Định lượng và đánh giá độ tinh<br />
sạch của chế phẩm protein<br />
<br />
1<br />
<br />
Các phương pháp xác định<br />
hàm lượng protein<br />
Protein sau khi đã được tách chiết và làm sạch có<br />
thể định lượng được. Nếu protein nghiên cứu là<br />
enzyme thì việc định lượng thông qua xác định<br />
hoạt độ của enzyme<br />
(theo quy ước quốc tế: 1 đơn vị hoạt độ enzyme là<br />
lượng enzyme làm chuyển hoá 1 mol cơ chất<br />
trong 1 phút ở các điều kiện tiêu chuẩn).<br />
2<br />
<br />
Các phương pháp xác định<br />
hàm lượng protein<br />
Như vậy cứ sau các bước tách chiết và làm sạch<br />
protein người ta thấy tổng lượng protein giảm<br />
nhưng hoạt độ enzyme tăng nghĩa là hoạt độ riêng<br />
tăng rất cao.<br />
Protein được coi là sạch nếu những bước tách chiết<br />
và làm sạch sau không làm tăng hoạt độ riêng của<br />
chúng nữa, và chỉ khi đó ta mới hoàn thành việc<br />
tách chiết và làm sạch protein<br />
3<br />
<br />
Các phương pháp xác định<br />
hàm lượng protein<br />
Nếu protein không phải là enzyme thì ta có thể định<br />
lượng chúng bằng các phương pháp khác.<br />
Nếu protein ta nghiên cứu là hormon hoặc các độc tố<br />
thì chúng được xác định qua hiệu ứng sinh học mà<br />
chúng gây ra; ví dụ như hormon sinh trưởng (growth<br />
hormone) sẽ kích thích sự sinh trưởng của các tế bào<br />
đích nuôi cấy.<br />
Nếu là protein vận chuyển thì có thể xác định chúng<br />
thông qua nồng độ chất mà chúng vận chuyển<br />
4<br />
<br />
<br />
Định lượng nitrogen theo<br />
phương pháp Kjeldahl<br />
Phần lớn các phương pháp gián tiếp xác định protein<br />
đều dựa trên cơ sở xác định lượng nitrogen.<br />
Lượng nitrogen có trong các protein là gần giống<br />
nhau không phụ thuộc vào chất lượng và nguồn<br />
protein. Đương nhiên trên cơ sở lượng nitrogen có thể<br />
xác định chỉ các protein đã được tinh sạch hoặc lượng<br />
protein của các mẫu nghiên cứu mà ngoài protein ra<br />
không chứa những chất chứa nitrogen khác.<br />
<br />
<br />
5<br />
<br />