Bài giảng Dẫn luận ngôn ngữ - Chương 2: Nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ
lượt xem 19
download
Bài giảng Dẫn luận ngôn ngữ - Chương 2: Nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ. Chương này cung cấp cho học viên những kiến thức về: nguồn gốc của ngôn ngữ; sự phát triển của ngôn ngữ; những nhân tố khách quan và chủ quan làm cho ngôn ngữ biến đổi và phát triển;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Dẫn luận ngôn ngữ - Chương 2: Nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ
- 8/4/2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA TIẾNG ANH ------------ DẪN LUẬN NGÔN NGỮ CHƯƠNG 2 NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ NỘI DUNG 2.1 Nguồn gốc của ngôn ngữ 2.1.1. Một số giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ 2.1.2. Vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ 2.2. Sự phát triển của ngôn ngữ 2.2.1. Quá trình phát triển của ngôn ngữ 2.2.2. Cách thức phát triển của ngôn ngữ 2.2.3. Những nhân tố khách quan và chủ quan làm cho ngôn ngữ biến đổi và phát triển 12
- 8/4/2020 2.1. NGUỒN GỐC CỦA NGÔN NGỮ 2.1.1. Một số giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ Nguồn gốc của ngôn ngữ Thuyết Thuyết Thuyết Thuyết Thuyết tượng cảm tiếng kêu khế ước ngôn ngữ thanh thán trong LĐ xã hội cử chỉ 2.1.1. Một số giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ Thuyết tượng thanh - Theo thuyết này, toàn bộ ngôn ngữ nói chung và các từ riêng biệt của nó đều là do ý muốn tự giác hay không tự giác của con người bắt chước những âm thanh của thế giới bao quanh. - Cơ sở của thuyết này là: Trong tất cả các ngôn ngữ đều có một số lượng nhất định các từ tượng thanh và từ sao phỏng. - Ví dụ: con mèo kêu meo meo nên gọi là con mèo..... 13
- 8/4/2020 2.1.1. Một số giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ Thuyết cảm thán - Thuyết cảm thán cho rằng ngôn ngữ loài người bắt nguồn từ những âm thanh của mừng, giận, buồn, vui, đau đớn ... phát ra lúc tình cảm bị xúc động. - Cơ sở của thuyết này là trong các ngôn ngữ đều có các thán từ và những từ phái sinh từ thán từ. - Ví dụ: tiếng Việt có các từ: ối, chao ôi, ái, a ha v.v... 2.1.1. Một số giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ Thuyết tiếng kêu trong lao động - Theo thuyết này, ngôn ngữ đã xuất hiện từ những tiếng kêu trong lao động tập thể. Thuyết tiếng kêu trong lao động có cơ sở thực tế trong sinh hoạt lao động của con người hiện nay. - Ví dụ: những tiếng hổn hển do hoạt động cơ năng phát ra, nhịp theo lao động trở thành tên gọi của động tác lao động... 14
- 8/4/2020 2.1.1. Một số giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ Thuyết khế ước xã hội - Thuyết này cho rằng: ngôn ngữ do con người thỏa thuận với nhau mà qui định ra. - Tuy nhiên, muốn có khế ước xã hội để tạo ra ngôn ngữ thì phải có ngôn ngữ trước đã. Người nguyên thủy chưa có ngôn ngữ không thể nào bàn bạc với nhau về phương án tạo ra ngôn ngữ được. Muốn qui ước với nhau, con người phải có ngôn ngữ và tư duy phát triển. 2.1.1. Một số giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ Thuyết ngôn ngữ cử chỉ - Thuyết này cho rằng ban đầu con người chưa có ngôn ngữ thành tiếng, để giao tiếp với nhau người ta dùng tư thế của thân thể và của tay. - Việc sử dụng cử chỉ trong giao tiếp là có thật. Tuy nhiên, cử chỉ là yếu tố cận ngôn ngữ, đi kèm theo ngôn ngữ. Không có cơ sở để nói rằng nó là ngôn ngữ đầu tiên của con người. 15
- 8/4/2020 2.1.2. Vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ Điều kiện nảy sinh ra ngôn ngữ - Ngôn ngữ (NN) ra đời không phải do ý muốn bắt chước âm thanh của tự nhiên, không phải do sự cần thiết phát ra tiếng kêu trong lao động tập thể hay do khế ước xã hội. - Theo Ăngghen, lao động chẳng những là điều kiện nảy sinh ra con người mà còn là điều kiện sáng tạo ra ngôn ngữ. - Chứng minh ? (TLTK 1-tr30) Tóm lại, con người cũng như tư duy trừu tượng và ngôn ngữ cùng ra đời một lúc dưới tác động của lao động. Lao động quyết định sự ra đời của ngôn ngữ. Một mặt, lao động làm cho người ta cần thiết phải có NN để nói với nhau, mặt khác, lao động làm cho người ta cần phải có NN để tiến hành tư duy, hình thành tư tưởng, lấy nó làm nội dung giao tiếp với nhau. 2.1.2. Vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ Tiền thân của ngôn ngữ loài người - Ngôn ngữ với tư cách là hệ thống tín hiệu thứ hai phải bắt nguồn từ hệ thống tín hiệu thứ nhất ở con người. - Một phần của sự bắt chước âm thanh, bộ phận tiếng kêu trong lao động, tiếng kêu cảm thán có tác dụng giao tiếp với tư cách là hệ thống tín hiệu thứ nhất, đều có thể trở thành những bộ phận cấu thành ngôn ngữ sau này. 16
- 8/4/2020 2.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ 2.2.1. Quá trình phát triển của ngôn ngữ Ngôn ngữ bộ lạc Ngôn ngữ khu vực Ngôn ngữ dân tộc Ngôn ngữ văn hoá dân tộc Ngôn ngữ cộng đồng tương lai 2.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ Ngôn ngữ bộ lạc: - Mỗi bộ lạc bao gồm nhiều thị tộc, có quan hệ chặt chẽ với nhau nên cả bộ lạc có một ngôn ngữ chung. Như vậy, những ngôn ngữ đầu tiên của loài người là ngôn ngữ bộ lạc. Ngôn ngữ khu vực: - Các bộ lạc đến một lúc nào đó thì tan rã, nhường bước cho các dân tộc ra đời. Sự xuất hiện và phát triển của các dân tộc gắn liền với việc mở rộng và tăng cường các mối liên hệ kinh tế, chính trị và nhà nước. - Tuy nhiện, sự hình thành của dân tộc và NN dân tộc là cả một quá trình, nó tất phải trải qua những bước quá độ. Ngôn ngữ khu vực chính là bước quá độ trên con đường phát triển ngôn ngữ dân tôc 17
- 8/4/2020 2.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ Ngôn ngữ dân tộc: - Sự phát triển của dân tộc và của nhà nước đã đẩy mạnh sự thống nhất bên trong về kinh tế, chính trị, xã hội, đòi hỏi phải có một NN chung cho toàn xã hội - Ngôn ngữ dân tộc là phương tiện giao tiếp chung của toàn dân tộc, bất kể sự khác nhau về lãnh thổ hay xã hội của họ. Tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử mà sự hình thành của dân tộc và NN dân tộc mỗi nơi, mỗi thời kì một khác, theo những con đường khác nhau: Từ chất liệu vốn có Do sự pha trộn nhiều dân tộc Do sự tập trung của các tiếng địa phương 2.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ Ngôn ngữ văn hoá: - Nhân dân từng địa phương vẫn nói ngôn ngữ riêng của mình, nhưng trên phạm vi toàn quốc gia cần phải có phương tiện giao tiếp chung, phục vụ cho nhà thờ, tôn giáo, viết sách và công việc hành chính. - NN văn hoá hoạt động tuân theo những quy tắc chặt chẽ được gọi là chuẩn mực. - Tồn tại những phong cách chức năng của NN văn hoá như: Phong cách hội thoại Phong cách sách vở (phong cách chính luận, khoa học, hành chính…) Chuẩn hoá NN, nâng NN văn hoá lên ngôn ngữ chuẩn. 18
- 8/4/2020 2.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ Ngôn ngữ cộng đồng tương lai: - Từ lâu, con người đã ước mơ có một NN thống nhất cho toàn nhân loại. - Một số dự đoán khác nhau về tương lai NN loài người: Các NN sẽ thâm nhập lẫn nhau, hoà vào nhau, dần tạo thành một ngôn ngữ chung thống nhất. Sự phát triển của NN sẽ đi theo con đường tạo ra các NN giao tiếp chung giữa các dân tộc (là một ngôn ngữ có sẵn nhưng được đề lên cương vị ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc.) 2.2.2. CÁCH THỨC PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ Ngôn ngữ phát triển từ từ, liên tục, không đột biến, nhảy vọt - Ngôn ngữ không phát triển bằng cách phá hủy ngôn ngữ cũ và tạo ra ngôn ngữ mới mà theo con đường cải tiến những yếu tố căn bản của ngôn ngữ hiện có. - Sự chuyển biến từ tính chất này sang tính chất khác của ngôn ngữ có tính tuần tự, lâu dài, tích cóp những yếu tố của tính chất mới, của cơ cấu mới và tiêu huỷ dần những yếu tố của tính chất cũ. Ngôn ngữ phát triển không đồng đều giữa các mặt - Trong các bộ phận của ngôn ngữ, từ vựng là bộ phận biến đổi nhiều và nhanh nhất vì nó trực tiếp phản ánh đời sống xã hội. Từ vựng của một ngôn ngữ ở trong tình trạng biến đổi liên miên. Tuy nhiên, trong từ vựng có một vốn từ rất bền vững là từ vựng cơ bản. 19
- 8/4/2020 2.2.2. CÁCH THỨC PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ - Ngữ âm của ngôn ngữ biến đổi chậm và không đều, do đó dẫn đến sự khác biệt về ngữ âm giữa các địa phương. - Ví dụ, trong tiếng Việt toàn dân đã có các từ: “gạo”, “nước”, “gái” nhưng trong tiếng địa phương vùng Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên vẫn giữ nguyên hình thức ngữ âm cũ là “cấu”, “nác”, “cấy”. - Hệ thống ngữ pháp biến đổi chậm nhất. Tuy nhiên, với thời gian, hệ thống ngữ pháp cũng biến đổi, cải tiến, tu bổ thêm làm cho những qui luật của nó chính xác hơn, thậm chí có thể bổ sung thêm những qui luật mới. Tuy nhiên, cơ sở của hệ thống ngữ pháp được bảo tồn dài lâu, thậm chí còn bền vững hơn cả từ vựng cơ bản. 2.2.3. Những nhân tố khách quan và chủ quan làm cho NN biến đổi và phát triển Nhân tố khách quan: - Với tư cách là hiện tượng xã hội đặc biệt, sự phát triển của NN phải do những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá và các điều kiện xã hội khác quy định. - Có thể kể đến một số nhân tố khách quan như: hình thức cộng đồng tộc người, dân số, trình độ văn hoá, hình thức thể chế nhà nước, tốc độ phát triển kinh tế, xã hội, mối liên hệ về kinh tế, chính trị, văn hoá, thế tương quan giữa trình độ phát triển của dân tộc này so với dân tộc láng giềng, truyền thống văn hoá, mức độ phân chia thành các tiếng địa phương. 20
- 8/4/2020 2.2.3. Những nhân tố khách quan và chủ quan làm cho NN biến đổi và phát triển Nhân tố chủ quan: - Chính sách NN là thể hiện ý chí chủ quan của con người đối với sự phát triển của NN. - Nội dung chính sách NN của Đảng và Nhà nước ta: Tôn trọng tiếng mẹ đẻ của các dân tộc, bảo đảm sự phát triển tự do và bình đẳng của tất cả các ngôn ngữ dân tộc ở Việt Nam. Khuyến khích và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số ở Việt Nam học tiếng Việt và dùng tiếng Việt làm ngôn ngữ giao tiếp. Dân chủ hoá, quần chúng hoá tiếng Việt. Câu hỏi 1. Ngôn ngữ có nguồn gốc và quá trình biến đổi, phát triển như thế nào? 2. Điều kiện nào làm nảy sinh ngôn ngữ? 3. Những nhân tố khách quan và chủ quan nào làm cho ngôn ngữ biến đổi và phát triển? 21
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập nhóm môn Dẫn luận ngôn ngữ: Đối chiếu phụ âm trong tiếng Trung và tiếng Việt
10 p | 2273 | 274
-
Bài giảng Dẫn luận ngôn ngữ - Chương VI: Ngữ pháp
37 p | 2146 | 127
-
Bài giảng Ngôn ngữ học trong tác phẩm văn học
28 p | 485 | 52
-
Bài giảng Dẫn luận ngôn ngữ: Chương 1 - ĐH Thương Mại
26 p | 1684 | 52
-
Bài giảng Dẫn luận ngôn ngữ: Chương 4.2 - ĐH Thương Mại
23 p | 1495 | 43
-
Bài giảng Logic học: Chương 1 - ThS. Phạm Thị Thư
39 p | 300 | 42
-
Bài giảng Dẫn luận ngôn ngữ: Chương 2 - ĐH Thương Mại
29 p | 864 | 42
-
Bài giảng Dẫn luận ngôn ngữ: Chương 4.1 - ĐH Thương Mại
34 p | 456 | 35
-
Bài giảng Dẫn luận ngôn ngữ: Chương 3 - ĐH Thương Mại
24 p | 502 | 26
-
Bài giảng Dẫn luận ngôn ngữ - Chương 3: Từ vựng
16 p | 203 | 24
-
Bài giảng Dẫn luận ngôn ngữ - Chương 1: Bản chất và chức năng của ngôn ngữ
11 p | 173 | 18
-
Bài giảng Dẫn luận ngôn ngữ - Chương 4: Ngữ âm
22 p | 124 | 17
-
Bài giảng Dẫn luận ngôn ngữ - Chương 5: Ngữ pháp
21 p | 196 | 17
-
Bài giảng Dẫn luận ngôn ngữ - Chương 6: Đề tài thảo luận và hướng dẫn ôn tập
9 p | 124 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn