Bài giảng Điều dưỡng cơ bản: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
lượt xem 2
download
Bài giảng Điều dưỡng cơ bản kết cấu gồm 11 đơn vị bài học và được chia thành 2 phần, phần 1 này cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản về: sơ cấp cứu một số bệnh thường gặp; kỹ thuật thay băng – rửa vết thương; kỹ thuật hút đàm - thở oxy - lấy bệnh phẩm xét nghiệm giúp bác sĩ chọc dò - chườm nóng - chườm lạnh; các kỹ thuật đưa thuốc vào cơ thể;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Điều dưỡng cơ bản: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA Y BÀI GIẢNG ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN ÑÔN VÒ BIEÂN SOAÏN: KHOA Y Tham gia bieân soaïn : BsCKI. Bùi Đình Xuyên BsCKI. Trần Thị Mai Hồng BsCKI. Trương Văn Lâm Haäu Giang, 2017
- MỤC LỤC SƠ CẤP CỨU MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP ............................................... 1 KỸ THUẬT THAY BĂNG – RỬA VẾT THƯƠNG ....................................... 10 KỸ THUẬT HÚT ĐÀM- THỞ OXY- LẤY BỆNH PHẨM XÉT NGHIỆM- GIÚP BÁC SĨ CHỌC DÒ - CHƯỜM NÓNG-CHƯỜM LẠNH ...................... 23 CÁC KỸ THUẬT ĐƯA THUỐC VÀO CƠ THỂ ............................................ 33 CÁC KỸ THUẬT CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC BÀI TIẾT ................................ 69 GIỚI THIỆU TOÀN CHƯƠNG....................................................................... 69 CÁC KỸ THUẬT VỆ SINH CÁ NHÂN ....................................................... 108 RỬA TAY - MẶC ÁO CHOÀNG MỔ – ĐI GĂNG TAY .............................. 132 THEO DÕI DẤU HIỆU SINH TỒN .............................................................. 143 TIÊM TRUYỀN TĨNH MẠCH ...................................................................... 150
- Điều Dưỡng Cơ Bản SƠ CẤP CỨU MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP BSCKI. TRƯƠNG VĂN LÂM MỤC TIÊU Biết cách xử trí sơ cấp cứu một số bệnh ngộ độc. Biết cách xử trí sơ cấp cứu một số trường hợp tai nạn. Nhận biết và xử trí sơ cứu được một số bệnh cấp cứu. Biết cách chuẩn bị cho một chuyến hành trình XỬ TRÍ SƠ CẤP CỨU MỘT SỐ NGỘ ĐỘC 1.CÁC NGUYÊN NHÂN NGỘ ĐỘC + Hít phải chất độc. + Tiếp xúc với thực phẩm, nước uống bị nhiễm độc. + Tự uống hoặc uống nhầm các chất độc. 2. BIỂU HIỆN CỦA NGỘ ĐỘC Sau khi tiếp xúc với chất nghi có độc, bệnh nhân có những dấu hiệu sau: + Đau bụng, nôn mữa, ỉa chảy + Cuồng sảng hoặc mất ý thức + Co giật + Khó thở, ngừng thở + Choáng nặng, ngừng tuần hoàn. 3. XỬ TRÍ 3.1. NGUYÊN TẮC Cấp cứu các rối loạn chức năng sống cơ bản Loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể Phá hủy hoặc trung hòa chất độc bằng các chất đặc hiệu Điều trị các triệu chứng và biến chứng của ngộ độc. 3.2. BỆNH NHÂN TỈNH Gây nôn + Đè vào nền lưỡi hoặc hầu. + Cho uống nhanh 1 - 2 lít nước chè ấm rồi gây nôn. Rửa dạ dày + Bằng hệ thống kín với dung dịch NaCl 0,9%, 200ml/lần + Tổng 5 - 10 lít + Sau đó bơm 20g Sorbitol để tẩy ruột + Nên thụt tháo cho bệnh nhân 3.3. BỆNH NHÂN MÊ Đặt nội khí quản trước khi gây nôn và rửa dạ dày để tránh sặc vào đường thở. LƯU Ý Không gây nôn và rửa dạ dày khi ngộ độc chất ăn mòn: Dầu hoả, acid, xà phòng, chất tẩy uế... 4. NGỘ ĐỘC KHÍ CARBON MONOXID (CO) 4.1. Hoàn cảnh tai nạn Nhiên liệu đốt không hết: 1
- Điều Dưỡng Cơ Bản Bếp ga hở hoặc nổ Bếp than (phòng kín). Khí ôtô xả ra. 4.2. Cơ chế CO có ái tính với Hb gấp 200 lần Oxy Ngộ độc CO thì làm giảm nặng ôxy tổ chức. 4.3. Triệu chứng + Nhức đầu dữ dội, chóng mặt, nôn, ngất lịm, mê sảng, rối loạn hô hấp. + Da đỏ hồng đặc biệt + Di chứng thần kinh, tâm thần kéo dài 4.4. Xử trí + Đưa ngay nạn nhân ra khỏi nơi tai nạn + Đặt nạn nhân nằm nơi thoáng, thông đường thở, đầu thấp để tăng tuần hoàn cho não. Lưu ý: tránh gây ngộ độc cho người vào cấp cứu: phải đeo mặt nạ… * Thở oxy Sự phân ly của HbCO được thúc đẩy dưới oxy liệu pháp. Vì vậy cần cho thở oxy càng sớm càng tốt, cho thở oxy ngay sau khi lấy máu định lượng HbCO. Thở oxy 100% đến khi HbCO < 2% Bệnh nhân có thai thì duy trì 2 giờ sau khi HbCO về 0 nhằm kéo dài thời gian thải trừ CO từ thai nhi. Chú ý Không mở hoặc đóng công tắc điện. Không hút thuốc hoặc thắp đèn tại hiện trường. 5. NGỘ ĐỘC RƯỢU CẤP Khi bị ngộ độc rượu, người bệnh thường bị giảm và mất khả năng vận động tự chủ, nhiều trường hợp nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Do đó, chúng ta không nên chủ quan mà cần phải có kiến thức nhận biết tình trạng ngộ độc rượu và sơ cứu kịp thời. 5.1. Các biểu hiện chính của ngộ độc rượu Trạng thái thần kinh, cử chỉ, hành động của chúng ta phụ thuộc vào nồng độ rượu trong máu. 5.1.1. Giai đoạn đầu (nồng độ rượu: 1-2g/l) Khí chất người say ở giai đoạn này rất hay thay đổi, đi từ vui, buồn, thậm chí đến hung hăng. Nói năng lộn xộn: Thích giao tiếp, nói nhiều, sôi nổi, nông cạn, thích cá cược, hứa hẹn khờ dại, tâm sự, khóc lóc kể lể... Khó kiềm chế những cử chỉ và hành động của mình. 5.1.2. Giai đoạn hai (nồng độ rượu > 2g/l) Ngủ li bì, có cái nhìn lờ mờ, ngây dại. Giảm và mất khả năng vận động tự chủ như không cầm được bát đũa, rót nước ra ngoài... Không điều khiển được hành vi, nói líu lưỡi, gọi nhầm tên người... 2
- Điều Dưỡng Cơ Bản Song thị, giãn đồng tử hai bên và giảm thị lực. Không thể đi lại được, mất cân bằng cơ thể, không tự ngồi được. Thở nhanh nông, tim đập nhanh, huyết áp hạ... Buồn nôn, nôn. 5.1.3. Giai đoạn hôn mê (nồng độ rượu > 3g/l) Say chí tử, sẽ không còn nhớ gì khi thức dậy. Mất phản xạ gân xương, mất cảm giác. Đồng tử giãn, huyết áp hạ, hạ nhiệt độ, hạ đường huyết. Tiểu nhiều. Thở rống, vang kèm ứ dịch tiết ở đường thở và giảm thông khí phế nang. 5.2. Xử trí + Nhẹ: Uống nhiều nước (nước đường, nước coffee, nước chè, nước gạo rang...) giúp bồi phụ nước, tránh hạ đường huyết do rượu, làm chậm hấp thu rượu và tăng thải trừ. + Nặng: Tư thế an toàn, đưa bệnh nhân vào bệnh viện. 6. NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM Ngộ độc thực phẩm là bệnh mắc phải sau khi ăn, uống phải thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây độc, thức ăn bị ôi thiu… Thông thường ngộ độc cấp tính sẽ xuất hiện sau vài phút, vài giờ hoặc 1-2 ngày sau khi ăn. 6.1. Triệu chứng 6.1.1. Nhẹ Buồn nôn Nôn mữa Đau bụng Tiêu chảy 6.1.2. Nặng Choáng mất nước và điện giải: Da môi khô, khô miệng, khát nước Mạch nhanh nhỏ, tay chân lạnh Thở nhanh Mệt lã, lờ đờ đến hôn mê Tiểu ít, nước tiểu vàng đậm 6.2. Xử trí 6.2.1. Loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể Gây nôn: Bằng cách cho ngón tay vào trong họng để kích thích nôn Rửa dạ dày: Thực hiện càng sớm càng tốt, chậm nhất là trước 6 giờ Tẩy ruột: Nếu thời gian bị ngộ độc trên 6 giờ thì sử dụng thuốc tẩy Gây bài tiết bằng cách truyền dịch. 6.2.1. Phương pháp giải độc Sử dụng than hoạt tính để hấp phụ chất độc Trung hòa chất độc. Giải độc theo các nguyên nhân gây ngộ độc. Bệnh nhân tỉnh Gây nôn 3
- Điều Dưỡng Cơ Bản Uống 20g than hoạt và 20g Sorbitol Rửa dạ dày khi lượng chất độc nhiều. Bệnh nhân nặng Truyền Ringer Lactat 500ml: 10 15ml/kg (chảy tự do) Sau đó 10 15 ml/kg/ giờ + Nếu HA > 80mmHg, mạch
- Điều Dưỡng Cơ Bản Say nóng là tình trạng tăng thân nhiệt do nhiệt độ môi trường tăng cao và/hoặc tăng hoạt động thể lực quá mức vượt quá khả năng điều hòa của trung khu điều hòa thân nhiệt làm trung khu điều hòa thân nhiệt bị rối loạn mất kiểm soát. Say nóng có thể phát triển thành say nắng (Shock nhiệt). 2.1.2.Say nắng Say nắng là tình trạng tăng thân nhiệt nghiêm trọng (>410C) hay còn gọi là shock nhiệt do tác động của nắng nóng kèm theo có hoặc không có hoạt động thể lực quá mức gây ra rối loạn hoạt động của các cơ quan như thần kinh, tuần hoàn, hô hấp và các cơ quan nội tạng khác. Trong trường hợp này tăng thân nhiệt vượt quá khả năng điều hòa của trung khu điều hòa thân nhiệt làm trung khu điều hòa thân nhiệt bị rối loạn mất kiểm soát. Say nắng luôn đi kèm với say nóng 2.2. Hoàn cảnh xuất hiện + Trong đợt nắng nóng bất thường. + Bệnh nhân phơi dưới nắng trong môi trường có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cơ thể và kém thông khí (xe hơi, xe tăng, máy bay, hầm mỏ, nhà máy, phân xưởng...). + Cư trú dài ngày trong môi trường mở, nhưng nhiệt độ trên 320C cùng với độ ẩm không khí trên 50%. 2.3. Điều kiện thuận lợi + Người béo phì + Người già yếu + Nhũ nhi hoặc trẻ em + Dùng các thuốc cường phó giao cảm, ức chế bài tiết mồ hôi. + Hoạt động thể lực gắng sức như lao động chân tay, hoạt động thể thao. 2.4. Triệu chứng 2.4.1. Say nóng Mất nước toàn thân, tăng thân nhiệt. Triệu chứng nặng dần: + Vã mồ hôi + Nhức đầu, khó chịu, nghẹt thở + Đau bụng nôn mữa + Nói sảng, li bì, hôn mê + Sốt cao có khi đến 42 – 440C, choáng nặng... 2.4.2. Say nắng Tương tự say nóng nhưng bệnh thường nặng từ đầu với các dấu hiệu: Sốt rất cao Các dấu hiệu thần kinh Tổn thương có thể không hồi phục Có thể có tụ máu trong não. 2.5. Xử trí + Đưa bệnh nhân vào chỗ thoáng mát, cởi bớt quần áo, cho uống nước, tốt nhất là uống nước có điện giải. + Truyền dịch: Glucose 5%, NaCl 0,9% nếu tình trạng bệnh nhân nặng. 5
- Điều Dưỡng Cơ Bản + Chườm lạnh toàn thân. + Nếu sốt quá cao có thể ngâm bệnh nhân vào trong nước lạnh và cho thuốc hạ nhiệt. + Nếu không đỡ hoặc có các triệu chứng nặng: li bì mê sảng, nhiệt độ không giảm... phải đưa vào bệnh viện 3. CẤP CỨU NẠN NHÂN BỊ ĐIỆN GIẬT 3.1. Đại cương Điện giật là một tai nạn nguy hiểm, có thể gây nhiều loại tổn thương cho cơ thể (ngừng tim, ngừng thở và tổn thương các cơ quan gây nguy cơ tử vong cao hoặc để lại các di chứng nặng nề), nhưng nói chung có thể phòng tránh được. Là cấp cứu, phải khẩn trương, kịp thời. Sau khi bệnh nhân tim đập lại và tự thở phải đưa ngay đến khoa HSCC để tiếp tục theo dõi và điều trị. Điện giật là cấp cứu, phải khẩn trương, kịp thời. Sau khi bệnh nhân tim đập lại và tự thở phải đưa ngay đến khoa HSCC để tiếp tục theo dõi và điều trị. 3.2. Cơ chế gây tổn thương Cường độ dòng điện: 9 mmA: gây co cơ, co giật. 80mmA: gây rung thất 3 A : gây tổn thương não Hiệu điện thế: gây sinh nhiệt và gây bỏng tổ chức. Tổn thương phối hợp: chấn thương do ngã. 3.3.Tai biến trước mắt + Ngừng tim phổi gây chết lâm sàng ngay lập tức: nạn nhân ngất trắng, sau đó tím tái dần. + Có thể chấn thương phối hợp do bị giật, bị bắn ra xa, hoặc do sơ suất khi cắt nguồn điện làm nạn nhân rơi từ cao xuống. + Bỏng: Thường bỏng sâu rất nặng. 3.4.Di chứng lâu dài + Tổn thương thần kinh không hồi phục: Bại não, bệnh thần kinh ngoại biên. + Rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim. + Di chứng của bỏng. 3.5.Xử trí Đưa nạn nhân ra khỏi dòng điện. Chú ý: Bảo vệ người cứu nạn Đề phòng nạn nhân ngã khi cắt điện. *Xử trí sơ cứu tại chỗ Tiến hành ngay hồi sinh tim phổi cơ bản. Chỉ vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế khi tim đã đập lại và tự thở (Khi vận chuyển phải theo dõi sát ). Chú ý tiếp tục cấp cứu trên đường vận chuyển. 4. CẤP CỨU NẠN NHÂN ĐUỐI NƯỚC Ngạt nước hay đuối nước là tình trạng thiếu ôxy do cơ thể bị chìm trong nước. 6
- Điều Dưỡng Cơ Bản Khi bị ngạt nước, nạn nhân không thể hô hấp được, vì vậy đòi hỏi việc cấp cứu phải tiến hành rất khẩn trương. Nếu không được cấp cứu kịp thời, trong vòng 4 phút nạn nhân có thể bị tổn thương não, trên 10 phút bệnh nhân có thể tử vong. XỬ TRÍ + Đưa nạn nhân lên khỏi nước. + Nắm tóc bệnh nhân để lôi đầu lên khỏi mặt nước. + Tát thật mạnh 2 - 3 cái để gây phản xạ hồi tỉnh. + Quàng tay qua nách bệnh nhân để đưa bệnh nhân vào bờ hay lên thuyền. Sơ cấp cứu ban đầu Đánh giá ngay tình trạng hô hấp tuần hoàn để xử lý: Nếu ngạt thở thì phải khai thông đường thở. Nếu ngừng tuần hoàn thì cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp cho đến khi có mạch lại mới được chuyển đến Bệnh viện. 5. CÁCH NHẬN BIẾT MỘT SỐ BỆNH CẤP CỨU 5.1. Bệnh tai biến mạch máu não Nhận biết: + Bệnh nhân thường có tiền sử tăng huyết áp hoặc bệnh tim + Xuất hiện các triệu chứng: Nhức đầu, buồn nôn, nôn, run tay, nói ngọng, yếu liệt tay chân, lú lẫn, co giật, hôn mê. + Các triệu chứng có thể rất nhẹ lúc đầu nhưng sẽ nặng lên rất nhanh theo từng giờ hoặc 1-2 ngày. + Có thể nặng ngay với đột ngột co giật, hôn mê. + Bệnh được phát hiện càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao Xử trí + Ngay khi thấy các triệu chứng trên, nhất là ở một người lớn tuổi, có bệnh tăng huyết áp, bệnh tim, thì phải gọi cấp cứu 115 hoặc đưa ngay BN đến bệnh viện gần nhất. + Nếu BN hôn mê, khó thở do tắc nghẽn đờm giải thì phải khai thông đường thở, để BN nằm tư thế an toàn khi vận chuyển. 5.2. Bệnh đau thắt thắt ngực Bệnh xảy ra ở người có tiền sử đau thắt ngực. Xuất hiện khi gắng sức, đau vùng trước ngực trái hoặc sau xương ức, đau thắt như bị bóp nghẹt ở tim hoặc cảm giác nặng tức. Đau thường lan lên cổ, vai trái, dọc mặt trong cánh tay trái. Cơn đau kéo dài vài phút, giảm đau khi nghĩ ngơi. * Đau thắt ngực không điển hình Đau xuất hiện ban đêm hay lúc đang nghỉ ngơi. Đau đột ngột dữ dội hơn, kéo dài hơn thường lệ (> 20 phút) cần phải nghĩ ngay đến nhồi máu cơ tim. Xử trí Đau thắt ngực điển hình: Giúp bệnh nhân nghĩ ngơi yên tĩnh, dán miếng thuốc trước ngực trái hoặc xịt thuốc phun sương dưới lưỡi. Đặt viên thuốc dưới lưỡi... theo đơn thuốc sẵn có của bệnh nhân. 7
- Điều Dưỡng Cơ Bản Đối với cơn đau ngực không điển hình hoặc mới xảy ra lần đầu Phải nhập viện ngay. 5.3. Hen phế quản nặng cấp Nhận biết: + Thường có tiền sử dị ứng: Thời tiết Một hoặc nhiều loại thực phẩm, dược phẩm... Nhận biết + Vừa mới tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng: Thay đổi thời tiết, phấn hoa, khói bụi, ăn thức ăn biển... + Đột ngột lên cơn khó thở với tiếng rít, tiếng cò cử, da môi tím tái. Xử trí + Ngay lập tức đưa BN ra nơi thoáng khí + Để bệnh nhân ở tư thế ngồi, ngữa cổ để thông thoáng đường thở. + Giúp bệnh nhân sử dụng thuốc xịt họng sẵn có + Gọi xe cấp cứu đưa bệnh nhân vào viện nếu vẫn còn khó thở + Tiếp tục xịt thuốc đường miệng họng trong quá trình di chuyển (5 - 10 phút xịt 1 nhát) 5.4. Cơn co giật Các nguyên nhân gây co giật: + Bệnh động kinh: Có tiền sử trước đó và thường đang được điều trị duy trì nhưng quên uống thuốc, hết thuốc hoặc mắc thêm một bệnh khác. + Sốt cao co giật: thường gặp ở trẻ nhỏ + Triệu chứng của bệnh tai biến mạch máu não, ngộ độc, sốt rét ác tính... Xử trí: + Đặt BN ở nơi thoáng khí + Đảm bảo thông thoáng đường thở: Đặt ngáng lưỡi Móc bỏ đờm giải Tư thế an toàn. + Giữ cho bệnh nhân khỏi ngã, chống lại các cơn rung giật của bệnh. + Sau cơn giật BN thường hôn mê, cần giữ thông thoáng đường thở, chuyển vào BV. + Nếu sốt cao thì phải hạ nhiệt bằng lau mát, đặt thuốc hạ nhiệt đường hậu môn. 6. NHỮNG CHUẨN BỊ CẦN THIẾT CHO MỘT CHUYẾN HÀNH TRÌNH 6.1. Các vật dụng chung + Băng cầm máu + Cồn sát trùng + Cặp nhiệt độ Lưu ý: Cần phải hỏi tiền sử bệnh lý của mỗi thành viên trong đoàn. 6.2. Thuốc Thuốc giảm đau hạ nhiệt: Paracetamol Viên uống cho người lớn (nén, sủi). Viên đạn nhét hậu môn cho trẻ em. Dùng thuốc khi sốt trên 380C 8
- Điều Dưỡng Cơ Bản Liều dùng: + 15 - 20 mg/kg cân nặng, mỗi 4 - 6 giờ. + Không quá 60mg/kg cân nặng/ngày. + Bột điện giải ORS, pha theo hướng dẫn trên gói, uống khi mất nước: tiêu chảy, say nóng, say nắng... Mỗi thành viên phải tự chuẩn bị các thuốc chuyên biệt cho bệnh của mình (theo đơn của bác sỹ) Trao đổi với hướng dẫn viên du lịch hoặc bạn đồng hành về những biện pháp cấp cứu cơ bản bệnh lý của mình (theo chỉ dẫn của bác sỹ). Ví dụ Người bị Hen phế quản phải mang theo thuốc xịt cắt cơn hen, Người bị đau thắt ngực phải mang theo thuốc chống đau thắt ngực.... Tóm lại, sơ cấp cứu ban đầu là rất quan trong và cần thiết, quyết định rất nhiều đến sự sống còn của bệnh nhân cũng như cấp cứu của tuyến sau. Vì vậy, tất cả nhân viên y tế cần nắm vững và thực hiện một cách thuần thục. 9
- Điều Dưỡng Cơ Bản KỸ THUẬT THAY BĂNG – RỬA VẾT THƯƠNG MỤC TIÊU HỌC TẬP: 1. Nêu được định nghĩa vết thương. 2. Trình bày các phân loại vết thương. 3. Nêu được mục đích của thay băng vết thương. 4. Trình bày các nguyên tắc thay băng vết thương. 5. Trình bày được kỹ thuật thay băng vết thương đúng cách và an toàn. NỘI DUNG: 1. Chức năng của da: Da phủ bên ngoài cơ thể. Nó là cơ quan lớn nhất của cơ thể có chức năng bảo vệ, cảm giác, chuyển hóa và điều hoà nhiệt. 2. Đại cương vết thương: 2.1. Định nghĩa vết thương: Một vết thương là sự mất tình trạng nguyên vẹn của da. Một vết thương do tai nạn có thể xảy ra khi da bị tiếp xúc với nhiệt độ, độ pH, các tác nhân hóa học, áp lực tác động quá lớn, sự ẩm ướt, sự va chạm, chấn thương, bức xạ. Vết rạch da là một loại vết thương được tạo ra một cách có chủ đích (phẫu thuật). 2.2. Các loại vết thương: tùy theo nguyên nhân gây ra vết thương - Phân loại chung: + Do tai nạn + Do phẫu thuật - Tình trạng nguyên vẹn của da : + Hở + Kín - Hình dạng vết thương: + Vết trầy xước + Vết thủng + Vết rách + Vết dập 10
- Điều Dưỡng Cơ Bản - Theo vi sinh vật : + Vô khuẩn + Sạch + Nhiễm khuẩn 2.3. Yếu tố thuận lợi giúp sự lành vết thương : - Vết thương phải sạch, khô. - Bờ mép vết thương gần nhau, sát nhau. - Dinh dưỡng đầy đủ, đều đặn, cung cấp đủ protein, vitamin và khoáng chất. - Tăng tuần hoàn tại chỗ,… 3. Đại cương chăm sóc vết thương: 3.1. Mục đích chăm sóc vết thương: - Che chở vết thương tránh bội nhiễm, va chạm từ bên ngoài - Làm sạch vết thương. - Cầm máu nơi vết thương. - Hạn chế phần nào sự cử động tại nơi có vết thương. - Nâng đỡ các vị trí tổn thương bằng nẹp hoặc băng. - Cung cấp và duy trì môi trường ẩm cho mô vết thương. - Giúp người bệnh an tâm. 3.2. Dung dịch rửa vết thương : 3.2.1.Betadin: - Dung dịch có độ khử khuẩn cao - Không gây kích ứng mô và sự phát triển, sự lành vết thương - Dùng sát khuẩn da, niêm, rửa vết thương và các xoang của cơ thể 3.2.2.Oxy già: - Làm co mạch máu tại chỗ, tạo sự sủi bọt, phá hoại mô tế bào - Sử dụng cho: Vết thương sâu, có nhiều mủ, có lỗ dò. Vết thương đang chảy máu (xuất huyết mao mạch). Vết thương bẩn dính nhiều đất cát. 11
