intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Địa lý 12 bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta

Chia sẻ: Phan Văn Quang | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:47

361
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để việc dạy và học đạt kết quả tốt nhất, mời quý thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo bộ sưu tập Bài giảng Địa lý 12 bài Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta. Qua bài học, giáo viên giúp học sinh biết được những thế mạnh và hạn chế của nông nghiệp nhiệt đới nước ta. Biết được đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta đang chuyển từ nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Biết được xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Địa lý 12 bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta

  1. BÀI GIẢNG ĐỊA LÝ 12 BÀI 21: ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA
  2. I. Nền nông nghiệp nhiệt đới a) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa rất rõ rệt theo chiều Bắc-Nam và theo chiều cao của địa hình có ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.
  3. Em hãy lấy các ví dụ chứng minh sự phân hóa mùa vụ do sự phân hóa khí hậu ở nước ta.
  4. • Ở miền Bắc, vụ đông xuân là vụ chính, tranh thủ lượng mưa vào cuối đông, đầu xuân • Ở miền Nam, vụ hè thu là vụ chính, tránh lụt • Vùng Tây Bắc có khí hậu núi cao là chủ yếu. Do dãy Hoàng Liên Sơn che khuất nên mùa đông tần suất Frông lạnh ít hơn và ấm hơn Đông Bắc, mưa phùn ít hơn( trừ Hoà Bình, Mộc Châu). Hệ sinh thái nông nghiệp chính của vùng là cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới và chăn nuôi đại gia súc. • Trong khi đó Đông Bắc là vùng có khí hậu miền núi nhưng mùa hè mát mẻ hơn, mưa nhiều hơn, độ ẩm cao hơn, mùa đông rét đậm hơn, khu vực núi cao thường xảy ra sương muối, băng giá….Một số tỉnh còn chịu ảnh hưởng của bão. Hệ sinh thái nông nghiệp chính là cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt đới, cây dược liệu và nuôi trồng thuỷ sản.
  5. • Sự phân hóa các điều kiện địa hình và đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. Ở trung du và miền núi, thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn. Ở đồng bằng, thế mạnh là các cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thủy sản.
  6. Ruộng bậc thang ở Lào Cai
  7. Chăn nuôi đại gia súc
  8. Việc sử dụng đất trong điều kiện nông nghiệp nhiệt đới cần chú ý những điều gì ?
  9. • Ở vùng nhiệt đới, mưa nhiều và tập trung gây dòng chảy và xói mòn nghiêm trọng. Đất đai nhiệt đới phần lớn là màu mỡ. Khí hậu và đất nhiệt đới phần lớn thích hợp cho việc trồng cây lâu năm, cà phê, cao su, chè, ca cao và các loại cây ăn quả nhiệt đới. Đối với những vùng đất trũng, đất phù sa, đất giàu chất hữu cơ... rất thích hợp cho việc gieo trồng các giống cây nông nghiệp ngắn ngày, cây lương thực.. Tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên nước ta làm tăng thêm tính chất bấp bênh vốn có của nông nghiệp. Việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn là nhiệm vụ quan trọng.
  10. Chè
  11. Cà phê
  12. Rừng cao su
  13. b) Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới.
  14. • -Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp. -Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, với các giống ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão, lụt hay hạn hán. • - Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản. Việc trao đổi nông sản giữa các vùng, nhất là giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam nhờ thế mà ngày càng mở rộng có hiệu quả. - Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hoa quả…) là một phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới.
  15. II-Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới.
  16. • Một đặc điểm khá rõ của nền nông nghiệp nước ta hiện nay là sự tồn tại song song của: + nền nông nghiệp tự cấp tự túc, sản xuất theo lối cổ truyền + nền nông nghiệp hàng hóa, áp dụng tiến bộ kỹ thuật hiện đại, • Có sự chuyển đổi từ nông nghiệp tự cấp tự túc sang nông nghiệp hàng hóa
  17. a-Nền nông nghiệp cổ truyền • Nền nông nghiệp cổ truyền được đặc trưng bởi * sản xuất nhỏ, * công cụ thủ công, * sử dụng nhiều sức người, * năng suất lao động thấp. • Trong nền nông nghiệp cổ truyền, mỗi cơ sở sản xuất, mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm, và phần lớn sản phẩm là để tiêu dùng tại chỗ. Đó là nền nông nghiệp tiểu nông mang tính tự cấp, tự túc.
  18. Nền nông nghiệp cổ truyền còn rất phổ biến trên nhiều vùng lãnh thổ ở nước ta: 1.TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ • Trình độ thâm canh thấp; sản xuất theo kiểu quảng canh, đầu tư ít lao động và vật tư nông nghiệp. Ở vùng trung du trình độ thâm canh đang được nâng cao • Chuyên môn hóa sản xuất: -Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trầu, sở, hồi..) -Đậu tương, lạc, thuốc lá. -Cây ăn quả, cây dược liệu. -Trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).
  19. Cây ăn quả
  20. 2.BẮC TRUNG BỘ • Trình độ thâm canh tương đối thấp. Nông nghiệp sử dụng nhiều lao động. • Chuyên môn hóa sản xuất: -Cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá..) -Cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su) -Trâu, bò lấy thịt; nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2