intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Điều dưỡng cơ bản: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)

Chia sẻ: Lôi Vô Kiệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

24
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điều dưỡng cơ bản là môn học thiết yếu trong quá trình đào tạo bác sĩ, trình độ đại học. Bài giảng Điều dưỡng cơ bản gồm 10 bài học và được chia thành 2 phần, phần 1 này cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản về: các kỹ thuật làm giường và chăm sóc người bệnh tại giường; các kỹ thuật theo dõi và thăm khám; các kỹ thuật vệ sinh cá nhân; các kỹ thuật vô khuẩn; các kỹ thuật cho ăn và chăm sóc bài tiết;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Điều dưỡng cơ bản: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA Y BÀI GIẢNG ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN Biên soạn : BS. NGUYỄN TẤN LỘC Hậu Giang – 2022 LƯU HÀNH NỘI BỘ
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA Y BÀI GIẢNG ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN Biên soạn : BS. NGUYỄN TẤN LỘC Hậu Giang – 2022 LƯU HÀNH NỘI BỘ
  3. LỜI GIỚI THIỆU ------------ Điều dưỡng cơ bản là môn học thiết yếu trong quá trình đào tạo bác sĩ, trình độ đại học. Trong chương trình giảng dạy tại Trường Đại học Võ Trường Toản, môn Điều dưỡng cơ bản có thời lượng 15 tiết tương ứng 1 tín chỉ. Mục tiêu học tập môn Điều dưỡng cơ bản cung cấp cho các bạn sinh viên kiến thức lý luận chung về khoa học điểu dưỡng và các kỹ thuật điểu dưỡng cơ bản trong thực hành chăm sóc người bệnh. Một số chủ đề được mở rộng thêm về nội dung để bạn đọc tham khảo. Bài giảng gồm 10 bài học, để dễ dàng học các kiến thức của các bài sau, sinh viên cần học kỹ các bài đầu. Nắm vừng các quy trình để quá trình học đạt hiệu quả cao. Với mỗi bài, các mục tiêu học tập được viết ở đầu bài và các câu hỏi lượng giá được viết ở cuối bài sẽ giúp sinh viên tập trung vào những nội dung cơ bản nhất cần học. Trả lời được các câu hỏi viết ở cuối bài có nghĩa là sinh viên đã đạt được mục tiêu học tập.
  4. LỜI TỰA ------------ Bài giảng Điều dưỡng cơ bản được biên soạn và thẩm định theo các quy chế, quy định hiện hành. Khoa Y hy vọng sẽ cung cấp các nội dung kiến thức súc tích về môn học, hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, bài giảng không thể tránh khỏi các thiếu sót ngoài ý muốn, Khoa Y rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ sinh viên và người đọc để bài giảng được hoàn thiện hơn. Hậu Giang, ngày … tháng … năm 2022
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 5.1. Dạng thuốc. 53 Bảng 5.2. Qui trình phát thuốc. 55 Bảng 5.3. Quy trình kỹ thuật pha thuốc. 61 Bảng 5.4. Quy trình kỹ thuật đưa thuốc qua miệng. 66 Bảng 5.5. Quy trình kỹ thuật đưa thuốc vào âm đạo. 70 Bảng 5.6. Quy trình kỹ thuật đưa thuốc vào hậu môn. 73 Bảng 5.8. Kỹ thuật rút thuốc ống. 81 Bảng 5.9. Kỹ thuật tiêm trong da. 83 Bảng 5.10. Kỹ thuật tiêm bắp. 85 Bảng 5.11. Kỹ thuật tiêm dưới da. 88 Bảng 5.12. Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch. 90 Bảng 6.1. Quy trình kỹ thuật cho ăn. 97 Bảng 6.2. Quý trình kỹ thuật đặt ống thông dạ dày. 103 Bảng 6.3. Quy trình kỹ thuật sử dụng bô bịt, bô dẹt. 110 Bảng 6.4. Quy trình kỹ thuật đặt ống thông vào trực tràng. 113 Bảng 6.5. Quy trình kỹ thuật thụt tháo. 115 Bảng 6.6. Quy trình kỹ thuật thông tiểu nữ. 119 Bảng 6.7. Quy trình kỹ thuật thông tiểu nam. 123 Bảng 6.8. Quy trình kỹ thuật dẫn lưu nước tiểu liên tục. 127 Bảng 6.9. Quy trình kỹ thuật rửa bàng quang. 130 Bảng 6.10. Quy trình kỹ thuật rửa bàng quang liên tục. 133 Bảng 6.11. Quy trình kỹ thuật ghi chép lượng dịch ra và vào. 136 Bảng 7.1. Quy trình kỹ thuật rửa tay thường quy. 141 Bảng 7.2. Quy trình kỹ thuật chăm sóc răng miệng cho người bệnh tỉnh. 146 Bảng 7.3. Quy trình kỹ thuật chăm sóc răng miệng cho người bệnh hôn mê. 149 Bảng 7.4. Quy trình kỹ thuật gội đầu tại giường cho người bệnh. 153 Bảng 7.5. Quy trình kỹ thuật tắm cho người bệnh tại giường. 157 Bảng 7.6. Quy trình vệ sinh vùng hậu môn sinh dục. 162 Bảng 8.1. Các phương pháp rửa tay. 168 Bảng 10.1. Các tai biến khi truyền dịch. 182
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Tư thế Fowler. 30 Hình 3.2. Tư thế Trendelenburg. 30 Hình 3.3. Giường bệnh bình thường. 32 Hình 3.4. Tư thế high Fowler. 34 Hình 3.5. Tư thế high Fowler. 35 Hình 3.6. Tư thế nằm sấp. 35 Hình 4.1. Canun. 43 Hình 4.2. Mặt nạ (mask). 44 Hình 4.3. Lều oxy. 45 Hình 4.4. Ống chữ T hoặc vòng cổ. 45 Hình 8.1. Các bước rửa tay thường quy. 169
  7. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .............................................................................................................. LỜI TỰA ........................................................................................................................... DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................ DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................. CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................1 CÁC KỸ THUẬT LÀM GIƯỜNG VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TẠI GIƯỜNG .1 1.1. Thông tin chung ......................................................................................................1 1.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học ...................................................................1 1.1.2. Mục tiêu học tập ..................................................................................................1 1.1.3. Chuẩn đầu ra .......................................................................................................1 1.1.4. Tài liệu giảng dạy.................................................................................................1 1.1.4.1 Giáo trình ...........................................................................................................1 1.1.4.2 Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 1 1.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập ...................................1 1.2. Nội dung chính ........................................................................................................1 CHƯƠNG 2. CÁC KỸ THUẬT THEO DÕI VÀ THĂM KHÁM .............................. 10 2.1. Thông tin chung ....................................................................................................10 2.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học .................................................................10 2.1.2. Mục tiêu học tập ................................................................................................ 10 2.1.3. Chuẩn đầu ra .....................................................................................................10 2.1.4. Tài liệu giảng dạy............................................................................................... 10 2.1.4.1 Giáo trình .........................................................................................................10 2.1.4.2 Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 10 2.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập .................................10 2.2. Nội dung chính ......................................................................................................10 CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................25 CÁC KỸ THUẬT VỆ SINH CÁ NHÂN……………………………………….......25 3.1. Thông tin chung ....................................................................................................25 3.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học .................................................................25 3.1.2. Mục tiêu học tập ................................................................................................ 25 3.1.3. Chuẩn đầu ra .....................................................................................................25 3.1.4. Tài liệu giảng dạy............................................................................................... 25
  8. 3.1.4.1 Giáo trình .........................................................................................................25 3.1.4.2 Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 25 3.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập .................................25 3.2. Nội dung chính ......................................................................................................25 CHƯƠNG 4 CÁC KỸ THUẬT VÔ KHUẨN .............................................................. 54 4.1. Thông tin chung ....................................................................................................54 4.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học .................................................................54 4.1.2. Mục tiêu học tập ................................................................................................ 54 4.1.3. Chuẩn đầu ra .....................................................................................................54 4.1.4. Tài liệu giảng dạy............................................................................................... 54 4.1.4.1 Giáo trình .........................................................................................................54 4.1.4.2 Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 54 4.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập .................................54 4.2. Nội dung chính ......................................................................................................54 CHƯƠNG 5 ...................................................................................................................62 CÁC KỸ THUẬT CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC BÀI TIẾT ...........................................62 5.1. Thông tin chung ....................................................................................................62 5.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học .................................................................62 5.1.2. Mục tiêu học tập ................................................................................................ 62 5.1.3. Chuẩn đầu ra .....................................................................................................62 5.1.4. Tài liệu giảng dạy............................................................................................... 62 5.1.4.1 Giáo trình .........................................................................................................62 5.1.4.2 Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 62 5.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập .................................62 5.2. Nội dung chính ......................................................................................................62 CHƯƠNG 6 .................................................................................................................113 CÁC KỸ THUẬT ĐƯA THUỐC VÀO CƠ THỂ ......................................................113 6.1. Thông tin chung ..................................................................................................113 6.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học ...............................................................113 6.1.2. Mục tiêu học tập ..............................................................................................113 6.2. Nội dung chính ....................................................................................................113 CHƯƠNG 7 .................................................................................................................161 CÁC KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH............................................................................161 7.1. Thông tin chung ..................................................................................................161
  9. 7.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học ............................................................... 161 7.1.2. Mục tiêu học tập ..............................................................................................161 7.1.3. Chuẩn đầu ra ...................................................................................................161 7.1.4. Tài liệu giảng dạy.............................................................................................161 7.1.4.1 Giáo trình .......................................................................................................161 7.1.4.2 Tài liệu tham khảo .........................................................................................161 7.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập ...............................161 7.2. Nội dung chính ....................................................................................................161 CHƯƠNG 8 .................................................................................................................175 CÁC KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT THƯƠNG ....................................................175 8.1. Thông tin chung ..................................................................................................175 8.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học ...............................................................175 8.1.2. Mục tiêu học tập ..............................................................................................175 8.1.3. Chuẩn đầu ra ...................................................................................................175 8.1.4. Tài liệu giảng dạy.............................................................................................175 8.1.4.1 Giáo trình .......................................................................................................175 8.1.4.2 Tài liệu tham khảo .........................................................................................175 8.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập ...............................175 8.2. Nội dung chính ....................................................................................................175 CHƯƠNG 9. KỸ THUẬT HÚT ĐÀM DÃI - THỞ OXY- CÁCH LẤY BỆNH PHẨM XÉT NGHIỆM- TRỢ GIÚP BÁC SĨ CHỌC DÒ - CHƯỜM NÓNG-CHƯỜM LẠNH ................................................................................................................................ 9.1. Thông tin chung ..................................................................................................182 9.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học ...............................................................182 9.1.2. Mục tiêu học tập ..............................................................................................182 9.1.3. Chuẩn đầu ra ...................................................................................................182 9.1.4. Tài liệu giảng dạy.............................................................................................182 9.1.4.1 Giáo trình .......................................................................................................182 9.1.4.2 Tài liệu tham khảo .........................................................................................182 9.2. Nội dung chính ....................................................................................................182 CHƯƠNG 10 ...............................................................................................................196 CẤP CỨU BAN ĐẦU .................................................................................................196 10.1. Thông tin chung ................................................................................................196
  10. 10.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học ............................................................. 196 10.1.2. Mục tiêu học tập ............................................................................................196 10.1.3. Chuẩn đầu ra .................................................................................................196 10.1.4. Tài liệu giảng dạy...........................................................................................196 10.1.4.1 Giáo trình .....................................................................................................196 10.1.4.2 Tài liệu tham khảo .......................................................................................196 10.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập .............................196 10.2. Nội dung chính ..................................................................................................196
  11. CHƯƠNG 1 CÁC KỸ THUẬT LÀM GIƯỜNG VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TẠI GIƯỜNG 1.1. Thông tin chung 1.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về qui trình chăm sóc bệnh nhân tại giường. 1.1.2. Mục tiêu học tập 1. Nhận thức tầm quan trọng của việc chuẩn bị giường tại khoa phòng. 2. Thực hiện quy trình kỹ thuật chuẩn bị các loại giường. 3. Thực hiện kỹ thuật thay vải trãi giường có người bệnh nằm. 4. Biết được các tư thế nghỉ ngơi trị liệu thông thường. 5. Cách cố định người bệnh. 6. Biết cách vận chuyển người bệnh. 1.1.3. Chuẩn đầu ra Áp dụng kiến thức cơ bản nắm được qui trình chăm sóc bệnh nhân tại giường. 1.1.4. Tài liệu giảng dạy 1.1.4.1 Giáo trình PGS.TS. Cao Văn Thịnh, 2017, Điều dưỡng cơ bản tập 1,2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 1.1.4.2 Tài liệu tham khảo 1. TS. Đỗ Đình Xuân, 2013, Điều dưỡng cơ bản tập 1,2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2. Bộ y tế. Điều dưỡng cơ bản, 2021, Nhà xuất bản Y học. 1.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. 1.2. Nội dung chính 1.2.1. CHUẨN BỊ GIƯỜNG BỆNH 1.2.1.1. Tầm quan trọng của việc chuẩn bị giường bệnh - Giường bệnh là nơi mà người bệnh nằm để nghỉ ngơi, dưỡng bệnh - Tùy theo tình trạng của người bệnh, có những người bệnh không có khả năng rời khỏi giường, việc nuôi dưỡng, sinh hoạt, tắm, đại tiểu tiện đều thực hiện tại giường, do đó vấn đề ẩm ướt, vệ sinh lây nhiễm là những tác nhân làm cho nguy cơ nhiễm trùng da, loét trên Giáo trình môn học: Điều dưỡng cơ bản, NXB Y học, Hà Nội, 2017 Chủ biên: PGS.TS. Cao Văn Thịnh 1
  12. da phát triển nhiều hơn và sẽ làm thời gian nằm viện kéo dài, người bệnh suy kiệt và bệnh trở nên trầm trong hơn. - Vì vậy, giường bệnh cần có những tiện nghi, an toàn và đáp ứng cho việc thay đổi tư thế cũng như đáp ứng cho nhu cầu trong việc điều trị chăm sóc bệnh kéo dài. 1.2.1.2. Các loại tư thế giường: Tùy theo tình trạng người bệnh giường được điều chỉnh theo tư thế thích hợp: Fowler: đầu giường cao 45° đến 60°(60°-90° High Fowler) , chân giường có thể chỉnh cao 15° để người bệnh dễ chịu. Tư thế này áp dụng cho người bệnh đang khó thở, người bệnh ăn qua ống thông dạ dày v.v... Hình 3.1. Tư thế Fowler. Semi Fowler: đầu giường cao 30° đến 45°, chân giường có thể chỉnh cao 15° để người bệnh dễ chịu. Tư thế làm giảm sự căng cơ cho những người bệnh sau phẫu thuật vùng bụng, áp dụng cho người bệnh đang thở oxy, cần giãn nở phổi. Trendelenburg: cả giường nghiêng với đầu giường dốc xuống thấp áp dụng trong dẫn lưu tư thế và những trường hợp cần máu ngoại biên về não. Giáo trình môn học: Điều dưỡng cơ bản, NXB Y học, Hà Nội, 2017 Chủ biên: PGS.TS. Cao Văn Thịnh 2
  13. Hình 3.2. Tư thế Trendelenburg Trendelenburg ngược: cả giường nghiêng với chân giường dốc xuống thấp, áp dụng trong những trường hợp trào ngược dạ dày thực quản. Thăng bằng: cả giường bằng phẳng và song song mặt sàn, áp dụng cho những trường hợp người bệnh chấn thương cột sống, hạ huyết áp, hoặc có trường hợp người bệnh thích ngủ với tư thế này. 1.2.1.3. Kích thước giường - Chiều dài: 1,8 m - 2,0 m. - Chiều rộng: 0,8 m - 1,0 m. - Chiều cao: 0,6 m - 0,8 m. 1.2.1.4. Các phương tiện kèm theo giường bệnh - Đệm có lỗ thông hơi, dày trên 20cm, để giảm nguy cơ loét do tỳ đè. - Đệm cần được bọc vải cao su. - Vải trải giường kích thước phải dài và rộng hơn đệm 40 - 50 cm. - Vải cao su: vải có độ trơn láng, chống thấm hút dịch tiết của người bệnh. - Gối. - Tủ đầu giường. - Ghế. - Tay quay đầu hay chân giường. 1.2.2. PHÂN LOẠI CÁC CÁCH CHUẨN BỊ GIƯỜNG Chuẩn bị giường bình thường (giường nội khoa) Giường bình thường, thường áp dụng cho đa số các khoa tổng quát, với người bệnh có tình trạng bệnh không cần yêu cầu điều trị và chăm sóc gì đặc biệt. Mục đích: - Để giường sạch, tiện nghi. - Giúp phòng đẹp mắt, trật tự. - Tạo niềm tin cho người bệnh. Giáo trình môn học: Điều dưỡng cơ bản, NXB Y học, Hà Nội, 2017 Chủ biên: PGS.TS. Cao Văn Thịnh 3
  14. Hình 3.3. Giường bệnh bình thường. Chuẩn bị giường ngoại khoa: - Giường ngoại khoa hay còn gọi giường mổ được áp dụng cho người bệnh ngay sau phẫu thuật, sau khi gây mê, gây tê. - Giường được chuẩn bị thêm một số dụng cụ hỗ trợ khác để phòng dịch tiết từ chất nôn, nước tiểu, phân, vết thương. - Ngoài ra, giường còn giúp giữ ấm thân nhiệt của người bệnh sau mổ bằng những tấm vải đắp được sưởi với nhiệt độ ấm. 1.2.3. THAY VẢI TRÃI GIƯỜNG CÓ NGƯỜI BỆNH NẰM Thời gian thay giường tốt nhất là lúc người bệnh đi tắm. Khi người bệnh không ra khỏi giường được, phải luôn luôn giữ an toàn cho người bệnh bằng cách kéo song chắn lên để tránh gây té ngã cho người bệnh, nếu giường không có song chắn thì phải cần một người phụ để giữ người bệnh trong khi người điều dưỡng thay giường. 1.2.4. CÁC TƯ THẾ CHĂM SÓC TRỊ LIỆU 1.2.4.1. Tư thế nằm ngửa thẳng: Chỉ định Tư thế trị liệu: sau ngất choáng, sau xuất huyết, bại liệt. Chống chỉ định - Hôn mê. Giáo trình môn học: Điều dưỡng cơ bản, NXB Y học, Hà Nội, 2017 Chủ biên: PGS.TS. Cao Văn Thịnh 4
  15. - Nôn nhiều. Kỹ thuật Người bệnh nằm thẳng lưng, chân duỗi thẳng, đầu có gối hoặc không gối, bàn chân được giữ thẳng góc với cẳng chân. Cách kê gối - Tư thế nghỉ ngơi - Lót gối ở đầu, cổ (gối mềm). - Nơi thắt lưng (nếu người bệnh gầy). - Khoeo chân. - Người bệnh liệt - Cho người bệnh nằm gối đỡ cả đầu và vai. - Lót vòng cao su có phủ vải ở mông. - Chêm gối dưới chân. - Đặt gối dài dọc theo hai bên chân. - Dùng hộp gỗ (đã bao cho êm), đỡ bàn chân thẳng góc với cẳng chân. - Lót hai gối dưới hai cánh tay người bệnh. - Giữ ngón tay người bệnh hơi co lại bằng cách cho người bệnh nắm giữ cuộn băng. - Dùng vòng gòn lót gót chân hay cho gót chân ló ra ngoài mí đệm. 1.2.4.2. Tư thế nằm ngửa đầu thấp Chỉ định - Đề phòng ngất choáng. - Ngất choáng (người bệnh nằm trong thời gian ngắn). - Sau khi chọc dò tủy sống. - Kéo xương trong trường hợp gãy xương chân. Kỹ thuật - Nằm đầu không gối, thân mình nằm thẳng trên giường. - Thân giường được quay hoặc kê cao tùy theo chỉ định của bác sĩ. - Cần giữ ấm người bệnh bằng mền. 1.2.4.3. Tư thế nằm đầu hơi cao Chỉ định - Bệnh hô hấp, tim, gan. - Dưỡng bệnh người già. Giáo trình môn học: Điều dưỡng cơ bản, NXB Y học, Hà Nội, 2017 Chủ biên: PGS.TS. Cao Văn Thịnh 5
  16. Chống chỉ định - Rối loạn về nuốt. - Hôn mê, sau gây mê. Kỹ thuật - Quay đầu giường, chêm gối cho người bệnh nằm ngửa đầu cao 15- 30 độ. - Chêm gối ở khuỷu. - Dùng hai gối để đỡ hai tay. 1.2.4.4. Tư thế nửa nằm nửa ngồi (Fowler) Chỉ định - Khó thở trong các bệnh hô hấp, suyễn, viêm phổi, khí phế thủng. - Bệnh tim. - Sau một số phẫu thuật ở bụng (nếu có ống dẫn lưu, cho người bệnh nằm nghiêng về phía ống). - Thời kỳ dưỡng bệnh, nhất là đối với người lớn tuổi. Kỹ thuật - Quay đầu giường lên cao 45 độ. - Quay chân giường lên cao trên gối để người bệnh khỏi tuột. - Giữ người bệnh thẳng lưng. Cách kê gối: - Cho người bệnh nằm gối đỡ cả đầu và vai. - Lót vòng cao su dưới mông nếu cần. - Đỡ bàn chân thẳng góc với cẳng chân. - Lót gối dưới tay hoặc cho người bệnh ôm gối. - Lưu ý: trường hợp bệnh tim nặng hoặc suyễn, người bệnh ngủ ở thế ngồi : dùng gối chồng lên bàn để người bệnh đặt tay và dựa ngực vào gối, ngủ cho thoải mái. Tư thế Fowler 45-60 độ Giáo trình môn học: Điều dưỡng cơ bản, NXB Y học, Hà Nội, 2017 Chủ biên: PGS.TS. Cao Văn Thịnh 6
  17. Hình 3.4. Tư thế high Fowler. Hình 3.5. Tư thế high Fowler. 1.2.4.5. Tư thế nằm sấp Chỉ định - Chướng hơi ở bụng, người bệnh khó ngủ. - Người bệnh bị loét vùng lưng. Kỹ thuật Người bệnh nằm sấp, mặt nghiêng một bên, hai tay để hai bên đầu hoặc thẳng theo thân mình. Hình 3.6. Tư thế nằm sấp. 1.2.4.6. Tư thế nằm nghiêng sang phải hoặc trái Chỉ định - Nghỉ ngơi. - Thăm khám hậu môn, đo nhiệt độ hậu môn. Giáo trình môn học: Điều dưỡng cơ bản, NXB Y học, Hà Nội, 2017 Chủ biên: PGS.TS. Cao Văn Thịnh 7
  18. - Thụt tháo đại tràng. Kỹ thuật Người bệnh nằm nghiêng sang phải hoặc trái, đầu có gối hoặc không, chân trên co nhiều, chân dưới hơi co hoặc duỗi thẳng. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý - Một người không nên đỡ người bệnh quá nặng. - Khi người bệnh có thể tự xoay trở nên để họ tự làm, chỉ giúp khi cần. - Nên đứng bên giường về phía người bệnh nghiêng qua là tốt nhất. - Luôn giữ người bệnh đúng tư thế và xoay trở thường xuyên mỗi 2 giờ. - Khi chêm nên chú ý chêm những vùng đè cấn. 1.2.5. CỐ ĐỊNH NGƯỜI BỆNH Chỉ định Các trường hợp có nguy cơ bị rơi ngã mà đã thất bại trong việc sử dụng các biện pháp khác hoặc các biện pháp khác ít tác dụng. Phương tiện - Dây nịt để cố định thắt lưng. - Găng tay cố định bàn và ngón tay. Nguyên tắc - Nới lỏng dụng cụ cố định 2 giờ 1 lần. - Lót vải hoặc bông đệm ở các vị trí tiếp xúc với dụng cụ ( chú ý nơi có u xương lồi). - Không cố định quá lỏng hoặc quá chặt. 1.2.6. VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH Vận chuyển người bệnh là 1 trong những nhiệm vụ thường xuyên của người điều dưỡng. Việc đánh giá người bệnh để lựa phương tiện vận chuyển thích hợp, cũng như tiên lượng những diễn biến có thể xãy ra trong khi vận chuyển là hết sức cần thiết. Trong bài này chúng ta sẽ học 2 phương pháp vận chuyển người bệnh là bằng xe lăn và bằng cán đẩy. Chuẩn bị dụng cụ - Xe lăn, cán đẩy. - Chăn đắp, gối kê. Giáo trình môn học: Điều dưỡng cơ bản, NXB Y học, Hà Nội, 2017 Chủ biên: PGS.TS. Cao Văn Thịnh 8
  19. - Nilon che mưa, ống nhổ (nếu cần). - Thuốc men, dụng cụ cấp cứu (nếu cần). - Giường bệnh (nếu chuyển người bệnh tới). 1.3. Nội dung thảo luận và hướng dẫn tự học 1.3.1. Nội dung thảo luận - Kỹ thuật làm giường bệnh - Cách chăm sóc bệnh nhân tại giường. 1.3.2. Nội dung ôn tập và vận dụng thực hành Ôn tập các kiến thức nền tảng cần thiết từ bài học và chủ động vận dụng các kiến thức, chuẩn bị đầy đủ các kỹ năng trong quá trình thực hành lâm sàng. 1.3.3. Nội dung hướng dẫn tự học và tự nghiên cứu Đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung học tập, nghiên cứu thêm các ứng dụng bài học trong thực tế lâm sàng. Giáo trình môn học: Điều dưỡng cơ bản, NXB Y học, Hà Nội, 2017 Chủ biên: PGS.TS. Cao Văn Thịnh 9
  20. CHƯƠNG 2 CÁC KỸ THUẬT THEO DÕI VÀ THĂM KHÁM 2.1. Thông tin chung 2.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về qui trình theo dõi và thăm khám bệnh nhân. 2.1.2. Mục tiêu học tập 1. Nêu được định nghĩa, mục đích của quy trình điều dưỡng. 2. Trình bày được nội dung 5 bước của quy trình điều dưỡng. 3. Lập được kế hoạch chăm sóc cho người bệnh cụ thể. 2.1.3. Chuẩn đầu ra Áp dụng kiến thức cơ bản nắm được qui trình chăm sóc bệnh nhân tại giường. 2.1.4. Tài liệu giảng dạy 2.1.4.1 Giáo trình PGS.TS. Cao Văn Thịnh, 2017, Điều dưỡng cơ bản tập 1,2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2.1.4.2 Tài liệu tham khảo 1. TS. Đỗ Đình Xuân, 2013, Điều dưỡng cơ bản tập 1,2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2. Bộ y tế. Điều dưỡng cơ bản, 2021, Nhà xuất bản Y học. 2.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. 2.2. Nội dung chính 2.2.1. ĐẠI CƯƠNG 2.2.1.1. Khái niệm – Quy trình điều dưỡng là một loạt các hoạt động theo một kế hoạch đã được định trước, trực tiếp hướng tới một kết quả chăm sóc riêng biệt. – Quy trình điều dưỡng là phương pháp nhận định nhu cầu chăm sóc, lập kế hoạch thực hiện, đánh giá sự chăm sóc cho cá nhân, gia đình, nhóm người hoặc cộng đồng một cách hệ thống. Giáo trình môn học: Điều dưỡng cơ bản, NXB Y học, Hà Nội, 2017 Chủ biên: PGS.TS. Cao Văn Thịnh 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2