- Điều Dưỡng Cơ Bản - Không dùng rửa trực tiếp lên vết thương có mô hạt mới mọc. 3.2.3. Eau dakin: - Gồm oxy già và acid boric - Dùng diệt vi khuẩn gram (+) - Sử dụng tốt trong vết thương có mô hoại tử (băng nóng ướt). 3.2.4.Thuốc đỏ: - Làm khô các niêm mạc - Có thể gây ngộ độc Hg khi dùng trên vết thương có diện tích rộng. - Không sử dụng ở những vị trí thẩm mỹ (tiếp xúc ánh sáng mặt trời bị oxy hóa sẽ để lại vết thâm sạm màu), khi sơ cứu ban đầu (không theo dõi được tình trạng vết thương). 3.2.5. Thuốc tím: dùng trong vết thương có nhiều chất nhờn. 3.2.6.NaCl 0.9%: dùng rửa vết thương rất thông dụng, ít gây tai biến. 3.2.7. Dầu mù u: - Dùng đắp vết thương sạch giúp mô hạt mọc tốt - Không dùng trên vết thương nhiều mủ. II. Mục Đích - Nguyên Tắc Thay Băng – Rửa Vết Thương: 1. Mục đích : - Giúp nhận định tình trạng vết thương - Che chở, hạn chế sự tổn thương thêm cho vết thương. - Ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn từ môi trường. - Giữ vết thương sạch và mau lành. - Thấm hút chất bài tiết. - Đắp thuốc vào vết thương (nếu cần). - Tạo điều kiện cho quá trình liền sẹo diễn tiến tốt. 2. Nguyên tắc: - Áp dụng kỹ thuật vô khuẩn tuyệt đối khi thay băng vết thương. - Dụng cụ thay băng phải bảo đảm tiêu chuẩn. - Mỗi bộ dụng cụ chỉ dùng riêng cho một người bệnh. - Rửa vết thương đúng nguyên tắc từ trong ra ngoài. 12
- Điều Dưỡng Cơ Bản - Trên một người bệnh có nhiều vết thương cần ưu tiên rửa vết thương vô khuẩn trước, vết thương sạch, vết thương nhiễm. - Rửa da chung quanh vết thương rộng ra ngoài 3-5 cm. - Bông băng đắp lên vết thương phải phủ kín và cách rìa vết thương ít nhất 3-5 cm. - Đủ bông gạc thấm hút dịch trong 24 h - Vết thương có tóc lông cần được cạo sạch trước khi thay băng. - Một số loại vết thương đặc biệt khi thay băng phải có y lệnh của bác sĩ (vết thương ghép da). - Thuốc giảm đau (nếu cần) phải dùng 20 phút trước khi thay băng. - Cấy tìm vi trùng: phải lấy bớt mủ và chất tiết từ vết thương trước, sau đó dùng que gòn vô trùng phết lên vùng đáy hoặc cạnh bên của vết thương. - Thời gian bộc lộ vết thương càng ngắn càng tốt. - Thực hiện thao tác nhẹ nhàng nhanh chóng, không làm tổn thương thêmcác tổ chức. III. Kỹ Thuật Thay Băng – Rửa Vết Thương: 1. Chuẩn bị: 1.1. Ðịa điểm: - Nếu có điều kiện thì nên có phòng thay băng vô khuẩn, hữu khuẩn. - Phòng thay băng phải thoáng, sạch có đủ ánh sáng, kín đáo, có bàn ghế để thay băng. - Có thể thực hiện tại giường bệnh 1.2. Bệnh nhân: - Làm công tác tư tưởng, động viên, giải thích bệnh nhân. - Tốt nhất là cho bệnh nhân lên phòng thay băng, tiện cho việc thay băng, bộc lộ vùng cần băng. 1.3. Dụng cụ, thuốc men: 1.3.1. Trước khi chuẩn bị dụng cụ: đội mũ, đeo khẩu trang và rửa tay thường quy. 13
- Điều Dưỡng Cơ Bản 1.3.2. Dụng cụ: - Chuẩn bị một khay vô khuẩn, gồm có: 1 kéo cắt chỉ 2 kẹp (phẫu tích, Kocher). Cốc nhỏ Bông cầu, bông miếng, gạc, số lượng tùy tình trạng vết thương. Que thăm dò vết thương Khay hạt đậu vô khuẩn Găng tay vô khuẩn - Dụng cụ khác: Kéo cắt băng Lọ (ống) cắm 2 kìm Băng dính hoặc băng vải Tấm nylon nhỏ (giấy lót). Túi giấy hoặc khay quả đậu đựng băng bẩn Phiếu chăm sóc hoặc hồ sơ Găng sạch, chậu đựng nước khử khuẩn 1.3.3. Thuốc và dung dịch sát khuẩn các loại: - Tùy hoàn cảnh, điều kiện của bệnh viện. - Các dung dịch sát khuẩn thường dùng: cồn iod 1%, cồn 700, oxy già, - NaCl 0,9%, Zephiran 0,1%, Betadin (Povidin). 1.3.4. Các loại thuốc dùng tại chỗ: - Thuốc bột: sulfamid, kháng sinh tổng hợp (tùy chỉ định). - Thuốc mỡ: oxyt kẽm, mỡ kháng sinh. 2. Tiến hành: 2.1. Thay băng một vết thương vô khuẩn thông thường: - B1: Chọn tư thế bệnh nhân thuận tiện. Che bình phong (nếu cần). - B2: Rửa tay thường quy (sát khuẩn tay), mang găng tay sạch. - B3: Lót mảnh nylon dưới vết thương giữ cho giường không bị bẩn. - B4:Đặt túi giấy hoặc khay hạt đậu chỗ thuận tiện để đựng băng bẩn. 14
- Điều Dưỡng Cơ Bản - B5: Tháo bỏ băng cũ. Chỉ cầm vào phần sạch của băng, nếu bẩn quá phải dùng kìm. Băng cuộn: tháo ngược chiều băng hoặc cắt bỏ ở cạnh gạc hay dùng kìm nâng lên rồi cắt. Băng dính: gở bỏ các chân băng (ete nhỏ vào các chân băng nếu khó gỡ). Khăn tam giác và băng có dải: tháo hoặc cắt băng. Vết thươngdính: tưới dd NaCl 0.9 %lên gạc và vết thương. - B6: Quan sát và đánh giá tình trạng vết thương. - B7: Rửa tay thường quy (sát khuẩn tay) mở gối (hộp) dụng cụ, rót dung dịch sát khuẩn mang găng tay vô khuẩn. - B8: Dùng một kẹp vô khuẩn (K1) gắp bông nhúng vào dung dịch sát khuẩn, chuyển bông sang kẹp thứ hai (K2) rửa Rửa vết thương từ trong ra ngoài, từ vùng sạch đến vùng ít sạch, từ trên xuống dưới. Nếu muốn rửa lại thì lặp lại bước trên với miếng bông khác đến khi thấy vết thương sạch, sau đó Rửa rộng xung quanh vết thương và các vùng lân cận (vượt qua rìa vết thương ≥ 5cm). - B9: Dùng gạc thấm khô vết thương. - B10: Dùng bông lau khô xung quanh vết thương. - B11: Ðắp thuốc vào vết thương theo chỉ định điều trị (nếu có). - B12: Ðắp gạc Chọn gạc đủ độ mềmphủ kín vết thương. Đặt gạc nhẹ nhàng vào trung tâm vết thương, nới rộng ra hai bên tối thiểu 2,5 cm so với mép vết thương. Những vết thương đang rỉ dịch nhiều nên đặt nhiều lớp. - B13: Dùng băng dính hoặc băng vải băng lại - B14: Ðặt bệnh nhân nằm lại thoải mái - B15: Thu dọn dụng cụ. Ngâm dụng cụ đã dùng vào chậu có dung dịch khử khuẩn. 15
- Điều Dưỡng Cơ Bản Dọn dẹp xe thay băng, lau rửa sạch và để vào nơi quy định. Rửa tay - B16: Ghi hồ sơ Ngày, giờ thay băng. Tình trạng vết thương, tình trạng da xung quanh. Dung dịch sát khuẩn đã dùng, thuốc đắp lên vết thương (nếu có). Có cắt chỉ hay mở kẹp ? Phản ứng của người bệnh (nếu có). Tên người thay băng. 2.2. Thay băng vết thương nhiễm khuẩn: - B1 – B7: giống như thay băng vết thương vô khuẩn thông thường. - B8: Dùng một kẹp vô khuẩn (K1) gắp bông nhúng vào dung dịch sát khuẩn, chuyển bông sang kẹp thứ hai (K2) rửa. Rửa xung quanh vết thương trước, sau đó Nặn hết mủ trong vết thương ra, lấy mủ cấy (nếu cần), sau đó Rửa trực tiếp vào vết thương (vết thương có nhiều ngõ ngách, dùng bơm tiêm bơm dung dịch NaCl 0,9% rửa nhiều lần sau đó rửa bằng nước oxy già) cuối cùng rửa lại bằng dung dịch NaCl 0,9%. Cắt lọc mô hoại tử (nếu có), rửa sạch lại vết thương - B9 – B16: giống như thay băng vết thương vô khuẩn thông thường. KỸ THUẬT LÀM GIƯỜNG VÀ CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TẠI GIƯỜNG MỤC TIÊU HỌC TẬP: 1. Nhận thức tầm quan trọng của việc chuẩn bị giường tại khoa phòng. 2. Thực hiện quy trình kỹ thuật chuẩn bị các loại giường. 3. Thực hiện kỹ thuật thay vải trãi giường có người bệnh nằm 4. Biết được các tư thế nghỉ ngơi trị liệu thông thường 5. Cách cố định người bệnh 6. Biết cách vận chuyển người bệnh NỘI DUNG: I. CHUẨN BỊ GIƯỜNG BỆNH 1. Tầm quan trọng của việc chuẩn bị giường bệnh: - Giường bệnh là nơi mà người bệnh nằm để nghỉ ngơi, dưỡng bệnh 16
- Điều Dưỡng Cơ Bản - Tùy theo tình trạng của người bệnh, có những người bệnh không có khả năng rời khỏi giường, việc nuôi dưỡng, sinh hoạt, tắm, đại tiểu tiện đều thực hiện tại giường, do đó vấn đề ẩm ướt, vệ sinh lây nhiễm là những tác nhân làm cho nguy cơ nhiễm trùng da, loét trên da phát triển nhiều hơn và sẽ làm thời gian nằm viện kéo dài, người bệnh suy kiệt và bệnh trở nên trầm trong hơn. - Vì vậy, giường bệnh cần có những tiện nghi, an toàn và đáp ứng cho việc thay đổi tư thế cũng như đáp ứng cho nhu cầu trong việc điều trị chăm sóc bệnh kéo dài. 2. Các loại tư thếgiường: Tùy theo tình trạng người bệnh giường được điều chỉnh theo tư thế thích hợp: 2.1. Fowler: đầu giường cao 45° đến 60°(60°-90° High Fowler) , chân giường có thể chỉnh cao 15° để người bệnh dễ chịu. Tư thế này áp dụng cho người bệnh đang khó thở, người bệnh ăn qua ống thông dạ dày v.v... 2.2. Semi Fowler: đầu giường cao 30° đến 45°, chân giường có thể chỉnh cao 15° để người bệnh dễ chịu. Tư thế làm giảm sự căng cơ cho những người bệnh sau phẫu thuật vùng bụng, áp dụng cho người bệnh đang thở oxy, cần giãn nở phổi. 2.3. Trendelenburg: cả giường nghiêng với đầu giường dốc xuống thấp áp dụng trong dẫn lưu tư thế và những trường hợp cần máu ngoại biên về não. 2.4. Trendelenburg ngược: cả giường nghiêng với chân giường dốc xuống thấp, áp dụng trong những trường hợp trào ngược dạ dày thực quản. 2.5. Thăng bằng: cả giường bằng phẳng và song song mặt sàn, áp dụng cho những trường hợp người bệnh chấn thương cột sống, hạ huyết áp, hoặc có trường hợp người bệnh thích ngủ với tư thế này. 3. Kích thước giường: 17
- Điều Dưỡng Cơ Bản - Chiều dài: 1,8 m - 2,0 m - Chiều rộng: 0,8 m - 1,0 m - Chiều cao: 0,6 m - 0,8 m 4. Các phương tiện kèm theo giường bệnh: - Đệmcó lỗ thông hơi, dày trên 20cm, để giảm nguy cơ loét do tỳ đè. - Đệm cần được bọc vải cao su - Vải trải giường kích thước phải dài và rộng hơn đệm 40 - 50 cm. - Vải cao su: vải có độ trơn láng, chống thấm hút dịch tiết của người bệnh. - Gối - Tủ đầu giường - Ghế - Tay quay đầu hay chân giường II. PHÂN LOẠI CÁC CÁCH CHUẨN BỊ GIƯỜNG: 1. Chuẩn bị giường bình thường( giường nội khoa): Giường bình thường, thường áp dụng cho đa số các khoa tổng quát, với người bệnh có tình trạng bệnh không cần yêu cầu điều trị và chăm sóc gì đặc biệt. Mục đích: - Để giường sạch, tiện nghi - Giúp phòng đẹp mắt, trật tự 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập thực hành 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản: Phần 1 (Tập 1)
115 p | 549 | 114
-
Bài giảng Điều dưỡng cơ bản I: Quy trình điều dưỡng - GV. Vũ Văn Tiến
39 p | 714 | 99
-
Bài giảng Điều dưỡng cơ bản I: Hồ sơ người bệnh và cách ghi chép - GV. Vũ Văn Tiến
22 p | 664 | 97
-
Bài giảng Điều dưỡng cơ bản I: Dấu sinh hiệu - GV. Vũ Văn Tiến
30 p | 524 | 83
-
Bài giảng Điều dưỡng cơ bản I: Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người điều dưỡng - GV. Vũ Văn Tiến
20 p | 407 | 83
-
Bài giảng Điều dưỡng cơ bản I: Tiếp nhận bệnh nhân vào bệnh viện - chuyển viện - xuất viện - GV. Vũ Văn Tiến
17 p | 454 | 79
-
Bài giảng Điều dưỡng cơ bản I: Thăm khám thể chất - GV. Vũ Văn Tiến
38 p | 538 | 78
-
Bài giảng Điều dưỡng cơ bản I: Các phẩm chất cá nhân của người điều dưỡng - GV. Vũ Văn Tiến
23 p | 410 | 73
-
Bài giảng Điều dưỡng cơ bản II: Nhu cầu dinh dưỡng - chế độ ăn bệnh lý - GV. Vũ Văn Tiến
83 p | 301 | 72
-
Bài tập thực hành 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản: Phần 2 (Tập 2)
229 p | 294 | 70
-
Bài giảng Điều dưỡng cơ bản I: Lịch sử điều dưỡng - GV. Vũ Văn Tiến
26 p | 379 | 65
-
Bài giảng Điều dưỡng cơ bản I: Những nguyên lý điều dưỡng cơ bản - GV. Vũ Văn Tiến
41 p | 339 | 56
-
Bài tập thực hành 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản: Phần 2 (Tập 1)
228 p | 216 | 52
-
Bài giảng Điều dưỡng cơ sở 1 - Trường Trung học Y tế Lào Cai
161 p | 38 | 4
-
Bài giảng Điều dưỡng cơ bản: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
122 p | 23 | 4
-
Bài giảng Điều dưỡng cơ bản: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
96 p | 12 | 4
-
Bài giảng Điều dưỡng cơ bản: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
94 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn