Bài giảng Di tích lịch sử văn hóa (Ngành: Quản lý văn hóa) - Trường Cao đẳng Lào Cai
lượt xem 7
download
(NB) Bài giảng Di tích lịch sử văn hóa cung cấp cho người học những kiến thức như: Một số lý luận về di tích lịch sử văn hóa- Danh thắng – Di sản văn hóa.Những vấn đề chung về di tích lịch sử văn hóa Việt Nam; Kiểm kê và lập hồ sơ xếp hạng di tích; Công tác quản lí di tích lịch sử văn hóa – Danh lam thắn cảnh; Công tác quản lí và một số chính sách của Đảng và Nhà nước VN trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của Di tích lịch sử văn hóa – Danh lam thắn cảnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Di tích lịch sử văn hóa (Ngành: Quản lý văn hóa) - Trường Cao đẳng Lào Cai
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG BÀI GIẢNG MÔN HỌC/ MÔ ĐUN: Di tích lịch sử văn hóa NGÀNH/NGHỀ: Quản lý văn hóa ( Áp dụng cho Trình độ trung cấp.) LƯU HÀNH NỘI BỘ NĂM 2017
- LỜI GIỚI THIỆU Mỹ xâm lược với các tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Hệ thống di tích đó chính là tấm gương phản chiếu trung thực, sinh động lịch sử cách mạng và truyền thống văn hiến của người dân. Đây còn là chứng nhân lịch sử, là nguồn sử liệu vật chất quan trọng của ông cha gửi lại cho chúng ta. Vì vậy, việc bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống ti tích đó là vấn đề cần được các cấp, các ngành quan tâm, đặc biệt những người làm công tác quản lý văn hoá. Trong những năm qua, nhất là từ khi Luật DSVH được ban hành (2001), công tác quản lý Nhà nước (sau đây gọi là QLNN) về DTLS-VH có nhiều chuyển biến tích cực. Các DTLS-VH trọng điểm của tỉnh được chú trọng quản lý, đầu tư trùng tu, tôn tạo, phát huy tác dụng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Hiện nay, hệ thống các di tích ang chịu tác động của thời gian, của khí hậu miền Trung khắc nghiệt, của quá trình đô thị hóa và sự bùng nổ dân số…Đặc biệt, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, với hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhất là cuộc chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân Mỹ, sự hạn chế về quản lý sau khi giải phóng đất nước, nhiều di tích bị xuống cấp hoặc bị biến dạng, có những di tích trở thành phế tích chưa được phục hồi. Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hoá cả về kinh tế, văn hóa, áp lực sinh lợi kinh tế tức thời và lối nghệ thuật kiến trúc hiện đại nhưng thiếu tầm nhìn xa trong hoạch định dài hạn của các chính sách, quy hoạch đô thị tất yếu sẽ dẫn tới việc khai thác triệt để đất đai khu vực trung tâm sẽ ảnh hưởng đến các di tích. Hậu quả là các di tích bị lấn chiếm, khuôn viên bị biến dạng cần có sự đầu tư, tu bổ, tôn tạo. 2
- MỤC LỤC TRANG 1. Lời giới thiệu 02 2. Chương I : Một số lý luận về di tích lịch sử văn hóa- Danh thắng – 04 Di sản văn hóa.Những vấn đề chung về di tích lịch sử văn hóa Việt Nam. 3. Chương II: Kiểm kê và lập hồ sơ xếp hạng di tích. 07 4.Chương III : Công tác quản lí di tích lịch sử văn hóa – Danh lam thắn 13 cảnh . 5.Chương IV :Công tác quản lí và một số chính sách của Đảng và Nhà nước 17 VN trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của Di tích lịch sử văn hóa – Danh lam thắn cảnh. 6.Chương V: Bảo vệ van phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể 20 . 3
- Chương I : Một số lý luận về di tích lịch sử văn hóa- Danh thắng – Di sản văn hóa.Những vấn đề chung về di tích lịch sử văn hóa Việt Nam. + Mục đích: Học xong chương học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản và chọn lọc về di tích lịch sử – văn hoá và danh thắng ở Việt Nam. + Nội dung chính của chương: 1.1.Các khái niệm chung về di tích: 1.2. Khái niệm di tích lịch sử văn hóa – Danh thắng. Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử"[1]. Ở Việt Nam, 1 di tích khi đủ các điều kiện sẽ được công nhận theo thứ tự: di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt. Tính đến năm 2020, Việt Nam có hơn 41.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 4.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 9.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh.[2][3] Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 10 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng (chiếm 56% số di tích quốc gia và 46% tổng số di tích). Trong số di tích quốc gia có 112 di tích quốc gia đặc biệt và trong số đó có 8 di sản thế giới. Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây: Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như đền Hùng, Cổ Loa, Cố đô Hoa Lư, Bãi cọc Bạch Đằng, Cột cờ... Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như Khu di tích lịch sử Kim Liên, Đền Kiếp Bạc, Quần thể di tích danh thắng Yên Tử, Lam Kinh, đền Đồng Nhân... Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, Địa đạo Củ Chi, Khu di tích lịch sử cách mạng Pắc Bó, Phòng tuyến Tam Điệp, Hành cung Vũ Lâm, Khu rừng Trần Hưng Đạo... Năm 2010, di tích lịch sử chiếm 51.2% số di tích được xếp hạng. Các di tích này không những có giá trị lịch sử và văn hóa mà còn mang lại những giá trị lớn trên phương diện kinh tế, nhất là kinh tế du lịchDi tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh) là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây: Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu. Các di tích quốc gia đặc biệt tiêu biểu thuộc loại này như 4 danh lam thắng cảnh khu danh thắng Tây Thiên, Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, vịnh Hạ Long, động Phong Nha. 4
- Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của Trái Đất. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như vịnh Hạ Long, Cao nguyên Đồng Văn, các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam. Danh lam thắng cảnh chiếm khoảng 3.3% số di tích được xếp hạng. 1.3. Khái niệm về di sản văn hóa. Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật lý và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau. A. Khái niệm về di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn hóa phi vật thể (tiếng Anh: Intangible cultural heritage) là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. Công ước 2003 của UNESCO bác bỏ việc xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể nên không có khái niệm xếp hạng di sản theo cấp tỉnh, cấp quốc gia hay cấp thế giới.[1] Ở cấp độ toàn cầu, Di sản văn hóa phi vật thể có danh sách được UNESCO đưa ra để ghi danh giá trị của các di sản văn hóa phi vật thể trên thế giới. Danh sách này được bắt đầu năm 2001 với 19 di sản, năm 2003 danh sách có thêm 28 di sản. Danh sách tiếp theo được lập vào ngày 25 tháng 11 năm 2005. Mỗi di sản văn hóa phi vật thể muốn có tên trong danh sách phải được một hoặc nhiều quốc gia đề cử cho UNESCO trước khi được một ủy ban của tổ chức này xem xét khả năng đưa vào danh sách. Tại hội nghị lần thứ 3 họp tại Istanbul tháng 11/2008, để nâng cao nhận thức về tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, Ủy ban liên chính phủ về bảo tồn Di sản phi vật thể đã đưa ra hai danh sách: Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp Các kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đã được công bố trước đây nay được chuyển vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. B. Khái niệm về di sản văn hóa vật thể. Di sản văn hóa phi vật thể ( tiếng Anh : Intangible cultural heritage ) là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. 2. Tiêu chí đánh giá Di tích lịch sử văn hóa và danh thắng. heo quy định tại Điều 28 Luật di sản văn hóa 2001, di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau đây: 5
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước; Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến; Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ; Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định các tiêu chí xác định danh lam thắng cảnh gồm: Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu; Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất. 2.1. Tiêu chí di tích lịch sử văn hóa. Tiêu chí xác định Di tích lịch sử - văn hóa được quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật di sản văn hóa 2001, theo đó: Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau đây: a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; b) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước; c) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến; d) Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ; đ) Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. 2.2. Tiêu chí di tích danh lam thắng cảnh. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp (Có hiệu lực thi hành từ 01/01/2019) thì tiêu chí xác định rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được quy định cụ thể như sau: - Có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; - Có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng hoặc có đối tượng thuộc danh mục kiểm kê di tích theo quy định của pháp luật về văn hóa; - Có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; 3. Phân loại di tích lịch sử văn hóa – danh lam thắng cảnh. Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh (gọi chung là di tích) được chia thành: 6
- Di tích nằm trong danh mục kiểm kê di sản văn hóa.[5] Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh. Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia. Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Việt Nam) quyết định xếp hạng di tích quốc gia. Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia. Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới. Di tích quốc gia đặc biệt ở Việt Nam được xếp hạng các đợt đầu gồm: Cố đô Hoa Lư, Di tích Pác Bó, Dinh Độc Lập, Hoàng thành Thăng Long, Khu căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Khu di tích ATK Thái Nguyên, Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế, Khu di tích Kim Liên, Khu di tích Phủ Chủ tịch, Khu di tích Tân Trào, Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng, Nhà tù Côn Đảo, Quần thể di tích Cố đô Huế, Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn, Thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long, Đô thị cổ Hội An và Đền Hùng. Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị huỷ hoại không có khả năng phục hồi thì người có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích nào có quyền ra quyết định huỷ bỏ xếp hạng đối với di tích đó. 3.1. Phân loại di tích: A.Di tích lịch sử văn hóa. B. Di tích kiến trúc nghệ thuật. C. Di tích Khảo cổ. D. Danh lam thắng cảnh. - Chương II: Kiểm kê và lập hồ sơ xếp hạng di tích. + Mục đích: Học xong chương học sinh đạt được những kiến thức về các loại hình di tích lịch sử - văn hoá và danh thắng ở Việt Nam. Giới thiệu cho học sinh hệ thống kiến thức về các loại hình di tích lịch sử văn hoá, danh thắng ở Việt Nam và tại địa phương + Nội dung chính của chương: Kiểm kê di tích. Nội dung kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể được quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành với nội dung như sau: - Tên gọi: Xác định tên thường gọi và tên gọi khác (nếu có); 7
