số 12/TT-LT ngày 08/5/1992 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa các cấp chính quyền và Công đoàn trong ngành giáo dục và đào tạo.
  13. 4.2- Nguyên tắc chung • - Chính quyền và Công đoàn đều là thành viên của hệ thống chính trị có cùng mục tiêu chung là thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của nhà trường và chăm lo vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.
  14. - Tạo sự nhất trí cao về quan điểm không ngừng nâng cao hiệu lực bộ máy quản lí nhà nước của chính quyền các cấp, song song với việc xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh
  15. - Quan hệ bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền độc lập về tổ chức và các quyền khác của mỗi tổ chức
  16. • - Hiệu trưởng khi thực hiện chức năng quản lí nhà nước của mình mà có liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn, lợi ích của cán bộ, giáo viên và người lao động, nhất thiết phải có sự phối hợp bàn bạc với Công đoàn cùng cấp.
  17. 4.3- Nội dung mối quan hệ giữa tổ chức Công đoàn và chính quyền trong trường học - Mối quan hệ phối hợp trong công tác quản lí ngành + Khi xây dựng chương trình công tác: Các cấp chính quyền khi xây dựng chương trình, kế hoạch công tác từ 3 tháng trở lên đối với cấp trên cơ sở, 1 tháng trở lên đối với cấp cơ sở, cần thông báo dự thảo và cung cấp thông tin cần thiết cho công đoàn cùng cấp để nghiên cứu và chuẩn bị đóng góp ý kiến có hiệu quả.
  18. + Tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức: Thủ trưởng đơn vị và Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp có trách nhiệm chuẩn bị nội dung, tổ chức Hội nghị đúng nội dung, quy trình, thời gian quy định.
  19. + Khi xây dựng quy hoạch cán bộ: Thủ trưởng cơ quan quản lí có trách nhiệm phối hợp với công đoàn cùng cấp xây dựng quy hoạch cán bộ quản lí cùng với việc xây dựng quy hoạch cán bộ công đoàn các cấp. Công đoàn tham gia với chính quyền chỉ đạo quá trình thực hiện dân chủ, công khai việc chọn cử, đề bạt, bầu nhân sự các vị trí công tác quản lí.
  20. + Khi xây dựng quy trình, nội dung, chỉ tiêu thi đua, nghiên cứu khoa học: Các cấp công đoàn phối hợp chính quyền đồng cấp thực hiện theo cơ chế: Thủ trưởng đơn vị quản lí giáo dục chỉ đạo phong trào thi đua; Công đoàn động viên, giáo dục quần chúng thực hiện có kết quả các mục tiêu, định mức đề ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2