Bài giảng Điện học (Phần 25)
lượt xem 5
download
5.3 Điện trường Định nghĩa Định nghĩa của điện trường hoàn toàn tương tự, và có cùng động cơ, như định nghĩa trường hấp dẫn. định nghĩa điện trường Vectơ điện trường, E, tại một điểm bất kì trong không gian được xác định bằng cách đặt một điện tích thử qt tại điểm đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Điện học (Phần 25)
- Bài giảng Điện học (Phần 25) 5.3 Điện trường Định nghĩa Định nghĩa của điện trường hoàn toàn tương tự, và có cùng động cơ, như định nghĩa trường hấp dẫn. định nghĩa điện trường Vectơ điện trường, E, tại một điểm bất kì trong không gian được xác định bằng cách đặt một điện tích thử qt tại điểm đó. Vectơ điện trường được cho bởi E = F/qt, trong đó F là lực điện tác dụng lên điện tích thử. Các điện tích là cái tạo ra điện trường. Không giống như lực hấp dẫn, chỉ là lực hút, lực điện biểu hiện cả sự hút và đẩy. Một điện tích dương là nguồn của điện trường, và một điện tích âm là bồn của điện trường. Điểm khó khăn nhất về định nghĩa điện trường là lực tác dụng lên một điện tích âm có hướng ngược lại so với trường. Điều này tuân theo định nghĩa, vì việc chia vectơ cho một số âm làm đảo hướng của nó. Nó giống như thể chúng ta có một số vật rơi lên thay vì rơi xuống.
- Ví dụ 3. Sự chồng chất điện trường Các điện tích q và – q nằm cách nhau một khoảng b như hình vẽ. Hỏi điện trường tại điểm P, nằm tại đỉnh thứ ba của hình vuông, bằng bao nhiêu ? j/ Vĩ dụ 3 Điện trường tại P là tổng vectơ của các trường tạo ra độc lập bởi hai điện tích. Chọn trục x hướng sang phải và trục y hướng lên trên. Các điện tích âm có trường hướng vào chúng, nên điện tích – q tạo ra một điện trường hướng sang phải, tức là có thành phần x dương. Sử dụng kết quả câu hỏi ở trên, chúng ta có Lưỡng cực điện
- Tập hợp đơn giản nhất của các nguồn có thể xảy ra với điện học những không xảy ra với lực hấp dẫn là lưỡng cực, gồm một điện tích dương và một điện tích âm có độ lớn bằng nhau. Tổng quát hơn, một lưỡng cực điện có thể là bất kì vật nào có sự bất cân bằng của điện tích dương ở phía bên này và điện tích âm ở phía bên kia. Phân tử nước, l, là một lưỡng cực vì các electron có xu hướng bị lệch khỏi nguyên tử hydrogen và chạy sang nguyên tử oxygen. k/ Trường lưỡng cực. Điện trường đi ra ở điện tích dương và đi vào ở điện tích âm. l/ Phân tử nước là một lưỡng cực Lò vi sóng trong nhà bạn tác dụng lên các phân tử nước bằng điện trường. Chúng ta hãy tưởng tượng điều gì xảy ra nếu chúng ta bắt đầu với một điện trường đồng đều, m/1, do một số điện tích ngoài gây ra, và sau đó đưa vào một lưỡng cực, m/2, gồm hai điện tích nối với nhau bằng một thanh rắn. Lưỡng cực làm
- nhiễu hình ảnh trường, nhưng quan trọng hơn trong mục đích của chúng ta là nó chịu một mômen quay. Trong ví dụ này, điện tích dương chịu một lực hướng lên trên, còn điện tích âm thì bị kéo xuống. Kết quả là lưỡng cực có xu hướng tự sắp thẳng hàng với trường, m/3. Lò vi sóng đun nóng thức ăn với sóng điện (và từ). Sự luân phiên của mômen quay làm cho các phân tử lắc lư và làm tăng lượng chuyển động ngẫu nhiên. Định nghĩa hơi mơ hồ của lưỡng cực cho ở trên có thể cải thiện bằng cách phát biểu rằng lưỡng cực là bất kì vật nào chịu mômen quay trong điện trường. m/1. Điện trường đều do một số điện tích “bên ngoài” gây ra. 2. Một lưỡng cực đặt trong điện trường. 3. Lưỡng cực sắp thẳng hàng với trường. Cái gì xác định mômen quay tác dụng lên một lưỡng cực đặt trong một trường ngoài tạo ra ? Mômen phụ thuộc vào lực, khoảng cách tính từ trục quay mà lực tác dụng, và góc giữa lực và đường nối từ trục quay đến điểm đặt của lực. Xét một lưỡng cực gồm hai điện tích + q và – q cách nhau khoảng l đặt trong một trường ngoài có độ lớn |E|, hợp một góc q so với trường. Mômen quay toàn phần tác dụng lên lưỡng cực là (Lưu ý mặc dù hai lực có hướng ngược nhau, nhưng mômen quay không triệt tiêu vì chúng đều cố làm xoắn lưỡng cực theo cùng một hướng). Đại lượng lq được gọi là mômen lưỡng cực, kí hiệu làD. (Các lưỡng cực phức tạp hơn cũng có thể gán cho một mômen lưỡng cực – chúng được định nghĩa là có cùng mômen lưỡng cực như lưỡng cực hai điện tích chịu cùng một mômen quay).
- Ví dụ 4. Mômen lưỡng cực của phân tử hơi NaCl Trong phân tử hơi NaCl, khoảng cách tâm-nối-tâm giữa hai nguyên tử là khoảng 0,6 nm. Giả sử Cl hoàn toàn lấy mất một trong các electron của Na, hãy tính độ lớn mômen lưỡng cực của phân tử này. Þ Điện tích tổng cộng bằng không, nên việc chúng ta chọn gốc tọa độ ở đâu không ảnh hưởng gì. Để cho tiện, ta chọn nó là một trong hai nguyên tử, nên điện tích ở nguyên tử đó không góp phần cho mômen lưỡng cực. Độ lớn của mômen lưỡng cực khi đó bằng D = (6 x 10-10 m) (e) = (6 x 10-10 m) (1,6 x 10-19 C) = 1 x 10-28 C.m Định nghĩa khác của điện trường Hành vi của lưỡng cực điện trong điện trường ngoài đưa chúng ta đến một định nghĩa khác của điện trường: định nghĩa khác của điện trường Vectơ cường độ điện trường, E, tại một điểm bất kì trong không gian được định nghĩa bằng cách quan sát mômen quay tác dụng lên một lưỡng cực thử Dt đặt tại đó. Hướng của trường là hướng mà trường có xu hướng sắp thẳng hàng lưỡng cực (từ - sang +), và độ lớn của trường là |E| = t / Dt sinθ. Lí do chủ yếu đưa ra định nghĩa thứ hai của cùng khái niệm trên là từ trường dễ được định nghĩa nhất bằng phương pháp tương tự. Liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường Hiệu điện thế là thế năng trên đơn vị điện tích, và cường độ điện trường là lực trên đơn vị điện tích. Do đó, chúng ta có thể liên hệ hiệu điện thế và trường nếu chúng ta bắt đầu từ mối quan hệ giữa thế năng và lực,
- Nói cách khác, sự chênh lệch điện thế giữa hai điểm bằng với cường độ điện trường nhân với khoảng cách giữa chúng. Lời giải thích là ở chỗ điện trường mạnh là vùng không gian trong đó điện thế thay đổi nhanh. Tương tự, sườn đồi dốc là nơi trên bản đồ độ cao thay đổi nhanh. Ví dụ 5. Điện trường do cá chình điện phát ra Ñ Giả sử một con cá chình điện dài 1 m, và làm phát sinh hiệu điện thế 1000 V giữa đầu và đuôi của nó. Hỏi cường độ điện trường trong nước xung quanh nó bằng bao nhiêu ? Þ Chúng ta chỉ tính độ lớn của trường, chứ không tính đến hướng của nó, nên chúng ta bỏ qua các kí hiệu dương và âm. Với giả thiết là chấp nhận điều không chính xác là điện trường không đổi song song với cơ thể con cá chình, ta có Câu hỏi thảo luận
- A. Trong định nghĩa cường độ điện trường, điện tích thử có cần là 1 coulomb ? Nó có cần là một điện tích dương ? B. Một hạt tích điện, chẳng hạn như electron hoặc proton, có chịu lực tác dụng từ điện trường của riêng nó ? C. Có hay không điện trường xung quanh một hốc tường không có gì cắm vào nó, hay một cái pin vừa mới đặt nằm trên bàn ? D. Trong một đèn flash cấp nguồn bằng pin, điện trường hướng theo chiều nào ? Trường đó sẽ trông như thế nào bên trong các dây dẫn ? Còn trong dây tóc của đèn sợi đốt thì sao ? E. Phê bình phát biểu sau: “Điện trường có thể biểu diễn bằng một biển mũi tên chỉ chiều dòng điện đang chạy”. F. Điện trường của một điện tích điểm, |E| = kQ/r2, có được trong phần câu hỏi tự kiểm tra ở trên. Hãy so sánh hình dạng trường của một quả cầu tích điện đều với trường của một điện tích điểm ? G. Bên trong của một vật dẫn điện hoàn hảo ở trạng thái cân bằng phải có điện trường bằng không, vì nếu không thì điện tích tự do bên trong nó sẽ bị trôi giạt đối với trường, và nó sẽ không còn ở trạng thái cân bằng. Còn điện trường ngay tại bề mặt vật dẫn hoàn hảo thì sao? Xét khả năng trường vuông góc với bề mặt hay song song với nó. n/ Câu hỏi thảo luận H
- H. So sánh mômen lưỡng cực của các phân tử và ion phân tử cho trong hình n. I. Những mẫu giấy nhỏ không bị làm cho nhiễm điện bằng bất kì cách nào có thể bị hút lên với một vật tích điện như một miếng băng tích điện. Theo thuật ngữ mới của chúng ta, chúng ta có thể mô tả điện tích của miếng băng gây ra một mômen lưỡng cực trên mẫu giấy. Có thể sử dụng một kĩ thuật tương tự để gây ra không chỉ một mômen lưỡng cực mà là một điện tích hay không ? J. Trái Đất và Mặt Trăng khá chênh lệch về kích thước và cách xa nhau, giống như một quả bóng chày và một quả bóng bàn cầm trên hai tay giang rộng của bạn. Tưởng tượng thay thế hệ hành tinh với đặc tính của hành tinh kép: hai hành tinh có kích thước bằng nhau, nằm gần nhau. Hãy phác họa biểu đồ biển mũi tên cho trường hấp dẫn của chúng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Sinh học 9 bài 25: Thường biến
16 p | 600 | 57
-
Giáo án Công nghệ 10 bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản
5 p | 834 | 44
-
Bài giảng Sự oxi hóa, Phản ứng hóa hợp, Ứng dụng của oxi - Hóa 8 - GV.N Nam
17 p | 461 | 26
-
Giáo án Công nghệ 8 bài 25: Mối ghép cố định, mối ghép không tháo được
3 p | 336 | 25
-
Giáo án Địa lý 10 bài 25: Thực hành Phân tích bản đồ phân bố dân cư thế giới
4 p | 549 | 20
-
Giáo án Công nghệ 7 bài 25: Thực hành - gieo hạt và cấy cây vào đất
4 p | 201 | 16
-
Sinh học lớp 9 - Tiết 26 - Bài 25: Thường biến
15 p | 385 | 14
-
Bài giảng Chính tả: Nghe, viết: Khuất phục tên cướp biển - Tiếng việt 4 - GV.N.Hoài Thanh
10 p | 162 | 10
-
Bài giảng Đại số lớp 8 - Tiết 25: Luyện tập
12 p | 19 | 9
-
Bài Chính tả: Nghe, viết: Hội đua voi ở Tây Nguyên - Bài giảng điện tử Tiếng việt 3 - GV.Hoàng Thi Thơ
13 p | 81 | 5
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 8 bài 25: Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn
16 p | 19 | 5
-
Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2020-2021 - Tuần 25: Luyện từ và câu Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? (Trường Tiểu học Thạch Bàn B)
20 p | 19 | 4
-
Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2020-2021 - Tuần 25: Tập làm văn Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối (Trường Tiểu học Thạch Bàn B)
14 p | 31 | 4
-
Slide bài Chính tả: Nghe, viết: hội vật - Tiếng việt 3 - GV.N.Tấn Tài
16 p | 85 | 4
-
Bài giảng môn Sinh học lớp 9 - Bài 25: Thường biến
17 p | 33 | 3
-
Bài giảng môn Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật
16 p | 13 | 3
-
Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2020-2021 - Tuần 25: Luyện từ và câu Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? (Trường Tiểu học Thạch Bàn B)
15 p | 18 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn