Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 1: Tổng quan về đầu tư tài chính
lượt xem 7
download
Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 1: Tổng quan về đầu tư tài chính, cung cấp cho sinh viên những nội dung tổng quan về: tài sản tài chính; đầu tư tài chính; danh mục đầu tư tài chính; rủi ro và tỷ suất sinh lời;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 1: Tổng quan về đầu tư tài chính
- Bài giảng môn ĐTTC CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH ThS. Nguyễn Thị Kim Anh NỘI DUNG I. Tài sản tài chính 1.1. Khái niệm 1.2. Đặc điểm tài sản tài chính 1.3. Phân biệt tài sản tài chính và tài sản thực II. Đầu tư tài chính 2.1. Khái niệm về đầu tư tài chính 2.2. Phân biệt giữa đầu tư và đầu cơ 2.4. Đối tượng của đầu tư tài chính 2.5. Danh mục đầu tư tài chính III. Rủi ro và tỷ suất sinh lời 3.1. Tỷ suất sinh lời 3.2. Rủi ro ThS. Nguyễn Thị Kim Anh 1
- Bài giảng môn ĐTTC I. TÀI SẢN TÀI CHÍNH 1.1. Khái niệm - Những tài sản có giá trị không dựa vào nội dung vật chất của nó mà dựa vào các quan hệ trên thị trường như: • Tín phiếu kho bạc • Trái phiếu • Cổ phiếu • Sổ tiền gửi tiết kiệm • Hợp đồng quyền chọn 3 I. TÀI SẢN TÀI CHÍNH 1.2. Đặc điểm - Hàng hóa của thị trường tài chính - Không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa – dịch vụ - Giá trị của tài sản tài chính - vốn tài chính - Phương tiện dịch chuyển vốn nhàn rỗi từ người có vốn sang người cần vốn Người cần vốn – nhà phát hành: chấp nhận thanh toán các tài sản tài chính Người có vốn - nhà đầu tư: sở hữu các tài sản tài chính ThS. Nguyễn Thị Kim Anh 2
- Bài giảng môn ĐTTC I. TÀI SẢN TÀI CHÍNH - Tài sản tài chính thể hiện một trái quyền đối với thu nhập được tạo ra từ tài sản thực - Chứng thực quyền lợi của người nắm giữ được sở hữu các nguồn thu nhập phát sinh 1.2. Tính chất • Tính tiền tệ • Tính có thể phân chia giá trị • Tính có thể chuyển đổi thành tiền • Tính có thời hạn 5 I. TÀI SẢN TÀI CHÍNH • Tính thanh khoản • Tính có thể chuyển đổi • Tính hoái đối • Tính sinh lợi • Tính phức hợp • Tính chịu thuế 6 ThS. Nguyễn Thị Kim Anh 3
- Bài giảng môn ĐTTC I. TÀI SẢN TÀI CHÍNH 1.3. Chức năng của tài sản tài chính - Chuyển dịch vốn thặng dư để đầu tư vào tài sản hữu hình: • Tài sản tài chính góp phần giúp chuyển dịch vốn nhàn rỗi từ nhà đầu tư -> nhà phát hành sử dụng => đem lại lợi ích • Nhà đầu tư sử dụng vốn -> sinh lợi • Nhà phát hành giải quyết nhu cầu cần vốn 7 I. TÀI SẢN TÀI CHÍNH - Phân tán rủi ro các nhà đầu tư: • Góp phần giúp cho nhà phát hành chia sẻ một phần rủi ro trong kinh doanh • Nhà đầu tư chấp nhận chia sẻ một phần rủi ro khi họ kỳ vọng thu được lợi nhuận thoả đáng • Nếu rủi ro càng cao -> lợi nhuận bù đắp rủi ro càng lớn 8 ThS. Nguyễn Thị Kim Anh 4
- Bài giảng môn ĐTTC I. TÀI SẢN TÀI CHÍNH 1.4. Phân biệt TSTC & TS thực TSTC TS thực - Ko tham gia trực - Tham gia trực tiếp tiếp vào qtr SX-KD vào quá trình SX-KD - Giá trị được xác lập - Giá trị được xác lập dựa vào mối quan hệ dựa vào nội dung vật - Xác định sự phân chất phối lợi tức giữa các - Tạo ra lợi tức thuần nhà đầu tư cho nền kinh tế II. ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 2.1. Khái niệm - Hoạt động sử dụng vốn nhàn rỗi với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, gia tăng giá trị vốn đầu tư ban đầu với chiến lược lâu dài, chủ yếu mua chứng khoán, trái phiếu hoặc các công cụ tài chính khác 2.2. Đầu cơ - Hoạt động sử dụng vốn nhàn rỗi với mục tiêu bằng mọi nỗ lực tạo cơ hội để gia tăng giá trị vốn đầu tư ban đầu với thời gian ngắn ThS. Nguyễn Thị Kim Anh 5
- Bài giảng môn ĐTTC II. ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Phân biệt ĐTTC & đầu cơ ĐTTC Đầu cơ - Thời gian thường dài - Thời gian ngắn - Có chiến lược hợp - Tận dụng và tạo cơ lý, hợp pháp hội bằng mọi giải pháp - Chủ yếu là lợi nhuận - Chỉ quan tâm đến từ cổ tức chênh lệch giá II. ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 2.3. Đối tượng của đầu tư tài chính - Chủ thể: Công ty Trung gian tài chính Cá nhân, hộ gia đình Chính phủ - Công cụ: Chứng khoán Chứng từ có giá ThS. Nguyễn Thị Kim Anh 6
- Bài giảng môn ĐTTC II. ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 2.3. Danh mục đầu tư (DMĐT) - Danh mục đầu tư: Một nhóm các tài sản tài chính do một người đầu tư nắm giữ - Trọng số của DMĐT: Tỷ lệ phần trăm giữa giá trị của từng khoản đầu tư trong tổng số tiền đầu tư VD.3.1. Nhà đầu tư A đầu tư - Chứng khóan X 60.000$ - Chứng khoán Y 40.000S II. ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Danh mục đầu tư (A) DMĐT Vốn E(R) Tỷ trọng (W) CK X 60.000 16% 60% CK Y 40.000 15% 40% Tổng 100.000 100% ThS. Nguyễn Thị Kim Anh 7
- Bài giảng môn ĐTTC III. LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO 3.1. Khái niệm lợi nhuận & rủi ro 3.1.1. Lợi nhuận là thu nhập có được từ một khoản đầu tư Thu nhập Lãi (lỗ) Lợi nhuận = + vốn từ tài sản VD1.1. 01/01/2019, một người A đầu tư vào 100 cổ phiếu với giá 40.000đ/CP và hưởng cổ tức 3.000đ/CP/năm.Giả sử cuối năm giá thị trườngcủa CP này 43.000đ/CP. Tính lợi nhuận III. LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO VD1.2. 01/01/2019, một người B đầu tư vào 100 cổ phiếu với giá 30.000đ/CP và hưởng cổ tức 4.000đ/CP/năm.Giả sử cuối năm giá thị trườngcủa CP này 32.000đ/CP. Tính lợi nhuận ThS. Nguyễn Thị Kim Anh 8
- Bài giảng môn ĐTTC III. LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO 3.1.2. Tỷ suất lợi nhuận (TSLN) là tỷ lệ phần trăm giữa thu nhập và giá trị khoản đầu tư Lợi nhuận TSLN = * 100% Vốn đầu tư ban đầu III. LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO R : tỷ suất lợi nhuận Dt : cổ tức thời điểm t Pt : giá cổ phiếu thời điểm t *Tỷ suất lợi nhuận của đầu tư cổ phiếu Dt + (Pt – Pt-1) R = * 100% Pt-1 ThS. Nguyễn Thị Kim Anh 9
- Bài giảng môn ĐTTC III. LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO 3.1.3. Rủi ro: - Khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại tài chính - Sự sai biệt của lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng VD3.3. Một người dự định đầu tư: - Mua 10 trái phiếu kho bạc nhà nước mệch giá 1.000.000$ với lãi suất 6%/năm - Mua 100 cổ phiếu với giá 100.000/CP, cổ tức dự kiến 7%/năm và giá cổ phiếu này dự kiến tăng 2%/năm III. LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO - Các loại đầu tư khác nhau thì mức độ rủi ro cũng khác nhau. - Rủi ro càng cao thì doanh lợi kì vọng càng lớn và ngược lại => nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận * Phân tích độ nhạy - Phương pháp đánh giá rủi ro bằng cách sử dụng những dự đoán tỷ suất lợi nhuận -> chuỗi những biến đổi của TSLN - Rủi ro được đo lường bằng khoảng cách giữa tỷ suất lợi nhuận tốt nhất với trường hợp xấu nhất ThS. Nguyễn Thị Kim Anh 10
- Bài giảng môn ĐTTC III. LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO VD1.4. Nhà đầu tư đang xem xét 2 loại CK có số liệu như sau: Chỉ tiêu CK A CK B Vốn đầu tư ban đầu 10.000 10.000 Tỷ suất lợi nhuận Xấu nhất 13% 7% Bình thường 15% 15% Tốt nhất 17% 23% Khoảng cách 4% 16% III. LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO * Phân phối xác suất - Mô hình đánh giá rủi ro bằng cách liên kết tỷ suất lợi nhuận dự kiến với khả năng xuất hiện các dự đoán đó Xác xuất Xác xuất TSSL (%) TSSL (%) Phân phối xác xuất CK A Phân phối xác xuất CK B ThS. Nguyễn Thị Kim Anh 11
- Bài giảng môn ĐTTC III. LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO Phân phối xác xuất CK A CK B TSLN (%) -70 0 15 100 TSLN kỳ vọng IV. ĐO LƯỜNG RỦI RO 4.1. Phương sai và độ lệch chuẩn - Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng: n E(R) = Σ Ri*Pi i=1 Trong đó, Ri : tỷ suất lợi nhuận ứng với biến cố i Pi : xác xuất xảy ra biến cố i n : số biến cố có thể xảy ra ThS. Nguyễn Thị Kim Anh 12
- Bài giảng môn ĐTTC IV. ĐO LƯỜNG RỦI RO VD4.1. Tính tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng, phương sai và độ lệch tiêu chuẩn của TSLN của CK A có số liệu như sau: Lợi nhuận (Ri) -6% 2% 8% 15% 20% Xác xuất (Pi) 5% 20% 20% 50% 5% IV. ĐO LƯỜNG RỦI RO - Phương sai: bình phương khoảng cách chênh lệch giữa TSLN thực tế và giá trị TSLN kỳ vọng n σ 2 = Σ {Ri - E(R)}2*Pi i=1 Trong đó, σ2 : phương sai Ri : tỷ suất lợi nhuận ứng với biến cố i Pi : xác xuất xảy ra biến cố i n : số biến cố có thể xảy ra E(R): tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng ThS. Nguyễn Thị Kim Anh 13
- Bài giảng môn ĐTTC IV. ĐO LƯỜNG RỦI RO - Nếu xem xét theo số liệu thực tế n 1 σ 2 = n-1 Σ {Rt - R}2 i=1 Trong đó, σ2 : phương sai Rt : tỷ suất lợi nhuận thực tế R : tỷ suất lợi nhuận bình quân n : số trường hợp thực tế khảo sát IV. ĐO LƯỜNG RỦI RO - Phương sai càng lớn chứng tỏ TSLN thực tế càng có xu hướng khác biệt nhiều so với TSLN kỳ vọng (bình quân) => dùng phương sai để đo lường độ sai biệt của lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng - Độ lệch chuẩn: căn bậc 2 của phương sai (kí hiệu là σ) n σ = √ i=1 {R - E(R)}2*P Σ i i ThS. Nguyễn Thị Kim Anh 14
- Bài giảng môn ĐTTC IV. ĐO LƯỜNG RỦI RO 4.2. Hệ số phương sai Xem xét hai dự án đầu tư A & B Chỉ tiêu Dự án A Dự án B Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng, E(R) 8% 24% Độ lệch chuẩn, σ 0,06 0,08 Hai dự án có quy mô và TSLN khác nhau, sử dụng hệ số phương sai để đánh giá mức độ rủi ro IV. ĐO LƯỜNG RỦI RO - Hệ số phương sai: thước đo rủi ro trên mỗi đơn vị TSLN mong đợi, ký hiệu CV CV = σ R ThS. Nguyễn Thị Kim Anh 15
- Bài giảng môn ĐTTC IV. ĐO LƯỜNG RỦI RO * Ứng dụng VD.4.2. Xem xét hai loại chứng khoán X & Y TSLN Nền kinh tế Xác xuất CP X CP Y Suy thoái 20% 2% 5% Bình thường 50% 18% 16% Tăng trưởng 30% 22% 20% - Tính TSLN kỳ vọng - Xác định mức độ rủi ro IV. ĐO LƯỜNG RỦI RO * Nhận xét: - CK X có mức độ rủi ro cao hơn CK Y - CK X có TSLN kỳ vọng cao hơn hơn CK Y => Đối với các nhà đầu tư thích đương đầu với rủi ro, họ sẽ mua chứng khoán X. Ngược lại các nhà đầu tư thích an toàn họ sẽ đầu tư vào chứng khoán Y ThS. Nguyễn Thị Kim Anh 16
- Bài giảng môn ĐTTC IV. ĐO LƯỜNG RỦI RO 4.3. Tỷ suất lợi nhuận của DMĐT - TSLN kỳ vọng của DMĐT: bình quân gia quyền của các TSLN kỳ vọng của từng chứng khoán riêng lẻ m E(Rp) = Σ Wj*Ej(R) j=1 Trong đó, E(Rp) : TSLN kỳ vọng của DMĐT Wj : tỷ trọng chứng khoán j Ej(R) : TSLN kỳ vọng của chứng khoán j m : số chứng khóan có trong DMĐT IV. ĐO LƯỜNG RỦI RO VD 4.3. Tính TSLN kỳ vọng của danh mục đầu tư DMĐT Vốn E(R) Tỷ trọng (W) CK X 60.000 16% 60% CK Y 40.000 15% 40% Tổng 100.000 100% ThS. Nguyễn Thị Kim Anh 17
- Bài giảng môn ĐTTC IV. ĐO LƯỜNG RỦI RO * Hiệp phương sai: đo lường mức độ tác động qua lại lẫn nhau giữa các lợi nhuận của 2 tài sản cá biệt n cov(RA,RB) = Σ Pi*{Ri(A) - E(RA)}*{Ri(B) - E(RB)} i=1 Trong đó, Pi : xác xuất xảy ra biến cố i E(RA) : TSLN kỳ vọng của chứng khoán A E(RB) : TSLN kỳ vọng của chứng khoán B Ri(A) : TSLN của CK A ứng với biến cố i Ri(B) : TSLN CK B ứng với biến cố i n : số biến cố có thể xảy ra IV. ĐO LƯỜNG RỦI RO VD.4.4. Tính hiệp phương sai của chứng khoán X & Y TSLN Nền kinh tế Xác xuất CP X CP Y Suy thoái 20% 2% 5% Bình thường 50% 18% 16% Tăng trưởng 30% 22% 20% TSLN kỳ vọng 16% 15% ThS. Nguyễn Thị Kim Anh 18
- Bài giảng môn ĐTTC IV. ĐO LƯỜNG RỦI RO * Hệ số tương quan: phản ánh mối quan hệ cùng hướng hay ngược hướng của TSLN hai chứng khoán theo thời gian cov(RA,RB) ρAB = σAσB Trong đó, ρAB : hệ số tương quan giữa TSLN CK A & B cov(RA,RB) : hiệp phương sai TSLN của 2 CK A & B σA : độ lệch chuẩn của TSLN CK A σB : độ lệch chuẩn của TSLN CK A IV. ĐO LƯỜNG RỦI RO - ρAB = 1 : TSLN của hai CK có tương quan xác định hoàn toàn TSLN B TSLN A ThS. Nguyễn Thị Kim Anh 19
- Bài giảng môn ĐTTC IV. ĐO LƯỜNG RỦI RO - ρAB = -1 : TSLN của hai CK có tương quan phủ định hoàn toàn TSLN B TSLN A IV. ĐO LƯỜNG RỦI RO - ρAB = 0 : TSLN của hai CK có tương quan độc lập lẫn nhau TSLN B ● ● ● ● ● ● ● ● ● TSLN A ● ● ● ThS. Nguyễn Thị Kim Anh 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 3 - TS. Phạm Hữu Hồng Thái
58 p | 235 | 45
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 2 - TS. Phạm Hữu Hồng Thái
47 p | 220 | 38
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 4 - TS. Phạm Hữu Hồng Thái
48 p | 164 | 38
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 1 - TS. Phạm Hữu Hồng Thái
22 p | 151 | 34
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 5
12 p | 119 | 14
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 4
15 p | 97 | 10
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 1 - Trần Tuấn Vinh
7 p | 50 | 9
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 3
7 p | 120 | 7
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 2 - Trần Tuấn Vinh
118 p | 30 | 7
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Kim Anh
21 p | 55 | 6
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 4 - Trần Tuấn Vinh
38 p | 39 | 6
-
Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 4: Phân tích đầu tư cổ phiếu
26 p | 11 | 5
-
Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 2: Phân tích cấu trúc thông tin trên thị trường tài chính
10 p | 19 | 5
-
Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 3: Phân tích đầu tư trái phiếu
37 p | 9 | 4
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 4 - ThS. Nguyễn Thị Kim Anh
16 p | 73 | 4
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 1 - TS. Trần Thị Kim Oanh
83 p | 14 | 0
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 2 - TS. Nguyễn Việt Hồng Anh
31 p | 6 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn