intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Đảm bảo và kiểm soát chất lượng phần mềm: Chương 1 - Nguyễn Mạnh Tuấn

Chia sẻ: 653543 653543 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

112
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 1: Tổng quát về đảm bảo và kiểm soát chất lượng phần mềm. Chương này giúp người học nắm bắt được những nội dung cơ bản như: Chất lượng là gì? Khái niệm về phần mềm, đặc trưng của phần mềm, chất lượng phần mềm – Theo ISO 9126,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Đảm bảo và kiểm soát chất lượng phần mềm: Chương 1 - Nguyễn Mạnh Tuấn

  1. ĐẢM BẢO VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG Chương 1: Tổng quát về Đảm Bảo và Kiểm Soát chất lượng phần mềm HCM – Jan-16 1/4/2016 1
  2. Chất lượng là gì? Chất lượng sản phẩm là mức độ đạt được các đặc trưng hay những thuộc tính nào đó của nó. Chẳng hạn:  Chất lượng thiết kế (cấu trúc)  Sự hoàn thiện (tính năng, kiểu dáng…)  Sự lâu bền (thời gian dùng, tính khấu hao…) Định nghĩa khác: Chất lượng của sản phẩm được thể hiện bằng các đặc trưng phù hợp với đặc tả của nó 1/4/2016 Trang 2
  3. Khái niệm về phần mềm Phần mềm là gì? Được xem xét ở hai góc độ:  Góc nhìn người dùng  Góc nhìn chuyên viên tin học 1/4/2016 Trang 3
  4. Khái niệm về phần mềm Phần mềm dưới góc nhìn của người sử dụng:  Chương trình thực thi được trên máy tính hoặc các thiết bị chuyên dụng khác  Nhằm hỗ trợ cho các nhà chuyên môn trong từng lĩnh vực chuyên ngành thực hiện tốt hơn các thao tác nghiệp vụ của mình 1/4/2016 Trang 4
  5. Khái niệm về phần mềm Phần mềm dưới góc nhìn của chuyên viên Tin học:  Đây là một hệ thống bao gồm 3 thành phần cơ bản: • Thành phần giao tiếp • Thành phần xử lý • Thành phần lưu trữ  Cần được xây dựng để thực hiện theo yêu cầu của người sử dụng 1/4/2016 Trang 5
  6. Đặc trưng của phần mềm Là “vô hình” Yêu cầu không xác định 1 sản phẩm duy nhất Tiến trình không chuẩn hóa, nhiều biến thể Chịu nhiều yếu tố biến động như: công nghệ, môi trường, nghiệp vụ và nguồn lực (thiết bị và con người) 1/4/2016 Trang 6
  7. Chất lượng phần mềm Tính đúng đắn: Con người - Đầy đủ - Chính xác Tính đúng đắn Phần mềm Phần mềm khác Phần cứng Dưới góc nhìn của Người sử dụng 1/4/2016 Trang 7
  8. Chất lượng phần mềm Tính tiện dụng Tính tiện dụng: - Dễ học Con người Tính đúng đắn - Dễ sử dụng - Giao diện trực quan - Tự nhiên Phần mềm Phần mềm khác Phần cứng Dưới góc nhìn của Người sử dụng 1/4/2016 Trang 8
  9. Chất lượng phần mềm Tính hiệu quả: Tính đúng đắn Con người - Tối ưu sử dụng CPU* Tính tiện dụng - Tối ưu sử dụng bộ nhớ* - Tối ưu sử dụng thiết bị Phần mềm Tính hiệu quả Phần mềm khác Phần cứng Dưới góc nhìn của Người sử dụng 1/4/2016 Trang 9
  10. Chất lượng phần mềm Tính đúng đắn Tính tương thích: Con người Tính tiện dụng - Import/Export dữ liệu Tính hiệu quả - Tương tác Phần mềm Phần mềm khác Phần cứng Tính tương thích 1/4/2016 Dưới góc nhìn của Người sử dụng Trang 10
  11. Chất lượng phần mềm Tính đúng đắn Tính tiến hóa: một trong các Tính tiện dụng Con người tính chất quan trọng nhất Tính hiệu quả được quan tâm xem xét trong ngành Công nghệ Tính tương thích Phần mềm Tính tiến hóa Phần mềm Phần mềm khác Phần cứng Dưới góc nhìn của Người sử dụng 1/4/2016 Trang 11
  12. Chất lượng phần mềm 1/4/2016 Trang 12
  13. Chất lượng phần mềm – Theo ISO 9126  Tính chức năng (Functionality)  Tính hiệu quả (Efficiency)  Tính phù hợp (Suitability)  Đáp ứng thời gian (Time behavior)  Tính chính xác (Accuracy)  Sử dụng tài nguyên (Utilization)  Khả năng tương tác (Interoperability)  Khả năng bảo trì (Maintainability)  Tính bảo mật/an toàn (Security)  Tính tin cậy (Reability)  Khả năng phân tích (Analysability)  Tính hoàn thiện (Maturity)  Khả năng thay đổi được  Khả năng chịu lỗi (Fault tolerant) (Changeability)  Khả năng phục hồi (Recoverability)  Tính ổn định (Stability)  Tính khả dụng (Usability)  Khả năng kiểm thử được (Testability)  Dễ hiểu (Understandability)  Tính khả chuyển (Portability)  Dễ học (Learnability)  Khả năng thích nghi (Adaptability)  Có thể sử dụng được (Operability)  Khả năng cài đặt (Installability)  Tính hấp dẫn (Attractiveness)  Khả năng chung sống (Co-existence)  Khả năng thay thế được (Replaceability) 1/4/2016 Trang 13
  14. Chất lượng phần mềm Tính chức năng (Functionality)  Nội dung:  Khả năng của phần mềm cung cấp các chức năng đáp ứng được nhu cầu sử dụng khi phần mềm làm việc trong điều kiện cụ thể  Bao gồm:  Tính phù hợp: là khả năng của một phần mềm có thể cung cấp một tập các chức năng thích hợp cho công việc cụ thể phục vụ mục đích của người sử dụng.  Tính chính xác: là khả năng của phần mềm có thể cung cấp các kết quả hay hiệu quả đúng đắn hoặc chấp nhận được với độ chính xác cần thiết.  Khả năng tương tác: khả năng tương tác với một hoặc một vài hệ thống cụ thể của phần mềm.  Tính bảo mật/an toàn: khả năng bảo vệ thông tin và dữ liệu của sản phẩm phần mềm, sao cho người, hệ thống không được phép thì không thể truy cập, đọc hay chỉnh sửa chúng. 1/4/2016 Trang 14
  15. Chất lượng phần mềm Tính tin cậy (Reability)  Nội dung:  Là khả năng của phần mềm có thể hoạt động ổn định trong những điều kiện cụ thể  Bao gồm:  Tính hoàn thiện: khả năng tránh các kết quả sai  Khả năng chịu lỗi: khả năng của phần mềm hoạt động ổn định tại một mức độ cả trong trường hợp có lỗi xảy ra ở phần mềm hoặc có những vi phạm trong giao diện.  Khả năng phục hồi: khả năng của phần mềm có thể tái thiết lại hoạt động tại một mức xác định và khôi phục lại những dữ liệu có liên quan trực tiếp đến lỗi. 1/4/2016 Trang 15
  16. Chất lượng phần mềm Tính khả dụng (Usability)  Nội dung:  Là khả năng của phần mềm có thể hiểu được, học được, sử dụng được và hấp dẫn người sử dụng trong từng trường hợp sử dụng cụ thể  Bao gồm:  Có thể hiểu được: người dùng có thể hiểu được xem phần mềm có hợp với họ không và và sử dụng chúng thế nào cho những công việc cụ thể.  Có thể học được: người sử dụng có thể học các ứng dụng của phần mềm.  Có thể sử dụng được: khả năng của phần mềm cho phép người dùng sử dụng và điều khiển nó.  Tính hấp dẫn: khả năng hấp dẫn người sử dụng của phần mềm 1/4/2016 Trang 16
  17. Chất lượng phần mềm Tính hiệu quả (Efficiency)  Nội dung:  Là khả năng của phần mềm có thể hoạt động một cách hợp lý, tương ứng với lượng tài nguyên nó sử dụng, trong điều kiện cụ thể  Bao gồm:  Đáp ứng thời gian: khả năng của phần mềm có thể đưa ra một trả lời, một thời gian xử lý và một tốc độ thông lượng hợp lý khi nó thực hiện công việc của mình, dưới một điều kiện làm việc xác định.  Sử dụng tài nguyên: khả năng của phần mềm có thể sử dụng một lượng, một loại tài nguyên hợp lý để thực hiện công việc trong những điều kiện cụ thể 1/4/2016 Trang 17
  18. Chất lượng phần mềm Khả năng bảo trì (Maintainability)  Nội dung:  Là khả năng của phần mềm có thể chỉnh sửa. Việc chỉnh sửa bao gồm: sửa lại cho đúng, cải tiến và làm phần mềm thích nghi được với những thay đổi của môi trường, của yêu cầu và của chức năng xác định  Bao gồm:  Có thể phân tích được: phần mềm có thể được chẩn đoán để tìm những thiếu sót hay những nguyên nhân gây lỗi hoặc để xác định những phần cần sửa.  Có thể thay đổi được: phần mềm có thể chấp nhận một số thay đổi cụ thể trong quá trình triển khai.  Tính ổn định: khả năng tránh những tác động không mong muốn khi chỉnh sửa phần mềm.  Có thể kiểm tra được: khả năng cho phép đánh giá được phần mềm chỉnh sửa. 1/4/2016 Trang 18
  19. Chất lượng phần mềm Tính khả chuyển (Portability)  Nội dung:  Là khả năng của phần mềm cho phép nó có thể được chuyển từ môi trường này sang môi trường khác  Bao gồm:  Khả năng thích nghi: khả năng của phần mềm có thể thích nghi với nhiều môi trường khác nhau mà không cần phải thay đổi.  Có thể cài đặt được: phần mềm có thể cài đặt được trên những môi trường cụ thể.  Khả năng cùng tồn tại: phần mềm có thể cùng tồn tại với những phần mềm độc lập khác trong một môi trường chung, cùng chia sẻ những tài nguyên chung.  Khả năng thay thế: phần mềm có thể dùng thay thế cho một phần mềm khác, với cùng mục đích và trong cùng môi trường. 1/4/2016 Trang 19
  20. CHUYỆN VUI: VÒNG ĐỜI CHẤT LƯỢNG 1. Lập trình viên đưa ra đoạn mã mà anh ta tin rằng không hề có lỗi. 2. Kiểm tra chất lượng sản phẩm, phát hiện 20 lỗi. 3. Lập trình viên sửa 10 lỗi và gửi e-mail tới phòng Thử nghiệm sản phẩm về 10 "vấn đề" còn lại mà anh ta nhất định cho rằng không phải là lỗi. 4. Phòng thử nghiệm sản phẩm e-mail lại rằng 5 trong số 10 đoạn sửa lỗi không hoạt động và đính kèm danh sách 15 lỗi mới. 1/4/2016 Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2