- - Loại hình: Căn cứ vào khoản 1, Điều 4 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL để xác định loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Trường hợp di sản văn hóa phi vật thể thuộc nhiều loại hình thì xác định đầy đủ các loại hình có liên quan; - Địa điểm: Xác định địa danh nơi di sản văn hóa phi vật thể đang tồn tại; di sản văn hóa phi vật thể tồn tại ở nhiều địa điểm trong tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi cụ thể đến cấp phường, xã, thị trấn; - Chủ thể văn hóa: + Trường hợp chủ thể văn hóa là một cá nhân: Xác định rõ họ và tên, tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, địa chỉ và những thông tin liên quan đến quá trình thực hành di sản văn hóa phi vật thể; + Trường hợp chủ thể văn hóa là cộng đồng, nhóm người: Xác định tên thường gọi của cộng đồng, nhóm người và thông tin về những người đại diện cho cộng đồng, nhóm người đó. Thông tin về những người đại diện cần xác định như quy định tại điểm a khoản này. - Miêu tả: + Quá trình ra đời, tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể; + Hình thức biểu hiện, quy trình thực hành, công trình kiến trúc, hiện vật và không gian văn hóa liên quan cùng với các sản phẩm vật chất, tinh thần được tạo ra trong quá trình thực hành di sản văn hóa phi vật thể; - Hiện trạng: Xác định khả năng duy trì, nguy cơ, nguyên nhân mai một của di sản văn hóa phi vật thể; - Đánh giá giá trị: Xác định giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và vai trò của di sản văn hóa phi vật thể đối với đời sống cộng đồng hiện nay; - Đề xuất biện pháp bảo vệ; - Lập thư mục tài liệu có liên quan tới di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm các xuất bản phẩm, tư liệu khảo sát điền dã và tài liệu khác. Phân loại di tích Căn cứ vào tiêu chí quy định tại khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa và Điều 28 Luật di sản văn hóa, di tích được phân loại như sau: 1. Di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân); 2. Di tích kiến trúc nghệ thuật; 3. Di tích khảo cổ; 4. Danh lam thắng cảnh. Điều 12. Kiểm kê di tích 1. Việc kiểm kê di tích được tổ chức thực hiện theo tiêu chí quy định tại khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa và khoản 2 Điều 28 Luật di sản văn hóa. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức kiểm kê di tích, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, công bố danh mục kiểm kê di tích. 8
- Điều 13. Lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích 1. Căn cứ quy định xếp hạng di tích tại các khoản 10, 11 và 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét xếp hạng, đề nghị xếp hạng di tích theo thẩm quyền. 2. Hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích bao gồm: a) Đơn đề nghị xếp hạng của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích; b) Lý lịch di tích; c) Bản đồ vị trí và chỉ dẫn đường đến di tích; d) Bản vẽ mặt bằng tổng thể di tích tỷ lệ 1/500, các mặt bằng, các mặt đứng, các mặt cắt ngang, cắt dọc, kết cấu và chi tiết kiến trúc có chạm khắc tiêu biểu của di tích tỷ lệ 1/50; đ) Tập ảnh màu khảo tả di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích từ cỡ 9 cm x 12 cm trở lên; e) Bản thống kê di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích; g) Bản dập, dịch văn bia, câu đối, đại tự và các tài liệu Hán Nôm hoặc tài liệu bằng các loại ngôn ngữ khác có ở di tích; h) Biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích có dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân các cấp, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tài nguyên môi trường và Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch; i) Tờ trình về việc xếp hạng di tích theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn chi tiết nội dung Hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích. Điều 14. Nguyên tắc xác định phạm vi và cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích 1. Việc xác định khu vực bảo vệ I của di tích quy định tại khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa được thực hiện theo các nguyên tắc sau: a) Đối với di tích là công trình xây dựng, địa điểm gắn với các sự kiện lịch sử, thân thế và sự nghiệp của danh nhân thì phạm vi khu vực bảo vệ I phải bao gồm các khu vực có công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu những diễn biến tiêu biểu của sự kiện lịch sử, những công trình lưu niệm gắn với danh nhân liên quan đến di tích đó; b) Đối với di tích là địa điểm khảo cổ thì phạm vi khu vực bảo vệ I phải bao gồm khu vực đã phát hiện các di tích, di vật, địa hình, cảnh quan có liên quan trực tiếp tới môi trường sinh sống của chủ thể đã tạo nên địa điểm khảo cổ đó; c) Đối với di tích là quần thể các công trình kiến trúc nghệ thuật hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ thì phạm vi khu vực bảo vệ I phải bao gồm các khu vực có công trình kiến trúc, sân, vườn, ao, hồ và cả các yếu tố khác liên quan đến di tích đó; 9
- d) Đối với danh lam thắng cảnh thì phạm vi khu vực bảo vệ I phải bảo đảm cho việc giữ gìn sự toàn vẹn của cảnh quan thiên nhiên, địa hình, địa mạo và các yếu tố địa lý khác chứa đựng sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù, các dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất hoặc các công trình kiến trúc liên quan đến danh lam thắng cảnh đó. Đối với di tích gồm nhiều công trình xây dựng, địa điểm phân bố trên phạm vi rộng thì phải xác định khu vực bảo vệ I cho từng công trình xây dựng, địa điểm. 2. Khu vực bảo vệ II là khu vực bao quanh hoặc tiếp giáp với khu vực bảo vệ I để bảo vệ cảnh quan và môi trường – sinh thái của di tích và là khu vực được phép xây dựng các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích. Việc xác định di tích không có khu vực bảo vệ II được áp dụng trong trường hợp di tích đó nằm trong khu vực dân cư hoặc liền kề các công trình xây dựng mà không thể di dời. 3. Việc cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích phải bảo đảm các nguyên tắc sau: a) Phân định rõ ranh giới các khu vực bảo vệ di tích với khu vực tiếp giáp trên thực địa theo biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ xếp hạng di tích; b) Cột mốc phải được làm bằng chất liệu bền vững và đặt ở vị trí dễ nhận biết; c) Hình dáng, màu sắc, kích thước cột mốc phải phù hợp với môi trường, cảnh quan của di tích và không làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức việc cắm mốc giới. Điều 15. Thẩm quyền thẩm định dự án cải tạo, xây dựng công trình có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích Khi thẩm định dự án cải tạo, xây dựng công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích mà có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích, phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích cấp tỉnh, của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt. Khái niệm kiểm kê di sản văn hóa. Di sản văn hóa phi vật thể là gì? Mười lăm năm về trước, ở Việt Nam chưa mấy ai biết đến thuật ngữ “di sản văn hóa phi vật thể”. Thuật ngữ này lần đầu được sử dụng trong Luật Di sản văn hóa (2001). Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 đã đưa ra khái niệm mới: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan; có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng; không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.” Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể là gì? Luật Di sản văn hóa năm 2001 không có thuật ngữ “kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể”. Kiểm kê được hiểu là “điều tra”, “sưu tầm”. Bảy năm sau, thuật ngữ này và 10
- một số nội dung mới về di sản văn hóa phi vật thể đã được bổ sung trong Luật Sửa đổi một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 “Kiểm kê di sản văn hóa là hoạt động nhận diện, xác định giá trị và lập danh mục di sản văn hóa”. Mục tiêu tổng quát của kiểm kê là để bảo vệ di sản. Hoạt động cụ thể của công tác kiểm kê là nhận diện; xác định giá trị, sức sống của di sản và đề xuất khả năng bảo vệ. Kiểm kê không phải là đếm và lập danh sách mà là xác định các yếu tố, các vấn đề liên quan để bảo vệ di sản. Đó là các yếu tố phản ánh hình thức, đặc điểm và giá trị di sản; các vấn đề về khả năng tồn tại, sức sống hoặc nguy cơ mai một. Kiểm kê những gì? Đối tượng kiểm kê là di sản văn hóa phi vật thể đang tồn tại, bao gồm các loại hình: tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam; ngữ văn dân gian (sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết); nghệ thuật trình diễn dân gian (âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác); tập quán xã hội (luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác); lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống; tri thức dân gian, bao gồm: tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác. Theo hướng dẫn của Thông tư, cần ưu tiên kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể đang bị mai một cần bảo vệ khẩn cấp. Kiểm kê như thế nào? Việc kiểm kê cần chỉ ra các thông tin cơ bản như: tên gọi của di sản; địa điểm có di sản; chủ thể của di sản; quá trình ra đời, tồn tại của di sản; hình thức biểu hiện, quy trình thực hành, các công trình, đồ vật và không gian văn hóa liên quan cùng với các sản phẩm vật chất, tinh thần được tạo ra trong quá trình thực hành di sản văn hóa phi vật thể; hiện trạng di sản. Kiểm kê nhằm xác định và đánh giá giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và vai trò, ý nghĩa của di sản văn hóa phi vật thể trong đời sống đương đại. Vấn đề then chốt của việc kiểm kê là phải xác định cho được các biện pháp để bảo vệ di sản. Bảo vệ là tập hợp các biện pháp có mục tiêu đảm bảo khả năng tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể. Bao gồm việc nhận diện, tư liệu hoá, nghiên cứu phục hồi các phương diện khác nhau của di sản, bảo tồn, phát huy, củng cố, chuyển giao, truyền dạy, đặc biệt là thông qua hình thức giáo dục chính thức hoặc phi chính thức. Sự tồn tại của di sản vật thể có thể không cần đến con người còn sự kế tục và duy trì di sản phi vật thể luôn luôn đòi hỏi có con người. Bảo vệ di sản văn hóa vật thể là bảo vệ vật chất. Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể là kế thừa con người, kế thừa văn hóa sống. Nội hàm của hai chữ “bảo vệ” chính là trao truyền và kế thừa. Đó là bảo vệ sống. Bảo vệ di sản phi vật thể là bảo vệ con người – chủ thể văn hóa. Ai thực hành và tác nghiệp kiểm kê? 11
- Người tham gia công tác kiểm kê là các cán bộ thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị trực thuộc; Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã; các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội và cá nhân có liên quan; chủ thể văn hóa. Chủ thể văn hóa là cộng đồng, nhóm người hoặc cá nhân sở hữu, thực hành và sáng tạo di sản văn hóa phi vật thể. Tổ chức quy trình kiểm kê ra sao? Công tác kiểm kê được tổ chức theo quy trình: nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về di sản; tập huấn cho người tham gia kiểm kê, đặc biệt lưu ý đến tập huấn cho cộng đồng; khảo sát thu thập thông tin và lập các phiếu, danh mục kiểm kê; xây dựng báo cáo và lập hồ sơ kiểm kê. Hồ sơ kiểm kê là tài liệu khoa học và pháp lý của di sản văn hóa phi vật thể. Hồ sơ này sẽ được cơ quan quản lý di sản văn hóa phi vật thể của địa phương lưu giữ. Hàng năm, cơ quan này có nhiệm vụ cập nhật thông tin và báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về kết quả kiểm kê và hiện trạng di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương. Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương sẽ chỉ đạo xây dựng kế hoạch, phê duyệt kế hoạch và kinh phí kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của Luật Ngân sách để các Sở VHTTDL triển khai. Làm thế nào để lập Hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể? Từ kết quả, căn cứ danh mục kiểm kê, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức lập Hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đã được thỏa thuận để đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tiêu chí lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể được lập hồ sơ khoa học: đó là di sản có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ. Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia? Quy trình đề cử? Mặc dù không xếp hạng nhưng Di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam sẽ được phân loại, như là một phần của công việc kiểm kê, theo mức độ về hiện trạng sức sống và sự cần thiết phải bảo vệ hay cần thiết phải bảo vệ khẩn cấp. Theo đó, Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ được thiết lập nhằm đánh giá về sức sống của di sản và chỉ ra những cách bảo vệ khác nhau, tạo cơ sở vững chắc cho việc xây dựng những biện pháp và phân bổ nguồn lực bảo vệ thích hợp. Cục Di sản văn hóa sẽ tổ chức thẩm định để tư vấn giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa di sản văn hóa phi vật thể vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Một Hội đồng thẩm định bao gồm các nhà quản lý, các nhà khoa học có uy tín hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể sẽ được thành lập để xem xét, tư vấn cho hoạt động này. Làm thế nào để quản lý, sử dụng và cập nhật cơ sở dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể? 12
- Các tài liệu liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể bao gồm các xuất bản phẩm, tư liệu khảo sát, điền dã; hồ sơ kiểm kê; hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể được lưu giữ tại các Sở VHTTDL tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đề cử để đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được lưu tại Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL. Sau mỗi đợt kiểm kê, Giám đốc Sở VHTTDL các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết quả kiểm kê và công bố kết quả kiểm kê. Giám đốc Sở VHTTDL có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTTDL kết quả kiểm kê của địa phương hàng năm. Lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích. A). Di tích cấp tỉnh. B). Dích Quốc gia. C). Di tích Quốc gia đặc biệt ( di sản thế giới). Chương III : Công tác quản lí di tích lịch sử văn hóa – Danh lam thắn cảnh . + Mục đích: Hướng dẫn học sinh một số kỹ năng, nghiệp vụ và phương thức cần thiết trong hoạt động quản lý và phát huy giá trị của di tích lịch sử tại địa phương. + Nội dung chính của chương:. I.Các quy trình và phương pháp xây dựng hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích. 1.1. Quy định về việc lập hồ sơ xếp hạng di tích. 1. Thẩm quyền xếp hạng đối với di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh: a) Đối với việc xếp hạng di tích cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định; b) Đối với việc xếp hạng di tích cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. 2. Trách nhiệm trình đề nghị xếp hạng di tích: a) Đối với việc đề nghị xếp hạng di tích cấp quốc gia: do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trình; b) Đối với việc đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh do Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch trình. 3. Việc ra quyết định quản lý đối với các di tích chưa được xếp hạng do Giám đốc Văn hoá, Thể thao và Du lịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. 4. Việc tổ chức kiểm kê, khảo sát để xây dựng hồ sơ di tích do Bảo tàng tỉnh, Phòng di sản văn hoá phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Phòng Văn hoá và Thông tin các huyện, thành phố và các ngành liên quan thực hiện. Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm về việc lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét xếp hạng, đề nghị xếp hạng di tích theo thẩm quyền. 1.2. Hồ sơ xếp hạng di tích. 13
- Căn cứ Luật Di sản Văn hoá và Nghị định 92/2002/NĐ-CP, ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Di sản Văn hoá; - Căn cứ Quyết định số 2142/QĐ- UB ngày 31 tháng 8 năm 2004 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc ban hành quy chế xếp hạng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh; Sở VH,TT&DL Hưng Yên hướng dẫn một số điều về việc xây dựng hồ sơ xếp hạng di tích và tổ chức lễ đón bằng xếp hạng di tích như sau: I- XÂY DỰNG HỒ SƠ XẾP HẠNG DI TÍCH. Cơ sở để đề nghị khảo sát và lập hồ sơ xếp hạng 1.1- Các tổ chức cá nhân là chủ sở hữu hoặc đợc giao quản lý di tích và danh thắng căn cứ điều 29, điều 30, điều 31 của Luật Di sản Văn hoá; điều 14, điều 15 Nghị định 92/2002/NĐ- CP; điều 6, điều 7 của quy chế xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh để đề nghị khảo sát và lập hồ sơ xếp hạng. 1.2- Phòng văn hoá và Thông tin các huyện, thành phố có trách nhiệm thông báo cho các địa phương, tổ chức hoặc cá nhân đang quản lý di tích có nhu cầu đề nghị xếp hạng làm đơn đề nghị xếp hạng di tích. Sau đó rà soát, kiểm tra thực tế giá trị tiềm năgn di tích; căn cứ đề nghị xếp hạng di tích của các địa phương và giá trị thực tế đã kiểm tra nếu đủ tiêu chí xếp hạng lập danh sách báo cáo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (qua Ban QLDT tỉnh) để Ban quản lý di tích tỉnh tổng hợp, xây dựng kế hoạch xếp hạng di tích. 1.3- Thời gian phòng Văn hoá và Thông tin lập danh sách báo cáo về Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (qua Ban QLDT tỉnh) chậm nhất hết quý I đầu năm kế hoạch. Sau khi nhận được danh sách báo cáo đề nghị xếp hạng di tích của phòng VH&TT các huyện, thành phố (kèm đơn đề nghị xếp hạng di tích của cở sở), Ban quản lý di tích tỉnh phối hợp với phòng VH&TT các huyện, Thành phố kiểm tra thực tế và lập biên bản làm cơ sở cho việc quyết định hồ sơ khoa học di tích. 2- Hồ sơ xếp hạng di tích. 2. 1- Hồ sơ xếp hạng di tích cấp tỉnh. Để lập hồ sơ khoa học trình UBND tỉnh quyết định các địa phương có di tích đề nghị xếp hạng thực hiện theo điều 14, điều 15 của Nghị định 92/2002/NĐ-CP và điều 6, điều 7 quy chế xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh ban hành ngày 31/8/2004 của UBND tỉnh Hưng Yên. 2. 2- Hồ sơ xếp hạng quốc gia. Để lập hồ sơ khoa học trình Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định công nhận thì sau khi có đơn đề nghị của các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đợc giao quản lý di tích, Ban QLDT tỉnh tiến hành lập hồ sơ trích ngang của di tích trình HĐKH của Cục Di sản Văn hoá xin thoả thuận. Sau khi có thoả thuận của Cục Di sản Văn hoá cho phép lập hồ sơ khoa học trình Bộ VH,TT&DL duyệt thì thực hiện đúng trình tự theo điều 15 của Nghị định 92/2002/NĐ- CP quy định. 2. 3- Khoanh vùng bảo vệ di tích 14
- - Biên bản khoanh vùng bảo vệ di tích (theo mẫu): UBND xã (Phường, thị trấn) có trách nhiệm tổ chức hội nghị xác định và ký kết biên bản khoanh vùng bảo vệ di tích. Thành phần hội nghị gồm: + ở tỉnh: Đại diện Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Ban quản lý di tích tỉnh), Sở Tài nguyên- Môi trường. + ở huyện: Đại diện lãnh đạo UBND, phòng VH&TT, phòng Tài nguyên – Môi trường. + ở xã (Phường, thị trấn): Đại diện lãnh đạo UBND, Mặt trận Tổ quốc, địa chính, trưởng thôn, ban quản lý di tích. - Bản đồ khoanh vùng bảo vệ: Được trích lục từ bản đồ giải thửa của UBND xã, phường, thị trấn (bản đồ đang hiện hành) đảm bảo quy định của ngành Tài nguyên – Môi trường. Việc ký kết biên bản và bản đồ khoanh vùng thực hiện theo điều 7 quy chế xếp hạng di tích cấp tỉnh (đối với di tích xếp hạng cấp tỉnh), theo điều 15 Nghị định 92/2002/NĐ- CP của Chính phủ (đối với di tích xếp hạng quốc gia). II. Một số phương pháp và nguyên tắc trong trùng tu, tôn tạo di tích di sản văn hóa. 2.1. Nguyên tắc xác định phạm vi các khu vực bảo vệ của DT Nguyên tắc xác định phạm vi và các khu vực bảo vệ của di tích Khu vực bảo vệ di tích được xác định như sau: 1. Khu vực bảo vệ I gồm di tích và vùng được xác nhận là yếu tố gốc cấu thành di tích, phải được bảo vệ nguyên trạng, được thực hiện theo nguyên tắc sau: a) Đối với di tích là công trình xây dựng, địa điểm gắn với các sự kiện lịch sử, thân thế và sự nghiệp của danh nhân thì phạm vi khu vực bảo vệ I phải bảo đảm phản ánh những diễn biến tiêu biểu của sự kiện lịch sử, những công trình lưu niệm gắn với danh nhân liên quan đến di tích đó; b) Đối với di tích là địa điểm khảo cổ thì phạm vi khu vực bảo vệ I phải bảo đảm giữ nguyên trạng toàn bộ phạm vi khu vực đã phát hiện và các di vật, địa hình, cảnh quan có liên quan trực tiếp tới môi trường sinh sống của chủ thể đã tạo nên địa điểm khảo cổ đó; c) Đối với di tích là quần thể các công trình kiến trúc nghệ thuật hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ thì việc xác định khu vực bảo vệ I phải đảm bảo giữ nguyên trạng các công trình vốn có của di tích bao gồm sân, vườn, ao, hồ và các yếu tố khác liên quan đến di tích; 2. Khu vực bảo vệ II là khu vực bao quanh hoặc tiếp giáp với khu vực bảo vệ I của di tích, có thể xây dựng những công trình phù hợp phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích nhưng không làm ảnh hưởng tới kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái của di tích. Việc xác định và xây dựng các công trình phục vụ việc tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị di tích được thực hiện theo nguyên tắc sau: a) Việc xác định di tích có khu vực bảo vệ I được áp dụng trong trường hợp di tích đó nằm trong khu vực dân cư hoặc liền kề các công trình xây dựng mà không thể 15
- di dời. Đối với di tích gồm nhiều công trình xây dựng, địa điểm phân bố trên phạm vi rộng thì phải xác định khu vực bảo vệ I cho từng công trình xây dựng, địa điểm; b) Việc xây dựng các công trình ở khu vực bảo vệ II nhằm tôn tạo và phát huy giá trị di tích đối với di tích cấp tỉnh phải có sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh, đối với di tích quốc gia và quốc gia đặc biệt phải có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. 3. Các khu vực bảo vệ I và II được xác định trên bản đồ địa chính, kèm theo biên bản khoanh vùng bảo vệ và được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận trong hồ sơ di tích. 2.2. Việc xác định khu vực bảo vệ I. 2.3. Việc xác định bảo vệ khu vực II. 2.4. Việc cắm mốc giới. 2.5. Thẩm quyền thẩm định dự án cải tạo, xây dựng công trình có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích. 2.6. Nguyên tắc trong bảo quản, tu bổ, phục hồi và trùng tu tôn tạo di tích. Thẩm quyền cấp phép bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích 1. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích cấp tỉnh theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt thuộc nhóm B và nhóm C theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ văn hoá Thể thao và Du lịch. 2. Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trình Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích cấp tỉnh; phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt theo quy định của pháp luật, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; chịu trách nhiệm thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích cấp tỉnh có khả năng ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường của di tích; chịu trách nhiệm và ra các văn bản tu bổ cấp thiết di tích, sau khi có đầy đủ hồ sơ thiết kế dự toán và văn bản đề nghị của ủy ban nhân dân huyện, thành phố. 3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc xếp hạng di tích, xây dựng kế hoạch bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích. Các nguyên tắc và quy trình tiến hành bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích Các nguyên tắc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải thực hiện theo Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh (ban hành kèm theo Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 06/2/2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin) như sau: 1. Chỉ tiến hành bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích đã được xếp hạng trong trường hợp di tích bị xuống cấp có nguy cơ hư hại nặng và phải lập thành dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; 16
- 2. Đảm bảo tính nguyên gốc, tính chính xác, tính toàn vẹn và sự bền vững của di tích; 3. Ưu tiên cho các hoạt động bảo quản, gia cố di tích trước khi áp dụng những biện pháp kỹ thuật tu bổ và phục hồi khác; 4. Thay thế kỹ thuật hay chất liệu cũ bằng kỹ thuật hay chất liệu mới phải được thí nghiệm trước để bảo đảm kết quả chính xác khi áp dụng vào di tích; 5. Chỉ thay thế một bộ phận cũ bằng một bộ phận mới của di tích khi có đủ chứng cứ khoa học chuẩn xác và phải có sự phân biệt rõ ràng giữa bộ phận mới thay thế với những bộ phận gốc; 6. Thi công bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích thực hiện theo quy định của Nhà nước; 7. Đối với các di tích tu bổ cấp thiết, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch ra văn bản để thực hiện theo quy định tại Điều 13 khoản 1, 2, 3 của Quy chế này; 8. Đối với các tài liệu hiện vật trong di tích bị hư hại cần phục chế, chủ sử dụng phải làm đơn và được sự đồng ý của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho phép. 9. Bảo đảm an toàn cho bản thân công trình và khách tham quan. 2.7. Giải thích từ ngữ: + Bảo tồn. + Bảo quản. + Tu bổ. + Gia cố gia cường. + Tôn tạo. + Phục hồi. + Tu sửa cấp thiết Chương IV :Công tác quản lí và một số chính sách của Đảng và Nhà nước VN trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của Di tích lịch sử văn hóa – Danh lam thắn cảnh. + Mục đích: Hướng dẫn học sinh Công tác quản lí và một số chính sách của Đảng và Nhà nước VN trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của Di tích lịch sử văn hóa – Danh lam thắn cảnh + Nội dung chính của chương:. 1. Cơ sở pháp lý: 1.1. Các văn bản quốc tế về bảo tồn di tích lịch sử- văn hóa- danh lam thắng cảnh. 1.2. Các văn bản trong nước về bảo vệ di tích lịch sử văn hóa- danh lam thắng cảnh. Trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu. Ở đây chỉ xin nêu 7 thành tựu, mà theo tôi, là tiêu biểu nhất, bởi giá trị về tầm nhìn, ý nghĩa xã hội và quốc tế. 1.1. Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bảo tồn cổ tích. 17
- Cách đây gần 73 năm, ngày 23-11-1945, chỉ hơn 2 tháng sau khi nước nhà giành được độc lập, còn bộn bề biết bao nhiêu công việc cấp bách cần giải quyết về chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, nhưng với tầm nhìn minh triết của một vĩ nhân - danh nhân văn hoá kiệt suất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SLvề bảo tồn cổ tích trong toàn cõi Việt Nam, trong đó xác định bảo tồn cổ tích là việc rất cần cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam. Tại Điều 4 của Sắc lệnh nêu rõ: “Cấm phá hủy đình chùa, đền miếu, hoặc những nơi thờ tự khác như cung điện, thành quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn. Cấm phá hủy những bia ký, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính cách tôn giáo nhưng có ích cho lịch sử”. Với ý nghĩa lịch sử to lớn của Sắc lệnh này, ngày 24-02-2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/QĐ-TTg lấy ngày 23 tháng 11 hàng năm là “Ngày Di sản văn hoá Việt Nam” nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động trên lĩnh vực di sản văn hoá, động viên và thu hút mọi tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc. 1.2. Luật Di sản văn hoá năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 điều chỉnh cả di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể. Xét thấy di sản văn hoá và thiên nhiên ngày càng bị đe dọa hủy hoại; sự xuống cấp hoặc biến mất của di sản cũng làm nghèo đi di sản của mọi dân tộc; đồng thời việc bảo vệ di sản ở cấp quốc gia còn những bất cập do hạn chế về tiềm năng kinh tế, khoa học và công nghệ, nên tại Kỳ họp lần thứ 17 năm 1972, Đại hội đồng UNESCO đã thông qua Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hoá và Thiên nhiên Thế giới (di sản vật thể). 31 năm sau, năm 2003, xét thấy tầm quan trọng của di sản văn hoá phi vật thể như là động lực chính của đa dạng văn hoá và là một đảm bảo cho phát triển bền vững, đồng thời nhận thấy chưa có một văn kiện ràng buộc đa phương nào cho công tác bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, tại Phiên họp ngày 17- 10-2003, Đại hội đồng UNESCO đã thông qua Công ước về Bảo vệ Di sản văn hoá phi vật thể. Trên thực tế, các di tích lịch sử - văn hoá (di sản vật thể) ở nước ta đều hàm chứa những giá trị tinh thần (di sản phi vật thể) to lớn và sâu sắc, gắn kết với nhau. Việc phân định giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thể chỉ là tương đối. Đồng thời, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) năm 1998, khi đề ra nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đã nhấn mạnh cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Bởi vậy, việc đưa di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di sản văn hoá phi vật thể vào Luật Di sản văn hoá được nhiều chuyên gia quốc tế cho là hợp lý mà không phải nước nào cũng có được một bộ luật chung như vậy. 1.3. Nghi định của Chính phủ số 62/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2014 Quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và Nghi định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 18
- năm 2017 Quy định về Bảo vệ và quản lý Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới có ý nghĩa đối với cộng xã hội và quốc tế. Việc xét tặng danh hiệu nghệ nhân thể hiện sự quan tâm và ghi nhận của Đảng và Nhà nước ta đối với những nghệ nhân có đóng góp xuất sắc, nắm giữ và có công truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, góp phần làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Nghị định về Bảo vệ và quản lý Di sản Văn hoá và Thiên nhiên Thế giới ở Việt Nam nhằm bảo vệ Giá trị Nổi bật Toàn cầu, tính xác thực và toàn vẹn của Di sản Thế giới, thực hiện những cam kết của Việt Nam đối với UNESCO. Văn bản pháp lý này được sự quan tâm của quốc tế, bởi vì nhiều nước chưa có một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao riêng cho việc quản lý Di sản Thế giới ở nước mình a). Các văn bản pháp lý trước cách mạng tháng tám năm 1945. b). Các văn bản pháp lý từ năm 1945 đến nay. 2. Một số chính sách của Đảng và nhà nước trong quản lý bảo vệ và phát huy giá trị di sản VH 3. Những hành vi vi phạm làm sai lệch hoặc hủy hoại di sản văn hóa. i sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể 1. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: a) Tiếng nói, chữ viết; b) Ngữ văn dân gian; c) Nghệ thuật trình diễn dân gian; d) Tập quán xã hội và tín ngưỡng; đ) Lễ hội truyền thống; e) Nghề thủ công truyền thống; g) Tri thức dân gian. 2. Di sản văn hóa vật thể bao gồm: a) Di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích); b) Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Điều 3. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa 1. Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu bảo tồn các di sản văn hóa tiêu biểu. 2. Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước và thực hiện các chính sách ưu đãi về tinh thần và vật chất đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt. 3. Nghiên cứu áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động sau đây: a) Thăm dò, khai quật khảo cổ; bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích; b) Thẩm định, quản lý sưu tập, bảo quản hiện vật, chỉnh lý, đổi mới nội dung, hình thức trưng bày và hoạt động giáo dục của bảo tàng; 19
- c) Sưu tầm, lưu giữ và phổ biến giá trị di sản văn hóa phi vật thể; thành lập ngân hàng dữ liệu về di sản văn hóa phi vật thể. 4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. 5. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp về tinh thần và vật chất hoặc trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. 6. Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật. Điều 4. Những hành vi vi phạm làm sai lệch hoặc hủy hoại di sản văn hóa 1. Những hành vi làm sai lệch di tích: a) Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích. b) Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích. 2. Những hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể: a) Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể; b) Tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể; c) Lợi dụng việc tuyên truyền, phổ biến, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi và thực hiện các hành vi khác trái pháp luật; 3. Những trường hợp sau đây bị coi là đào bới trái phép địa điểm khảo cổ: a) Tự ý đào bới, tìm kiếm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong khu vực bảo vệ di tích và địa điểm thuộc quy hoạch khảo cổ như di chỉ cư trú, mộ táng, công xưởng chế tác công cụ, thành lũy và các địa điểm khảo cổ khác; b) Tự ý tìm kiếm, trục vớt các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia còn chìm đắm dưới nước. Chương V BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Điều 5. Tiêu chí lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 1. Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương; 2. Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; 3. Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; 4. Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Slide bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh
41 p | 1782 | 348
-
Bài giảng: Lịch sử xã hội học (Th.S. Ngô Thị Kim Dung)
123 p | 755 | 116
-
Làng nghề truyền thống
0 p | 331 | 87
-
Bài giảng: Lý thuyết xã hội học (TS. Lê Thị Mai)
67 p | 359 | 60
-
Bí ẩn về hệ thống di sản bị lãng quên trên non thiêng Yên Tử
9 p | 163 | 29
-
Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI part 10
11 p | 110 | 19
-
Khu di tích Óc Eo-Ba Thê (An Giang) những giá trị nổi bật
15 p | 167 | 16
-
Bài giảng Dư địa chí Việt Nam: Dư địa chí tỉnh Điện Biên
35 p | 139 | 14
-
Chi Lăng - Xương Giang 1427 - trận quyết chiến chiến lược trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
6 p | 130 | 10
-
Kỹ năng thuyết trình và Làm việc nhóm
9 p | 133 | 8
-
Bài giảng Di tích dẫn nhập: Chương 1 - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chinh
28 p | 102 | 8
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu và biên soạn Lịch sử địa phương: Phần 2
78 p | 42 | 6
-
Tích hợp giá trị văn hóa, lịch sử các di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vào giảng dạy các môn Khoa học xã hội và nhân văn tại trường Đại học Hạ Long
4 p | 94 | 4
-
Tổ chức hoạt động trải nghiệm với di tích lịch sử cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945-1975 ở trường trung học phổ thông
5 p | 136 | 4
-
Khảo sát đánh giá hiện trạng sử dụng tiếng Anh của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch trong thị trấn Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang
6 p | 63 | 3
-
Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể vùng đồng bằng sông Cửu Long trong các bài giảng lịch sử dân tộc (1858-1918) trong chương trình lịch sử lớp 11
5 p | 81 | 2
-
Tư liệu Hán Nôm tại các di tích lịch sử thờ Lý Nam Đế, huyện Hoài Đức, Hà Nội
11 p | 36 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn