intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Da liễu: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản

Chia sẻ: Lôi Vô Kiệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Da liễu gồm 8 chương sau, tiếp tục cung cấp cho sinh viên những nội dung về: bệnh herpes; hội chứng loét sinh dục; hội chứng tiết dịch niệu đạo; bệnh hạ cam mềm; bệnh giang mai; bệnh mào gà; bệnh phong; trúng độc da do thuốc;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Da liễu: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản

  1. BÀI 10. BỆNH HERPES Mục tiêu học tập Sau bài học này sinh viên có khả năng 1. Trình bày tác nhân gây bệnh và yếu tố thuận lợi gây tái phát bệnh Herpes 2. Mô tả triệu chứng của bệnh Herpes 3. Nêu chẩn đoán và điều trị bệnh Herpes 1. Đại cƣơng - Herpes là bệnh thƣờng gặp do nhiễm siêu vi gây tổn thƣơng ở da, niêm mạc, hiếm ở nội tạng và rất hay tái phát. Tác nhân gây bệnh là Herpes simplex virus, vị trí gây bệnh thƣờng gặp là môi – miệng và vùng sinh dục. - Bệnh lây trực tiếp từ ngƣời bệnh sang ngƣời lành qua tiếp xúc trực tiếp qua da, niêm mạc: hôn, quan hệ tình dục… - Khoảng 1/3 bệnh nhân bị herpes ở môi tái phát 1 lần/năm, trong đó có ½ bệnh nhân tái phát ít nhất 2 lần/năm. - Yếu tố thuận lợi gây tái phát do suy giảm miễn dịch cơ thể nhƣ: thƣờng là kích thích da niêm (tia cực tím), rối loạn hormone (kinh nguyệt), stress về tâm lý và thể chất, nhiễm trùng toàn thân, giao hợp, thuốc, hóa chất… - Herpes sinh dục thƣờng hay tái phát, 50 – 80% bệnh nhân tái phát 1 đến 2 lần trong năm, 2% tái phát mỗi tháng. 2. Triệu chứng lâm sàng 2.1. Herpes nguyên phát viêm miệng - lợi cấp tính: Thƣờng xảy ra ở trẻ từ 6 tháng - 3 tuổi. Thời gian ủ bệnh từ 3 - 6 ngày. Sốt cao 39oC, khó nuốt, tăng tiết nƣớc bọt. khám thấy lợi sƣng to, chảy máu, vết trợt nhỏ màu xám có viền đỏ, hoặc tập hợp thành hình đa cung, đôi khi có mụn nƣớc mọc thành chùm, hoặc đóng mài ở môi. Hạch cổ, hàm to và đau. 2.2. Herpes sinh dục nguyên phát - Thời gian ủ bệnh 2 – 20 ngày, trung bình 6 ngày. Triệu chứng tổng quát gồm nhức đầu, sốt, mệt mỏi. - Sang thƣơng da đặc trƣng là hồng ban mụn nƣớc mọc thành chùm. Thƣờng có cảm giác khó chịu, ngứa, rát, dị cảm vùng da niêm sắp nổi tổn thƣơng. Sau 6 – 54
  2. 8 giờ nổi hồng ban rồi mụn nƣớc mọc thành chùm. Mụn nƣớc vỡ nhanh, sau 24 giờ để lại những vết trợt tròn. - Vị trí sang thƣơng ở nữ thƣờng gặp là âm hộ, âm đạo, cổ tử cung; ở nam thƣờng gặp ở bao dƣơng vật hoặc rãnh qui đầu. Bóp sang thƣơng gây đau. 2.3. Herpes tái phát - Đây là dạng thƣờng gặp trên lâm sàng. Thƣờng bệnh khởi phát khi có yếu tố thuận lợi. - Khởi đầu bệnh nhân có cảm giác đau, rát, kim châm, ngứa ở vùng sắp nổi hồng ban. Vài giờ sau giai đoạn hồng ban, mụn nƣớc bắt đầu xuất hiện, thành chùm, đôi khi hợp lại tạo thành bóng nƣớc, tiếp theo là vỡ ra để lại các vết trợt, đóng mài trong vài ngày. Bệnh lành tự nhiên sau 1 – 2 tuần. Dấu hiệu toàn thân thƣờng nhẹ hoặc không có. Herpes ở môi (chùm mụn nước/nền hồng ban) Herpes âm hộ (vết trợt) Herpes dương vật (vết trợt) 55
  3. 3. Chẩn đoán và điều trị 3.1. Chẩn đoán: dựa vào lâm sàng dựa vào chùm mụn nƣớc, trên nền hồng ban, hay tái phát 3.2. Điều trị: Điều trị mục đích là hạn chế sự lan tỏa của thƣơng tổn, phòng tái phát. Vì vậy phải loại trừ các yếu tố thuận lợi cho sự tái phát bệnh và nâng cao sức đề kháng Điều trị bao gồm: - Điều trị tại chỗ: chống bội nhiễm bằng thuốc tím pha loãng 1/10.000 rửa tổn thƣơng. Thoa dung dịch sát trùng màu Milian, eosin 2%. - Điều trị toàn thân: vitamin C liều cao, thuốc kháng virus herpes đƣợc chỉ định trong herpes sinh dục. + Bệnh lần đầu tiên: Acyclovir 400mg x 3 lần/ngày x 7 ngày, uống. + Bệnh tái phát: Acyclovir 400mg x 3 lần/ngày x 5 ngày, uống. 56
  4. BÀI 11. HỘI CHỨNG LOÉT SINH DỤC Mục tiêu học tập Sau bài học này sinh viên có khả năng 1. Xác định tầm quan trọng và nêu nguyên nhân thường gặp của loét sinh dục 2. Nêu chẩn đoán hội chứng loét sinh dục 3. Nêu phác đồ điều trị bệnh nhân loét sinh dục và tư vấn các biện pháp dự phòng loét sinh dục 1. Đại cƣơng Loét sinh dục là tình trạng mất lớp biểu mô của da hay niêm mạc của cơ quan sinh dục. Loét sinh dục là một hội chứng rất thƣờng gặp trong da liễu. Nhiều bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục gây nên hội chứng loét sinh dục. Bệnh loét sinh dục ngày càng trở nên quan trọng vì loét sinh dục là một trong số các bệnh có nhiều nguy cơ lây nhiễm HIV Bao gồm: + Trợt: tổn thƣơng mất lớp biểu mô và phần rất nông của lớp bì, lành không để lại sẹo. + Loét: tổn thƣơng sâu, có thể toàn bộ lớp bì, lành để lại sẹo. + Săng: trợt hoặc loét có vị trí tại điểm xâm nhập của tác nhân gây bệnh, thí dụ: săng giang mai, hạ cam mềm… 2. Nguyên nhân Do nhiều nguyên nhân gây nên trong đó bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục chiếm tỉ lệ cao, thƣờng gặp là bệnh hạ cam mềm, herpes, giang mai, hột xoài,… Các tác nhân gây loét sinh dục  Tác nhân gây bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục: Treponema pallidum (giang mai), Herpes simplex virus type 2 (Herpes), Haemophilus Ducreyi (hạ cam mềm), Chlamydia trachomatis scrovars L (hột xoài), Camlymmatobacterium (u hạt bẹn), Sarcoptes scabiei (ghẻ). 57
  5.  Những nguyên nhân khác thƣờng gặp: hồng ban sắc tố cố định tái phát, chấn thƣơng, bệnh ác tính.  Nguyên nhân ít gặp: Bệnh ghẻ, u hạt bẹn 3. Chẩn đoán 3.1. Lâm sàng Giang mai 1 Herpes sinh dục Hạ cam mềm Hột xoài U hạt bẹn Thời gian 10-90 ngày 2 – 7 ngày 3 – 5 ngày 3 ngày đến 6 1 – 4 tuần, ủ bệnh (TB 3 tuần) tuần có thể đến 6 tuần Sang Vết lở (săng Mụn nƣớc trên Sẩn hay mụn Sẩn, mụn mủ, Sẩn thương giang mai) nền hồng ban mủ hồng ban mụn nƣớc căn bản Số lượng Thƣờng 1 Các mụn nƣớc Thƣờng 1-3, Thƣờng 1 Thay đổi sang nông có thể nhiều thương hơn Đường 5 – 15mm 1 – 2mm 2 – 20mm 2 -10mm Thay đổi kính Bờ sang Giới hạn rõ, gồ Hồng ban Không đều, Gồ cao, tròn, Gồ cao, thương cao, hình bầu xói mòn bầu dục không đều dục hay tròn Độ sâu Nông hay sâu Nông Đào sâu Nông hay sâu Gồ cao Đáy Trơn láng Thanh dịch, hồng Mủ Thay đổi Đỏ và nhám ban Nền Cứng Không Mềm Thỉnh thoảng Cứng cứng Đau Thỉnh thoảng Thƣờng gặp Rất đau Thay đổi Không thƣờng gặp Hạch Cứng, không Cứng, đau 2 bên Đau có thể Đau có thể Bệnh giả đau, hai bên mƣng mủ, một mƣng mủ, một hạch bên bên 58
  6. Độ sâu các tổn thương niêm mạc 3.2.Cận lâm sàng - Soi - Huyết thanh học - Cấy - Tế bào học 4. Phác đồ điều trị 4.1. Phác đồ điều trị giang mai Dùng 1 trong các thuốc sau - Benzathine Penicillin 2,4 triệu đơn vị, tiêm bắp, liều duy nhất (test). Dị ứng Penicillin thay thế bằng: - Doxycyclin 100mg x 2 lần/ngày x 15 ngày, uống. Hoặc Tetracycline 500mg x 4 lần/ngày x 15 ngày, uống. Hoặc Erythromycin 500mg x 4 lần/ngày x 15 ngày, uống. Hoặc 4.2.Phác đồ điều trị Hạ cam mềm Dùng 1 trong các thuốc sau + Ceftriaxon 250mg, tiêm bắp, liều duy nhất. Hoặc + Azithromycin 1g, uống, liều duy nhất. Hoặc + Ciprofloxacin 500mg x 3 lần/ngày x 3 ngày, uống 59
  7. 4.3.Phác đồ điều trị Herpes sinh dục Dùng 1 trong các thuốc sau + Bệnh lần đầu tiên: Acyclovir 400mg x 3 lần/ngày x 7 ngày, uống. ( Hoặc 200mgx 5 lần/ngày x 7 ngày, uống) + Bệnh tái phát: Acyclovir 400mg x 3 lần/ngày x 5 ngày, uống. 5. Tƣ vấn - Tuân thủ phác đồ điều trị - Khám lại theo đúng lịch hẹn - Loét sinh dục nhất là Herpes sinh dục có nguy cơ nhiễm HIV cao - Thực hiện an toàn tình dục - Giáo dục sức khỏe, tƣ vấn về bệnh, điều trị bạn tình (nếu có bệnh), tái khám và theo dõi điều trị. - Thông báo các địa điểm tƣ vấn Xét nghiệm HIV 60
  8. BÀI 12. HỘI CHỨNG TIẾT DỊCH NIỆU ĐẠO Mục tiêu học tập Sau bài học này sinh viên có khả năng 1. Mô tả hội chứng tiết dịch niệu đạo, tác nhân gây hội chứng tiết dịch niệu đạo 2. Trình bày chẩn đoán và điều trị hội chứng tiết dịch niệu đạo 3. Liệt kê các biến chứng của hội chứng tiết dịch niệu đạo 4. Nêu cách phòng bệnh của hội chứng tiết dịch niệu đạo 1. Đại cƣơng - Hội chứng tiết dịch niệu đạo bao gồm viêm niệu đạo do lậu và không do lậu. Đây là bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục (BLTQĐTD) thƣờng gặp nhất ở nam giới. - Hội chứng bao gồm: sự chảy dịch từ lỗ niệu đạo kèm những triệu chứng nhƣ tiểu buốt, tiểu khó. - Tác nhân gây hội chứng tiết dịch niệu đạo: do nhiều tác nhân gây ra, đặc biệt là lậu cầu (Neissria gonorrhoeae), Chlamydia trachomatis. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 40 – 60% viêm niệu đạo là do Chlamydia trachomatis, khoảng 40% là do lậu cầu, các tác nhân khác chiếm không đáng kể (herpes, nấm candida..). - Cách lây truyền: chủ yếu qua đƣờng tình dục do tiếp xúc với ngƣời có bệnh Khoảng 30% phụ nữ trong giai đoạn hoạt động tình dục có thể tìm thấy Chlamydia trachomatis ở cổ tử cung, âm đạo dù có hay không biểu hiện lâm sàng vẫn có thể lây truyền cho ngƣời tình. 2. Chẩn đoán 2.1.Lâm sàng Hỏi bệnh - Thời gian ủ bệnh rất quan trọng: + Nếu do lậu thƣờng 3 – 5 ngày sau tiếp xúc tình dục + Không do lậu thì trên 2 tuần sau tiếp xúc tình dục 61
  9. - Biểu hiện: Dịch niệu đạo xuất hiện sau giao hợp hay tự nhiên, hay sau vuốt dọc niệu đạo hoặc đại tiện; diễn tiến cấp tính hay từ từ, dịch mủ, nhầy hay máu; dịch ra thƣờng xuyên, gián đoạn hay chỉ mỗi buổi sáng. - Triệu chứng cơ năng: rát bỏng, ngứa, tiểu khó, tiểu gián đoạn. - Triệu chứng khác: đau và khó chịu ở hố chậu, bìu, đùi, đau buốt trong hoặc sau xuất tinh. Khám bệnh - Đánh giá cơ quan sinh dục ngoài , tình trạng viêm miệng sáo, qui đầu, hạch bẹn. - Khám bìu đánh giá kích thƣớc, độ nhạy cảm của tinh hoàn - Khám ngƣời tiếp xúc sinh lý - Khám lỗ niệu đạo xem chất dịch tiết: màu sắc, độ dính, số lƣợng. Dịch mủ niệu đạo do lậu Tiết dịch niệu đạo bất thường 62
  10. Phân biệt viêm niệu đạo do lậu và không do lậu ở phái nam Viêm niệu đạo do lậu Viêm niệu đạo không do lậu Thời gian ủ bệnh 3 – 5 ngày Trên 15 ngày Triệu chứng đường Rầm rộ Âm thầm tiểu Tiểu mủ +++ ++ Tiểu gắt ++ + Tiểu nhiều lần + + Tính chất mủ Vàng xanh, loảng, ra Vàng cam, đặc, ít, thƣờng ra vào liên tục buổi sáng. Miệng sáo (lỗ tiểu) Đỏ, có thể sƣng Thƣờng ít đỏ Số người tiếp xúc Nhiều hơn 1 ngƣời Thƣờng 1 ngƣời sinh lý 2.2. Cận lâm sàng - Xét nghiệm dịch tiết tìm lậu cầu: Thƣờng viêm niệu đạo là nhiễm trùng phối hợp (35 – 40%) trƣờng hợp. + Nếu tiết dịch ít thì lấy dịch tiết buổi sáng cách 4 giờ sau khi đi tiểu + Nếu dịch tiết nhiều lấy thời điểm khác. - Tiến hành nhuộm gram sẽ cho phép chẩn đoán nhanh bệnh lậu với hình ảnh song cầu gram âm nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân trung tính. Đây là xét nghiệm rẻ tiền, thƣờng đƣợc sử dụng để chẩn đoán bệnh lậu tuyến cơ sở, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao (trên 90%) - Lấy bệnh phẩm trong niệu đạo: để tìm nấm (soi trực tiếp, với dung dịch KOH 10%), Chlamydia trachomatis (cấy tế bào, ELISA)… 63
  11. 4. Điều trị 4.1. Nguyên tắc điều trị - Chẩn đoán sớm và điều trị đúng phác đồ để tránh biến chứng và hạn chế sự lờn thuốc - Điều trị ngƣời đồng sàng - Các huyết thanh chẩn đoán giang mai, HIV để phát hiện bệnh đi kèm - Điều trị lậu kết hợp điều trị Chlamydia trachomatis vì tính chất dịch tễ học trong điều kiện thiếu phƣơng tiện xét nghiệm - Chỉ kết luận khỏi bệnh khi cấy 2 lần liên tiếp âm tính hoặc không tiết dịch niệu đạo với nghiệm pháp tái kích thích. Nghiệm pháp tái kích thích: cho cơ hội tìm lậu cầu cao hơn: - Cho BN uống rƣợu, bia, café hoặc thức khuya, lao động nặng. Sáng hôm sau cho BN nhịn tiếu và xét nghiệm dich tiết. - Nếu không có dịch tiết thì dùng 1 que cho sâu vào niệu đạo 2cm lấy bệnh phẩm. 4.2. Điều trị: Nếu không có xét nghiệm đặc hiệu Kháng sinh điều trị: theo nguyên nhân lậu cầu và không do lậu cầu ( do Chlamydia trachomatis) Nguyên nhân Kháng sinh Liều/ngày Thời gian điều trị Ceftriaxone 250mg (TB) Liều duy nhất, hoặc Lậu cầu: Spectinomycine 2g (TB) Liều duy nhất, hoặc Phác đồ ưu tiên Ciprofloxacin 500mg (uống) Liều duy nhất, hoặc Lậu cầu: Ofloxacine 400mg (uống) Liều duy nhất Phác đồ thay thế Điều trị lậu kết Doxycycline 100mg x 2 (uống) 7 ngày hợp viêm niệu đạo không do lậu ( nơi Erythromycin 500mg x 4 (uống) 7 ngày không có XN xác Azithromycin 1g (uống) Liều duy nhất định Chlamydia trachomatis) Ofloxacin 200mg x 2 (uống) 7 ngày 64
  12. 5. Biến chứng - Ở nam: Viêm bàng quang, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, ống dẫn tinh dễ dẫn đến vô sinh - Ở nữ: Triệu chứng âm thầm thƣờng không rõ ràng, thƣờng là ngƣời mang mầm bệnh, 50% không có biến chứng, số còn lại bị tiểu khó, tiết dịch âm đạo hoặc chảy máu âm đạo, viêm cổ tử cung. Có thể có viêm phần phụ gây vô sinh - Ở trẻ em: Đƣờng lây truyền do tiếp xúc quần áo có nhiễm lậu, hay do tiếp xúc tình dục - Ở trẻ sơ sinh: Viêm kết mạc mắt do lậu là do tiếp xúc với âm đạo của mẹ bị nhiễm lậu. 6. Phòng bệnh - Cá nhân: + Khuyến cáo sử dụng bao cao su khi tiếp xúc tình dụcvới banh tình mới + Hạn chế thay đỏi bạn tình - Cộng đồng: + Giáo dục giới tính tập trung chủ yếu vào độ tuổi vị thành niên + Khám định kỳ, xét nghiệm để phát hiện bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục đối với những đối tƣợng có nguy cơ cao. 65
  13. BÀI 13. BỆNH HẠ CAM MỀM Mục tiêu học tập Sau bài học này sinh viên có khả năng 1. Nêu nguyên nhân và dịch tễ học của bệnh hạ cam mềm 2. Nêu chẩn đoán bệnh hạ cam mềm 3. Nêu điều trị bệnh hạ cam mềm 4. Nêu cách phòng bệnh hạ cam mềm 1. Đại cƣơng - Hạ cam mềm là một trong những bệnh lây truyền qua đƣờng sinh dục cấp tính, gây loét khu trú bộ phận sinh dục - hậu môn. Biến chứng viêm hạch bẹn. - Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ, tỉ lệ 3/1,thƣờng gặp ở nƣớc đang phát triển. Ở Mỹ bệnh hạ cam mềm thƣờng đi kèm HIV. Khoảng 10% bệnh hạ cam mềm thƣờng đi kèm giang mai và Herpes sinh dục. Ở Châu phi, nhiều nghiên cứu cho thấy hạ cam mềm làm tăng tỉ lệ HIV ở những ngƣời giao hợp lƣỡng giới . - Nguyên nhân bệnh do vi khuẩn Haemophilus Ducreyi, gam (-), yếm khí. 2. Chẩn đoán: Chẩn đoán xác định dựa vào - Tiền sử quan hệ tình dục - Thời gian ủ bệnh, - Lâm sàng: Săng hạ cam mềm - Cận lâm sàng 2.1. Lâm sàng 2.1.1. Thời kỳ ủ bệnh: ngắn, từ 3 – 5 ngày ( hiếm khi hơn 10 ngày) Triệu chứng chính là săng không có hạch 2.1.2. Săng hạ cam mềm Săng hạ cam: Là sẩn mềm đƣợc bao quanh bởi quầng hồng ban, sau 24- 48 giờ sẩn có mủ, rồi vỡ vết loét, hình tròn, đƣờng kính từ 1 – 1 mm. Bờ vết loét rõ, bờ có thể tróc, là bờ đôi với 2 viền, ngoài màu đỏ, viền trong màu vàng do mủ. Bề 66
  14. mặt vết loét có màu vàng, đáy không bằng phẳng, có những chồi thịt nhỏ, nhiều mạch máu, nhiều vết loét nhỏ. Săng hạ cam thƣờng nằm trên nền sƣng phù, mềm, đau khi bóp. Thƣờng có nhiều săng do tự lây lan Vị trí săng: Nam thƣờng ở mặt trong hoặc ngoài bao da qui đầu, qui đầu. Nữ thƣờng ở âm hộ, môi lớn, môi bé, có khi ở âm đạo, cổ tử cung. Vị trí khác ít hơn nhƣ hậu môn, quanh hậu môn, vú, miệng… Săng hạ cam mềm âm hộ Săng hạ cam mềm dƣơng vật 2.1.3. Hạch hạ cam mềm - Hạch hạ cam mềm là biến chứng, không phải triệu chứng. - Hạch chỉ có 50% trƣờng hợp, thƣờng ở nam hiếm khi ở nữ. - Hạch xuất hiện trong 1 – 2 tuần sau khi có săng do bệnh nhân đi lại nhiều - Thƣờng là 1 hạch, ở 1 bên bẹn. Hạch sƣng to dần, nung mủ, nếu không điều trị, hạch vỡ tạo lỗ dò ra da, chảy mủ màu sô cô la, máu ra ngoài. Lỗ dò khi bể sẽ tạo một săng mới. 2.2. Cận lâm sàng Lấy bệnh phẩm ở đáy vết loét: Nhuộm Gram Giemsa, trực khuẩn bắt màu Gr (-) giống nhƣ đàn cá bơi nhƣng khó phát hiện do lẫn nhiều vi khuẩn khác. 2.3 Chẩn đoán phân biệt - Săng giang mai : 6 tính chất nhƣ mô tả cổ điển 67
  15. - Herpes sinh dục: Mụn nƣớc thành chùm trên nền hồng ban, không có hạch, thƣờng hay tái phát. Tiền triệu ngứa hoặc đau. - Nhiễm độc da, dị ứng thuốc: Nhiều vết trợt da ở bộ phận sinh dục. Tổn thƣơng tƣơng tự ở miệng, môi và các vị trí khác 3. Điều trị 3.1. Nguyên tắc - Tầm soát các bệnh lây truyền đƣờng tình dục khác - Điều trị cho bệnh nhân và ngƣời đồng sàng - Điều trị toàn thân và tại chỗ - Nằm nghỉ 3.2. Điều trị - Tại chỗ + Đắp thuốc tím + Bôi : Milian, povidin - Toàn thân: Dùng 1 trong các kháng sinh sau + Ceftriaxon 250mg, tiêm bắp, liều duy nhất, hoặc + Azithromycin 1g, uống, liều duy nhất, hoặc + Erythromycin 500mg x 4 lần/ngày x 7 ngày uống, hoặc + Ciprofloxacin 500mg x 2 lần/ngày x 3 ngày, uống ( chống chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú) - Theo dõi điều trị: nếu đáp ứng điều trị thì sau 3 ngày vết loét sẽ giảm triệu chứng, lành sau 7 – 10 ngày. Nếu không giảm về lâm sàng xem xét bệnh tình dục khác đi kèm không (giang mai, HIV, suy giảm miễn dịch...). - Hạch lành chậm hơn, đôi khi cần phải hút mủ. (nếu hạch có mủ) - Hạch cứng thì nằm nghỉ, đắp ấm 4. Phòng bệnh Cách Phòng bệnh hạ cam mềm giống các bệnh lây truyền đƣờng tình dục khác. 68
  16. BÀI 14. BỆNH GIANG MAI Mục tiêu học tập Sau bài học này sinh viên có khả năng 1. Nêu được nguyên nhân và dịch tễ học của bệnh giang mai 2. Trình bày phân loại và diễn tiến chung của bệnh giang mai 3. Nêu chẩn đoán bệnh giang mai 4. Nêu điều trị bệnh giang mai 5. Nêu biện pháp phòng ngừa bệnh giang mai 1. Đại cƣơng - Bệnh lây qua đƣờng quan hệ tình dục, hay tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn, tác nhân gây bệnh là xoắn khuẩn Treptonema pallidum, bệnh gây tổn thƣơng nhiều cơ quan nhƣ da, niêm mạc, cơ xƣơng, tim, mạch, thần kinh… Nếu không điều trị, xoắn khuẩn giang mai từ mẹ sẽ vào thai nhi gây giang mai bẩm sinh. - Dịch tể học: tuổi mắc bệnh là độ tuổi sinh hoạt tình dục, nam nhiều hơn nữ tỉ lệ 2 đến 4 lần. Năm 2000, tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh bệnh giang mai chiếm 3,4% tổng số bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục 2. Phân loại và diễn tiến chung của bệnh giang mai 2.1. Theo cổ điển: dựa vào biểu hiện lâm sàng 2.1.1. Giang mai thời kỳ I: Biểu hiện là săng và hạch. Giai đoạn này kéo dài khoảng 6 tuần và chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn tiền huyết thanh có biểu hiện lâm sàng nhƣng phản ứng huyết thanh giang mai VDRL (-). Giai đoạn huyết thanh xuất hiện khoảng 2 tuần sau khi có săng và phản ứng huyết thanh giang mai VDRL (+). 2.1.2. Giang mai thời kỳ II: Giang mai thời kỳ II là giai đoạn xoắn khuẩn tràn lan. Có triệu chứng toàn thân nhƣ nóng, sốt. Sang thƣơng chủ yếu ở da và niêm mạc với biểu hiện đa dạng và nông, khi lành không để sẹo. Thời kỳ này kéo dài khoảng 2 năm. 69
  17. 2.1.3. Giang mai thời kỳ III: Giang mai thời kỳ III: xuất hiện trễ sau nhiều năm tiềm ẩn (5 năm, 10 năm, hoặc hơn). Biểu hiện ở da và nội tạng, tổn thƣơng sâu, khi lành để lại sẹo. 2.1.4. Giang mai tiềm ẩn: Giang mai không có biểu hiện lâm sàng chỉ có phản ứng huyết thanh giang mai dƣơng tính, giai đoạn này có thể kéo dài nhiều năm. Khoảng 70% bệnh nhân vẫn ở giai đoạn tiềm ẩn suốt đời. Giai đoạn tiềm ẩn chia thành tiềm ẩn sớm từ 2 năm trở lại và giai đoạn tiềm ẩn muộn từ hơn 2 năm . 2.2. Theo phân loại mới: dựa vào khoảng thời gian bị nhiễm và khả năng truyền nhiễm 2.2.1. Giang mai sớm Giang mai sớm gồm giang mai thời kỳ I, giang mai thời kỳ II và giang mai tiềm ẩn sớm. Giai đoạn này rất lây lan nhƣng đáp ứng với điều trị tốt. 2.2.2. Giang mai muộn Giang mai muộn gồm giang mai tiềm ẩn muộn và giang mai thời kỳ III. Giai đoạn này điều trị ít hiệu quả. 3. Chẩn đoán 3.1 Giang mai thời kỳ I: Là giai đoạn đầu của bệnh, đặc trƣng là săng và hạch. Thời kỳ ủ bệnh: trung bình 3 tuần, có thể thay đổi từ 10 đến 100 ngày. Săng giang mai: thƣờng gặp ở bộ phận sinh dục hoặc ngoài bộ phận sinh dục. Săng là vết lở tròn hay bầu dục, đƣờng kính vài mm đến vài cm, giới hạn rõ, đều đặn, không bờ, đáy sạch, trơn, bóng láng, màu đỏ nhƣ thịt tƣơi, bóp không đau, nền cứng. Số lƣợng thƣờng là 1. Tiến triển:  Có điều trị săng sẽ lành trong vòng 1-2 tuần, để lại sẹo tăng hoặc giảm sắc tố  Không điều trị: săng lành chậm hơn khoảng 3-6 tuần, để lại sẹo. Xấp xỉ 25% nhiễm trùng sẽ trực tiếp tiến triển đến giang mai thời kỳ II, 75% đi vào giai đoạn tiềm ẩn. 70
  18. Săng giang mai Hạch giang mai: xuất hiện 5 – 6 ngày sau khi có săng, 70 – 80% trƣờng hợp có hạch ở giang mai thời kỳ I. Vị trí cùng bên với săng . Nhiều hạch chụm lại thành nhóm, lớn nhỏ không đều, có 1 hạch lớn nhất gọi là hạch nhóm trƣởng. Hach chắc, di động, không viêm, không làm mủ. 3.2. Giang mai thời kỳ II: Rất lây dao sự lan tràn của xoắn khuẩn trong máu Giang mai thời kỳ II bắt đầu trung bình 60 ngày sau khi bị nhiễm cho đến 2 năm, tổn thƣơng đa dạng ở da, niêm mạc, đôi khi ở nội tạng, không sâu, lành không để để sẹo. Trƣớc khi có ban đào (ban giang mai): có sự lan tràn vi khuẩn giang mai khắp cơ thể. 3.2.1. Biểu hiện một số triệu chứng tổng quát nhƣ: - Sụt cân, sốt nhẹ, mệt mỏi nhức đầu, đau họng, đau cơ,đau khớp . - Hạch 5- 85 % trƣờng hợp, hạch chắc, di động, không đau, không làm mủ. Vị trí : sau tai, cổ , thƣợng đòn, nách, phân bố đối xứng. - Rụng tóc: khoảng 7%, nhiều mảng rụng tóc nhỏ, rụng lƣa thƣa không đều, giống rừng thƣa, không để sẹo. 3.2.2. Thƣơng tổn ở da hay còn gọi là ban giang mai - Ban đào giang mai: dát màu hồng lợt giống hoa đào, kích thƣớc 1 đến 2cm, giới hạn không rõ, biến mất khi đè, không vẩy, không mài, không sẩn, không ngứa. Vị trí: Bắt đầu nổi ở 2 bên hông, ngực, lan ra thân mình, gốc tứ chi. Ban không có ở mặt. 71
  19. - Ban sẩn giang mai, sẩn vẩy, dạng vẩy nến:thƣơng tổn hơi nhô lên mặt da, kích thƣớc 2-5mm, hình tròn, màu hơi tái, sờ chắc thâm nhiễm, có thể liên kết tạo thành mảng. Vị trí: thân, mặt, mặt duỗi cánh tay, cẳng chân, đặc biệt là thƣơng tổn ở lòng bàn tay, lòng bàn chân là các sẩn có bề mặt phẳng có viền vẩy mỏng ở xung quanh. 3.2.3. Thƣơng tổn ở niêm mạc: - Mảng niêm mạc: mảng màu xám, sau đó thƣợng bì tróc ra thành vết trợt không đau. Vị trí ở mép miệng (1 bên), cổ, họng, thanh quản, sinh dục, hậu môn. - Sẩn ƣớt giang mai: là những sẩn màu hồng nhạt, hơi tái, bề mặt trải rộng, rất ẩm ƣớt và không có cuống. Vị trí phổ biến vùng sinh dục, hậu môn. 3.2.4. Biểu hiện khác: Viêm mống mắt, viêm cầu thận, viêm xƣơng, viêm dây thần kinh Ban đào giang mai 72
  20. Sẩn giang mai Sẩn giang mai Ban giang mai Ban giang mai Loét do giang mai Loét do giang mai 73
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
24=>0